học của nhà trường, cở sở giáo dục....từ đó khuyến khích những cá nhân, nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ và góp phần đưa toàn bộ hệ thống giáo dục nhà trường được quản lý tới một trình độ cao hơn.
1.2.4 Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số.
Trong giáo dục và quản lý giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và quá trình quản lý, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh giáo dục, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tác giả luận văn quan niệm: Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số là quá trình tổ chức thu thập thông tin về về cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức, hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh, các hoạt động dạy học, giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng, học sinh bán trú, sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục ở trường PTDTBT THCS, đối chiếu với những yêu cầu và mục tiêu của các hoạt động này để qua đó xác định thực trạng tổ chức thực hiện mô hình bán trú, xác định điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số.
Mục đích của đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số là nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của mô hình, việc đánh giá này có thể được tiến hành thường xuyên, hoặc tại một thời điểm thích hợp. Kết quả đánh giá sẽ cho biết sự thành công hay thất bại của mô hình để từ đó đưa ra phương hướng sửa đổi nhằm giúp cho việc cải tiến, hoàn thiện mô hình.
Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số bao gồm nhiều nội dung công việc, đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường (chủ thể đánh giá) phải làm là: Lập kế hoạch đánh giá; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động đánh giá. Quá trình thu thập thông tin để đánh giá mô hình bán trú cho
học sinh người dân tộc thiểu số cần sự tham gia của nhiều thành phần như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các cấp chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, học sinh, ...
Như vậy, đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số là sự thu thập thông tin hay phản hồi về tính hiệu quả của mô hình này từ mọi người có liên quan. Tức là xem xét mô hình có hiệu quả như thế nào trong việc giúp thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học, cũng như xem xét việc thực hiện những mục tiêu mà mô hình đã đặt ra.
1.3. Các mô hình thực hiện giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số.
1.3.1. Trường phổ thông dân tộc nội trú.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 1
- Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Đánh Giá Mô Hình Trường Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số.
- Nhiệm Vụ Của Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đánh Giá Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số
- Đặc Điểm Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Thực hện theo nội dung Quyết định số 49/QĐ-BGD&ĐT[2] ngày 25/8/2008. Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT đã quy định Trường PTDTNT là trường trung học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được nhà nước thành lập nhằm thực hiện chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trường phổ thông dân tộc nội trú có mục tiêu, vai trò và tính chất như sau:
1. Nhà nước thành lập trường PTDTNT cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
2. Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
3. Trường PTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú.
1.3.2. Trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú
Thông tư số 24/2010/TT - BGD ĐT ngày 02 tháng 08 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [3] đã quy định Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có số lượng học sinh bán trú theo quy định.
Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú.
Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Học sinh bán trú có thể học ở trường PTDTBT hoặc trường phổ thông công lập thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Học sinh bán trú được hưởng 40% mức lương cơ bản để chi phí cho tiền ăn trong một tháng và 10% mức lương tối thiểu/ tháng/1 HS để hộ trợ tiền ở đối với HSBT phải thuê trọ bên ngoài nhà trường.
1.3.3. Trường THCS có học sinh bán trú dân nuôi
Là trường phổ thông công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chung của một Trường THCS theo quy định của Điều lệ trường THCS, thì Trường THCS có HSBT còn phải đảm nhận nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng một lượng không nhỏ học sinh dân tộc thiểu số, con hộ nghèo sống ở các khu vực xa trường, giao thông đi lại khó khăn và nguy hiểm ở BTDN tại trường trong tuần và được sự hỗ trợ một phần tài chính của nhà nước, hàng tháng theo năm học để phục vụ chi phí ăn, ở tại trường hoặc ở trọ nhà dân.
Học sinh bán trú là khái niệm chỉ đối tượng học sinh đang học tại các trường Trường THCS, TH và THCS có HSBTDN ở vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn; được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt cho phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong
ngày. Học sinh bán trú được hưởng 40% mức lương cơ bản để chi phí cho tiền ăn trong một tháng và 10% mức lương tối thiểu/ tháng/1 HS để hộ trợ tiền ở đối với HSBT phải thuê trọ bên ngoài nhà trường.
Trường THCS có HSBTDN vốn là hình thức tổ chức có tính tự phát cho phù hợp với đặc điểm địa phương, khu vực ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong các huyện nghèo miền núi theo quy định của nhà nước, nơi mà học sinh không thể đi học và trở về ngay trong ngày thuận lợi được do đường giao thông xa, qua sông, suối và dốc đồi trở ngại. Loại hình Trường THCS, Tiểu học và THCS có học sinh bán trú dân nuôi đã hình thành tự phát vào cuối những năm 1950 của thế kỷ trước và nhân rộng trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tại các tỉnh miền núi của nước ta, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao dân trí cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Mặc dù chưa có các văn bản pháp lý của Nhà nước, ngành quy định về loại hình bán trú dân nuôi, nhưng trong thực tế thì loại hình nhà Trường THCS có HSBT này vẫn tồn tại trong các trường THCS, TH&THCS ở mọi vùng miền như một nhu cầu tất yếu đối với thực tiễn giáo dục vùng dân tộc của nước ta. Chính vì vậy, bên cạnh việc quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác, các nhà trường có loại hình HSBTDN còn phải thực hiện công tác quản lý HSBT thông qua các nội nội dung như học tập tự quản, chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt động GD khác,… cho số lượng lớn học sinh như một trường PTDTNT, PTDTBTTHCS của huyện ngay trong nhà trường hoặc trong các khu vực dân cư mà có HSBTDN ở trọ.
Gọi là HSBTDN là để phân biệt với học sinh ở trường DTNT, học sinh DTBT vì đối với đối tượng HS này đã được Nhà nước quy định rõ và có chế độ nuôi dưỡng và hỗ trợ cao hơn. Còn HSBTDN là đối tượng HS do cha mẹ các em phối hợp với nhà trường cùng tổ chức vào đầu mỗi năm học nhằm giải pháp duy trì sỹ số, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học.
Kể từ năm học 2011 - 2012 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho HSBTDN (bằng 40% mức lương cơ bản). Còn
đối với CBQL, GV, NV ở trường có loại hình BTDN tham gia quản lý, tổ chức các hoạt động cho các em là công việc kiêm nhiệm chưa có sự hỗ trợ, phụ cấp. Cho nên nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong bố trí đội ngũ làm kiêm nhiệm để quản lý, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho HSBTDN hàng ngày.
1.4. Khái quát chung về trường PTDT bán trú
1.4.1. Ý nghĩa của việc tổ chức mô hình trường bán trú đối với học sinh dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
Với đặc điểm vị trí địa lý và địa hình miền núi đi lại gặp khó khăn nguy hiểm, sự phân bố dân cư rải rác, phong tục tập quán canh tác của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào rừng. Học sinh con em dân tộc thiểu số phải chịu nhiều thiệt thòi, điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp (đa số là hộ nghèo, các em vừa phải lao động vừa đi học), hằng ngày các em phải đi bộ cả chục cây số để đến trường nên rất vất vả. Nhiều học sinh không đủ điều kiện phải bỏ học giữa chừng hoặc có đi học thì cũng buổi đi , buổi nghỉ. Mô hình trường PTDTBT đã khắc phục những khó khăn cho các em, các em được nhà nước hỗ trợ các điều kiện về sinh hoạt và học tập từ đó giảm gánh nặng cho gia đình. Được ở tập trung tại trường không phải đi lại trong ngày nên các em có thời gian, đủ sức khỏe để học tập và các em còn được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao vui chơi bổ ích... Từ đó các em sẽ hứng thú hơn trong việc học tập.
Mô hình quản lí trường PTDTBT góp phần nâng cao trách nhiệm của CBQL, GV, NV với học sinh. Khi gửi con em mình vào nhà trường tức là phụ huynh học sinh đã ủy thác con em họ cho Ban giám hiệu và Giáo viên nên bản thân các CBQL, GV đã phải tự xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục. Khó khăn còn nhiều, song mô hình trường bán trú rõ ràng rất phù hợp với những trường vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
1.4.2. Vị trí, vai trò của trường PTDT bán trú
Trường PTDT bán trú là trường công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò cự kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trường có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội rất lớn được thể hiện ở một số mặt sau:
* Về mặt kinh tế xã hội:
So sánh với việc đầu tư xây dựng và chi phí cho trường PTDTNT, thì trường PTDTBT chi phí rất thấp từ ngân sách Nhà nước cụ thể;
+ Chế độ đối với học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú:
Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:
Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
(Tại thời điểm năm 2018, mức chi phí cho học sinh trường PTDT Nội trú 520.000đ/tháng x 9 tháng = 4.680.000đ/học sinh)
Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ:
Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành;
Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm.
Với chi phí thấp hơn so với HS trường PTDT nội trú, trường PTDTBT hiệu quả đem lại rất khả quan như: đã duy trì ổn định 100% sĩ số học sinh từ đầu năm đến cuối năm học, bảo đảm được tỷ lệ học sinh chuyên cần trong tháng, điều kiện cơ sở vật chất được bổ sung hàng năm, học sinh được chăm sóc, nuôi dưỡng và lưu trú tại trường có sự ổn định, không phải đi học và trở về trên đường xa vất vả, giúp các em có điều được học tập, rèn luyện và được tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, được sinh hoạt trong môi trường tập thể phong phú hơn. Được học 2 buổi/ngày, được giáo dục kỹ năng sống, tham gia các hoạt động tăng gia sản xuất như trồng rau, chăn nuôi...và đây chính là môi trường học tập tốt, đồng thời cũng là cơ sở cho việc xây dựng môi trường học tập thân thiện học sinh tích cực, giáo dục định hướng nghề nghiệp.
* Đảm bảo an sinh xã hội:
Học sinh có điều kiện đi học và đi học đều không phải bỏ học giữa chừng, đây cũng chính là để đảm bảo sự bình đẳng về quyền học tập của học sinh. Học THCS và ở lại bán trú đã giúp các em có cơ hội được học 2 buổi/ngày theo hình thức tự quản, được giáo viên bồi dưỡng năng khiếu, được phụ đạo yếu kém, được tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, sinh hoạt văn hoá văn nghệ và thể dục thể thao để vươn lên. Các em được ở bán trú, gia đình các em sẽ giảm bớt được nhiều khó khăn trong chi phí kinh tế. Vì ở bán trú, các em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt về mặt thể chất, thể lực đảm bảo chế độ dinh dưỡng và khả năng phát triển.
* Tổ chức tốt trường PTDT Bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn cũng chính là đảm bảo thực hiện tốt chính sách Dân tộc, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.
Học sinh bán trú được hưởng hỗ trợ của nhà nước theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, và Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Nghị định số 116/2016/NĐ- CP ngày 18/07/2016 của Chính phủ [8] đã Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã thôn đặc biệt khó khăn bằng 40% mức lương cơ bản để nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú, 10% hỗ trợ nhà ở nếu trường không thể bố trí nhà ở trong trường và 15kg gạo. Mức hưởng không quá 9 tháng trong năm học. Được hỗ trợ 50.000/học sinh/năm học lập tủ thuốc dùng chung,
100.000 đ/học sinh/năm mua sắm dụng cụ thể dụ thể thao....
Các thầy cô giáo làm công tác kiêm nhiệm - vừa giảng dạy, vừa quản lý bán trú rất vất vả nhưng cũng được hưởng chế độ phụ cấp 0,3% mức lương cơ bản tại các trường chuyên biệt hay các xã đặc biệt khó khăn.
Mô hình trường PTDT bán trú là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm dân số, dân cư, của các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1.4.3. Cơ cấu bộ máy
Nhà trường có Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn theo cấp học cụ thể như sau:
Ban giám hiệu: gồm 01 hiệu trưởng có trình độ chuyên môn THCS, 02 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và phụ trách công tác bán trú, cơ sở vật chất của nhà trường.
Các tổ chuyên môn thành lập theo cấp học như các trường phổ thông khác. Cấp THCS đảm bảo giáo viên theo tỷ lệ 2,2 giáo viên/lớp.
Biên chế học sinh: 1 trường không quá 30 lớp, mỗi lớp THCS không quá 45 học sinh, Tiểu học không quá 25 học sinh.