Bảng 2.1: Nhận thức của CBGV về vai trò của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Vai trò | Ý kiến đánh giá | ||||||
Rất quan trọng | Quan trọng | Không quan trọng | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Hình thành và phát triển những phẩm chất tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở một con người hiện đại. | 30 | 60 | 20 | 40 | 0 | 0 |
2 | Thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân | 25 | 50 | 25 | 50 | 0 | 0 |
3 | Có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích | 23 | 46 | 27 | 54 | 0 | 0 |
4 | Thực hiện được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình và thấy được giá trị gia đình đối với cá nhân và xã hội. | 24 | 48 | 26 | 52 | 0 | 0 |
5 | Tất cả các nội dung trên | 24 | 48 | 26 | 52 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Trải Nghiệm Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Các Hình Thức Hoạt Động Trải Nghiệm Của Học Sinh Bán Trú Ở Các Trường Thpt
- Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Của Giáo Viên
- B. Đánh Giá Của Học Sinh Bán Trú Về Mức Độ Tham Gia Các Nội Dung Tổ Chức Hoạt Động Tn Ở Các Nhà Trường Khu Vực Phía Tây Tỉnh Yên Bái
- Thực Trạng Kết Quả Tổ Chức Hđtn Cho Học Sinh Bán Trú Ở Các Trường Thpt Khu Vực Phía Tây Tỉnh Yên Bái
- Thực Trạng Quản Lý Hđtn Cho Học Sinh Bán Trú Ở Các Trường Thpt Khu Vực Phía Tây Tỉnh Yên Bái
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát bảng 2.1 cho thấy với 5 nội dung được khảo sát: Tại nội dung thứ 5 ở mức rất quan trọng và quan trọng có (100%) CBQL, GV khẳng định hoạt động trải nghiệm sáng tạo có cả 4 nội dung trên: Hình thành và phát triển những phẩm chất tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở một con người hiện đại; Thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; Có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây
dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích; Thực hiện được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình và thấy được giá trị gia đình đối với cá nhân và xã hội. Đây là những vai trò căn bản nhất mà hoạt động trải nghiệm cần đạt được trong quá trình thực hiện. Trong mỗi vai trò thì mức đánh giá rất quan trọng và quan trọng là khác nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ chênh lệnh không cao. Tất cả CBGV đều không lựa chọn ở mức không quan trọng. Về mặt nhận thức đây cũng đã là một thuận lợi căn bản.
Phỏng vấn bí thư đoàn trường THPT miền Tây, chúng tôi được đồng chí cho biết, thông qua hoạt động TN nhận thức của các em được nâng lên rõ rệt, thái độ của các em đối với cuộc sống tích cực hơn, các em tự tin trong quan hệ ứng xử và xử lý các mối quan hệ, kỹ năng hợp tác với thầy cô, bạn bè được nâng lên, nhận thức và thái độ nghề nghiệp đã có những tiêu chí cụ thể. Đã độc lập trong suy nghĩ và hành động, tự đưa ra chính kiến và tự quyết một số vấn đề quan trọng của bản thân.
Nhận xét đánh giá chung CBQL, GV của các nhà trường đã có nhận thức đúng và tích cực về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường THPT thấy được vai trò của hoạt động TN đối với việc đào tạo học sinh. có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ đây là vấn đề cán bộ quản lý nhà trường cần phải quan tâm khi triển khai hoạt động TN cho học sinh bán trú ở trường các nhà trường THPT khu vực miền tây tỉnh Yên. Bái Đây là một thuận lợi trong quá trình triển khai các hoạt động trải nghiệm vì đã có sự đồng thuận và nhất trí cao về mục tiêu giáo dục.
Để khảo sát về nhận thức của học sinh về tầm quan trọng, về vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 2 đã thu được kết quả ở bảng 2.2. như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh bán trú về vai trò của hoạt động TN ở các trường THPT khu vực miền tây tỉnh Yên Bái
Mức độ đánh giá | X | ||||||||
Rất quan trọng | Quan trọng | Ít quan trọng | Không quan trọng | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
(1)Giúp bản thân trưởng thành, có khả năng tư duy độc lập và làm chủ được những thay đổi của bản thân. | 115 | 38,3 | 100 | 33,3 | 85 | 28,4 | 0 | 0 | 3,10 |
(2)Giúp bản thân có tinh thần trách nhiệm, biết tôn trọng nội quy, và quy định của pháp luật trong đời sống. Biết làm việc có kế hoạch. | 136 | 45,3 | 110 | 36,7 | 54 | 18,00 | 0 | 0 | 3,27 |
(3)Giúp bản thân biết đánh giá các vấn đề xã hội, chủ động phòng tránh, không sa vào các tệ nạn xã hội. | 135 | 44,5 | 115 | 38,5 | 50 | 17 | 0 | 0 | 3,28 |
(4) Biết xây dựng và triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả. Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động xã hội. | 75 | 25 | 75 | 25 | 150 | 50 | 0 | 0 | 2,75 |
Mức độ đánh giá | X | ||||||||
Rất quan trọng | Quan trọng | Ít quan trọng | Không quan trọng | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
(5) Giúp bạn đánh giá được sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thích của bản thân. Tạo được hứng thú, sở trường của bản thân phù hợp với ngành, nghề lựa chọn. | 100 | 33,3 | 123 | 41 | 77 | 25,7 | 0 | 0 | 3,08 |
(6) Giúp bạn tăng thêm kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo, người khác thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo | 150 | 30 | 103 | 34,3 | 47 | 13,7 | 0 | 0 | 3,34 |
Điểm trung bình của nhóm | 3,14 |
Kết quả khảo sát bảng 2.2 với 6 nội dung đã thu được kết quả như sau:
Điểm trung bình của nhóm là (3,14). Điểm số trung bình cao nhất ở nội dung 6 ( X = 3,34), mức thứ tự các nội dung còn lại như sau: nội dung 3 ( X = 3,28); nội dung
2 ( X = 3,27); nội dung 1 ( X = 3,10); nội dung 5 ( X = 3,08); nội dung 4 ( X = 2,75). ở nội dung 5 và 6 chưa đạt mức trung bình. Kết hợp với phân tích tỉ lệ % để đánh giá với kết quả đạt được và nguyên nhân còn tồn tại như sau:
Nội dung (1) có ( X = 3,10), cho thấy mức độ đánh giá rất quan trọng và quan trọng có 215 HS lựa chọn chiếm (71,7%) khẳng định hoạt động trải nghiệm giúp bản
thân trưởng thành, có khả năng tư duy độc lập và làm chủ được những thay đổi của bản thân; mức độ ít quan trọng là 85 HS (28,3%) điều này chứng tỏ thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã đáp ứng được nhu cầu độc lập và làm chủ của các em. Tuy nhiên, có tới gần 1/3 chưa nhận thức hết được tầm quan trọng hoặc các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa thật sự hiệu quả để rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy độc lập và làm chủ bản thân.
Nội dung (2) có 2 ( X = 3,27). Giúp bản thân có tinh thần trách nhiệm, biết tôn trọng nội quy, và quy định của pháp luật trong đời sống. Biết làm việc có kế hoạch. Ở mức độ rất quan trọng và quan trọng có 236 HS chiếm (78,7%), mức độ ít quan trọng có 64 HS chiếm (31,3%). Ở mức độ không quan trọng chiếm (0%). Với năng lực này được rèn luyện thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo được HS đánh giá cao, các em đã chủ động, tự giác hơn trong cuộc sống và học tập. Đây là điều thật cần thiết cho học sinh bán trú.Các em đã phải chịu trách nhiệm pháp luật trong một số vấn đề cơ bản, mà điểm hình là hoạt động khi tham gia giao thông.
Nội dung (3) có ( X = 3,28). Giúp bản thân biết đánh giá các vấn đề xã hội, chủ động phòng tránh, không sa vào các tệ nạn xã hội. Ở mức độ tất quan trọng và quan trọng đã có 250 HS chiếm (83%) chứng tỏ các hoạt động trải nghiệm đã mang lại cho các em rất nhiều kiến thức và kỹ năng về vấn đề này. Điều này đặc biệt quan trọng vì ở lứa tuổi các em rất dễ bị lôi kéo, sa ngã. Khi tự ý thức được các em sẽ chủ động phòng tránh tốt nhất. Còn lại là 50 HS chiếm (17%) đánh giá ít quan trọng; Mức độ không quan trọng chiếm (0 %).
Nội dung (4) có ( X = 2,75). Biết xây dựng và triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả. Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động xã hội. Ở mức độ rất quan trọng và quan trọng chỉ có 150 HS lựa chọn chiếm (50%), mức độ bình thường có 150 HS chiếm (50%), mức độ chưa quan trọng chiếm (0%). Khi phỏng vấn một số học sinh các em trao đổi: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo này ít được tổ chức. Đặc biệt là năng lực quản lý dự án đối với các em còn gặp nhiều khó khăn. Khái niệm về dự án đối với 1 số học sinh còn rất mơ hồ.
Nội dung (5) có ( X = 3,08). Giúp bạn đánh giá được sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thích của bản thân. Tạo được hứng thú, sở trường của bản thân phù
hợp với ngành, nghề lựa chọn. Ở mức độ rất quan trọng và quan trọng có 223 HS chiếm một tỷ lệ khá cao (74,3%); Mức độ ít quan trọng có 77 HS chiếm (25,7%). Mức độ không quan trọng chiếm (0%). Hoạt động hướng nghiệp cho học sinh là một hoạt động rất quan trọng và được các em quan tâm. Đặc biệt là học sinh cuối cấp. Với chủ trương phân luồng học sinh ngay sau khi hết cấp 2, buộc nhà trường và học sinh phải nghiên cứu vấn đề và ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Với mức độ đánh giá như trên của HS là hoàn toàn khách quan.
Nội dung (6) có ( X = 3,34): Giúp bạn tăng thêm kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo, người khác thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ở mức độ rất quan trọng và quan trọng có số HS lựa chọn cao là 253 chiếm (84,3%); Mức độ ít quan trọng có 47 HS chiếm (13,7%); Mức độ không quan trọng chiếm (0%). Đánh giá ở nội dung này cho chúng ta thấy các kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử ở lứa tuổi này rất được các em coi trọng, các em chủ động bản thân mình qua giao tiếp, có nhu càu giao tiếp rất cao.
Nhận thức của học sinh bán trú về vai trò của hoạt động TN ở các trường THPT khu vực miền tây tỉnh Yên Bái đã đạt được các mục tiêu cơ bản trong quá trình thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Ở 4 nội dung (1), (2), (3),(4) các em đều có nhận thức cao. Các em đều thấy được vai trò cơ bản mà hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang lại. Về mặt nhận thức, đây là cơ sở, tiền đề để hoạt động TNST trong nhà trường thu hút được học sinh tham gia và đáp ứng được nhu cầu hình thành năng lực, các phẩm chất nhân cách để trưởng thành. Ở nội dung (5) và (6) mới chỉ đạt ở mức trung bình. Qua phiếu khảo sát chúng tôi nhận thấy chủ yếu là học sinh 10, các em không đánh giá cao nội dung này, chứng tỏ các em chưa quan tâm nhiều đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Đây là vấn đề cần lưu ý của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường khi xây dựng kết hoạch và thực hiện các nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo để thay đổi tư duy và nhận thức của các em.
2.3.2. Thực trạng nội dung HĐTN của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Để khảo sát về mức độ thực hiện nội dung HĐTN của cán bộ quản lý, giáo viên đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1 đã thu được kết quả ở bảng 2.3a như sau:
Bảng 2.3a: Bảng đánh giá của CBGV về mức độ thực hiện nội dung HĐTN với học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Mức độ thực hiện | X | ||||||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Chưa thực hiện | ||||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
(1) Nội dung hoạt động tìm hiểu khám phá bản thân, phát triển năng lực tư duy độc lập, phẩm chất cá nhân cần thiết, năng lực ứng xử, giao tiếp | 10 | 20 | 32 | 64 | 8 | 16 | 0 | 0 | 3,04 |
(2)Nội dung hoạt động lao động, xã hội, phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện | 15 | 30 | 20 | 40 | 15 | 30 | 0 | 0 | 3,00 |
(3)Nội dung hoạt động giáo dục văn hóa, tìm hiểu di tích, danh lam, hữu nghị hợp tác | 25 | 41 | 10 | 20 | 15 | 30 | 3 | 6 | 3,20 |
(4) Nội dung hoạt động đánh giá rèn luyện năng lực phẩm chất nghề nghiệp, tìm hiểu hệ thống các trường chuyên nghiệp | 10 | 20 | 18 | 36 | 22 | 44 | 0 | 0 | 2,76 |
Điểm trung bình của nhóm | 2,98 |
Kết quả khảo sát tại bảng 2.3a cho thấy: Có 4 nội dung được khảo sát và đã thu được kết quả như sau:
Điểm trung bình của nhóm là (2,98). Điểm số trung bình cao nhất ở nội dung 3 ( X = 3,34), mức thứ tự các nội dung còn lại như sau: nội dung 1 ( X = 3,28); nội dung
2 ( X = 3,00); nội dung 4 ( X = 2,67); ở nội dung 4 chưa đạt mức trung bình. Kết hợp với phân tích tỉ lệ % để bổ sung đánh giá với kết quả đạt được và nguyên nhân còn tồn tại như sau:
Nội dung (1) có ( X = 3,28) hoạt động tìm hiểu khám phá bản thân, phát triển năng lực tư duy độc lập, phẩm chất cá nhân cần thiết, năng lực ứng xử, giao tiếp đã được đánh giá rất cao ở mức độ rất thường xuyên (20%) và thường xuyên được CBGV đánh giá ở mức (64%). Mức độ chưa thường xuyên là (16%). Ở lứa tuổi THPT các em có nhu cầu rất cao về vấn đề này. Đặc biệt là học sinh bán trú, với nhu cầu giao tiếp xã hội lớn và phải sống xa gia đình, các em phải tự chủ động giải quyết nhu cầu của bản thân, chủ động kết nối các mối quan hệ xã hội và chuẩn bị tìm kiếm việc làm trong tương lai. Ý thức được điều này, các nhà trường luôn lấy học sinh làm trung tâm, tạo mọt môi trường giáo dục cởi mở để các em được là chính mình.
Mức độ thực hiện nội dung (2) có ( X = 3,00) hoạt động lao động, xã hội, phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện chủ yếu được đánh giá ở mức độ rất thường xuyên đạt (30%), thường xuyên là (40%). Mức độ chưa thường xuyên chiếm (30%). Học sinh bán trú ngoài thời gian học tập, các em có nhiều thời gian cho sinh hoạt khác. Nhà trường đã tổ chức cho các em tăng gia sản xuất như việc trồng rau, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong chính khuân viên của nhà trường. Các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động tình nguyện HS ít có cơ hội tham gia.
Nội dung (3) có ( X = 3,34), hoạt động giáo dục văn hóa, tìm hiểu di tích, danh lam, hữu nghị hợp tác được CBGV đánh giá ở mức độ rất thường xuyên là chiếm (41%), mức độ thường xuyên là (20%). Mức độ chưa thường xuyên là (30%). Mức độ đánh giá của CBGV như trên là hoàn toàn phù hợp. Vì khu vực phía tây của tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc sinh sống, có nhiều danh lam thắng cảnh, giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, còn tồn tại (6%) CBGV đánh giá là chưa thực hiện. Tỉ lệ này chiếm chủ yếu ở trường THPT dân tộc nội trú Trạm Tấu. Đây là một huyện còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, nên các nội dung trên khó thực hiện.