Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TN cho học sinh bán trú trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Mức độ cần thiết | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |||||||
Số lượng | Điểm | Số lượng | Điểm | Số lượng | Điểm | ||||
Biện pháp 1 | 27 | 81 | 23 | 46 | 0 | 0 | 127 | 2.54 | 3 |
Biện pháp 2 | 24 | 72 | 26 | 52 | 0 | 0 | 124 | 2.48 | 4 |
Biện pháp 3 | 30 | 90 | 20 | 40 | 0 | 0 | 130 | 2.60 | 2 |
Biện pháp 4 | 23 | 69 | 27 | 54 | 0 | 0 | 123 | 2.46 | 5 |
Biện pháp 5 | 32 | 96 | 18 | 36 | 0 | 0 | 132 | 2.64 | 1 |
Trung bình chung | 2.54 |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Và Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Bán Trú Các Trường Trung Học Phổ Thông Khu Vực Phía Tây Tỉnh Yên Bái
- Tăng Cường Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Bán Trú Ở Trường Các Thpt Khu Vực Phía Tây Tỉnh Yên Bái
- Với Cha Mẹ Học Sinh Và Các Tổ Chức Xã Hội
- Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái - 17
- Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái - 18
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Ghi chú
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 2: Xây dựng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm khoa học, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện thực tiễn của các trường THPT phía Tây tỉnh Yên Bái.
Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phí tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phí tây tỉnh Yên Bái.
Nhận xét: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú đều được CBGV của các nhà trường đánh giá cao. Trong đó các biện pháp (1) và (3) và (5) đạt mức độ từ trung bình trở lên. Còn lại là biện pháp (2) và (4). Đòi hỏi, hiệu trưởng của mỗi nhà trường phải hết sức thấu đáo, có cái nhìn khách quan, tổng thể và bán sát thực tiễn. Sự đồng thuận của CBGV cũng đã thể
hiện một nhu cầu chính đáng và cần thiết để hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt mục tiêu giáo dục. Qua đó, sẽ tạo một môi trường thực sự lành mạnh và phong phú để học sinh học tập và rèn luyện.
* Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TN cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Mức độ khả thi | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | ||||||
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | |||||||
Số lượng | Điểm | Số lượng | Điểm | Số lượng | Điểm | ||||
Biện pháp 1 | 24 | 72 | 26 | 52 | 0 | 0 | 124 | 2.48 | 3 |
Biện pháp 2 | 20 | 60 | 30 | 60 | 0 | 0 | 120 | 2.4 | 5 |
Biện pháp 3 | 25 | 75 | 25 | 50 | 0 | 0 | 125 | 2.5 | 2 |
Biện pháp 4 | 23 | 69 | 27 | 54 | 0 | 0 | 123 | 2.46 | 4 |
Biện pháp 5 | 26 | 78 | 24 | 48 | 0 | 0 | 126 | 2.52 | 1 |
Trung bình chung | 2.47 |
Ghi chú
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 2: Xây dựng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm khoa học, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện thực tiễn của các trường THPT phía Tây tỉnh Yên Bái.
Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái.
Đánh giá kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TN cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái. Chúng tôi thu
được kết quả như sau: Biện pháp 5,1 và 3 đạt từ mức trung bình trở lên. Biện pháp 2 và 4 là dưới mức trung bình. Qua kết quả này đsòi hỏi, sự chung tay của các cấp các ngành để hoạt động giáo dục trải nghiệm đạt kết quả cao.
3.4.4. Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
2.65
2.6
2.55
2.5
2.45
2.4
2.35
2.3
2.25
2.54
2.48
2.48
2.4
2.6
2.5
2.46
2.46
2.64
2.52
1 2 3 4 5
Tính cần thiết Tính khả thi
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động TN cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Để phân tích sự phù hợp gữa tính cần thiết và tính khả thi, chúng tôi dùng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc R (Spearman):
6d 2
R 1
n(n2 1)
Trong đó: n là số biện pháp đề xuất; d là hiệu số thứ bậc của 2 đại lượng đem ra so sánh.
- Nếu R có giá trị lớn hơn 0 (dương) thì mức độ cần thiết và tính khả thi có mối tương quan thuận;
- Nếu R có giá trị nhỏ hơn 0 (âm) thì mức độ cần thiết và tính khả thi có mối tương quan nghịch.
- Nếu r bằng 1 thì mối tương quan chặt chẽ nhất.
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | d2 | ||||||
Tổng điểm | ĐTB | Thứ bậc | Tổng điểm | ĐTB | Thứ bậc | |||
Biện pháp 1 | 127 | 2.54 | 3 | 124 | 2.48 | 3 | 0 | |
Biện pháp 2 | 124 | 2.48 | 4 | 120 | 2.4 | 5 | 0 | |
Biện pháp 3 | 130 | 2.6 | 2 | 125 | 2.5 | 2 | 0 | |
Biện pháp 4 | 123 | 2.46 | 5 | 123 | 2.46 | 4 | 1 | |
Biện pháp 5 | 132 | 2.64 | 1 | 126 | 2.52 | 1 | 1 | |
Tổng | 2 |
Ghi chú
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 2: Xây dựng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm khoa học, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện thực tiễn của các trường THPT phía Tây tỉnh Yên Bái.
Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái.
Thay số ta có kết quả:
R 1
6x2 5(25 1)
0.9
Với R = 0,9 cho thấy giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái có tương quan thuận, chặt nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi cao.
Với kết quả khảo nghiệm thu được, có thể kết luận các biện pháp mà luận văn đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Báicó tương quan thuận, chặt nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi cao.
Kết luận chương 3
Trong chương này chúng tôi đã đề xuất, xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trên cơ sở Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục THPT nói riêng, trong đó tính đến đặc thù của học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái; đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi và tính hệ thống. Hệ thống biện pháp đó bao gồm 5 biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 2: Xây dựng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm khoa học, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện thực tiễn của các trường THPT phía Tây tỉnh Yên Bái.
Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phí tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phí tây tỉnh Yên Bái
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau vì nó đều nằm trong mục tiêu và quá trình giáo dục. Đồng thời đã được được kiểm chứng qua khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi.
Xác định được phong cách của bản thân - Thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống - Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân - Đánh giá được điểm mạnh, yếu và khả năng thay đổi của bản thân - Khẳng định được vai trò, vị thế của cá nhân trong gia đình, nhà trường và xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THPT vừa là nội dung vừa là nhiệm vụ nằm trong hệ thống quản lý của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Việc triển khai, thực hiện hoạt động trải nghiệm là thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục, phát triển toàn diện các năng lực của học sinh nhằm thay đổi bản chất giáo dục theo xu hướng hiện đại. Thực tế trong những năm qua hoạt động TN đã thay đổi bản chất của giáo dục, tạo môi trường phát triển toàn diện nhân cách học sinh THPT. Thực hiện các phương pháp nghiên cứu lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, quản lý hoạt động trải nghiệm cho đối tượng học sinh THPT, nghiên cứu thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, phân tích thực trạng về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái; về cơ bản đề tài luận văn đã giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Về phương diện lý luận: Đề tài đã làm rõ nội hàm, bản chất của khái niệm về hoạt động trải nghiệm, quản lý hoạt động trải nghiệm mục tiêu, nội dung, hình thức, nguyên tắc hoạt động trải nghiệm; nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT. Thực tế hoạt động TN gắn nội dung học tập trên lớp, trong giờ chính khóa với thực tiễn cuộc sống sinh động, sự phát triển khoa học - công nghệ, phù hợp xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay của nước ta và yêu cầu đổi mới, phát triển của giáo dục cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Thông qua các hoạt động được tổ chức sẽ hình thành kỹ năng làm chủ bản thân, khả năng tự lập, tự giảo quyết các vấn đề của bản thân học sinh trong cuộc sống, là cơ sở để các em làm người trưởng thành, tự lập bước vào cuộc sống. Qua đây cũng xác định rõ các yếu tố chi phối, ảnh hưởng tời công tác quản lý hoạt động trải nghiệm trong giai đoạn hiện nay trong những điều kiện mới và yêu cầu mới, thách thức mới mà xã hội, xu thế quốc tế đặt ra cho chúng ta. Vì việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đang trở thành nhu cầu cấp bách, cần thiết trong quá trình hội nhập và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quản lý hoạt động trải nghiệm trong trường THPT có học sinh bán trú thực chất là quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả hoạt động TN đã và đang được thực hiện tại nhà trường. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động TN cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái.
Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái với những kết quả đã đạt được về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và thái độ tham gia của học sinh đồng thời chỉ ra những hạn chế về nhận thức của cán bộ, giáo viên, hạn chế về năng lực và các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động TN. Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động TN với những kết quả đạt được như quản lý công tác lập kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình, hình thức tổ chức và các nguồn lực tham gia đồng thời chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý như quản lý nội dung, chương trình chưa đồng bộ, quản lý hình thức tổ chức, quản lý các nguồn lực tham gia, quản lý đánh giá kết quả hoạt động còn nhiều hạn chế.
Đề tài luận văn trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh bán trú các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của nhà trường gồm các biện pháp sau đây:
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 2: Xây dựng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm khoa học, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện thực tiễn của các trường THPT phía Tây tỉnh Yên Bái.
Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phí tây tỉnh Yên Bái
Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường các THPT khu vực phí tây tỉnh Yên Bái
Các biện pháp đề xuất của đề tài đã qua khảo sát có tính cần thiết và khả thi cao; Đòi hỏi trong quá trình quản lý cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Yên Bái
Cần có những biện pháp chỉ đạo và mở các lớp tập huấn về bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái về tổ chức hoạt động TN, hướng dẫn các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên
Bái có học sinh bán trú đang theo học. Về cơ chế giám sát, đánh giá kết quả hoạt động TN Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Yên Bái cần năm bắt kịp thời các mô hình trải nghiệm sáng tạo, nội dung phương pháp thực hiện và kết quả đạt được để có những chỉ đạo, hỗ trợ, điều chỉnh cho kịp thời. Cần huy động cán bộ quản lý và giáo viên giỏi của các nhà trường tham gia nghiên cứu, đề xuất sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý và triển khai hoạt động TN ở các nhà trường có học sinh bán trú đang theo học.
Sở Giáo dục - Đào tạo Yên Bái cần có văn bản chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra giám sát hoạt động và chế tài xử lý.
2.2. Đối với Ban giám hiệu các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Căn cứ tình hình cụ thể của trường phát huy thời cơ, nội lực; huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài trường tích cực, tận tâm đối với hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục; thúc đẩy giáo dục phát triển. Xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục cho từng năm, từng khóa học trên cơ sở chương trình chung của Bộ, có tính đến đặc thù của các trường THPT có học sinh bán trú đang theo học;
Cụ thể hoá Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên thành chương trình hành động có tính khả thi. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tham gia tích cực các hoạt động giáo dục;
Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề kĩ năng mềm cho giáo viên, cán bộ Đoàn về tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Thường xuyên phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương trên địa bàn, cha mẹ học sinh, các doanh nhân, cựu học sinh của trường; đóng góp vật chất và tinh thần cho các hoạt động của nhà trường; trong đó có hoạt động trải nghiệm cả về nguồn lực vật chất, kinh nghiệm tổ chức và hướng các mục tiêu cần đạt tới.
2.3. Đối với giáo viên nhà trường
- Giáo viên cần có nhận thức đúng, đầy đủ về hoạt động TN đối với học sinh bán trú là vô cùng cần thiết. Nhà trường thực sự là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh về mọi nghĩa, vì các em phải sống xa gia đình; nắm vững mục tiêu, nội dung, quy trình và hình thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả hoạt động.
- Tham gia tích cực học tập bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các kĩ năng mềm về tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động trải nghiệm.
- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nhân thành đạt ủng hộ vật chất, tinh thần cho các hoạt động giáo dục;