Lý Thuyết Về Sự Hỗ Trợ Của Người Dân Đối Với Phát Triển Du Lịch


sự tăng lên về thu nhập, các công trình công cộng, cơ sở vật chất của địa phương được đầu tư và lợi nhuận từ kinh doanh ở địa phương tăng lên hơn là việc tăng chi phí sống. Phan Thị Bích Vân (2012) đã dựa trên mô hình nghiên cứu của Perdue, Long & Allen (1990) với những tác động của du lịch dựa trên lý thuyết về sự trao đổi trong xã hội để kiểm tra tính hợp lý của sự tranh luận rằng những cá nhân nhận được lợi ích từ du lịch sẽ có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển nhiều hơn nên đã áp dụng lợi ích các nhân vào nghiên cứu những nhu cầu và mong muốn của cộng đồng địa phương. Những nhân tố tác động đến nhận thức về tác động du lịch của Faulker và Tideswell (1997) bao gồm các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Các yếu tố bên ngoài là những đặc điểm có liên quan đến điểm đến du lịch của địa phương như giai đoạn phát triển, mức độ hoạt động du lịch, tỷ lệ giữa khách du lịch và cư dân, khoảng cách về văn hóa giữa chủ và khách và tính mùa vụ của hoạt động du lịch. Trong khi đó những yếu tố bên trong quan tâm đến tính không đồng nhất của cộng đồng bằng cách đo lường những tác động thông qua sự nhận thức của những thành viên trong

cộng đồng.

1.1.4 Lý thuyết về sự hỗ trợ của người dân đối với phát triển du lịch

Các nghiên cứu có liên quan đến thái độ, nhận thức của người dân đối với phát triển du lịch khá nhiều. Đã có một vài nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhận thức của người dân và đặc điểm nhân khẩu học với sự hỗ trợ của họ trong phát triển du lịch. Hầu hết trong các nghiên cứu về thái độ của người dân về du lịch thì khi họ có thái độ tích cực với phát triển du lịch thì cũng bao hàm việc hỗ trợ của họ với du lịch.

Nghiên cứu về thái độ nhận thức và sự hỗ trợ của người dân đối với du lịch điển hình là nghiên cứu của Perdue và các cộng sự (1990) ở 16 cộng đồng ở vùng Colorado với mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhận thức của người dân với du lịch, sự hỗ trợ cho phát triển du lịch, hay những hạn chế trong sự phát triển du lịch, sự hỗ trợ về những loại thuế đặc biệt có liên quan đến du lịch. Và trong mô hình nghiên cứu này, ông bắt đầu với những đặc điểm cá nhân của người dân và những lợi ích cá nhân mà họ nhận được từ du lịch. Nếu người dân càng nhận được nhiều lợi ích cá nhân từ


du lịch thì thái độ của họ với phát triển du lịch sẽ tích cực hơn. Sau đây là mô hình nghiên cứu của Perdue và các cộng sự (1990).

Hình 1 1 Mô hình về nhận thức của người dân Perdue et al 1990 Nguồn trích 1

Hình 1.1: Mô hình về nhận thức của người dân (Perdue et al. 1990)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

(Nguồn : trích từ bài nghiên cứu của Phạm Hồng Long, 2012)

Một nghiên cứu khác của Miman và Pizam (1988) ở vùng Central Florida, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra là người dân có sự hỗ trợ mạnh mẽ đối với du lịch. Trong bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 10 biến liên quan đến nhân khẩu học thông qua phân tích hồi quy thì có 1 biến có thể dự đoán sự hỗ trợ đối với phát triển du lịch, cụ thể là việc làm trong ngành du lịch. Trong bài nghiên cứu này sự hỗ trợ của người dân ở các tiêu chí :(1 ) người dân sẽ hỗ trợ cho du lịch nếu họ cảm thấy du lịch mang đến nhiều lợi ích hơn là chi phí, (2) người dân có xu hướng nhìn vào những lợi ích về mặt kinh tế, (3) người dân có xu hướng nhìn vào các chi phí từ các quan điểm xã hội, (4) đặc điểm nhân khẩu học với việc làm trong ngành du lịch giải thích cho sự hỗ trợ của người dân với du lịch.

Nghiên cứu của Tsung Hung Lee( 2012 ),nghiên cứu bao gồm các mặt gắn kết với cộng đồng, sự bao gồm tham gia của cộng đồng, nhận thức về lợi ích, nhận thức về chi phí và sự hỗ trợ cho việc phát triển du lịch bền vững ở vùng ngập nước Cigu


phía Tây Nam Đài Loan. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gắn kết cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng là những yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển bền vững. Và lợi ích mà người dân nhận được có quan hệ với sự gắn kết cộng đồng và phát triển bền vững. Với các giả thiết được đưa ra trong bài nghiên cứu như sau:

H1 : Nhận thức lợi ích của du lịch bền vững trực tiếp và sự tích cực ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch bền vững.

H2 : Nhận thức chi phí của du lịch bền vững trực tiếp và sự tiêu cực ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch bền vững.

H3. Gắn bó cộng đồng trực tiếp và sự tích cực ảnh hưởng đến nhận thức lợi ích và gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch bền vững.

H4 : gắn bó cộng đồng trực tiếp và sự tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức chi phí và gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch bền vững.

H5 : Sự tham gia của cộng đồng trực tiếp và tích cực ảnh hưởng đến nhận thức lợi ích và gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến sự hỗ trợ cư dân cho phát triển du lịch bền vững.

H6 : Sự tham gia của cộng đồng trực tiếp và tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức chi phí và gián tiếp ảnh hưởng tích cực hỗ trợ cư dân cho phát triển du lịch bền vững.

Với bảng câu hỏi thang đo Likert 7 mức độ nghiên cứu đã chỉ ra được sự gắn kết với cộng đồng và tham gia của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững của địa phương.

Ngoài ra trong bài nghiên cứu của Yu-Jen Chiang, Shih-Shuo Yeh (2011) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ đối với các hoạt động phim ảnh quảng bá du lịch cũng dựa trên mô hình của Perdue và các cộng sự (1990), Gursoy và Rụtherford (2004), mối quan hệ giữa các biến được thể hiện với 6 giả thiết như sau:


3

H6


Hình 1.2: Mô hình về sự hỗ trợ cho việc phát triển du lịch

(Nguồn : Nghiên cứu của Yu-Jen Chiang, Shih-Shuo Yeh (2011), trích từ bài

nghiên cứu của Phan Thị Bích Vân, 2012)

Trong bài nghiên cứu của Sun Hee Choi (2010) về tác động của du lịch sự hỗ trợ của người dân với sự phát triển du lịch ở vùng Jeongseon, tỉnh Gangwon, South Korea thì nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng rất lớn đến hỗ trợ cho du lịch. Những người dân đang tham gia vào các công việc có liên quan đến du lịch hay có người thân làm trong lĩnh vực dịch vụ du lịch sẽ có thái độ tích cực hơn và nhận thức du lịch tốt hơn.


Hình 1 3 Sự hỗ trợ của người dân với sự phát triển du lịch Nguồn Mô 2

Hình 1 3 Sự hỗ trợ của người dân với sự phát triển du lịch Nguồn Mô 3

Hình 1.3: Sự hỗ trợ của người dân với sự phát triển du lịch

(Nguồn : Mô hình nghiên cứu của Sun Hee Choi (2010) dựa trên sự nghiên cứu

của Perdue, Long & Allen, (1990))

Tổng hợp từ các bài nghiên cứu trên ta có

Các tiêu chí đánh giá sự hỗ trợ của người dân với du lịch như sau :

1. Thích nhìn thấy nhiều khách du lịch ở địa phương.

2. Các chiến lược phát triển rõ ràng và phổ biến đến tất cả doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.

3. Luôn hỗ trợ và tôn trọng khách du lịch trong suốt quá trình tìm hiểu tại địa phương.

4. Sẵn sàng tham gia vào các chương trình giáo dục về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

5. Sẵn sàng tham gia vào các chương trình phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

6. Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng đóng góp cho kinh tế của địa phương.

7. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến du lịch.

8. Sẵn sàng tham gia vào các chương trình trao đổi văn hóa giữa người dân địa phương và khách du lịch.


1.1.5 Mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu và những lý thuyết đã đưa ra, bài nghiên cứu sẽ dựa vào mô hình nghiên cứu của Phạm Hồng Long (2012), dựa trên nghiên cứu của Perdue, Long và Allen (1990) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân với du lịch và sự hỗ trợ của họ đối với việc phát triển du lịch ở địa phương.



Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu

(Nguồn : Phạm Hồng Long (2012))


1.2 Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

1.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, số liệu thống kê từ Sở VHTT&DL Vĩnh Long, Cục thống kê Vĩnh Long,…có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề nghiên cứu.

1.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Vĩnh Long, hiện có khoảng 40 điểm tham quan du lịch, trong đó có 26 điểm homestay kết hợp với nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí như: đờn ca tài tử, mua sắm, ẩm thực, ngủ qua đêm tại nhà dân tập trung ở 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ (19 cơ sở) và ở huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình. Số còn lại là các điểm du lịch theo vụ mùa trái cây.

Các xã cù lao của huyện Long Hồ là điểm sáng cho du lịch ở Vĩnh Long tập trung chủ yếu ở 4 xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú. Đây là nơi có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch homestay và hiện tại xu hướng hoạt động du lịch đang phát triển mạnh tại cù lao này.

Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu như sau:

Phỏng vấn viên hỗ trợ là cán bộ xã đang làm việc và hai hướng dẫn viên du lịch hiểu rõ về đặc điểm cũng như địa hình du lịch ở địa phương.

Đối tượng phỏng vấn: người dân địa phương sống và làm việc tại xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh, Đồng Phú, và người dân đang sống tại phường 4, Phường 5 thành phố Vĩnh Long Long và có số năm sống tại Vĩnh Long ít nhất là 5 năm trở lên.

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện.

Phương pháp xác định cỡ mẫu: Theo giáo trình phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS của Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “ Thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố”.


Như vây bài nghiên cứu này sẽ dùng 32 tiêu chí nhận thức về tác động tiêu cực và tích cực của du lịch cũng như sự hỗ trợ của người dân đối với du lịch để tìm ra cỡ mẫu.

32 x 5 = 160 quan sát

Để nghiên cứu có độ tin cậy cao, cỡ mẫu sẽ gồm 200 quan sát.

1.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả.

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê mô tả được sử dụng trong việc mô tả và phân tích các số liệu về các biến nhân khẩu học của người dân tỉnh Vĩnh Long.

Phân tích nhân tố kết hợp với thang đo Likert 5 mức độ dể phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch về các mặt kinh tế, văn hóa-xã hội đối với người dân tỉnh Vĩnh Long.

Việc xác định mức độ nhận được lợi ích từ du lịch, nhận thức của người dân về tác động tích cực và tiêu cực của du lịch cũng như sự hỗ trợ của họ đối với du lịch tại địa phương mình sinh sống được thực hiện với thang đo Likert 5 mức độ từ Rất không đồng ý đến rất đồng ý với khoảng cách giữa các mức độ là 0.8. Khoảng cách được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (Maximum-Minumum)/n

= (5-1)/5 = 0,8

Trong đó, ý nghĩa của từng mức điểm được thể hiện cụ thể như sau:

1,00 -1,80 Rất không đồng ý

1,81- 2.60 không đồng ý

2,61 – 3,40 không ý kiến

3,41 – 4,20 đồng ý

4,21 -5,00 Rất đồng ý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023