Trình Bày Công Dụng, Cách Dùng, Liều Dùng Của Các Loại Thuốc Có Tên Trong Bài Học. 2- Hướng Dẫn Cộng Đồng Sử Dụng Thuốc An Toàn, Hợp Lý.

A. Erythromycin .

B. Cloramphenicol .

C. Doxycyclin .

D. Gentamycin

33. Kháng sinh dùng kéo dài có thể gây suy tủy .

A. Ampiciclin .

B. Erythromycin .

C. Cloramphenicol .

D. Doxycyclin .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

34. Kháng sinh có thể gây độc với gan .

A. Erythromycin .

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 19

B. Cloramphencol .

C. Metronidazon .

D. Gentamycin

35. Kháng sinh kháng vi khuẩn kị khí .

A. Cefalexin .

B. Cloramphenicol .

C. Metronidazon .

D. Gentamycin

36. Kháng sinh có tác dụng phụ : có thể gây điếc không hồi phục .

A. Cefalexin .

B. Erythromycin .

C. Metronidazon .

D. Gentamycin .

37. Thuốc có tác dụng với trực khuẩn lỵ .

A. Cefalexin .

B. Erythromycin .

C. Cloramphenicol .

D. Sulfaguanidin.


TRẢ LỜI ĐÚNG SAI .

1. Khi biết chắc chắn nhiễm khuẩn thì nên dùng kháng sinh .

2. Sử dụng kháng sinh lúc đầu liều thấp sau đó tăng dần liều .

3. Phải phối hợp kháng sinh cho bệnh mau khỏi .

4. Không cần phải thử phản ứng chống Sock trước khi tiêm các dẩn chất của Penicillin

.

5. Uống Penicillin G & V khi xác định có nhiễm khuẩn .

6. Dùng Aminosid liều cao , kéo dài bệnh nhân bị tổn thương tai , nhưng có hồi phục

nếu ngưng hoặc giãm liều .

7. Dùng Aminosid liều cao , kéo dài bệnh nhân bị tổn thương tai , nhưng có hồi phục nếu ngưng hoặc giãm liều .

8. Dùng Aminosid liều cao , kéo dài bệnh nhân bị tổn thương thận , nhưng có hồi phục nếu ngưng hoặc giãm liều .

9. Khi trẻ nhỏ bị lỵ nên dùng Tetracyclin để điều trị . 10.Doxycyclin có tác dụng giống như Tetracyclin .

11.Viêm gan ứ mật có thể xảy ra với Erythromycin kéo ≥ 1 tuần . TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN .

1. Chỉ dùng kháng sinh khi …………………………………………….

2. Nên phối hợp 2 kháng sinh thuộc 2 họ khác nhau.

3. Không nên phối hợp 2 kháng sinh có cùng độc tính.

4. Dùng 1 hay nhiều kháng sinh khi ……………………………………

5. Khi dùng Sulfamid phải ……………………………….

6. Dùng Sulfamid phải dùng đủ thời gian ………………………………

7. Kể tên thuốc thuộc Cephalosporin thế hệ 1 dạng uống ………….. , …………

8. Hội chứng xám ở nhủ nhi do ……………………………………

9. Nhóm Macrolid : Chống chì định : đang điều trị ........................., Ergotamin .

10.Kể tên thuốc thuộc nhóm Marrolid dùng an tòan cho phụ nữ có thai ........................... 11.Kể tên nhóm thuốc có tác dụng phụ : nhạy cảm với ánh sáng nhóm

...............................

12.Cơ chế tác dụng của Sulfamid :

Do cạnh tranh với .....................................................................

13. Chống chỉ định của Gentamycin : mẫn cảm , ................................................. ,

.................................. , nhược cơ .

14. Gentamycin dùng trong trường hợp nhiễm khuẫn : ......................................... , tiết niệu , tiêu hóa , xương , mô mềm , ................................. , viêm màng bụng ,

....................

BÀI 12. THUỐC SÁT KHUẨN – TẨY UẾ


MỤCTIÊU:

1- Trình bày công dụng, cách dùng, liều dùng của các loại thuốc có tên trong bài học. 2- Hướng dẫn cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.


I-ĐẠICƯƠNG:

Thuốc sát khuẩn tẩy uế gồm các chất có :

- Tác dụng :Diệt vi khuẩn và ký sinh vật.

- Cơ chế: Cản trở sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn và ký sinh vật.

- Công dụng:

+ Thuốc sát khuẩn dùng để bôi, rửa ngoài da để tiệt khuẩn, làm sạch da trước khi tiêm, khi mổ hoặc dùng điều trị các bệnh ngoài da nhiễm khuẩn, để làm sạch vết thương vết loét.

+ Thuốc tẩy uế được dùng trong phạm vi rộng lớn để diệt khuẩn và làm sạch môi trường ở gia đình, nơi vệ sinh công cộng và cơ sở y tế.

- Đặc điểm: có loại độc, chú ý .

+ Bảo quản, dán nhãn đúng quy chế trên nhản phải có dòng chữ “ không được uống”.

+ Tránh nhầm lẫn khi cấp phát & sử dụng. II- CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG:

1. Thuốc đỏ ( Mercurocrom, Merbromin):

- Chỉ định: Sát khuẩn khi không cần tác dụng nhanh.

+ Ngoài da (ko ăn da).

+ Vết thương ngoài da, chỗ xây sát .

+ Mụn nhọt .

+ Chỗ sắp mổ.

- Chống chỉ định:

+ Ko dùng cho vết thương sâu, tổ chức dập nát rộng.

+ Ko dùng tiệt khuẩn các dụng cụ phẫu thuật.

* Dùng thận thận trọng ở trẻ sơ sinh

2. Thuốc tím (tên khác Kalipermanganat).

- Tác dụng: Sát khuẩn mạnh, làm mất mùi hôi, làm săn da.

- Công dụng:

+ Rửa sát khuẩn vết thương, mụn nhọt, chỗ lở loét : d.d 0,2% - 0,5% .

+ Rửa dạ dày ngộ độc Ancaloit, Xyanua, phốt pho : d.d 0,1%.

+ Thụt rửa âm đạo, niệu đạo :d.d 0,5%.

+ Chữa bỏng do làm săn : d.d 0,2%.

+ Các dung dịch chỉ pha khi dùng.

+ Rửa rau sống, tiệt trùng nước, xử ly chất hữu cơ ở nước..

3. Cồn Ethylic (Ethanol ) .

- Tác dụng:

+ Dùng ngòai : Sát khuẩn do làm đông vón Protein vi khuẩn .

+ Dùng trong : cồn < 10o tăng tiết dịch vị , tăng nhu động ruột, tăng hấp thu thuốc & thức ăn .

liều nhỏ : ít ả .hưởng hô hấp & tuần hòan .

liều vừa : tăng H.A , tăng co bóp cơ tim.

liều cao gây ức chế: làm liệt trung tâm hô hấp & tuần hoàn do ngộ độc

- Công dụng:

+ Sát khuẩn tay, chỗ xây sát, dùng cồn 70o.

+ Tiệt khuẩn dụng cụ dùng cồn 90o để đốt.

+ Làm thuốc thử , dung môi pha chế cồn thuốc , rượu thuốc .

- TDP :

+ Uống dài ngày: gây nghiện .

+ Uống liều cao gây ngộ độc cấp : nôn , nói nhiều , khoa chân múa tay , rối lọan hô hấp , tuần hòan , liều cao gây hôn mê .

- CCĐ:

+ Bệnh gan .

+ Lóet dạ dày .

- Chú :

+ Cồn xanh là cồn đã được nhộm bằng xanh methylen chỉ sát khuẩn không được uống.

4. Cồn Iod:

- Tác dụng:

+ Sát khuẩn mạnh : do có tính oxy hóa, làm biến tính albimin trong nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn. Rất tốt với vết thương nông, ít tác dụng vết thương sâu dập nát.

+ Dùng uống: giúp cho quá trình tổng hơp hormon tuyến giáp , tăng quá trình chuyển hóa các chất.

- Công dụng:

+ Sát khuẩn vết thương,chỗ sắp mổ : dd 1%.

+ Chữa nấm da: dd 2%.

+ Hắc lào 5%.

+ Sát khuẩn tay trước khi mổ 2%.

* Dung dịch Lugol 1% dùng cho người bệnh bướu cổ do thiếu Iod , Siro Iodotanic .

- Chú y:

+ Thuốc có thể gây mẫn cảm khi bôi tại chỗ

+ Hiện nay hay dùng Polyvidone iod (Betadin, Povidin) ít kích ứng da, niêm mạc hơn iod. Nếu uống quá liều sẽ gây ngộ độc cấp (nôn, đau bụng, ĩa chảy, cổ họng sưng, viêm phổi cấp).

5. Xanh Methylen:

- Tác dụng:

+ Sát khuẩn

+ Giải độc cyanid, các chất gây methemoglobin ở máu.

- Chỉ định – liều dùng:

+ Chữa chốc đầu, lở loét ngoài da: bôi 2 – 3 lần/ngày dung dịch 1%.

+ Sát khuẩn đường niệu (viêm bể thận, bàng quang) : uống 0,05 – 0.2g /ngày dạng viên bao 0,05g hoặc Thụt rửa âm đạo dung dịch 0,2 – 0,5% .

- Tác dụng phụ :

Dùng / thời gian ngắn : vì

- Thường gây thiếu máu .

- 1 số triệu chứng ở đường tiêu hóa khi uống hay tiêm IV ở liều cao.

- Chống chỉ định:

- Suy thận.

- Có thai, cho con bú.

- Ko tiêm cột sống.

- Ko điều trị methemoglobin huyết ngộ độc clorat

- Chú y:

Dùng Xanh methylen dạng uống nước tiểu có màu xanh lam.

6. D.E.P (Diethyl phtalat):

- Tác dụng :

+ Diệt cái ghẻ và một số côn trùng ( muỗi, vắt).

+ Ko gây kích ứng da.

- Công dụng:

+ Trị ghẻ & một số ký sinh trùng ngoài da.

+ Phòng muỗi, vắt , ngày bôi 2 – 3 lần/ ngày dạng dung dịch hoặc thuốc mỡ 95%

- Chống chỉ định:

+ Dị ứng với thuốc.

+ Tránh bôi vào mắt và các niêm mạc. 7 . CLORAMIN B

- Tác dụng : sát khuẩn mạnh do phân hủy ra các sản phẩm có tính oxy hóa mạnh ( Acid hypoclorơ HClO )

- Chỉ định :

+ Pha dung dịch lau rửa :vết thương ,vết lóet, sát trùng tay, phòng pha chế .

+Tẩy uế chất thải , khử trùng nguồn nước bị ô nhiễm .

- Cách dùng:

+ Sát khuẩn vết thương: rửa bằng dung dịch 0,1%.

+ Sát khuẩn tay: ngâm tay trong dung dịch 0,5%.

+ Tẩy uế: dùng dung dịch 2 – 3 %. Các dung dịch trên chỉ pha khi dùng.

+ Khử trùng nước: 0,01 – 0,02g/lít nước . Sau 30 phút có thể dùng được . Dạng viên viên nén 0,05g tiệt khuẩn được 1,5 lít nước.

- BQ: Chai lọ nút kín , khô ráo ,chống ẩm ,tránh ánh sáng .

- Chú ý : Ko có cloramin B thì thay thế bằng cloramin T . LƯỢNG GIÁ .

CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT .

1. Thuốc có tác dụng sát khuẩn mạnh nhất .

A. Ethanol .

B. Thuốc tím .

C. Cloramin .

D. Cồn Iod .

2. Dùng xanh Methylen trong các trường hợp , ngoại trừ .

A. Thụt rửa âm đạo .

B. Viêm loèt ngoài da .

C. Viêm thận .

D. Viêm miệng .

3. Thuốc có tác dụng chữa hắc lào .

A. Thuốc đỏ .

B. Ethanol .

C. Cồn Iod .

D. Thuốc tím .

TRẢ LỜI ĐÚNG SAI .

1. Dùng cồn 70o diệt khuẩn là tốt nhất .

2. Dung dịch thuốc tím 1% có thể nuốt được .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023