Nguồn Kinh Phí, Tài Chính Thực Hiện Cứu Trợ Xã Hội

nước ta,một quốc gia dang phát triển,gần 80% dân số phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp ,nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu,đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thì Chính phủ lại chưa có những chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thích đáng thêm vào đó là những diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên cho nên đời sống của nhân dân rất khó khăn ,hàng năm số người bị thiếu đói giáp hạt còn rất cao.Mỗi năm ngân sách Nhà nước phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng cho việc cứu trợ cho những đối tượng này,làm tăng nguồn ngân sách cứu trợ,ảnh hưởng đến chất lượng cứu trợ.

Kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi và những mặt trái của nó.Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tình hình kinh tế ,xã hội đã có nhiều những chuyển biến sâu rộng.Kinh tế càng phát triển,sự phân hóa và cách biệt mức sống giữa thành thị và nông thôn,giữa các vùng,các địa phương giữa các khu vực và ngành kinh tế ,cũng như giữa các tầng lớp dân cư xã hội ngày một sâu sắc.Tình trạng”kẻ ăn không hết,người lần không ra”không phải không phổ biến trong bức tranh đời sống xã hội nước ta hiện nay.Phân hóa giàu nghèo có xu hướng làm tăng đối tượng yếu thế ,dễ bị tổn thương,dễ gặp rủi ro khi có những biến cố đột xuất như thiên tai;dịch họa và cuối cùng làm tăng số đối tượng CTĐX.Cùng với sự phân hóa và cách biệt mức sống giữa các tầng lớp dân cư ,kinh tế thị trường cũng làm cho phong tục tập quán ,lối sống của người dân có nhiều thay đối.Với những biểu hiện mặt trái hết sức tiêu biểu của kinh tế thị trường như vậy nên mỗi khi trong cộng đồng có một hoặc một số cá nhân không may rơi vào tình trạng khó khăn ,bần cùng,cần giúp đỡ thì kết quả là họ không nhận được sự giúp đỡ gì hoặc nhận được nhưng sự giúp đỡ qua loa-hình thức.Đây cũng chính là những cản trở đối với công tác CTĐX.Khi xảy ra những hiện tượng trên hoạt động cứu trợ sẽ không nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cộng đồng,xã hội.CTĐX sẽ bị thiếu thốn cả về nhận lực và vật lực ,hiệu quả CTDXD sẽ bị hạn chế.

Vai trò của CTĐX:

Thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội nước ta :nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa.Tất cả mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều nhằm xây dựng một Nhà nước của dân,do dân và vì dân,tất cả lợi ích thuộc về nhân dân,nhân dân là chủ thể duy nhất.Mọi nỗ lực của Đảng đều nhằm mục đích sao cho nhân dân ngày càng có cuộc sống tốt hơn.Khi một bộ phận dân cư gặp hoạn nạn,khó khăn ,Nhà nước tổ chức cứu giúp nhân dân đảm bảo công bằng xã hội .Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đó là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình.Bởi vậy có thể nói:CTĐX chính là một hoạt động thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội nước ta.

Phù hợp với truyền thống của người Việt Nam:mỗi khi có thiên tai,dịch họa xảy ra thì tất cả cộng đồng đều chung tay ,góp sức giúp nhau khắc phục hậu quả,sớm ổn định đời sống và sản xuất.Và càng ngày truyền thống này càng được phát huy thể hiện những nghĩa cả cao đẹp và tinh thần đoàn kết dân tộc của dân tộc ta.Điều này được thể hiện khá rõ qua những thành công của hàng loạt các chương trình như:tấm lòng vàng,quỹ từ thiện,ủng hộ đồng bào lũ lụt…Bởi vậy,CTĐX là hoạt động vừa thể hiện truyền thống của người Việt Nam vừa là hoạt động nhằm phát huy những truyền thống này.Nhờ hoạt động cứu trợ này lòng tin,tính đoàn kết trong nhân dân ngày càng được tăng cường và củng cố.

Phòng ngừa,giảm thiểu và khắc phục hậu quả thiên tai:Đúng như trên khái niệm CTĐX trình bày:CTĐX là sự giúp đỡ các điều kiện sinh sống của Nhà nước ,cộng đồng và xã hội cho những thành viên khi họ gặp phải những khó khăn,rủi ro bất ngờ như thiên tai ,dịch họa,hỏa hoạn,tai nạn..nhằm giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai,ổn định cuộc sống và hòa nhập trở lại cộng đồng.Khi thiên tai,dịch họa chưa xảy ra ,CTĐX giúp cho các đối tượng tăng khả năng phòng ngừa và đối phó với những hậu quả xấu do thiên tai,dịch họa gây ra như:xây dựng hệ thống đê điều,kè cống,trồng rừng chắn gió,di dời dân đến nơi an toàn;khi thiên tai xảy ra ,CTĐX giúp cho các đối

tượng giảm nhẹ ảnh hưởng của chúng,thoát khỏi nơi nguy hiểm và khi thiên tai đã xảy ra rồi.CTĐX tham gia hỗ trợ các đối tượng,nhanh chóng ổn định lại cuộc sống,tái sản xuất trờ lại và hòa nhập với cộng đồng.

Góp phần giảm bớt khó khăn trước mắt,chênh lệch mức sống và xóa đói giảm nghèo.CTĐX là hoạt động nhằm vào những đối tượng khó khăn nhất trong những thời điểm nguy kịch.CTĐX nhằm đáp ứng nhu cầu của những đối tượng này trong những lúc cần thiết nhất,góp phần giảm bớt khó khăn trước mắt.Mặt khác,những người phải CTĐX phần lớn là người nghèo- đối tượng yếu thế trong xã hội ,không có hoặc có rất ít khả năng phòng bị và đối phó với các điều kiện khách quan bất lợi.CTĐX giúp đỡ những đối tượng này cũng tức là CTĐX đã phần nào thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo là chương trình đòi hỏi thực hiện theo một quá trình lâu dài và bền bỉ với sự hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều phía cộng với nỗ lực của chính bản thân những người nghèo.

Góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội:thực hiện CTĐX là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cứu giúp những đối tượng khó khăn ,tạo cho họ những cơ hội ban đầu để có một cuộc sống tốt hơn,phát triển kinh tế gia đình.Bởi vậy,có thể nói công tác CTĐX là hoạt động góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội.

Kinh phí cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Ngân sách nhà nước cân đối hàng năm, ngân sách tỉnh, huyện tự cân đối.

Do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ.

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 8

Trợ giúp của nước ngoài, tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua chính phủ, các đoàn thể xã hội.

Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ thực hiện CTĐX thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo thủ tướng chính phủ, xem xét quyết định.

Trong tương lai, phần đóng góp huy động từ cộng đồng và xã hội có xu hướng tăng lên nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Bởi vì càng ngày đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên; cộng thêm công tác tuyên truyền, vận động phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc.

Về quá trình tổ chức thực hiện, căn cứ theo những nguyên tắc của hoạt động cứu trợ, CTĐX là một công việc đòi hỏi nhanh chóng, kịp thời. Đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau; giữa các Bộ nghành với nhau, thống nhất từ trung ương tới các cấp cơ sở vùng bị thiệt hại. Theo đó, quá trình tổ chức thực hiện được tổ chức như sau:

Chính quyền cấp cơ sở nơi có thiên tai xảy ra, căn cứ vào chỉ đạo cấp trên tiến hành xác định, lập danh sách đối tượng; kế hoạch và tình hình huy động nguồn lực trình cấp trên xem xét giải quyết.

Theo báo cáo cấp cơ sở, cấp trên xem xét, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Trên thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Những thiệt hại về người, tài sản chúng ta có thể thấy qua các số liệu dưới đây:

Năm 2004: số người chết là 680 người; người thiếu lương thực hơn 1,4 triệu người

Năm 2005: thiêt hại về tài sản lên tới 5.607 tỷ đồng,tình trạng người thiếu lương thực trung bình 1-1,5% dân số.

Năm 2006: có 563 người chết,1.970 người bị thương,61.900 nhà bị sập, số người thiếu đói lên tới 1,6 triệu người.

Năm 2007: thiệt hại về tài sản 7 nghìn tỷ đồng và khiến 1,4 triệu người rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.

Năm 2008: thiệt hại ước tính 10.992 tỷ đồng, 327 người chết, 73 người mất tích, 214 người bị thương

Năm 2009: thiệt hại ước tính 19.1414 tỷ đồng, 365 người chết, 26 người mất tích,786 người bị thương.

Trước một thực trạng trên, đối tượng cần được hưởng chính sách CTXH là rất lớn. Tuy nhiên, những khó khăn về tài chính và hạn chế trong cơ chế quản lý nên Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu cứu trợ của nhân dân mà đối tượng phải trông chờ nhiều vào tấm lòng hảo tâm của cộng đồng.

Đánh giá chung: như trên đã phân tích chúng ta thấy, chế độ CTXH nói chung và CTXH thường xuyên và CTXH đột xuất nói riêng đã có những thay đổi, chuyển biến nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của người hưởng CTXH. Mặc dù đối tượng cứu trợ được mở rộng, tình hình thiên tai, bão lụt xảy ra triền miên nhưng mức trợ cấp đối với cả chế độ CTXH thường xuyên và CTXH đột xuất đều được nâng lên.Trên thực tế năm 2009 tổng kinh phí trợ cấp thường xuyên của cả nước là:1,988,811,029,000 đồng; CTXH đột xuất là: 48.920 tấn gạo và 785 tỷ đồng cho các địa phương nhằm cứu đói và khắc phục thiên tai; năm 2008 Chính phủ hỗ trợ CTXH đột xuất là 46.600 tấ gạo và 706 tỷ đồng cho các địa phương nhằm cứu đói và khắc phục thiên tai. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của CTXH trong đời sống xã hội và sự quan tâm cố gắng của Nhà nước vì cuộc sống của nhân dân.

Tuy nhiên, mức tăng của chế độ trợ giúp hàng tháng hiện nay vẫn còn thấp, chưa đảm bảo được nhu cầu chi tiêu tối thiểu hàng ngày của đối tượng CTXH.

2.3.Nguồn kinh phí, tài chính thực hiện cứu trợ xã hội

Nguồn lực tài chính để thực hiện CTXH hiện nay ở nước ta được lấy từ ngân sách Nhà nước (trung ương và địa phương), từ nhân dân, các tổ chức đoàn thể và từ sự trợ giúp quốc tế. Nhà nước phân cấp kinh phí để thực hiện cứu trợ thường xuyên cho các đối tượng được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội và hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng gia đình và công cộng. Nguồn ngân sách còn được trích lập cho quỹ dự phòng quốc gia và quỹ dự phòng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện cứu trợ khẩn cấp cho các

nạn nhân phải chịu thiên tai và trợ cấp cứu đói. Ngoài các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước thì ở nước ta còn có các cơ sở bảo trợ của các tổ chức đoàn thể các hội tổ chức tôn giáo. Nguồn tài chính cho các cơ sở do chính các tổ chức đứng ra thành lập tự huy động hoặc được tài trợ. Hiện nay ở nước ta, Nhà nước khuyến khích thành lập các hội bảo trợ người tàn tật, hội người mù, hội người cao tuổi, các làng trẻ SOS, trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn, các doanh nghiệp dành riêng cho người tàn tật; các trường học dành riêng cho trẻ em câm điếc…Theo thống kê trong số các cơ sở bảo trợ của nước ta hiện nay, có đến 75% là do Nhà nước cấp kinh phí, còn lại là do tổ chức cá nhân tự cấp trang trải. Đối với trường hợp có thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng ở các tỉnh thành các cơ quan tổ chức quyên góp ủng hộ. Việc quyên góp này diễn ra trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn…và cũng được diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Việc ủng hộ này có thể bằng tiền hoặc hiện vật như gạo, thuốc men, quần áo, thực phẩm, vật liệu xây dựng nhà ở…sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta được thực hiện thông qua các dự án nhân đạo từ thiện của liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế.

Nguồn ngân sách để thực hiện cứu trợ xã hội của Việt Nam được quy định trong các điều khoản ở chương V của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

Điều 15: Nguồn kinh phí trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng; kinh phí nuôi dưỡng; kinh phí hoạt động bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng thuộc cấp nào thì do ngân sách đó đảm bảo theo phân cấp hiện hành của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật Ngân sách nhà nước.

Điều 16: Cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng được tiếp nhận, sử dụng quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.

Điều 17: Nguồn kinh phí để thực hiện CTĐX bao gồm:

Ngân sách địa phương tự cân đối.

Trợ giúp của các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội.

Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ lao động –thương binh và xã hội và bộ tài chính để tổng hợp đề xuất trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương.

Điều 18.Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước.

Trong những năm qua, nguồn kinh phí sử dụng cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội cũng tăng khá nhanh, năm 2007 tăng gấp 4 lần năm 2000 ( 550 tỷ đồng so với 123 tỷ đồng), năm 2008 bao phủ hết số đối tượng của nghị định 67/NĐ-CP thì kinh phí tăng lên khoảng 1500 nghìn tỷ đồng, bằng 0,5 % ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, quy định trên còn bộc lộ những hạn chế nhất định, đó là nguồn kinh phí thực hiện CTXH (cả thường xuyên và đột xuất) chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương tự cân đối. Ngân sách địa phương được hình thành từ các nguồn thu chính của địa phương như thuế, phí và lệ phí…và hàng năm địa phương được trích lại 2%-5% là quỹ dự phòng để chi phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn…Như vậy, đối với các địa phương khác nhau thì nguồn thu vào ngân sách sẽ là khác nhau. Các vùng có nhiều đối tượng CTXH thường xuyên và nhiều thiên tai hỏa hoạn sẽ cần nguồn chi cho đối tượng cứu trợ xã hội nhiều hơn.

Mặt khác, quy định cho các địa phương tự chủ về mặt tài chính trong công tác CTXH đột xuất cũng chưa đảm bảo công bằng cho các đối tượng hưởng CTXH. Đối tượng hưởng CTXH lúc này không phải dựa vào tình trạng

thiệt hại thực tế, những nhu cầu tối thiểu giúp họ vượt qua những khó khăn trước mắt mà phụ thuộc nguồn kinh phí ngân sách có đến đâu.

2.4.1.Nguyên tắc sử dụng nguồn tài chính:

Các nguồn tài chính được sử dụng để chi cho các nguồn trợ cấp cứu trợ (cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất) và chi cho công tác quản lý hoạt động cứu trợ phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Đảm bảo đúng đối tượng, đúng thời điểm, đáp ứng được mong mỏi của đối tượng được cứu trợ.

- Cần đảm bảo tính hài hòa

- Xác định chi tiêu cho cứu trợ xã hội cần bao hàm cả giá trị thành tiền liên quan đến các khoản cứu trợ bằng hiện vật.

2.4.2. Các biện pháp để huy động nguồn lực cứu trợ xã hội

Xây dựng thực hiện tốt các chính sách thuế.

Đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, đầu tư bảo vệ môi trường, đầu tư về phòng chống thiên tai, cứu nạn.

Nguồn lực của trung ương và địa phương phải sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch.

Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa cứu trợ xã hội bằng các biện pháp sau:

(1) tuyên truyền phổ biến để người dân nâng cao được nhận thức,trách nhiệm của mình.(2) lồng ghép các chính sách cứu trợ xã hội với các chương trình an sinh xã hội.

Giáo dục cho tất cả mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nâng cao hơn nữa hoạt động về vấn đề này.

Có những chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các tổ chức cá nhân tích cực tham gia hoạt động cứu trợ xã hội.

Nhà nước cũng như cơ quan các cấp các ngành phải làm tốt công tác hợp tác quốc tế, đây là cầu nối góp phần thực hiện cứu trợ xã hội.

Nguồn kinh phí này không phải là chủ yếu nhưng trên thực tế trong những năm qua, chúng ta đã thu được những thành tựu rất đáng khâm phục:

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí