Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Cho Công Tác Giáo Dục

khích động viên khen thưởng cơ sở giáo dục, các nhà trường có những những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, các đơn vị duy trì tốt phổ cập giáo dục, huy động trẻ đến trường lớp đạt cao, có cơ sở vật chất tạo môi trường học tập tốt nhất đối với học sinh.

Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cần phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tăng cường công tác bảo trợ cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp đến trường và có điều kiện tham gia học tập vui chơi như những học sinh bình thường khác; Hội thảo các chương trình đào tạo du học, đào tạo quốc tế để học sinh có điều kiện tham gia, khảo sát đánh giá và tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện mở các lớp nghề ngắn hạn cho thanh niên, cho các đối tượng ngành theo nhu cầu sử dụng để tạo nhu cầu học tập của nhân dân toàn huyện tham gia góp phần nâng cao dân trí của huyện. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cần phối hợp với các ngành chức năng rà soát các đối tượng học sinh, thanh thiếu nhi mắc vào tệ nạn xã hội nhất để có chương trình quản lý, giáo dục tạo điều kiện để các em hoà nhập cộng đồng.

Phòng Văn hoá, Thông tin cần phối hợp với Đài Phát thanh, Phòng giáo dục và các ngành liên quan đẩy mạnh việc tuyên truyền triển khai Nghị quyết ở các nhà trường, các chi đảng bộ trong toàn huyện, gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị; xây dựng làng văn hoá, khu dân cư văn hoá, cơ quan, đơn vị, trường học văn hoá, xây dựng khu dân cư, tổ dân phố, phường, thị trấn, trường học không có học sinh mắc tệ nạn .; xây dựng các chi hội khuyến học thôn dân cư, xây dựng phong trào học tập, xã hội học tập, nhân rông mô hình "tiếng kẻng học tập" của hội khuyến học xã Tú Sơn. Phòng giáo dục và Đào tạo cùng Phòng Văn hoá, Thông tin cần chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan như: Báo đài, Đài phát thanh tăng thời lượng phát sóng và mở các chuyên mục đưa tin bài cụ thể theo mục tiêu, yêu cầu của công tác đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuyên truyền, vận động các gia đình có người học tập chủ động nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình với ngành giáo dục tham gia của nhà trường và xã hội quản lý con em mình.

Sự phối hợp giữa gia đình nhà trường, xã hội, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các phòng ban ngành sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho quá trình triển

khai thực hiện nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Bởi công việc này nhiều năm nay được coi là vấn đề nóng của ngành giáo dục và đào tạo được toàn xã hội và cả quốc tế quan tâm.

3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác giáo dục

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền huyện và địa phương còn thể hiện ở việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác giáo dục

Theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện uỷ, Nghị quyết số 30 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng, thời gian tới cần tăng mức đầu tư từ ngân sách tự chủ của Thành phố và huyện, đồng thời tích cực tranh thủ từ các nguồn của chương trình quốc gia, các đề án của quốc tế triển khai trên địa bàn; huy động từ nguồn xã hội hoá, sự đóng góp của các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân, bảo đảm đủ kinh phí cho công tác đổi mới giáo dục.

Mặc dù cơ sở trường lớp, trang thiết thiết bị phòng học, vật chất kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học thư viện, phòng hoạ, nhạc, hiệu bộ, sân chơi bãi tập, radio, máy ghi âm... đã được tăng cường đáng kể. Tuy nhiên so với để đáp ứng yêu cầu thì còn phải tăng cường và tập trung thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, khẩn trương xây dựng kế hoạch về cơ sở vật chất phục vụ công tác đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cơ quan mình nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nghị quyết đề ra, "các địa phương đơn vị trước hết khảo sát lại diện tích cơ sở giáo dục của mình, sớm dành quỹ đất phù hợp quy hoạch chung của huyện để đủ diện tích xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia" [6].

Thứ hai, lãnh đạo cấp uỷ cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo tính đồng bộ và từng bước hiện đại cho các nhà trường cơ sở giáo dục và nghề. Hơn nữa lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp cần tăng cường mức đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật. Ngoài kinh phí giao thường xuyên cần dành khoản đáng kể từ tăng thu ngân sách để chi cho ngành này phải phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Bên cạnh đó cần khuyến khích các xã, địa phương ban hành nghị quyết Hội đồng nhân dân tăng thêm nguồn kinh phí cho các ngành,đoàn thể trong phối hợp tốt với các nhà trường. Cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, cần nâng cao vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên đối với việc sử

dụng hiệu quả công tác của mình. Xây dựng cơ chế sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật trong toàn Đảng và cho từng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể. Thường xuyên phát động phong trào thi đua, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục. Đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, phải đi đôi với việc bảo đảm an ninh, an toàn trong việc sử dụng. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên trong việc sử dụng, bảo quản.

Thứ ba, cần xây dựng cơ chế phối hợp các khâu chỉ đạo, tổ chức, quản lý hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật. Xây dựng tiêu chí thống nhất về trang bị cơ sở vật chất cho các nhà trường.

Như vậy, vật chất, kĩ thuật cho công tác triển khai Nghị quyết số 29 về "đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo..." có vai trò rất quan trọng. Do đó, mỗi cơ cơ quan đơn vị, trường học cần được trang bị cơ sở vật chất tương ứng. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì đòi hỏi cơ sở vật chất kĩ thuật phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác dạy và học.

Cùng với việc tăng cường cơ sở vật chất cần có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý đối với với cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác tuyên truyền nghi quyết bởi khi đó sẽ góp phần phát huy vai trò của họ trong hoạt động tuyên truyền nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với những người quán triệt triển khai các Nghị quyết của Đảng cần quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của họ để có chính sách đãi ngộ, hỗ trợ hợp lý. Huyện ủy - Uỷ ban nhân dân huyện cần có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong quá trình làm việc, công tác. Hàng quí, hàng năm tại hội nghị tổng kết cần biểu dương kịp thời những cá nhân, tập thể nhiệt tình, có trách nhiệm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cần xem đó là những tấm gương sáng để các cá nhân, tập thể còn yếu kém noi theo và học tập, biểu dương trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chính sách đãi ngộ hợp lý được xem như là đòn bẩy tích cực thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện quán triệt triển khai nghi quyết Đảng đó chính là các cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên do đảng uỷ, Huyện uỷ, phòng giáo dục quản lý. Bởi trong điều kiện hiện nay, việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đầy

khó khăn, vất vả. Những người thực hiện công việc này là những chiến sĩ lao động tích cực. Họ cần được động viên cả về vật chất và tinh thần, để từ đó tạo ra động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Chỉ trên cơ sở làm việc trách nhiệm, nhiệt tình thì công tác triển khai thực hiện mới đạt được hiệu quả cao. Từ đó cho thấy chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng cán bộ báo cáo viên, tuyên truyền viên được xem là một biện pháp hữu hiệu, quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, triển khai tới toàn xã hội.

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Kiến Thụy, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, nhưng trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nêu 6 biện pháp cơ bản. Mặc dù mỗi biện pháp nhằm một mục tiêu nhất định, song cả 6 biện pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại hỗ trợ nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau và đều cùng chung một mục tiêu cuối cùng là tạo điều kiện để Nghị. quyết số 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo triển khai, thực hiện có hiệu quả. Kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp kia. Tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất các biện pháp thì mới đem lại hiệu quả tích cực. Nếu thực hiện từng biện pháp riêng lẻ thì sẽ hạn chế hoặc không mang lại tác dụng, hiệu quả. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng địa phương, từng trường, cơ sở giáo dục cụ thể để vận dụng một số biện pháp nào đó. Các biện pháp có mối quan hệ như sau:

- Trên cơ sở phân cấp quản lý Huyện uỷ lãnh đạo toàn diện, lãnh đạo cấp uỷ cơ sở, Cấp uỷ cơ sở lãnh đạo các trường học từ cấp THCS trở xuống; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ đối với các xã thị trấn, của Uỷ ban nhân dân huyện, của Phòng giáo đối với các trường học, các cơ sở giáo dục là chủ thể chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai và chủ thể của chương trình hành động cấp huyện. Trên cơ sở xây dựng nội dung, công việc thực hiện trong phạm vi huyện và phân công tổ chức thực hiện của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, các xã, thị trấn, các cơ sở giáo dục căn cứ đó để thực hiện nội dung của mình với chức năng nhiệm vụ được giao. Vì vậy, không tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền dẫn đến hiệu quả triển khai, thực hiện, hoạt động quản lý sẽ hạn chế.

- Nhưng nếu chỉ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo mà trên thực tế thường là bằng hệ thống văn bản, hành chính mà không chú ý đến năng lực của đội ngũ cán bộ, đội ngũ chuyển tải và thực hiện nội dung Nghị quyết tới cơ sở đó là đội ngũ báo cáo viên, tuyên giáo, lãnh dạo quản lý các nhà trường. Lãnh đạo mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân nhân...không bố trí, sử dụng hợp lý; không chăm lo đời sống vật chất tinh thần, không có chính sách đãi ngộ phù hợp để động viên khuyến khích kịp thời, không ngừng đổi mới cách thức, nội dung, phương tiện triển khai thì hiệu quả đem lại không cao.

- Những nội dung như đề cấp trên dù tốt đến đâu, nhưng Nghị quyết không có sự đồng thuận của nhân dân, không có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo càng cần sự ủng hộ của toàn xã hội sự quan tâm của hệ thống chính trị mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, của các tổ chức hội cha mẹ học sinh, khuyến học, hội cựu giáo chức thì công tác triển khai nghi quyết sẽ không đem lại kết quả mong muốn.

Đầu tư nhanh, mạnh về cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh đến trường trong điều kiện tốt nhất là nhiệm vụ mà cấp huyện "có thể thực hiện ngay được" dựa vào nội lực của mình, huy động mọi nguồn lực và sự hỗ trợ của cấp trên là biện pháp tạo ra bước phát triển nhanh về hạ tầng cơ sở giáo dục của địa phương tác động để thúc đẩy đổi mới về nội dung, phương pháp day, học trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục.

Các biện pháp trên đều có tác dụng hỗ trợ qua lại, tạo điều kiện cho triển khai nghị quyết đổi mới giáo dục và đào tạo thuận lợi và nhanh chóng. Trong 6 biện pháp đề xuất, mỗi biện pháp đều có vị trí quan trọng, không thể xem nhẹ trong quá trình triển khai Nghị quyết. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh phù hợp với mỗi xã, thị trấn, lãnh đạo quản lý nhà trường và từng điều kiện cụ thể của mỗi địa phương và nhà trường.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm

Nhằm bước đầu đánh giá khả năng thực thi của các biện pháp triển khai Nghị quyết đạt hiệu quả cao nhất. Mục đích để phát hiện hạn chế, bổ sung, điều chỉnh giúp hoàn thiện hơn các biện pháp và tiến đến khẳng định thực hiện các biện pháp.

3.4.2. Các bước khảo nghiệm

Để đánh giá nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tôi đã tiến hành quy trình khảo sát, gồm các bước sau:

* Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia (mẫu phiếu số 3).

* Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Lựa chọn chuyên gia là cán bộ lãnh đạo quản lý ở các Ban của Huyện uỷ, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện, lãnh đạo mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, Phòng Giáo dục và Đào tạo, một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trình độ năng lực, có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, và có kinh nghiệm trong công tác quản lý cán bộ.

Chúng tôi đã lựa chọn 55 đồng chí bao gồm:

- Lãnh đạo Ban Tổ chức Huyện ủy. Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Uỷ Ban kiểm tra Huyện uỷ: 10 người.

- Lãnh đạo Uỷ BAN NHÂN DÂN huyện: 3 người

- Lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: 7 người

- Lãnh đạo phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện: 03 người.

- Lãnh đạo các hội nghề nghiệp: 3

- Đại diện hội cha mẹ học sinh ở trường THPT:2 người

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có kinh nghiệm trong công tác quản lý trường ở một số trường trong huyện: 20 người.

- Tổ trưởng và giáo viên giỏi: 07 người.

* Bước 3: Lấy ý kiến từ chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Với câu hỏi: “Để phục vụ nghiên cứu khoa học, chúng tôi trân trọng đề nghị đồng chí cho biết ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp triển khai nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI ) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo với thang điểm sau:

+ Rất cần thiết/ Rất khả thi: 3 điểm

+ Cần thiết/ Khả thi: 2 điểm

+ Chưa cần thiết/ Chưa khả thi: 1 điểm

Kết quả thu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất


TT


Biện pháp

Mức độ cần thiết


Σ



X


Thứ bậc

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

SL

%

SL

%


%


1

Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy - Uỷ ban nhân dân huyện, cấp ủy và chính

quyền các cấp, trong công tác triển khai Nghị quyết


19


34.5


36


65.5


0



129


2.34


1


2

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ xã, lãnh đạo các nhà trường trong thực hiện nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo


15


27,3


25


45.4


15


27,3


110


2


5


3

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt, đội ngũ báo cáo viên, lãnh đạo quản lý

các nhà trường, cơ sở giáo dục


20


36.3


31


56.3


4


7.4


126


2.3


2


4

Đổi mới về, hình thức, phương pháp, phương tiện của

công tác triển khai Nghị quyết


15


27.2


39


71


1


1,8


124


2.25


3


5

Tăng cường phối hợp giữa tổ chức hội, cha mẹ học sinh, hội khuyến học khuyến tài, các tổ chức đoàn thể trong

công tác triển khai nghị quyết đổi mới căn bản giáo dục


3


5.4


29


52.7


23


41.9


90


1.63


6

6

Tăng cường đầu tư cơ sở vật

chất cho công tác giáo dục

14

25,4

35

63.3

6

11

118

2.14

4


Điểm TB chung X








2.11


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 13

Nhận xét:

Với kết quả khảo nghiệm ở bảng trên cho thấy, các ý kiến đánh giá về tính cần thiết của 6 biện pháp triển khai Nghị quyết mức độ cần thiết cao với điểm TBC X = 2.11 .xếp loại tốt. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá mức độ cần thiết cao nhất là;

- Biện pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy - Uỷ ban nhân dân huyện, cấp ủy và chính quyền các cấp, trong công tác triển khai Nghị quyết X = 2.34 xếp thứ bậc 1.

- Biện pháp: Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt, đội ngũ báo cáo viên, lãnh đạo quản lý các nhà trường, cơ sở giáo dục X = 2.3 xếp thứ bậc 2.

Mức độ cần thiết của các biện pháp được đánh giá với điểm trung bình chênh lệch nhau nằm trong khoảng 1.63 X 2.34. Điều đó khẳng định để triển khai đạt hiệu quả cao nghị quyết cần phải phối hợp cả 6 nhóm biện pháp trên; mỗi nhóm biện pháp có những thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau; là cần thiết, phù hợp với tình

hình thực tế của huyện Kiến Thụy

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất


TT


Biện pháp

Tính khả thi


Σ


X


Thứ bậc

Rất

khả thi

Khả

thi

Chưa

khả thi

SL

%

SL

%


%


1

Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy - Uỷ ban nhân dân huyện, cấp ủy và chính quyền các cấp, trong công

tác triển khai Nghị quyết


18


32.8


35


63.6


2


3.6


126


2,29


1


2

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ xã, lãnh đạo các nhà trường trong thực hiện nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo


16


29


31


56,4


6


11


116


2.1


3


3

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt, đội ngũ báo cáo viên, lãnh đạo quản lý các nhà trường, cơ

sở giáo dục


15


27.2


27


49


13


23.6


112


2,03


5


4

Đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện của công tác triển khai

nghị quyết


17


31


36


65.4


2


3.6


125


2.27


2


5

Tăng cường phối hợp giữa tổ chức hội, cha mẹ học sinh, hội khuyến học khuyến tài, các tổ chức đoàn thể trong công tác triển khai nghị quyết đổi mới căn bản

giáo dục


14


25.5


32


58.1


9


16.4


115


2,09


4

6

Tăng cường đầu tư cơ sở vật

chất cho công tác giáo dục

15

27,2

25

45,5

15

27,3

110

2

6

Điểm TB chung X







2.13


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023