Vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam - 26


dịch, chuyển tiền ... Hiện các giao dịch trực tuyến của CTyCK nói đúng nghĩa vấn là phương pháp bán tự động. Nếu kênh giao dịch điện tử được hoàn chỉnh, an toàn thì NĐTNN không nhất thiết phải vào Việt nam mới có thể tham gia thị trường. Điều này sẽ hứa hẹn sự gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn gián tiếp.

3.2.2.4. Một số giải pháp nhằm hỗ trợ TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đối với Chính phủ

- Chỉ đạo Bộ Tài chính và Ngân hàng nước tập trung phát triển thị trường trái phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.

- Chỉ đạo Bộ tài chính, Uỷ ban chứng khoán nhà nước và các cơ quan có liên quan cần phải tăng tính hấp dẫn của thị trường bằng cách thúc đẩy các NHTM lên niêm yết vì cổ phần của các NHTM luôn giành được sự quan tâm đặc biệt trong danh mục đầu tư của các định chế tài chính nước ngoài.

- Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường trái phiếu phát triển trong khu vực.

- Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường trái phiếu với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

- Cải thiện tính minh bạch và củng cố việc thực thi những quy định liên quan đến các giao dịch chứng khoán nhằm bảo vệ tính toàn vẹn và độ tin cậy của TTCK.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Sở giao dịch chứng khoán và Thị trường giao dịch chứng khoán;

- Phát triển mạnh thị trường giao dịch: hoàn thiện mô hình tổ chức sàn giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo quyền chủ động tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động của các tổ chức này; nghiên cứu triển khai thị trường giao dịch chứng

Vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam - 26


khoán phái sinh; kết nối giao dịch chứng khoán với các sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực và quốc tế. Thu hẹp thị trường tự do: thực hiện quản lý công ty đại chúng theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán.

- Khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, nâng cao hiểu biết của công chúng về các hình thức đầu tư đa dạng, không hạn chế tỷ lệ nắm giữ chứng khoán niêm yết của các nhà đầu tư nước ngoài (trừ một số lĩnh vực), nâng cao lòng tin của nhà đầu tư đối với TTCK; nâng cao trình độ quản lý công ty, ban hành bộ quy tắc về quản trị công ty

- Phát triển về số lượng, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cũng được tăng cường đồng thời với việc nâng cao chất lượng người hành nghề chứng khoán.

- Duy trì tiêu chuẩn niêm yết nghiêm ngặt để đảm bảo rằng tất cả các công ty niêm yết phải đạt yêu cầu về công bố thông tin phù hợp với những chuẩn mực quốc tế và tăng cường tính an toàn, xử phạt các giao dịch nội gián.

- Tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường; thực hiện giám sát và cưỡng chế thực thi nghiêm ngặt; áp dụng nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết, công ty đại chúng. Từng bước mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam theo cam kết hội nhập; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, trước mắt là các doanh nghiệp lớn, tham gia vào thị trường vốn quốc tế.

- Để hỗ trợ sức cầu cho TTCK, nghiên cứu cho phép chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài hoạt động sớm hơn ở Việt Nam như cho phép quản lý luồng vốn huy động ở nước ngoài nhằm thu hút và quản lý tốt hơn luồng vốn này.

Công ty chứng khoán

- Nâng cao chất lượng, cải thiện quy mô vốn, mở rộng quy mô nguồn nhân lực của các công ty chứng khoán, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại cũng như tương lai.

- Nâng cấp và đổi mới hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư.


- Thực hiện việc quản trị công ty chứng khoán theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Nâng cao khả năng giám sát/kiểm soát nội bộ và hiệu quả tác nghiệp của công ty chứng khoán.

3.2.3. Giải pháp tạo sự gắn kết, đồng bộ giữa TTTT và TTCK

TTTT và TTCK là các bộ phận cấu thành TTTC. Chúng là các kênh truyền tải tác động của chính sách tài chính, tiền tệ tới nền kinh tế, có tác dụng như hai bình thông nhau trong sự luân chuyển vốn. Trong trường hợp một trong hai, hoặc cả hai thị trường vận hành không tốt thì sự thông nhau giữa hai thị trường sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng tới cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh giá tài sản. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước trong quá trình quản lý, vận hành thị trường tài chính cần tạo ra cơ chế gắn kết chặt chẽ giữa TTTT và TTCK, đảm bảo cả hai bộ phận này hoạt động thông suốt, hiệu quả. Để đạt được mục đích này, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chính phủ phải chỉ đạo Bộ Tài chính, NHNN phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành có liên quan trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện các giải pháp cụ thể tác động đến TTTT và TTCK đảm bảo được sự gắn kết, đồng bộ trong hoạt động của hai thị trường này.

- Ngân hàng Nhà nước chỉ nên quy định khung quản lý phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng và đưa ra cảnh báo, chứ không nên can thiệp sâu vào nghiệp vụ cụ thể về cho vay cầm cố mua cổ phiếu và hoạt động kinh doanh của các NHTM. Các NHTM cần chủ động đánh giá lại để có biện pháp gia tăng quản lý tín dụng cần thiết, nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho mình.

- Chính phủ, Bộ tài chính, UBCKNN cũng cần có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu những tác động tiêu cực, tạo sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán. UBCKNN tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát và xử phạt thật nặng, thật nghiêm túc các vi phạm trong giao dịch chứng khoán và các vấn đề có liên quan thực hiện Luật chứng khoán.

- Tạo điều kiện để TTCK phát triển sẽ tạo thêm những công cụ mới, tạo điều kiện cho các NHTM có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp vụ trên TTTT. Điều này thúc đẩy TTTT phát triển, đồng thời hỗ trợ NHNN thực hiện tốt vai trò điều tiết lưu thông tiền tệ thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là thông


qua công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Việc mua bán chứng khoán của NHNN với các NHTM sẽ có tác dụng mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền tệ trong lưu thông, qua đó khối lượng tiền tệ được điều tiết theo mục tiêu đã định, cơ chế truyền tải thông suốt hơn.

- Các cơ quan nhà nước, mà trực tiếp là UBCKNN và NHNN cần phải phối hợp với nhau trong hoạt động quản lý và giám sát các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán. TTTT và TTCK là những bộ phận cấu thành nên TTTC. Do đó, những biến động trên mỗi bộ phận thị trường thì lại có tác động nhất định tới các bộ phận thị trường còn lại. Ví dụ như, sự điều chỉnh lãi suất ngân hàng lại có tác động tới giá chứng khoán; ngược lại, sự biến động của TTCK cũng có thể tác động đến các hành vi trên TTTT.

Để hạn chế những rủi ro phát sinh do bùng nổ TTCK, các nhà chức trách cần tăng cường các biện pháp duy trì an toàn, đặc biệt là nên chuyển theo hướng tập trung vào quản lý rủi ro liên quan đến TTCK đối với các NHTM. Về nguyên tắc, chỉ những ngân hàng có cơ chế quản lý rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng tốt, có cán bộ được đào tạo tốt mới được cấp phép tín dụng để mua chứng khoán hoặc chấp nhận những rủi ro khác liên quan đến TTCK.

- Ở nước ta, TTCK mới được hình thành, chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư trung và dài hạn của nền kinh tế. Do vậy, gánh nặng về những khoản đầu tư này đè nặng lên hoạt động tín dụng của ngân hàng, nơi thường xuyên nhận tiền gửi ngắn hạn dẫn đến sự bất cập về kỳ hạn thanh toán. Điều này gây dẫn đến sự rủi ro lớn trong thanh toán và sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả do phải dự trữ thanh toán lớn. Vì vậy, cần tập trung phát triển TTCK để có thể đáp ứng được yêu cầu đầu tư và phát triển của nền kinh tế.


KẾT LUẬN


Phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu phải mở cửa thị trường tài chính, hội nhập với thị trường tài chính toàn cầu. Mở cửa thị trường tài chính trong khi chưa xây dựng được một hệ thống luật pháp, chính sách, và thể chế hoàn thiện có thể làm cho hệ thống tài chính dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, trong trường hợp xấu có thể gây ra khủng hoảng tài chính. Vì vậy, Nhà nước cần phải nỗ lực để hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế quản lý; tổ chức bộ máy điều hành hoạt động, quản lý thị trường để điều chỉnh và tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tài chính phát triển một cách ổn định, bền vững. Đề tài nghiên cứu vấn đề: “Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển thị trường tài chính” nhằm đáp ứng đòi hỏi yêu cầu cấp bách trên.

Để thực hiện mục đích của luận án, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ những vấn đề sau:

Một là, đã phân tích và khái quát hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về TTTC và vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của TTTC, trong đó làm rõ chức năng, cấu trúc, cơ chế hoạt động của TTTC, cơ sở khách quan về sự can thiệp của nhà nước nhằm khắc phục những thất bại thị trường để TTTC phát triển mạnh mẽ, ổn định, hiệu quả, cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với TTTC.

Hai là, đã tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á trong quản lý, phát triển và hoàn thiện TTTC qua đó rút ra được 6 bài học kinh nghiệm thành công và 4 bài học kinh nghiệm chưa thành công để Việt Nam có thể vận dụng trong chỉ đạo, vận hành, hoàn thiện TTTC Việt Nam trong thời gian tới.

Ba là, đã đánh giá toàn diện thực trạng của TTTC trên cả 2 bộ phận của thị trường là: thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Qua sự phân tích đó, luận án đã rút được những thành tựu và những mặt hạn chế của TTTT và TTCK.

Bốn là, đã đánh giá toàn diện vai trò quản lý của nhà nước đối với TTTC Việt Nam trong thời gian qua, trên cả hai phương diện: hệ thống luật pháp và công tác quản lý nhà nước. Từ việc phân tích đó, tác giả đã rút ra được những thành tựu


và những mặt bất cập yếu kém của quản lý Nhà nước trên TTTT và TTCK cũng những nguyên nhân của những bất cập đó. Những kết luận này sẽ là cơ sở quan trọng để đề ra những giải pháp ở chương 3.

Năm là, Luận án đã đưa ra quan điểm, phương hướng trong phát triển đồng bộ, vững chắc TTTC ở Việt Nam đến năm 2020. Đồng thời, nêu lên những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của TTTC Việt Nam cùng với sự phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.

Sáu là, trên cơ sở các quan điểm, định hướng đã nêu, nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển TTTT và TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án đã tập trung đề xuất, kiến nghị 3 nhóm giải pháp cơ bản trong việc thiết lập và hoàn thiện môi trường thể chế, bảo đảm sự vận hành của TTTT và TTCK trên cơ sở các quan hệ thị trường thực sự, đồng thời tăng cường công tác giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của TTTT và TTCK. Trong 3 nhóm giải pháp lớn nói trên, có 9 giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ; 4 giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán; và 1 giải pháp nhằm kết nối, phát triển đồng bộ, đảm bảo sự vận hành thông suốt giữa hai bộ phận thị trường là thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, Luận án còn kiến nghị một số giải pháp có tính hỗ trợ thực hiện các giải pháp cơ bản trên, nhằm phát triển TTTC một cách ổn định, vững chắc.

Tác giả Luận án hy vọng rằng với những nội dung và những vấn đề được nghiên cứu, phân tích trong Luận án sẽ góp phần hoàn thiện hơn lý luận về vai trò quản lý nhà nước đối với TTTC và tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách quản lý của Nhà nước nhằm từng bước thiết lập và vận hành thị trường theo đúng quy luật của nó và khai thác tính ưu việt của TTTC để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng Luận án chắc vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được nhận được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp.


CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Bùi Văn Thạch (2006), “Sự biến động của Đôla Mỹ - Những ảnh hưởng có thể tới nền kinh tế Việt Nam”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (6/10), tr.11.

2. Bùi Văn Thạch & Nguyễn Thị Lan (2008), “Điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện tự do hóa tài chính - những vấn đề cần lưu ý”, Kỷ yếu hội nghị khoa học, Đại học ngoại Thương, (12/2008), tr.47-59.

3. Bùi Văn Thạch & Nguyễn Thị Lan (2009), “Các định chế trung gian tài chính ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (1), tr.60-61.

3. Bùi Văn Thạch & Nguyễn Thị Lan (2009), “Các định chế trung gian tài chính ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (2), tr.33-35.

4. Bùi Văn Thạch (2009), “Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường chứng khoán- Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam”, Khoa học xã hội, (9), tr.20-35.

5. Bùi Văn Thạch (2010), “Thị trường chứng khoán Việt Nam - Cần sự can thiệp mạnh của Nhà nước”, Thuế Nhà nước, (3), tr.6-8.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng việt

1. Tạ Thanh Bình (2007), “Quan niệm về pháp luật điều chỉnh hoạt động của TTCK ở một số nước trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (7).

2. Tạ Thanh Bình (2007), “Vai trò tự quản trong quản lý thị trường chứng khoán”

Chứng khoán Việt Nam, (3).

3. Ban hợp tác quốc tế - UBCK (2006), “30 nguyên tắc quản lý thị trường chứng khoán của IOSCO”,Chứng khoán Việt Nam, (11).

4. Ban phát triển thị trường - UBCK (2007), “Giải pháp phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam”, Chứng khoán Việt Nam, (7).

5. Ban pháp chế - UBCK (2007), “Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho TTCK Việt Nam”, Chứng khoán Việt Nam, (7).

6. Thái Bá Cẩn (chủ biên), Lê Xuân Hiếu, Trần Nguyên Nam (2005), TTCK Việt Nam - 5 năm hình thành và phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Trần Thị Minh Châu (2003), Thị trường chứng khoán và những điều kiện kinh tế xã hội hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Lê Cường (2006), “Nhìn lại 6 năm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam”, Nghiên cứu Tài chính- Kế toán, (11)

9. Hoàng Chương (2006), “Nhìn nhận những vấn đề phát sinh từ đấu giá cổ phần-Một số đề xuất cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư”, Chứng khoán Việt Nam, (4).

10. Dương Đăng Chinh (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

11. Nguyễn Đình Cung (2005), “Luật Doanh nghiệp thống nhất - kiểm soát giao dịch giữa các bên liên quan tiếng công ty cổ phần”, Chứng khoán Việt Nam, (1+2).

12. Công ty chứng khoán Kim Long (2008), Thị trường chứng khoán một năm nhìn lại, Tài liệu hội thảo, Hà nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2022