Giải Pháp Về Tổ Chức Công Tác Thẩm Định

147

Bảng 4.4. Bảng tính chi phí hoạt động


TT

Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm …..

1

Chi phí nguyên vật liệu chính




2

Chi phí nguyên vật liệu phụ




3

Tiền điện




4

Tiền nước




5

Lương + BHXH




6

Chi phí quản lý doanh nghiệp




7

Chi phí bán hàng





Tổng chi phí hoạt động





Thuế VAT được khấu trừ





Chi phí hoạt động đã khấu trừ VAT




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 19


Bảng 4.5. Bảng tính khấu hao TSCĐ


TT

Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm ….

1

Nhà xưởng

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ

- Khấu hao lũy kế

- Giá trị còn lại cuối kỳ




2

Thiết bị

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ

- Khấu hao lũy kế

- Giá trị còn lại cuối kỳ




3

Chi phí đầu tư khác

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ

- Khấu hao lũy kế

- Giá trị còn lại cuối kỳ





Tổng cộng

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ

- Khấu hao lũy kế

- Giá trị còn lại cuối kỳ




148

Bảng 4.6. Bảng tính lãi vay


TT

Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm….

1

Dư nợ đầu kỳ




2

Vay trong kỳ




3

Trả nợ gốc trong kỳ




4

Lãi vay trong kỳ




5

Dư nợ cuối kỳ





BƯỚC 4: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA


Giá trị hiện tại ròng (NPV)


* Cú pháp hàm NPV trong Excel: f (x) = NPV (rate, value 1, value 2,…….)


Trong đó:


- Rate là tỷ lệ lãi suất chiết khấu

- Value 1, value 2,…. là giá trị các dòng tiền ròng trong từng năm của dự án


* Ý nghĩa:


- NPV = 0: dòng tiền của dự án chỉ đủ để hoàn vốn đầu tư và cung cấp một tỷ lệ lãi suất theo yêu cầu cho khoản vốn đó.


- NPV > 0 dự án tạo ra nhiều tiền hơn lượng cần thiết để trả nợ và cung cấp một tỷ lệ lãi suất yêu cầu cho nghười chủ đầu tư


- NPV < 0 dòng tiền của dự án không đủ để hoàn vốn đầu tư


* Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư qua chỉ tiêu NPV: chọn dư nào có NPV >


Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)


Cách 1: dùng theo công thức

NPV

IRR = r1 + (r2 - r1)

NPV1 + NPV2

149

Trong đó:


- r1 là tỷ lệ lãi suất chiết khấu sao cho NPV > 0

- r2 là tỷ lệ lãi suất chiết khấu sao cho NPV < 0

- NPV1 là giá trị hiện tại ròng ứng với tỷ lệ chiết khấu r1

- NPV2 là giá trị hiện tại ròng ứng với tỷ lệ chiết khấu r2


Cách 2: Dùng hàm IRR trong Excel


* Cú pháp hàm IRR trong Excel: f (x) = IRR (values, guess)


Trong đó:


- Values là các ô tham chiếu chứa các giá trị dòng tiền ròng từng năn của DA

- Guess là số dự đoán gần đúng với giá trị IRR. Vì phần mềm Excel tính toán giá trị IRR theo phương pháp thử vòng lặp nhiều lần và giá trị guess là giá trị điểm để tính toán. Thông thường chúng ta không cần đưa vào giá trị này trong máy đã cài sẵn giá trị Guess = 10%


* Tiêu chí lựa chọn dự án qua chỉ tiêu IRR: lựa chon dự án có IRR > tỷ lệ chiết khấu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án. Và thông thường các Ngân hàng khi thẩm định dự án sử dụng chi phí vốn bình quân (WACC) làm tỷ lệ chiết khấu cho dự án.


BƯỚC 5:Thẩm định rủi ro của dự án đầu tư thông qua một trong các phương pháp:


- Phân tích độ nhạy

- Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu

- Phương pháp phân tích độ lệch chuẩn

- Phương pháp phân tích tình huống

- Phương pháp phân tích Monter Carlo


BƯỚC 6: Thiết lập các báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

150

Bảng 4.7. Báo cáo kết quả kinh doanh


TT

Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm….

1

Doanh thu sau thuế




2

Chi phí hoạt động sau thuế




3

Khấu hao TSCĐ




4

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay




5

Lãi vay




6

Lợi nhuận trước thuế




7

Thuế thu nhập doanh nghiệp




8

Lợi nhuận sau thuế




9

Chia cổ tức, quỹ khen thưởng, phúc lợi




10

Lợi nhuận tích lũy




11

Dòng tiền hàng năm từ dự án


- Lũy kế dòng tiền

- Hiện giá dòng tiền

- Lũy kế hiện giá dòng tiền




12

Tính toán các chỉ tiêu


- Lợi nhuận trước thuế/doanh thu


- Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE)


- Lợi nhuận sau thuế/ tổng vốn đầu tư (ROI)


- Giá trị hiện tại ròng (NPV)


- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)


- Thời gian thu hồi vốn (PP)


- Chỉ số doanh lợi (PI)





Bảng 4.8. Bảng cân đối trả nợ


Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm …

1. Nguồn trả nợ


- Khấu hao cơ bản


- Lợi nhuận giữ lại


- Nguồn vốn bổ sung




2. Dự kiến trả nợ hàng năm




3. Cân đối trả nợ




151

4.2.5. Giải pháp về Tổ chức công tác thẩm định

Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hầu hết các dự án do khách hàng đề nghị vay vốn tại Ngân hàng trước hết được thẩm định tại chi nhánh, một số dự án thuộc phòng kinh doanh dịch vụ thẩm định và cho vay. Phần lớn các dự án được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là những dự án xin vay của khách hàng vượt thẩm quyền phán quyết tín dụng của Giám đốc chi nhánh thì chi nhánh sẽ trình lên Hội sở chính xử lý. Tuy nhiên, do khâu thẩm định tại chi nhánh thường được thực hiện rất sơ sài trong khi những dự án trình lên Hội sở chính lại rất phức tạp, có nhiều rủi ro khó đánh giá được chính xác. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp thay vì thực hiện chức năng tái thẩm định, các phòng chức năng tại Hội sở chính hầu như phải thẩm định lại từ đầu. Điều này vừa gây mất thời gian, công sức, vừa không phát huy được chức năng chỉ đạo, quản lý và điều hành của Hội sở chính. Mặt khác, theo cách thức tổ chức hiện nay, cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định vừa là người theo dõi quản lý các khoản cho vay, chưa có sự chuyên môn hóa giữa chức năng thẩm định và chức năng theo dõi quản lý cho vay. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng thẩm định, hoặc không khách quan giống như tình trạng vừa đá bóng vừa thỏi còi. Trước thực tế đó tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, để hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định tài chính dự án đầu tư thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nên:

Tách rời hai chức năng thẩm định và chức năng theo dõi, quản lý khoản cho vay tại các chi nhánh đồng thời cũng tách rời chức năng thẩm định và chức năng phê duyệt cho vay vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh và tại Hội sở chính. Mà thay vì thế, tại các phòng khách hàng của chi nhánh cũng như Hội sở chính nên thành lập tổ thẩm định riêng độc lập với cán bộ tín dung. Các cán bộ thẩm định sẽ chuyên trách thực hiện thẩm định các dự án đầu tư để cho vay còn công việc quản lý các khoản cho vay tại chi nhánh và phê duyệt khoản cho vay vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh tại Hội sở chính là do bộ phận tín dụng thực hiện. Điều này vừa tăng cường chính xác vừa đảm bảo tính độc lập tương đối và khách quan trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo quy mô khách hàng và theo nhóm ngành kinh tế kỹ thuật hay lĩnh vực cụ thể: Ngoài việc thực hiện chuyên môn hóa chức năng thẩm định và theo dõi quản lý phê duyệt khoản cho vay như đề xuất ở trên. Đối với những dự án lớn, khách hàng lớn, phức tạp thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau thì nên chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo nhóm các ngành lĩnh

152

vực cụ thể đó bởi vì khi tiến hành thẩm định có những dự án rất phức tạp vượt ngoài khả năng của cán bộ thẩm định phải đi thuê các chuyên gia mà Ngân hàng không phải lúc nào cũng có thể thuê ngoài được, vả lại cũng càng không thể chấp nhận ngay các kết quả kỹ thuật mà doanh nghiệp đưa đến vì thể để chủ động hơn trong công tác thẩm định và tránh rủi ro tín dụng thì việc chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo nhóm ngành lĩnh vực cụ thể là cần thiết hơn bao giờ hết. Đây chính là mô hình tổ chức bộ máy tín dụng của một Ngân hàng hiện đại.

Tăng cường hơn nữa vai trò điều hành, quản lý và giám sát của Hội sở chính: trong thời gian tới, các phòng ban thuộc khối tín dụng tại Hội sở chính cần tăng cường hơn nữa vai trò tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc quản lý điều hành thông qua việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, chế độ quy định về công tác thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt nên tăng cường hướng dẫn phổ biến áp dụng thống nhất và có hiệu quả nội dung của Sổ tay tín dụng nhất là hướng dẫn về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Sổ tay tín dụng hay quy trình thẩm định dự án nên chi tiết cụ thể tránh tình trạng nội dung quy trình chung chung, dàn trải thậm chí tạo ra kẽ hở cho những cán bộ thoái hóa biến chất cấu kết thông đồng với khách hàng chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và thẩm định dự án đầu tư nói riêng. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá từ đó đưa ra các đề xuất hiệu quả và tổ chức thực thi nghiêm túc các biện pháp xử lý cũng như những biểu dương, khích kệ đối với chi nhánh, đồng thời đưa ra những bài học, kinh nghiệm và những cảnh báo đối với hoạt động đầu tư tín dụng nói chung và đầu tư theo dự án nói riêng trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

4.2.6. Giải pháp về Chỉ tiêu thẩm định

Thực tế khi phân tích thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian qua cho thấy các chi nhánh Ngân hàng chưa áp dụng nhất quán các chỉ tiêu: Thời gian thu hồi vốn (PP), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), giá trị hiện tại ròng (NPV), chỉ số doanh lợi (PI). Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư theo các chỉ tiêu khác nhau sẽ đưa đến kết luận khác nhau. Hơn nữa, có rất nhiều chỉ tiêu mà việc tính toán sẽ rất khó thực hiện hoặc khó áp dụng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, tác giả khuyến nghị Ngân hàng nên sử dụng nhất quán đồng thời cả 4 chỉ tiêu NPV, IRR, PP, PI khi thẩm định bât cứ một dự án đầu tư nào. Đây cũng là bộ chỉ tiêu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để thẩm định hiệu

153

quả tài chính dự án đầu tư. Mặt khác, hầu hết các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư đều phải dựa trên tỷ lệ chiết khấu, do đó Ngân hàng cũng cần phải xây dựng và xác định tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Về bản chất, tỷ lệ chiết khấu là chi phí cơ hội của dự án, nó thể hiện mức lợi nhuận kỳ vọng tối thiểu đem lại cho nhà đầu tư. Và đứng trên quan điểm của Ngân hàng thì tỷ lệ chiết khấu của dự án phản ánh mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án đầu tư. Hiện nay, trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đều sử dụng lãi suất cho vay trung dài hạn làm tỷ lệ chiết khấu, do đó tỷ lệ này là chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng bản chất của tỷ lệ chiết khấu. Bởi vì, trong cơ cấu vốn đầu tư của một dự án xin vay thường bao gồm nhiều nguồn vốn tài trợ khác ngoài nguồn vốn đi vay Ngân hàng nên không thể đồng nhất một cách đơn giản tỷ lệ chiết khấu với lãi suất cho vay trung dài hạn.

4.2.7. Giải pháp về Nội dung thẩm định

Với thực trạng hiện nay của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án tập trung vài một số khía cạnh sau:

Đối với hoạt động thẩm định khách hàng vay vốn: Thông thường các Ngân hàng thường căn cứ vào các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi cho Ngân hàng để thẩm định năng lực tài chính cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để công tác thẩm định khách hàng được tốt thì đòi hỏi các thông tin mà khách hàng cung cấp phải chính xác. Vì vậy, trước khi tiến hành thẩm định, các cán bộ thẩm định cần xác minh tính đúng đắn, trung thực của các số liệu, yêu cầu khách hàng nộp đủ các báo cáo tài chính ít nhất là 3 năm liên tiếp để có thể đánh giá chính xác được xu hướng hoạt động của doanh nghiệp. Và trong quá trình thẩm định khách hàng, Ngân hàng nên dựa vào quy mô vốn vay và tổng số vốn đăng ký của đơn vị mà phân thành các quy mô doanh nghiệp khác nhau. Với những doanh nghiệp có vốn lớn, Ngân hàng nên đi sâu phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Ngược lại đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhận hay hộ gia đình thì Ngân hàng nên chú trọng hơn tới uy tín, năng lực kinh doanh, khả năng thanh toán và các điều kiện đảm bảo tiền vay.

Đối với hoạt động thẩm định dự án vay vốn: Ngân hàng cần thẩm định đầy đủ các nội dung cần thiết để đảm bảo đánh giá nhìn nhận dự án một cách toàn

154

diện, giúp cho việc ra quyết định đầu tư một cách chính xác. Cần nhận thức rằng, mọi nội dung của dự án đầu tư đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thẩm định phương diện thị trường sẽ là cơ sở để đánh giá việc lựa chọn kỹ thuật, quy mô, công suất của dự án. Kết quả thẩm định phương diện kỹ thuật lại là cơ sỏ để tính toán các dòng thu nhập, chi phí và hiệu quả tài chính dự án. Và hiệu quả tài chính dự án lại là cơ sở để thẩm định lợi ích kinh tế, xã hội và quyết định phương án cho vay, thu nợ của Ngân hàng:

- Khi thẩm định phương diện thị trường thì cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin về số lượng doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trường, mức cầu sản phẩm cùng loại trong ít nhất là 5 năm để thấy được tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới, mức cung thực tế của doanh nghiệp trên thị trường, thông tin giá cả, dự báo thị trường trong nước và ngoài nước.

- Khi tiến hành thẩm định phương diện kỹ thuật, với những dự án phức tạp, vượt ra ngoài khả năng của cán bộ thẩm định thì Ngân hàng nên thuê chuyên gia, tránh tình trạng chấp nhận ngay những kết quả kỹ thuật mà doanh nghiệp đưa đến. Đồng thời bản thân cán bộ thẩm định cũng phải nghiên cứu tìm hiểu về những ngành nghề sản phẩm của dự án do mình phụ trách.

- Thẩm định phương diện tài chính, đây là khâu quan trọng nhất quyết định tính khả thi của dự án đầu tư:

+ Khi xác định tổng mức vốn đầu tư: đối với nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ của dự án thì Ngân hàng cần chú trọng đến những dự án có thời gian hoạt động dài hơn tuổi thọ kỹ thuật của một hay một số TSCĐ của dự án. Khi đó, vào những năm cuối đời dự án, Ngân hàng cần phải đầu tư nâng cấp, bổ sung hoặc thay thế máy móc thiết bị để dự án có thể vận hành theo đúng công suất thiết kế.

+ Khi xác định dòng tiền của dự án: Dòng tiền của dự án cần được tính toán nhất quán theo quan điểm tổng mức vốn đầu tư bao gồm cả vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn khác tính cả vốn dự phòng (nếu có). Theo quan điểm này, dòng tiền ròng của dự án được tính toán như sau:

Dòng tiền ròng của dự án = Dòng tiền đầu tư + Dòng tiền hoạt động

Trong đó: Dòng tiền hoạt động = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Lãi vay dài hạn Nếu vòng đời của dự án được tính toán vượt quá thời gian khả dụng của máy móc thiết bị thì sẽ phải tính thêm chi phí nâng cấp bổ sung máy móc thiết bị và khi đó thời gian khấu hao cũng phải tăng lên tương xứng. Xuất phát từ quan điểm tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022