Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Trong Hoạt Động Cho Vay Tại

123

hợp tác dẫu có tốt đẹp lâu dài đến đâu mà dự án không có hiệu quả thì việc xử lý nợ cũng rất phức tạp và nhiều khi cái nhìn mà Ngân hàng đánh mất chính là cái mà Ngân hàng muốn giữ - đó chính là mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Ngoài ra, do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, với nhiều dự án cán bộ thẩm định vẫn đặt bài toán giá trị tài sản đảm bảo lên trên bài toán hiệu quả tài chính của dự án. Điều này là ngược với logic lý thuyết nhưng trong thực tế không phải là không xảy ra.

Các chi nhánh Ngân hàng trong toàn hệ thống Vietinbank chưa thực hiện thống nhất về nội dung và phương pháp thẩm định: Tính đến nay, hơn 24 năm hình thành và phát triển nhưng các nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn chưa được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống dẫn đến tình trạng nội dung thẩm định của một số chi nhánh vẫn còn sơ sài, rập khuôn, thông tin cung cấp không đầy đủ, nhiều trường hợp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phải tiến hành thẩm định lại từ đầu, điều này tốn kém thời gian và chi phí gây khó khăn cho khách hàng. Bên cạnh đó, do không thống nhất nên ngay tại các phòng tín dụng, phòng kinh doanh của trụ sở chính việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án giữa các cán bộ, các phòng cũng được thực hiện thiếu thống nhất nên việc lựa chọn dự án đầu tư để cho vay đôi khi chưa được chính xác.

Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư chưa chính xác và có tin cậy cao, NH chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định: Như chúng ta đã biết, khâu đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án là thu thập thông tin, số liệu. Như đã trình bày trong phần lý luận, nhiều thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư là kết quả của khâu thẩm định kỹ thuật và thẩm định thị trường. Những thông tin về kỹ thuật và thị trường mà không chính xác sẽ dẫn đến kết quả thẩm định tài chính không chính xác. Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, các cán bộ thẩm định chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm khai thác nguồn thông tin, hầu hết nguồn thông tin sử dụng để thẩm định các dự án đầu tư chủ yếu là do chủ đầu tư cung cấp từ các báo cáo thẩm định mà doanh nghiệp thuê chuyên gia thẩm định hoặc do các chi nhánh cấp dưới đưa lên cho Hội sở chính tái thẩm định. Hơn nữa, việc khai thác thông tin từ các nguồn có độ tin cậy cao hơn như thông tin từ những đơn vị chuyên quản, từ tổng công ty, hiệp hội hay những viện nghiên cứu thì còn hạn chế. Đối với thông tin do chủ đầu tư cung cấp, trong nhiều trường hợp Ngân hàng thiếu các thông tin để đối chiếu và so sánh nên

124

chấp nhận sử dụng mà không đánh giá mức độ chính xác và tin cậy của thông tin. Đối với thông tin do chi nhánh cung cấp, do trình độ của các cán bộ thẩm định tại chi nhánh không đồng đều nên độ chính xác của các thông tin này nhiều khi không cao. Trong khí đó, các cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam không phải lúc nào cũng có điều kiện để thẩm định trực tiếp mức độ tin cậy của các thông tin đó. Bên cạnh nguồn thông tin do chi nhánh cung cấp, tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn có thông tin từ các báo cáo phân tích đánh giá của một số ngành kinh tế và một số doanh nghiệp và các dự án cùng loại do chính Ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về kiến thức chuyên môn và các ngành kỹ thuật và do tình trạng che dấu thông tin của các doanh nghiệp, thêm vào đó Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam không phải là cơ quan thống kê kinh tế, không thể thu thập được các thông tin của tất cả các doanh nghiệp trong tất cả các ngành nên nguồn thông tin này cũng chưa mang tính đại diện cho ngành. Hiện nay, có một số cơ quan cung cấp thông tin mang tính chất chuyên nghiệp như Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, tổng cục thống kê,…. Tuy nhiên, thông tin do các cơ quan này cung cấp thường không cập nhật và thông tin về các ngành kinh tế hầu như lại không có. Ngoài ra, một số nguồn thông tin khác như từ báo chí, tạp chí, internet… cũng được khai thác nhưng chỉ mang tính chất tham khảo và độ tin cậy không cao.

Cán bộ thẩm định chưa thực sự đáp ứng tốt cho công tác thẩm định: Yếu tố con người mặc dù đã được quan tâm nhiều nhưng với tốc độ phát triển kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng tín dụng nói riêng trong thời gian qua thì số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Hiện nay, bình quân một cán bộ tín dụng tham gia hoạt động thẩm định dự án đầu tư phải đảm trách khoảng 250 – 300 tỷ đồng dư nợ - là mức rất cao. Thực tế cho thấy cường độ làm việc của các cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng trong thời gian qua khá căng thẳng cộng thêm với sức ép về thời gian từ phía khách hàng nên nhiều dự án cán bộ thẩm định không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện tất cả các nội dung quy định trong báo cáo thẩm định mà chỉ lựa chọn những chỉ tiêu và phương pháp thẩm định cơ bản nhất phù hợp với dự án. Các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, với các đối tác và các ban ngành hữu quan để tìm hiểu thêm thông tin phục vụ cho công tác thẩm định cũng chưa được thực hiện thường xuyên.

125

Mặt khác, kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định cũng là một điểm yếu. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có trình độ học vấn khá cao nhưng công tác đào tạo nghiệp vụ tại Ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa có chương trình đào tạo phát triển tổng thể cho đội ngũ cán bộ thẩm định. Nhiều cán bộ chưa có điều kiện được đào tạo nghiệp vụ một cách cơ bản, có hệ thống nên khi thực hiện thẩm định dự án còn nhiều lúng túng. Hầu hết các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tốt nghiệp từ các trường thuộc khối kinh tế nên kiến thức về kỹ thuật rất hạn chế dẫn đến việc thẩm định các yếu tố kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn. Đã thế, trình độ của các cán bộ thẩm định lại không đồng đều, thể hiện rõ nhất là giữa Hội sở chính và các chi nhánh. Đội ngũ cán bộ thẩm định tại Hội sở chính hầu hết có chuyên môn tốt hơn, được đào tạo bài bản hơn và có điều kiện để cập nhật kiến thức mới hơn. Trong khi đó, tại các chi nhánh thì cán bộ thẩm định đào tạo từ cơ chế kinh tế cũ, trình độ chuyên môn hạn chế hơn. Một vấn đề khác về cán bộ thẩm định đó là tư cách đạo đức xuất phát từ việc tổ chức công tác thẩm định, nhiều chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cán bộ tín dụng đồng thời cũng là cán bộ thẩm định dự án đầu tư trong khi cơ chế về thu thập thông tin có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Thậm chí, ở một số chi nhánh cán bộ tín dụng và thẩm định vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tuy hiểu và nắm rõ, nắm chắc pháp luật nhưng cố tình “lách” luật, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thông đồng với khách hàng cố ý làm trái gây tổn thất lớn về tài sản cho Ngân hàng.

Phương tiện hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án chưa thực sự đầy đủ và hiện đại: Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư như các phần mềm phân tích tài chính, phân tích thống kê, phương pháp biểu đồ GRANTT, phương pháp đường găng CPM…. Tuy nhiên, trong thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng những phương tiện, công cụ lạc hậu như tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án NPV, IRR, PP, PI bằng EXCEL hay thậm chí tính toán thủ công rất mất thời gian và công sức.

Chưa chú trọng việc phân tích, đánh giá tình hình vận hành các dự án đầu tư để rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định: Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mới chỉ có số liệu thống kê về các dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quyết định cho vay và còn dư nợ, chưa

126

có số liệu thống kê, đánh giá tình hình triển khai và vận hành các dự án đầu tư mà Ngân hàng đã thẩm định và từ chối cho vay. Trên cơ sở các số liệu thống kê hiện có mới chỉ có thể phân tích, đánh giá được khả năng mắc sai lầm loại 1, tức là quyết định cho vay đối với các dự án kém hiệu quả mà không thể đánh giá được khả năng mắc sai lầm loại 2 – quyết định không cho vay đối với các dự án thực sự có hiệu quả. Đối với các dự án do Hội sở chính thẩm định hay tái thẩm định và quyết định cho vay, do khối lượng công việc tại trụ sở chính quá lớn trong khi số cán bộ thẩm định lại quá ít nên công tác phân tích, đánh giá tình hình vận hành các dự án đầu tư để rút kinh nghiệm cũng chưa thực sự được chú trọng. Việc phân tích, đánh giá mới chỉ dừng lại ở mức độ thống kê số liệu, nêu nguyên nhân nhưng chưa có sự đối chiếu giữa tình hình thực hiện dự án với dự đoán trong quá trình thẩm định trước đó để rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thẩm định lần sau.

b) Nguyên nhân khách quan

Về phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác:

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tiếp tục chuyển sang cơ chế thị trường, phát triển theo hướng mở cửa hội nhập. Do vậy, nhiều hoạt động gắn liền với nó còn chưa định hình rõ ràng, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, rủi ro, công tác quản lý nhiều mặt còn hạn chế. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Cùng với những thành tựu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được trong thời gian vừa qua, hoạt động đầu tư theo dự án của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Trong điều kiện quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp còn nhỏ, vốn vay Ngân hàng được coi là cứu cánh để thục hiện các dự án. Điều này đã tạo ra áp lực lớn đối với Ngân hàng trong thẩm định dự án đầu tư. Hơn nữa, hệ thống các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước còn nhiều bất cập, mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế , nhiều chính sách còn chưa đồng bộ, chưa rõ ràng. Các quy định còn nằm phân tán ở một số văn bản pháp luật như luật dân sự, luật đầu tư… gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc tra cứu và thực hiện. Mặt khác, hiện nay chưa cói cơ quan nghiên cứu thống kê nào có thể đưa ra được một hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề, làm cơ sở cho việc tham chiếu, so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính của dự án đầu tư.

Về phía chủ đầu tư (các doanh nghiệp):

127

Nhìn chung, năng lực quản lý và điều hành của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, khả năng phân tích tài chính, dự báo tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường còn yếu kém, nhiều doanh nghiệp không có khả năng lập dự án, thường phải thuê tư vấn hay bên thứ ba ít hiểu biết và nắm vững sâu sắc về doanh nghiệp. Chính điều này đã hạn chế khả năng cung cấp thông tin cho Ngân hàng, hoặc cung cấp không đầy đủ, thiếu cập nhật và chuẩn xác. Hơn nữa, việc chấp hành pháp lệnh thống kê và pháp lệnh kế toán còn chưa nghiêm túc nên các báo cáo tài chính còn thiếu trung thực, không phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp gây khó khăn cho việc thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng.

Về môi trường vĩ mô:

- Pháp luật: hệ thống quy phạm pháp luật liên quan chưa được cụ thể, thống nhất với các quy định của Nhà nước về chế độ khấu hao, kế toán kiểm toán…. chưa hoàn thiện, một số lĩnh vực không có tiêu chuẩn đánh giá xem xét, các chỉ tiêu thống kê không thống nhất. Hơn nữa, hệ thống thông tin của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn còn thiếu hụt, do đó chưa cho phép cán bộ thẩm định xác định được những thông tin, số liệu cần thiết. Hiện nay chúng ta chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên khi thẩm định rất khó đánh giá thực trạng tài chính, tình hình thanh toán và kết quả kinh doanh của DN.

- Kinh tế: Môi trường kinh tế trong và ngoài nước luôn có nhiều biến động khó có thể dự đoán. Hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam lại chưa thực sự hoàn thiện, thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh dẫn tới việc xác định mức lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất, điều này cũng gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

128


CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

4.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việtnam

4.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020

Thực hiện nghị quyết đại hội XI về chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển đất nước đến năm 2020, yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước, mục tiêu phát triển đến năm 2020 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là “Xây dựng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, đủ sức cạnh tranh ở trong nước và chủ động hội nhập quốc tế”.

Mục tiêu chủ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những năm tới đến 2020 là “Hướng tới khách hàng” và với đội ngũ cán bộ làm việc phải “Bản lĩnh – Thông minh – Sáng tạo – Hiệu quả”. Xuất phát điểm của hoạt động Ngân hàng không còn là “Sản phẩm” mà là “khách hàng ”, tạo cho Ngân hàng sự uyển chuyển và linh hoạt để sẵn sàng thỏa mãn những nhu cầu khác biệt nhau của từng khách hàng thay vì để cho khách hàng tự thích nghi nhu cầu riêng của mình với những sản phẩm mà Ngân hàng sẵn có mang tính cứng nhắc do tính chất đồng loạt của nó. Phương châm chủ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những năm tới là “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Vietinbank”. Định hướng tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tới năm 2020 là phải trở thành tập đoàn tài chính mạnh trong khu vực. Phấn đấu duy trì đạt và vượt một số chỉ tiêu như bảng sau:

Bảng 4.1. Định hướng các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2020


TT

CHỈ TIÊU

KẾ HOẠCH BÌNH QUÂN

1

Tăng tổng tài sản

30%

2

Tăng nguồn vốn huy động

30%

3

Tăng trưởng tín dụng

25%

4

Dư nợ trung dài hạn

50% tổng dư nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 16

129


5

Dư nợ có tài sản đảm bảo

70% tổng dư nợ

6

Thu dịch vụ ròng

30%

7

Đầu tư góp vốn

Tăng 70%

8

Thu nhập ròng

Tăng > 30%

9

Nợ xấu

5% tổng dư nợ

10

ROA

2%

11

ROE

15%

12

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

10%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank 2014

4.1.2. Định hướng về hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020.

Thực hiện định hướng phát triển đến năm 2020, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quyết tâm đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng tài sản Có, theo đó công tác cho vay và đầu tư phải thường xuyên nghiên cứu, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và an toàn vốn. Trong thời gian tới xu hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là chuyển sang đầu tư dự án để mở rộng sản xuất kinh doanh thay vì kinh doanh thương mại như trước và tạo điều kiện thuận lợi để các chi nhánh của Ngân hàng tập trung vào cho vay trung dài hạn. Trong giai đoạn 2010 – 2020 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ có chính sách khuyến khích đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả như sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài khối các doanh nghiệp Nhà nước thuộc hạng đặc biệt vốn là khách hàng truyền thông như Tổng công ty dầu khí Việt Nam, tổng công ty bưu chính viễn thông, tổng công ty điện lực…. Trong thời gian tới Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiếp tục phát triển nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài (FDI và FPI) và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) để đa dạng hóa đối tượng khách hàng nhằm mục tiêu an toàn và hạn chế rủi ro. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhằm đạt các mục đích sau:

1. Tham gia ý kiến với Nhà nước và chủ đầu tư để có quyết định chủ trương

đầu tư đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư.

2. Phát triển và bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo tính khả thi cao cho việc triển khai thục hiện dự án, khắc phục hoặc hạn chế các yếu tố gây rủi ro.

3. Tạo các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm được vốn đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.

130

4. Có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả ĐT và khả năng hoàn vốn của DA và quan trọng hơn cả là xác định được khả năng trả nợ của chủ ĐT.

5. Rút ra kinh nghiệm và bài học để phục vụ tốt các yêu cầu nghiệp vụ chung của toàn hệ thống và các NHTM Việt Nam .

Nhằm đạt được mục đích trên, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần đặt ra phương châm cho hoạt động thẩm định tài chính DAĐT theo định hướng sau:

- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải đứng trên giác độ của người cho vay, người bỏ vốn để xem xét thẩm định.

- Công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng phải xuất phát từ tình hình thực tiễn của ngành và nhằm phục vụ công tác tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng.

- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được phổ cập hóa trong toàn hệ thống, tới các cán bộ làm nhiệm vụ ở các bộ phận khác nhau với những yêu cầu đòi hỏi khác nhau. Trong đó phải có bộ phận chủ lực lòng cốt là những chuyên gia am hiểu về nhiều lĩnh vực.

- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và toàn diện đối với tất cả dự án xin vay, trong cả quá trình cho vay từ khi xem xét dự án đến khi giải ngân, thu nợ gốc và thu lãi.

- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được quy trình hóa, công nghệ hóa sát với tình hình thực tế và phù hợp với nghiệp vụ của Ngân hàng.

- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được xây dựng trở thành một hoạt động đặc thù của Ngân hàng và luôn được duy trì phát triển thành một thế mạnh trong kinh doanh, cạnh tranh.

- Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phải thường xuyên theo dõi sát sao công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư để có những biện pháp tổ chức chỉ đạo điều hành hiệu quả….

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Qua việc phân tích thực trạng về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ở chương 2 và từ kết quả chạy mô hình về các nhân tố ảnh hưởng ở chương 3, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm