Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 15

115

quả do đội ngũ cán bộ trực tiếp thẩm định đã được trang bị không chỉ các kiến thức liên quan đến dự án, đến đầu tư mà còn cả các kiến thức liên ngành khác như kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp, kiến thức kế toán… Mặc dù quy trình thẩm định đã đề cập khá rõ các bước, các công đoạn liên quan đến thẩm định dự án đầu tư, song trên thực tế vẫn có một khoảng mở, vẫn có một sự linh hoạt nhất định ở chỗ là việc lựa chọn chỉ tiêu nào để đánh giá, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá. Với mỗi dự án đầu tư thì loại chỉ tiêu, số lượng chỉ tiêu biến đổi như thế nào thì điều đó lại phụ thuộc khá linh hoạt vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định, thậm chí điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù linh hoạt đến đâu thì trên thực tế các cán bộ thẩm định vẫn luôn hướng sự phân tích đánh giá của mình đảm bảo đưa ra một cách khách quan và toàn diện. Nhìn chung, với tinh thần và cơ chế làm việc như vậy đã thực sự tạo ra sự hiệu quả và chính xác cho các kết quả thẩm định, một mặt góp phần giảm thiểu rủi ro liên quan đến khoản vay, tạo điều kiện dễ dàng thu hồi vốn, tránh thất thoát vốn cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, mặt khác điều này còn gióp phần giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về thực trạng của họ từ đó có những tác động cụ thể.

3.3.1.5. Cán bộ thẩm định

Công tác bồi dưỡng cán bộ thẩm định, nâng cao nghiệp vụ thẩm định đã được chú trọng thường xuyên. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định của mình trau dồi nâng cao nghiệp vụ thẩm định. Ngân hàng đã chú trọng vào việc đào tạo lại cán bộ, tập huấn, giao lưu, tổ chức hội nghị, mời các chuyên gia giảng dạy về công tác thẩm định tài chính…. Vì thế, nhìn chung hiện nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã có trong tay một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối cao, vững vàng trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu tư cũng như các kiến thức liên ngành đa dạng khác… Điều này cũng một phần là do chất lượng cán bộ được tuyển chọn đầu vào tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có trình độ sàn tương đối cao. Chính bằng những kiến thức và kinh nghiệm thẩm định này đã giúp cán bộ thẩm định không chỉ có thể đảm nhiệm được công việc của mình trong điều kiện đầy thử thách vì càng ngày số lượng các dự án cần phải thẩm định càng nhiều lên, độ phức tạp cũng ngày càng khó lên và giá trị vốn vay lại ngày càng lớn mà còn vẫn đảm bảo đưa ra được những đánh giá, quyết định chính xác, linh hoạt, kịp thời.

116

Điều này thể hiện rất rõ trong kết quả của công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian qua.

3.3.1.6. Thời gian và chi phí thẩm định

Với đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, có chuyên môn nên việc thẩm định thẩm định dự án được thực hiện nhanh chóng, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng. Thời gian thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thường là trên dưới 10 ngày tùy theo quy mô và độ phức tạp của dự án. Trong những trường hợp riêng, nếu có yêu cầu của khách hàng thì Ngân hàng có thể rút ngắn thời gian thẩm định một cách hợp lý, vừa thỏa mãn khách hàng vừa đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng.

Mặc dù chi phí thẩm định chưa được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tính toán cụ thể nhưng trên thực tế Ngân hàng đã luôn cố gắng quan tâm đến việc giảm chi phí thẩm định thông qua việc bố trí công tác thẩm định một cách hợp lý chẳng hạn như: kết hợp thẩm định nhiều dự án đầu tư có địa điểm gần nhau, tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy tránh việc đi lại nhiều làn không cần thiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cán bộ thẩm định tránh sự trùng lặp, gây lãng phí nguồn lực….

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

3.3.2.1.Hạn chế

a) Về tính khoa học trong quản lý

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 15

Ở một số chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn để xảy ra việc sai sót trong khâu thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư. Ngân hàng đã không thẩm định năng lực kinh doanh của khách hàng: khách hàng không có năng lực thi công, không có đủ điều kiện vay, không có bảo đảm bằng tài sản nhưng vẫn quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Trong lĩnh vực cho vay xây lắp, nhiều chi nhánh khi quyết định cho vay không nắm được thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thông tin trên các báo cáo tài chính của khách hàng thể hiện doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng thực chất lại lỗ nghiêm trọng do hạch toán “treo” trên các tài khoản phải thu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước hay tạm ứng. Đã không ít trường hợp doanh nghiệp bắt đầu lỗ hoặc đã lỗ triền miên nhưng chi nhánh vẫn quyết định cho vay với quy mô mở rộng, năm sau cao hơn năm trước, cho vay không có tài sản đảm bảo.

117

Tại một số Chi nhánh, phòng thẩm định và quản lý tín dụng chỉ có vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc ra quyết định tín dụng đối với các dự án lớn và tư vấn đầu tư cho khách hàng tức là chỉ được phân công chứ phân quyền và phân nhiệm rất hạn chế. Trong mô hình này, phòng thẩm định thuộc khối đơn vị hỗ trợ (không trực tiếp kinh doanh). Khối các phòng tín dụng là nơi nhận hồ sơ xin vay và giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nếu các hồ sơ xin vay có vốn vay lớn hơn một mức nhất định (20 tỷ đồng chẳng hạn) hoặc thời hạn vay dài (trên 10 năm) thì được chuyển sang phòng thẩm định của Hội sở chính. Phòng thẩm định sẽ nghiên cứu, phân tích hồ sơ, cho ý kiến tham mưu trình Ban giám đốc quyết định cho vay hay không. Nếu có cho vay, phòng tín dụng tiến hành giải ngân và theo dõi tiến độ thực hiện. Sau khi dự án kết thúc, phòng thẩm định thu thập số liệu được theo dõi từ phòng tín dụng để có tư liệu về tỷ suất đầu tư, lợi nhuận của dự án… làm tài liệu để tham khảo. Cách thức phân chia nhiệm vụ giữa các phòng như trên dựa theo quy trình cho vay: phân tách bộ phận trực tiếp giao dịch với bộ phận thẩm định dự án đầu tư, hai bộ phận này đều có nhiệm vụ trợ giúp Ban giám đốc ra quyết định cho vay và theo dõi quá trình thực hiện. Ưu điểm nổi bật của nó là phân tách các công đoạn và nhiệm vụ trong quá trình cho vay, tránh những rủi ro về đạo đức khi cán bộ thẩm định có thông đồng với khách hàng, cố ý làm sai lệch kết quả đánh giá về dự án.

Tuy nhiên, cách phân công này vẫn có tính chất quản lý hệ thống hơn là chuyên môn hóa theo định hướng thị trường. Chính vì vậy mà nó có một số hạn chế sau:

- Thứ nhất, việc không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sẽ hạn chế những quan sát thực tiễn và nhận định trực quan của cán bộ thẩm định về khách hàng và dự án. Ở cách phân chia nhiệm vụ trên, phòng thẩm định chỉ đánh giá dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp, vì vậy khó tránh khỏi chủ quan, giấy tờ, không sát với tình hình thực tế của các doanh nghiệp.

- Thứ hai, khi phòng tín dụng nhận hồ sơ và theo dõi dự án, phòng thẩm định đánh giá dự án có thể nảy sinh các nhận định ngược chiều. Mâu thuẫn về nhận định nảy sinh do phòng tín dụng giao dịch thực tế với khách hàng, có thể đánh giá khác so với kết luận của phòng thẩm định rút ra từ việc phân tích các hồ sơ, giấy tờ được chuyển đến.

- Thứ ba, phòng thẩm định chỉ có chức năng tham mưu chứ không có chức năng quyết định tín dụng ở một mức cụ thể nào. Trong khi đó, cán bộ thẩm định với kiến thức và kinh nghiệm của mình rất am hiểu về ngành nghề mà mình phụ trách,

118

nếu được trực tiếp gặp gỡ khách hàng, hoàn toàn có khả năng đưa ra phán quyết tín dụng ở một mức độ nào đó.

- Thứ tư, một dự án lớn về bản chất có thể có quy mô lớn hơn hoặc thời gian dài hơn mức quy định phải chuyển đến phòng thẩm định song nếu được chia nhỏ thành nhiều dự án thì lại thuộc thẩm quyền thẩm định và quyết định của phòng tín dụng. Khi đó mức quy định số vốn trên 20 tỷ hay thời gian vay trên 10 năm sẽ trở nên hình thức. Ngân hàng khó theo dõi tình hình tổng thể của dự án lớn ban đầu.

Việc trao quyền quyết định ở một mức nhất định sẽ khai thác được năng lực và tính chủ động, sáng tạo của cán bộ thẩm định. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng đều có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng, chỉ có một số Ngân hàng là tổ chức theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Ưu điểm của mô hình này là cán bộ tín dụng vừa có chức năng thẩm định vừa được quyền quyết định tín dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm theo với phân công đồng thời cũng chịu trách nhiệm lớn hơn về các khoản tín dụng do mình phụ trách. Tuy nhiên, việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có một số hạn chế. Một là, cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào. Hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt chẽ đẫn đến việc cán bộ thỏa hiệp với khách hàng để tư lợi, và nếu quá chặt thì lại không đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng (như trên đã phân tích kỹ vào 2 hạn chế đầu tiên). Ba là, một cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả các công việc: tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng, kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và thực tiễn, thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án đầu tư, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ đúng hạn…. Thực hiện xong và chính xác các khâu trong công việc đó phải mất một khoảng thời gian trung bình từ 20/30 ngày đối với các dự án nhóm A, từ 15-20 ngày đối với dự án nhóm B. Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn càng rải rác thì khối lượng công việc càng lớn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sẽ căng thẳng đối với cán bộ tín dụng, họ phải làm thêm công việc tại nhà hoặc phải bỏ bớt các công việc hoặc thực hiện qua loa có tính hình thức. Tính đại khái của người Việt Nam nói chung và của các Ngân hàng nói riêng trong cơ chế cũ chưa mất đi, nay lại có cơ hội tái hiện.

119

b) Về kỹ thuật thẩm định

Kỹ thuật thẩm định hiện nay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại trong việc thẩm định tài chính dự án đầu tư:

Về các chỉ tiêu tài chính dự án: Khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, nhiều chi nhánh ngân hàng còn chưa áp dụng nhất quán các chỉ tiêu quan trọng như: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ số doanh lợi (PI), thời gian hoàn vốn (PP). Bốn chỉ tiêu này thường xuyên được sử dụng và là sự lựa chọn của nhiều cán bộ thẩm định tại các NHTM Việt Nam cũng như các NHTM trên thế giới. Trong khi tính chỉ tiêu NPV, để đảm bảo an toàn khả năng đúng hạn của dự án chúng ta nên tính thêm NPV với thời gian bằng thời gian vay vốn của Ngân hàng vì thời gian cho vay của các ngân hàng là có hạn và thường ngắn hơn nhiều so với tuổi đời của dự án đầu tư hoặc giấy phép đầu tư. Trong trường hợp NPV bị âm thì dự án không có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy chủ đầu tư phải giải trình dùng các nguốn vốn khác để bù đắp trả nợ. Chẳng hạn, đối với dự án Đầu tư mua tàu vận chuyển container KEDAH” và dự án “Mua 20 đầu máy D19Ethì cán bộ thẩm định tính toán ba chỉ tiêu NPV, IRR, PP. Đối với dự án Đầu tư mua sắm phương tiện phục vụ SXKD” của Công ty TNHH xây dựng thương mại & dịch vụ Việt Hưng thì cán bộ thẩm định lại tính toán bốn chỉ tiêu là NPV, IRR, BCR, PP. Còn đối với dự án “Khai thác mỏ vàng gốc Tân Kimcủa HTX Hải Long thì lại chỉ tính toán hai chỉ tiêu NPV và IRR. Như vậy thể hiện rõ ràng là không có sự nhát quán trong cách lựa chọn chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư bởi vì việc lựa chọn chỉ tiêu khác nhau sẽ cho ta kết quả lựa chọn dự án sẽ khác nhau.

Về dòng tiền của dự án: dòng tiền của dự án bao gồm hai bộ phận là dòng tiền đầu tư (dòng chi phí) và dòng hoạt động (dòng doanh thu). Cả hai dòng tiền này các cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xác định đều thiếu nhất quán và chưa chính xác. Về dòng tiền đầu tư vào dự án gồm có đầu tư vào TSCĐ và vào vốn lưu động ròng. Chẳng hạn, đối với dự án “Mua 20 đầu máy D19E” do thời gian hoạt động của dự án là 15 năm trong khi thời gian khấu hao chỉ có 10 năm – vượt quá thời gian sử dụng của dự án nên trong quá trình hoạt động, tổng công ty sẽ phải sửa chữa lớn, nâng cấp nhiều hơn vào năm thứ 10 để đảm bảo từ năm thứ 11 đến năm thứ 15 dự án vẫn đạt 100% công suất thiết kế. Việc xác định tổng mức vốn đầu tư không đầy đủ, thiếu phần vốn đầu tư bổ sung này dẫn đến trong kết quả thẩm định dự án đã bỏ sót dòng tiền đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị

120

vào năm thứ 10 của dự án và kết quả thẩm định của Vietinbank đã bỏ qua dòng đầu tư vào vốn lưu động ròng của dự án. Về dòng tiền hoạt động của dự án, như đã trình bày ở trên, vấn đề mà các NHTM quan tâm hàng đầu trong thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là khả năng trả nợ gồm cả gốc và lãi của dự án. Nếu bỏ qua vấn đề đạo đức của người vay thì quyền thu nợ của Ngân hàng được ưu tiên trước quyền thu hồi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy, Ngân hàng xem xét dự án trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư, tức là dòng tiền đầu tư bao gồm cả vốn chủ sở hữu, vốn vay Ngân hàng và và các nguồn khác nếu có. Với quan điểm tổng mức vốn đầu tư, dòng tiền hoạt động của dự án bao gồm toàn bộ nguồn có thể dùng để trả nợ Ngân hàng bao gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao và lãi vay nhập gốc trong thời gian ân hạn. Trong thẩm định dự án “Mua 20 đầu máy D19E” việc tính toán dòng tiền của dự án thiếu sự thống nhất: dòng tiền đầu tư được tính toán bao gồm cả phần vốn chủ sở hữu và vốn vay Ngân hàng (tổng là 238 tỷ đồng cho cả 20 đầu máy không tính vốn dự phòng) trong khi đó dòng tiền hoạt động hàng năm lại không tính đến lãi vay vốn lưu động và thu hồi vốn lưu động ròng. Việc tính toán thiếu nhất quán như trên đây dẫn đến không phản ánh chính xác dòng tiền của dự án cũng như các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án.

Về lãi suất chiết khấu: việc xác định tỷ lệ chiết khấu luôn là vấn đề khó khăn nhất trong thẩm định tài chính dự án đầu tư của các NHTM ở Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng. Tỷ lệ chiết khấu như đã trình bày ở chương cơ sở lý luận thể hiện mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án đầu tư. Đối với các dự án đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay Ngân hàng, thì thông thường nhiều cán bộ Ngân hàng lựa chọn mức lãi suất chiết khấu đúng bằng lãi suất vay Ngân hàng. Còn nếu vay bằng nhiều nguồn có lãi suất khác nhau thì lãi suất chiết khấu được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vốn đầu tư tham gia vào dự án bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay Ngân hàng thì việc xác định theo phương pháp bình quân như trên sẽ đưa tới một kết quả không hợp lý và thường là một mức lãi suất chiết khấu sẽ thấp hơn lãi suất Ngân hàng.

c) Về nội dung thẩm định

Các nội dung thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng hiện nay trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa được

121

thực hiện thống nhất. Kết quả thẩm định của các chi nhánh thường quá sơ sài, nhiều trường hợp còn bị động, sao chép từ chính dự án của khách hàng, thậm chí một số trường hợp số liệu tính toán trong thẩm định tài chính dự án đầu tư còn chưa thống nhất. Đối với hầu hết các dự án do Hội sở chính tái thẩm định, nhiều nội dung các phòng tín dụng Hội sở chính phải thực hiện lại từ đầu hoặc yêu cầu chi nhánh phải thẩm định bổ sung. Điều này vừa làm chậm tiến độ xử lý công việc, vừa tốn kém, tạo ra sự khó chịu cho khách hàng vì phải bổ sung giấy tờ, thủ tục và trong nhiều trường hợp làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra do phương pháp thẩm định cũng như cách tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án chưa chính xác và chưa nhất quán trong toàn hệ thống nên trong nhiều trường hợp kết luận của các chi nhánh là khác nhau, do đó quyết định cho vay cũng khác nhau. Có nhiều trường hợp cùng một dự án đầu tư thì chi nhánh này từ chối cho vay nhưng chi nhánh khác lại đồng ý cho vay. Chẳng hạn, đối với dự án “Mua 20 đầu máy D19E” việc xin vay vốn của tổng công ty đường sắt Việt Nam đầu tiên là từ Sở giao dịch I của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và tại đây các cán bộ thẩm định tại phòng khách hàng 1 thực hiện thẩm định rất sơ sài, hầu như các nội dung thẩm định về khách hàng, về dự án đầu tư cũng như biện pháp bảo đảm tiền vay đều sao chép y hệt lại từ báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam sau đó đệ trình luôn lên Hội sở chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và tại đây phòng kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng lại phải thẩm định lại và đưa ra kết quả các chỉ tiêu thẩm định tài chính khác với kết quả của Sở giao dịch I. Còn đối với dự án “Khai thác mỏ vàng gốc Tân Kim ” của HTX Hải Long thì các cán bộ thẩm định của chi nhánh Thái Nguyên thực hiện thẩm định rất sơ sài , ngay cả nội dung thẩm định trên các phương diện tài chính, thị trường, kỹ thuật, pháp lý, tài sản đảm bảo đều chưa cụ thể chi tiết, hay là chưa có kế hoạch trả nợ gốc và lãi NH trong 10 năm từ 2010 – 2020 thế mà Ngân hàng lại đồng ý xét duyệt cho vay.

3.3.2.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan

Công tác tổ chức thẩm định chưa thực sự hợp lý: do chưa có sự chuyên môn hóa, tách rời chức năng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định dự án đầu tư nói riêng với chức năng quản lý tín dụng nên chất lượng công tác thẩm định chưa cao. Nhiều dự án vừa và nhỏ thì cán bộ tín dụng đồng thời làm nhiệm vụ theo dõi và quản lý khoản vay nên thời gian bố trí cho thẩm định nhiều khi không hợp lý. Thêm

122

vào đó, yêu cầu về trình độ của công tác thẩm định và theo dõi quản lý khoản cho vay là khác nhau. Các cán bộ thẩm định dự án đầu tư không chỉ phải là người có hiểu biết sâu về nghiệp vụ Ngân hàng mà còn phải là người rất am hiểu về các ngành kỹ thuật – điều này rất thiếu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Mặt khác, như đã trình bày ở trên, hiện nay hầu hết các dự án đầu tư do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tái thẩm định đều do phòng khách hàng lớn thực hiện. Việc phân công cán bộ tín dụng phụ trách một số chi nhánh và thẩm định các dự án do chi nhánh trình thay vì chuyên môn hóa theo ngành kinh tế - kỹ thuật là chưa hợp lý, bởi lẽ công tác thẩm định đòi hỏi ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong ngành Ngân hàng còn cần có kiến thức và kinh nghiệm nhất định về chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật. Trong khi phòng khách hàng lớn vừa đảm trách nhiệm vụ cho vay vừa thẩm định một số khách hàng nhất định đã phần nào giảm bớt được những hạn chế nêu trên.

Chưa nhận thức đúng về vai trò của cống tác thẩm định dự án đầu tư: Tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn chưa được đánh giá đúng trong tư tưởng của cả lãnh đạo Ngân hàng và các cán bộ thẩm định. Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư còn được đặt sau các điều kiện về tài sản đảm bảo, quan hệ hợp tác lâu dài và các chương trình chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt tuy đã cổ phần hóa nhưng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn phải có nghĩa vụ xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của Nhà nước giao. Trước khi dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng thì thường được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã thẩm định và phê duyệt. Hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam bị chi phối bởi nhiều cơ quan Chính phủ, NHNN, Bộ tài chính do đó tính độc lập của Ngân hàng bị hạn chế. Các quyết định cho vay của Ngân hàng bị chi phối nhiều theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Do vậy, với nhiều dự án việc thẩm định tài chính chỉ mang tính hình thức, các áp lực đôi khi quyết định tính khả thi của dự án. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội đôi khi được Chính phủ chỉ định là mang tính quyết định đối với việc tài trợ dự án. Bên cạnh đó, quan hệ tín dụng lâu dài cũng đang ảnh hưởng đến quyết định tài trợ mạnh mẽ hơn cả kết quả thẩm định tài chính dự án. Vẫn biết rằng, với các khách hàng truyền thống đã hợp tác tốt đẹp với Ngân hàng và Ngân hàng cũng đã hiểu rõ về khách hàng nên có lợi thế giảm thiểu rủi ro về mặt đạo đức. Nhưng mối quan hệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022