Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Khám Phá (Efa) Lần 1 – Đánh Giá Sơ Bộ Thang



CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn, thông tin mẫu nghiên cứu và kiểm định t và ANOVA cho các biến định tính. Kết quả nghiên cứu của đề tài trong chương 3 bao gồm (1) Đặc điểm mẫu khảo sát; (2) Phân tích nhân tố EFA lần 1; (3) Kiểm định mô hình đo lường; (4) Phân tích nhân tố EFA lần 2; (5) Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động, (6) Kiểm định T-test, ANOVA và Kruskal – Wallis; (7) Phân tích hồi quy. Phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20 được sử dụng như là công cụ chính để thực hiện các phân tích.

3.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát.

Có 330 bảng câu hỏi được tác giả phát ra và thu về được 290 bảng. Sau khi loại đi những bảng không đạt yêu cầu do học viên không điền đầy đủ thông tin, tác giả có 272 bảng trả lời có thể tiến hành nhập liệu. Trong 272 người trả lời hợp lệ này thì có 116 nam chiếm 43% và 156 nữ chiếm 57%. Đồng thời qua số liệu cũng cho thấy tỷ lệ người trả lời dưới 35 tuổi chiếm đa số 97%; cụ thể là có 88 người trả lời dưới 25 tuổi chiếm 32%; 176 người trả lời từ 25 đến 35 tuổi chiếm 65% và 8 người trả lời trên 35 tuổi chiếm 3%. Xét về thu nhập, có 66 người có thu nhập dưới 5 triệu chiếm 24%; 153 người có thu nhập từ 5 đến 10 triệu chiếm 56%; 43 người có thu nhập từ 10 đến 18 triệu chiếm 16% và 10 người có thu nhập trên 18 triệu chiếm 4%. Mẫu nghiên cứu cũng cho thấy người trả lời làm việc cho công ty cổ phần chiếm nhiều nhất 85 người (31%), kế đến là công ty tư nhân 50 người (18%); công ty 100% NN 47 người (17%); công ty TNHH 44 người (16%); doanh nghiệp

nhà nước 41 người (15%).

Đặc biệt mẫu này khảo sát các khách hàng đang giao dịch với ngân hàng tại Tp. HCM với 10 ngân hàng khác nhau. Trong đó, thương hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất là Vietcombank (26%); tiếp theo là ACB (12%), Argribank (11%) và Vietinbank (10%) và ngân hàng có tỷ lệ thấp nhất là ANZ (0.36%), tiếp theo là HSBC và SCB với tỷ lệ là 2% (xem bảng 3.1)



Bảng 3.1: Đặc điểm của mẫu khảo sát



Nam


Nữ


Tổng


Đặc điểm

N =

116

%

N =

156

%

N =

272

%

Độ tuổi







Đến 25

23

20%

65

42%

88

32%

Trên 25 đến 35

86

74%

90

58%

176

65%

Trên 35

7

6%

1

1%

8

3%

Thu nhập hàng tháng







(triệu đồng)







Đến 5

18

16%

48

31%

66

24%

Trên 5 đến 10

65

56%

88

56%

153

56%

Trên 10 đến 18

28

24%

15

10%

43

16%

Trên 18

5

4%

5

3%

10

4%

Loại hình công ty







Doanh nghiệp nhà nước

20

17%

21

13%

41

15%

Công ty cổ phần

39

34%

46

29%

85

31%

Công ty TNHH

14

12%

30

19%

44

16%

Công ty tư nhân

24

21%

26

17%

50

18%

Công ty 100% NN

18

16%

29

19%

47

17%

Công ty liên doanh

1

1%

4

3%

5

2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các yếu tố lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh - 6

Ngân hàng giao dịch thường xuyên nhất

Vietcombank

32

28%

38

24%

70

26%

Agribank

14

12%

15

10%

29

11%

Vietinbank

10

9%

17

11%

27

10%

BIDV

8

7%

14

9%

22

8%

ACB

13

11%

20

13%

33

12%

Sacombank

8

7%

10

6%

18

7%

SCB

1

1%

4

3%

5

2%

Techcombank

8

7%

6

4%

14

5%

ANZ

0

0%

1

1%

1

0%

HSBC

2

2%

4

3%

6

2%

Ngân hàng khác

20

17%

27

17%

47

17%



3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 1 – Đánh giá sơ bộ thang

đo

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng phổ biến để đánh giá thang đo hay rút gọn một tập biến. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố được ứng dụng để tóm tắt các tập biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các khía cạnh khác nhau của các khái niệm nghiên cứu. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến một số tiêu chuẩn như sau:

Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.50 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2, trang 31). Kaiser (1974) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011, trang

397) đề nghị KMO ≥ 0.9 : rất tốt; KMO ≥ 0.8 : tốt; KMO ≥ 0.7 : được; KMO ≥ 0.6 : tạm được; KMO ≥ 0.5 : xấu; KMO < 0.5 : không thể chấp nhận được.

Thứ hai, hệ số tải là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, hệ số tải lớn hơn 0.30 được xem là đạt mức tối thiểu, hệ số tải lớn hơn 0.40 được xem là quan trọng, lớn hơn 0.50 được xem là có ý nghĩa thiết thực (Hair và cộng sự, 2010). Trong bài, tác giả chọn “Suppress absolute values less than” bằng 0.50 để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của EFA.

Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và

Thứ tư, hệ số eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (Hair và cộng sự, 2010).

Thứ năm là khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố

≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).

Tác giả sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1 được sử dụng cho phân tích nhân tố với hai nhóm biến: nhóm 40 biến quan sát và nhóm 8 biến quan sát.

Sau 11 lần phân tích nhân tố thu nhỏ dữ liệu và đánh giá sơ bộ thang đo, tác giả đã loại bỏ các biến không đáp ứng năm tiêu chuẩn của EFA nhằm đảm bảo độ



tin cậy; kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy 29 biến quan sát được nhóm thành 10 nhân tố. Trong bảng 3.2 cho thấy hệ số tải của các biến đều lớn hơn 0.50 nên các biến quan sát đều quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với nhân tố.

Bảng 3.2: Kết quả EFA thang đo các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân (lần 1)

Biến quan sát

Các nhân tố

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TC4

.764









.242

TC2

.757


.324




TC3

.751


.249




AT4

.620



.310



TC1

.573

.212

.251

.234

.214


KM2


.880









KM3


.865


KM1

.259

.704


KM4


.630

.293

TH5



.872








TH4

.816

.218


TH6

.785


.213

CG2

.295



.803







CG1



.800

CG3


.201

.777

AT1





.830






AT2

.221



.813

AT3

.213

.235

.205

.731

TT2






.892





TT1

.302



.759

TT3


.242

.210

.580

AH2







.898




AH1

.878

TH3








.872



TH2

.802

TT6









.769


TT5

.760

DV6










.773

DV7

.222

.712



Với giả thuyết H0 đặt ra trong phân tích này là không có mối tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố (xem Phụ lục 3) cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (vì Sig =.000), do vậy các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau, đồng thời hệ số KMO bằng 0.819 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là phù hợp.

Tổng phương sai trích được bằng 71.308% cho biết 10 nhân tố vừa rút ra giải thích được 72.458% biến thiên của tập dữ liệu, còn lại 27.542% sự thay đổi của tập dữ liệu là do các nhân tố khác chưa xem xét trong đề tài; do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được với giá trị eigenvalue thấp nhất = 1.002.

Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là nếu như các biến quan sát được trích vào các nhân tố 2 (Tiếp thị khuyến mãi), nhân tố 4 (Cảm giác an toàn), nhân tố 6 (Sự thuận tiện), nhân tố 7 (Ảnh hưởng người khác), nhân tố 10 (Dịch vụ cung ứng) không thay đổi so với thang đo lý thuyết trước khi EFA, thì đã có điều chỉnh các thang còn lại (Lợi ích tài chính, Sự thu hút và Dịch vụ ATM), cụ thể là:

- Biến AT4 của thang đo “Dịch vụ ATM” chuyển sang thang đo “Lợi ích tài chính”. Điều này cho thấy khách hàng xem “AT4 - ATM có thể giao dịch nội mạng & ngoại mạng không tốn phí” mang lại lợi ích tài chính cho khách hàng.

- Thang đo “Sự thu hút” bị tách ra làm hai nhân tố 3 và nhân tố 8. Điều này cho thấy thang đo “Sự thu hút” trong điều kiện tại Tp. HCM phải được bao gồm hai thang đo khác biệt, để tên các nhân tố phù hợp hơn với nội dung của các biến quan sát, tác giả đã đặt lại tên cho nhân tố 3 và nhân tố 8 tương ứng là “Thái độ của nhân viên” và “Hình ảnh của ngân hàng”

Bảng 3.3: Kết quả EFA quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng


Biến quan sát

Các nhân tố

Biến quan sát

Các nhân tố

1

2

1

2

QD4

.816


QD1

.581


QD5

.706


QD6


.812

QD3

.678


QD2


.796

QD8

.623


QD7


.643



Tương tự, kết quả EFA thang đo quyết định tiêu lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Tp. HCM được thể hiện trong bảng 3.3 cho thấy chỉ số KMO = 0.7 và Sig. = 0.000, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp với EFA. Tuy nhiên, thang đo “quyết định lựa chọn” bị chia thành hai nhân tố với phương sai trích = 51.875% và eigenvalue thấp nhất = 1.721. Tác giả sẽ đánh giá lại các thang đo bằng kiểm định Cronbach alpha trước khi đưa ra hiệu chỉnh cuối cùng cho mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đề xuất ở chương 1.

3.3. Kết quả của kiểm định thang đo

Sau khi chạy phân tích nhân tố để đánh giá sơ bộ thang đo và rút ra được 10 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng và 2 nhân tố quyết định lựa chọn, trong mục này các thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này tiếp tục giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 25). Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh đang nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Trong đề tài này, tác giả tham khảo các biến quan sát và các nhân tố từ các nghiên cứu trước đây. Từ đó, tác giả đã điều chỉnh các biến quan sát thông qua nghiên cứu định tính nhằm khám phá, hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát vào các thang đo cho phù hợp với thị trường Việt Nam là việc làm tương đối mới, do đó với kết quả Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 là có thể chấp nhận được với điều kiện các biến có hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3 (Phụ lục 4).

Bảng 3.4 - Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép, trừ thang đo của nhân tố 9 và nhân tố 10 có Cronbach Alpha < 0.6 nên thang đo này không đạt độ tin cậy cho phép, bị loại ra. Do tác giả đã bỏ nhân tố 9 và nhân tố 10 cùng với các biến quan sát TT5, TT6, DV6



và DV7 nên tác giả phải sử dụng phân tích nhân tố EFA lần 2 để kiểm tra các thang đo đạt độ tin cậy trên có tách thành những nhân tố mới hay bị loại bỏ ra hay không. Điều này sẽ đánh giá chính xác hơn thang đo, đồng thời loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu, mục đích làm cho các thang đo đảm bảo tính đồng nhất.


Bảng 3.4: Kết quả của kiểm định độ tin cậy của thang đo


Tương quan


Cronbach

Biến quan sát/ Nhân tố

biến tổng

Alpha nếu loại

TC1

0.585

0.808

TC2

0.694

0.78

TC3

0.696

0.778

TC4

0.629

0.799

AT4

0.56

0.816

Cronbach Alpha = 0.830



Nhân tố 2 – Tiếp thị khuyến mãi

KM1


0.581


0.788

KM2

0.768

0.699

KM3

0.74

0.71

KM4

0.46

0.844

Cronbach Alpha = 0.813



Nhân tố 3 – Thái độ của nhân viên

TH4


0.682


0.796

TH5

0.785

0.695

TH6

0.644

0.832

Cronbach Alpha = 0.839



Nhân tố 4 - Cảm giác an toàn

CG1


0.731


0.756

CG2

0.702

0.785

CG3

0.691

0.793

Cronbach Alpha = 0.841



Nhân tố 5 – Dịch vụ ATM

AT1


0.68


0.771

AT2

0.746

0.704

AT3

0.638

0.81

Cronbach Alpha = 0.829



biến Nhân tố 1 – Lợi ích tài chính


Nhân tố 6 – Sự thuận tiện

TT1


0.56


0.6

TT2

0.713

0.4

TT3

0.368

0.82

Cronbach Alpha = 0.717



Nhân tố 7 - Ảnh hưởng người khác

AH1


0.652


.

AH2

0.652

.

Cronbach Alpha = 0.785



Nhân tố 8 – Hình ảnh ngân hàng

TH2


0.531


.

TH3

0.531

.

Cronbach Alpha = 0.693



Nhân tố 9

TT5


0.4


.

TT6

0.4

.

Cronbach Alpha = 0.571



Nhân tố 10 – Dịch vụ cung ứng

DV6


0.316


.

DV7

0.316

.

Cronbach Alpha = 0.478




Nhân tố “quyết định lựa chọn” 1

QD8


0.396


0.696

QD1

0.382

0.701

QD3

0.46

0.671

QD4

0.628

0.604

QD5

0.508

0.65

Cronbach Alpha = 0.714



Nhân tố “quyết định lựa chọn” 2

QD2


0.479


0.463

QD6

0.484

0.446

QD7

0.345

0.637

Cronbach Alpha = 0.622



3.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 2

Kết quả phân tích nhân tố khám phá trong bảng 3.5 cho thấy có 25 biến quan sát được nhóm thành 8 nhân tố, đồng thời hệ số tải đều lớn hơn 0.50 nên các biến quan sát đều quan trọng trong nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023