- Do năng lực và trình độ, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng yếu kém dẫn đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn, từ đó làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn.
- Thông tin về khoản vay thu thập không đầy đủ dẫn đến cho vay sai mục đích, không phân tích rõ môi trường kinh doanh của khách hàng, nguồn thu nhập, tài sản đảm bảo…
- Không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng vay, không cơ cấu khoản vay cho phù hợp với luồng tiền của họ.
- Quy trình tín dụng không đầy đủ và chặt chẽ, để sơ hở các yếu tố pháp lý trên hợp đồng vay gây bất lợi cho ngân hàng.
- Sự gian lận của nhân viên tín dụng, thông đồng với khách hàng.
- Quản lý khoản cho vay kém, không thường xuyên kiểm tra, giám sát, từ đó không phát hiện kịp thời những dấu hiệu có vấn đề.
1.2.2 KSNB quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Tầm quan trọng của KSNB trong quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng trong ngân hàng tuy nhiên nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, dễ gây ra những tổn thất cho chính ngân hàng.
Rủi ro cho vay làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây ra những khó khăn trong việc thanh toán, chi trả cho người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản ngân hàng. Không một ngân hàng nào muốn rơi vào một trong những trường hợp trên, vì vậy mà kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay thực sự là rất cần thiết đối với các ngân hàng thương mại.
Kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay giúp ngân hàng ngăn ngừa và hạn chế được các trường hợp khách hàng giả mạo hồ sơ vay vốn, sử dụng vốn kinh doanh sai mục đích, cố tình gian lận, trốn nợ…phát hiện kịp thời bất cứ sự sụt giảm chất
lượng tín dụng nào để sớm có thể đưa ra những biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời và hợp lý.
Việc kiểm soát nội bộ thường xuyên không những giúp ngân hàng sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường khi cho vay mà còn giúp ngân hàng sớm nắm bắt được các nhu cầu mới của khách hàng để từ đó sớm phát triển thêm các cơ hội kinh doanh mới. Bên cạnh đó, việc kiểm soát nội bộ thường xuyên sẽ phát hiện ra những yếu kém, những sơ hở còn tồn tại trong quy trình cho vay để từ đó có hướng khắc phục, bổ sung và hoàn thiện quy trình cho vay đối với khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng và uy tín của ngân hàng.
1.2.2.2 Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân
Quy trình kiểm soát hoat động này chia thành 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Kiểm soát trước khi cho vay
Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm công tác kiểm tra thẩm định và kiểm soát hồ sơ, văn bản.
Công tác thẩm định: đây là một bước tiền đề và quan trọng trong quy trình tín dụng tại ngân hàng để đưa ra một quyết định cho vay đúng đắn và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Để thực hiện tốt bước này, các công việc cần thực hiện, đó là:
- Thẩm định năng lực pháp lý, năng lực dân sự của khách hàng.
- Thẩm định về khả năng trả nợ của khách hàng bằng cách:
+ đánh giá mức độ tin cậy của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, thẩm định chi phí sử dụng vốn để từ đó ngân hàng có cơ sở đánh giá rủi ro tín dụng và quyết định cho vay.
+ kiểm soát hợp đồng, văn bản: sau khi hợp đồng tín dụng được soạn thảo xong sẽ chuyển cho Phụ trách bộ phận có liên quan kiểm soát lại nội dung hợp đồng, các văn bản và ký nháy vào cuối của mỗi trang tài liệu.
Giai đoạn 2: Kiểm soát trong khi cho vay
Trong khi cho vay, kiểm tra kiểm soát các chứng từ giải ngân, hồ sơ giải ngân, kiểm tra xem khách hàng đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện hay chưa, kiểm tra việc phát
tiền vay. Nếu phát hiện thấy khách hàng chưa đáp ứng được các điều kiện cần thiết thì cán bộ tín dụng báo lại với khách hàng để tìm ra giải pháp.
Giai đoạn 3: Kiểm soát sau khi cho vay
Kiểm soát sau khi cho vay bao gồm các công việc sau:
- Kiểm tra tình hình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không…thông qua kiểm tra các chứng từ, sổ sách, kiểm tra thực địa để biết tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Kiểm tra tình hình trả nợ và quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, theo dõi xem khách hàng có trả nợ đúng kỳ hạn hay không, mức sử dụng vốn vay so với dự kiến.
- Kiểm tra tài sản bảo đảm: công việc này được thực hiện ít nhất 2 lần trong 1 năm hoặc theo quy định của ngân hàng. Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, kiểm kê hoặc định giá lại tài sản bảo đảm (nếu cần thiết). Việc kiểm tra tài sản bảo đảm sẽ hạn chế được rủi ro và làm giảm nhẹ tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
-Môi trường kinh tế vĩ mô: Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất có hiệu quả, đáp ứng việc thanh toán nợ đúng hạn, giúp công tác kiểm soát thuận lợi. Các chính sách của chính phủ cũng như mức lạm phát trên thị trường sẽ khuyến khích hoặc hạn chế đến việc đưa ra các quyết định về chính sách cho vay, xác định mức lãi suất cho vay của các ngân hàng.
-Môi trường pháp lý: công tác KSNB hoạt động cho vay chịu ảnh hưởng từ các quy định pháp lý của NHNN ban hành. Một môi trường pháp lý chặt chẽ sẽ tác động tích cực đến việc kiểm soát hoạt động cho vay và ngược lại.
-Môi trường tự nhiên: việc thu hồi vốn của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp gặp khó khăn bởi các điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các thiên tai như bão, lũ lụt,hạn hán,
sâu bệnh…thường xuyên diễn ra. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng cũng như ngân hàng do đó mà công tác thu hồi nợ sẽ gặp khó khăn.
-Môi trường công nghệ: các trang thiết bị, công nghệ thông tin thực sự là rất cần thiết đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và đối với công tác KSNB nói riêng. Hệ thống trang thiết bị, công nghệ thông tin tốt sẽ làm cho công tác giao dịch của ngân hàng diễn ra nhanh chóng, nắm bắt được tình hình của khách hàng, xử lý các nghiệp vụ kịp thời và góp phần hạn chế được các rủi ro.
-Các chính sách, chiến lược của lãnh đạo ngân hàng: việc kiểm soát hoạt động cho vay phải dựa trên các chính sách cho vay của ngân hàng thương mại nói chung và của chính ngân hàng đó nói riêng. Một chính sách cho vay hợp lý và đúng đắn không những giúp các cán bộ tín dụng thấu hiểu và thực hiện tốt mà còn làm giảm các sơ hở, rủi ro trong quá trình cho vay.
-Năng lực và phẩm chất của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng: Đối với hoạt động kiểm soát nội bộ không những cần những nhân viên có đủ trình độ để phân tích, đánh giá, kiểm soát mà còn cần cả phẩm chất đạo đức tốt, trung thực trong công việc. Một cán bộ tín dụng có niềm đam mê với công việc, trung thực trong công việc song trình độ chuyên môn lại yếu kém có thể dẫn đến tình trạng phân tích, thẩm định, đánh giá sai về khách hàng, dẫn đến cho vay sai đối tượng hay không cho vay đối với các khách hàng có đủ điều kiện. Điều này làm ảnh hưởng đến công tác cho vay, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, đối với một cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ song ý thức lại kém, hám danh lợi lại càng nguy hiểm hơn đối với công tác kiểm soát nội bộ, dễ dàng cấu kết với bên ngoài, làm sai lệch thông tin tín dụng, thông tin khách hàng, lợi dụng những kẽ hở để tìm cách trục lợi cho bản thân, gây thâm hụt đối với ngân hàng. Năng lực ở đây còn đề cập đến cả cấp quản lý của ngân hàng, sự quản lý trong ngân hàng, đưa ra các chính sách, quyết định có thực sự hiệu quả hay không, có khuyến khích được nhân viên phát huy hết tinh thần trách nhiệm của bản thân trong công việc hay không, việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp với mỗi nhân viên…đó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm soát nội bộ.
-Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: một ngân hàng thương mại sẽ kiểm soát tốt hoạt động cho vay nếu chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được quy định cụ thể và phù hợp, các bộ phận liên quan đến hoạt động cho vay, kiểm tra, giám sát không bị chồng chéo trách nhiệm.
-Sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác: ngoài các ngân hàng thương mại vẫn có rất nhiều các tổ chức, công ty tài chính khác thực hiện hoạt động cho khách hàng vay vốn cũng như thu hút nguồn vốn gửi vào của ngân hàng. Để có thể cạnh tranh trong hoạt động cho vay cũng như đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng thì công tác kiểm soát nội bộ rất cần được chú trọng.
-Khách hàng: Điều quan trọng ở khách hàng không chỉ là trình độ mà bao gồm cả sự trung thực, ngay thẳng. Nếu một khách hàng có năng lực trình độ giỏi, hiểu biết các lĩnh vực kinh doanh, pháp lý; có khả năng kinh doanh thì quá trình hoạt động sản xuất sẽ tạo ra lợi nhuận, có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng. Ngược lại, đối với một khách hàng hạn chế về trình độ, khả năng kinh doanh thì dễ dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả, thậm chí có thể dẫn đến phá sản, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát cho vay. Đối với những khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo để chiếm tiền vay thì hoạt động kiểm soát của ngân hàng thực sự gặp nhiều khó khăn cho dù có cố gắng để hạn chế đi nữa cũng không thể tránh khỏi, dễ dẫn đến nhóm nợ có khả năng mất vốn.
Thông qua chương 1trình bày Cơ sở lý luận về Kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về Kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nói riêng. Hiểu được như thế nào là kiểm soát nội bộ, mục đích và các yếu tố hợp thành cũng như sự cần thiết và những hạn chế của KSNB; những khái quát về quy trình cho vay cũng như những công việc cụ thể cần thực hiện trong công tác kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân là những cơ sở, tiền đề cần thiết và hữu ích cho việc cho việc đi sâu vào đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1 Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị)
Agribank Quảng Trị tự hào là ngân hàng trực thuộc Agribank Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 86/NH-QĐ ngày 19/06/1989 với tên gọi là Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Quảng Trị và quyết định có hiệu lực từ ngày 01/07/1989. Đến năm 1996 thì được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Trị nhưng đến 26/04/2012 lại có một sự thay đổi về tên gọi cũng như hình thức pháp lý.
Theo quyết định só 214/QĐ-NHNN ký ban hành ngày 30/01/2011, Thống đốc ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển đổi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tên gọi Agribank vẫn được giữ nguyên như cũ, chỉ thay đổi hình thức pháp lý là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Kể từ 26/04/2012, theo thông báo của Chủ tịch hội đồng thành viên Agribank Việt Nam chính thức chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam( viết tắt là Agribank). Vậy nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Trị cũng đã chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Trị (viết tắt là Agribank Quảng Trị) kể từ đó đến nay.
Hiện nay, Agribank Quảng Trị có trụ sở đóng tại số 1A Lê Qúy Đôn- Thành phố Đông Hà- Tỉnh Quảng Trị. Hệ thống Agribank Quảng Trị trong toàn tỉnh gồm có 01 trung tâm Hội sở chính, 10 Chi nhánh loại III và 23 phòng giao dịch. Với đội ngũ hơn 400 cán bộ có trình độ và giàu tâm huyết, Agribank Quảng Trị đã trở thành người
bạn đồng hành tin cậycủa hơn 54.000 hộ nông dân và trên 3.000 doanh nghiệp trong tỉnh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank Quảng Trị luôn đi đầu trong nhiều công tác xã hội, tham gia các chương trình từ thiện như: quỹ Tình nghĩa, quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, quỹ Ngày vì người nghèo, quỹ Đền ơn đáp nghĩa...Mới đây, đoàn thanh niên Agribank Quảng Trị phối hợp cùng Agribank Huyện Hướng Hóa cùng Đoàn khối doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị đã tổ chức thành công chương trình” Agribank cùng đồng bào xã Húc đón xuân Ất Mùi” tại đồng bào xã Húc- một xã thuộc miền núi- huyện Hướng Hóa đã tặng hơn 40 suất quà cho các gia đình chính sách và trẻ em nghèo vượt khó…
Tuy trong hoạt động kinh doanh, Agribank Quảng Trị còn gặp nhiều khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro do điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Trị, một phần do trình độ dân trí còn thấp nhưng Agribank Quảng Trị đã gặt hái được nhiều thành tích đáng khích lệ, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.
Agribank Quảng Trị là chi nhánh loại I, hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối tài khoản riêng, là đại diện ủy quyền của Agribank Việt Nam, có quyền tự chủ theo phân cấp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank Việt Nam.
Agribank Quảng Trị có chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank Việt Nam trên địa bàn hành chính tỉnh Quảng Trị; thực hiện nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tài chính để cho vay ngắn, trung và dài hạn các thành phần kinh tế; tổ chức hạch toán, kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh theo quy định của Agribank Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Căn cứ quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về “ Quy định thành lập ngân hàng Nông nghiệp tỉnh thành phố
CÁC CHI NHÁNH LOẠI III
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
trực thuộc Trung ương” và quyết định số 160/QHNH ngày 30/07/1994 đồng thời dựa vào đặc điểm hoạt động của chi nhánh thì cơ cấu tổ chức của bộ máy ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị được tổ chức như sau:
PHÓ GIÁM ĐỐC | |||
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 1
- Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 2
- Tình Hình Dư Nợ Tại Agribank Quảng Trị Từ Năm 2012-2014
- Những Vấn Đề Liên Quan Đến Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình , Cá Nhân Tại Agribank Quảng Trị
- Đánh Giá Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Trong Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình, Cá Nhân Tại Agribank Quảng Trị
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
P. Tổ | P. Tín | P. Kế | P. Kế P. | |||||||
chức Cán bộ | Dụng | hoạch tổng hợp | toán, Dịch Ngân vụ quỹ | |||||||
P.Kinh doanh | P. Điện Toán | P.Kiểm tra và | P. Hành chính | |
NT và | KSNB | |||
TTQT |
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của chi nhánh Agribank Tỉnh Quảng Trị
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc: bao gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc
- Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng kế hoạch của Agribank Việt Nam và định hướng của Đảng và Nhà nước, là người quyết định những vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và khen thưởng, kỷ luật…là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng. Giám đốc là người ký quyết định tuyển dụng nhân viên, cử cán bộ đi học các khóa học, chỉ đạo thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và các hoạt động khác của đơn vị.
- Phó giám đốc: nhiệm vụ chính của các phó giám đốc là thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của ngân hàng khi giám đốc vắng mặt; chỉ đạo và điều hành những công việc mà giám đốc phân công, cùng với giám đốc bàn bạc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Chi nhánh theo chế độ và nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Phòng tổ chức cán bộ:
Thực hiện xây dựng các quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ
với tổ chức Đảng, Công đoàn…để chế xuất mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương, đề cử các cán bộ đi học tập và công tác, thực hiện quản lý hồ sơ của các nhân viên và cán bộ, chế độ nghỉ hưu.
- Phòng tín dụng:
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và xét duyệt cho khách hàng vay, giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo và kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn tỉnh.
- Phòng kế hoạch tổng hợp:
Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược kinh doanh và các kế hoạch, tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện cân đối nguồn vốn trong ngày, tiến hành lập báo cáo kết quả kinh doanh mỗi quý, mỗi năm.
- Phòng kế toán và ngân quỹ:
- Bộ phận kế toán: có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, quyết toán kế hoạch thu- chi tài chính, quỹ tiền lương; quản lý và sử dụngcác quỹ chuyên dùng; thực hiện thanh toán trong và ngoài nước.
- Bộ phận ngân quỹ: có nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ thu-chi tiền theo quy định của giám đốc hoặc người được ủy quyền, quản lý an toàn kho quỹ và vận chuyển tiền mặt đi đường.
- Phòng dịch vụ:
Trực tiếp triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Agribank Việt Nam; thực hiện quản lý và giám sát nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ theo quy định; tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ đồng thời giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý tranh chấp và các khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc dịa bàn quản lý.
- Phòng kinh doanh NT và TTQT:
Thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu.
- Phòng điện toán:
Xây dựng và phát triển hệ thống tin học, tổ chức đào tạo tin học, tiến hành thu
thập và chuyển số liệu thông tin, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến kế toán, thống kê phục vụ cho hoạt động của chi nhánh.
- Phòng kiểm tra và KSNB:
Thực hiện kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, tiến hành kiểm tra và giám sát việc chấp hành các quy định, kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính đồng thời giải quyết các đơn khiếu nại của chi nhánh.
- Phòng hành chính:
Thực hiện nhiệm vụ hậu cần như: hành chính, văn thư, tiếp tân, quản trị xây dựng cơ bản, quản lý nhà cửa và kho tàng, vận tải, nhà cửa…
2.1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ công nhân viên
“ Nhân sự là chìa khóa thành công cho mọi doanh nghiệp” là yếu tố then chốt trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, trong đó nhân sự là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một tổ chức. Nắm bắt được tầm quan trọng này, Agribank Quảng Trị đã luôn chú trọng đến việc đào tạo, quản lý và nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình.
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Agribank Quảng Trị qua 3 năm từ 2012- 2014
Đơn vị: người
2012 | 2013 | 2014 | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
TỔNG SỐ | 390 | 100 | 392 | 100 | 388 | 100 |
Theo trình độ học vấn | ||||||
Tiến sỹ | 1 | 0,26 | 1 | 0,26 | 1 | 0,26 |
Thạc sỹ | 6 | 1,54 | 7 | 1,78 | 10 | 2,57 |
Đại học | 318 | 81,54 | 320 | 81,63 | 315 | 81,18 |
Cao đẳng, trung cấp | 65 | 16,66 | 64 | 16,33 | 62 | 15,98 |
Theo giới tính | ||||||
Nam | 214 | 54,87 | 214 | 54,6 | 214 | 55,15 |
Nữ | 176 | 45,13 | 178 | 45,4 | 174 | 44,85 |
( Nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ)
Nhìn chung qua 3 năm từ 2012 đến 2014, tình hình nhận sự tại Agribank Quảng Trị có sự thay đổi, cụ thể:
- Theo trình độ học vấn:
Lao động tại Agribank Quảng Trị được chia thành 2 cấp bậc: trình độ đại học, trên đại học (tiến sỹ, thạc sỹ, đại học) và trình độ cao đẳng, trung cấp. Trình độ học vấn được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc tuyển dụng, do đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nên số lượng cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, số lượng thạc sỹ tăng dần qua các năm, từ 06 thạc sỹ vào năm 2012 nhưng đến 2014 đã tăng lên 10 thạc sỹ, chiếm 2,57%; tăng 1,03% so với năm 2012. Số lượng cán bộ, nhân viên có trình độ đại học cũng tăng từ 318 người (năm 2012) lên 320 người (năm 2013), 315 người vào năm 2014, đồng thời số lượng nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp có sự giảm dần từ 2012 là 176 người còn 174 người vào năm 2014.
Qua trao đổi, phỏng vấn với cán bộ tại phòng Tổ chức –Cán bộ tại Agribank Quảng Trị, nguyên nhân của sự tăng giảm này là do năm 2014 Agribank Quảng Trị tiến hành cắt giảm một số lao động ngoài biên chế, lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học vẫn tăng chứng tỏ ngân hàng đang rất chú trọng đến những cán bộ, nhân viên có trình độ tốt, có kiến thức chuyên môn tốt để thực hiện hiệu quả công việc được giao.
- Theo giới tính:
Qua các năm từ 2012 đến 2014, lao động nam luôn chiếm ưu thế so với lao động nữ. Số lao động nam giữ ổn định qua 3 năm, chiếm 214 người trong tổng số lao động mỗi năm. Số lao động nữ có sự thay đổi, cụ thể: năm 2012, lao động nữ là 176 người (chiếm 45,13%), sau đó tăng lên 178 người vào năm 2013 (chiếm 45,4%) nhưng lại giảm còn 174 người vào năm 2014 (chiếm 44,85%).
2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Trị từ 2012- 2014
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản của một ngân hàng, quyết định đến quy mô kinh doanh và lợi nhuận mang lại cho ngân hàng.
Nguồn vốn huy động chủ yếu của Agribank Quảng Trị chủ yếu là từ tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Có thể thấy được cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của hai nguồn vốn huy động trên qua 03 năm từ 2012 đến 2014 thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Agribank tỉnh Quảng Trị từ năm 2012-2014
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Chênh lệch 2013/2012 | Chênh lệch 2014/2013 | ||||||
Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | (+/-) | % | (+/-) | % | |
Tiền gửi không kỳ hạn | 474,492 | 11,41 | 560,990 | 12,11 | 592,925 | 11,40 | 86,498 | 18,23 | 31,935 | 5,69 |
Tiền gửi có kỳ hạn | 3.685,026 | 88,59 | 4.069,966 | 87,89 | 4.610,042 | 88,60 | 384,940 | 10,45 | 540,076 | 13,27 |
TỔNG | 4.159,518 | 100 | 4.630,956 | 100 | 5.202,967 | 100 | 471,438 | 28,68 | 572,011 | 18,96 |
( Nguồn: Phòng tín dụng- Agribank Quảng Trị)
Nhận xét: Nhìn chung, qua 03 năm từ 2012 đến 2014, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Quảng Trị có chiều hướng tăng dần, từ 4.159,518 tỷ đồng vào năm 2012 nhưng đến năm 2014 đã lên đến 5.202,967 tỷ đồng, tăng 1.043,449 tỷ đồng tương đương tăng 25,08% so với năm 2012.
Trong đó:
- Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2012 là 474,492 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 đã tăng thêm 86,498 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 18,23%. Đến năm 2014, lượng tiền huy động này lại tiếp tục tăng lên 592,925 tỷ đồng hay tăng 5,69% so với năm 2013. Tuy lượng tiền gửi không kỳ hạn này tăng dần qua 03 năm, góp phần vào việc tăng nguồn vốn huy động song nó lại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm khoảng 11% đến 12% trong tổng 100% nguồn vốn huy động so với lượng vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn: luôn chiếm trên 85% trong tổng nguồn vốn huy động đồng thời nó cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2012, huy động với số tiền là 3.685,026 tỷ đồng, chiếm 88,59% trong tổng nguồn vốn huy động . Năm 2013, số tiền huy động được là 4.069,966 tỷ đồng tương đương tăng