đa số lao động tham gia BHXH tự nguyện, tạo điều kiện để người lao động tham gia dễ dàng hơn.
Tôi thấ phương thức đóng là linh hoạt và phù hợp với người lao động. Bản th n tôi do điều kiện kinh tế còn khó khăn, con nhỏ nên chi phí ăn uống và học tập cũng tốn kém nên tôi chọn đóng hàng tháng. Như vậy là thuận tiện, cứ đầu tháng chuẩn bị tiền và ra phường đóng. Nhà ở gần nên không có gì là bất tiện. Chứ đóng 3 tháng, 6 tháng một lần thì không phải lúc nào cũng có đủ. (Nữ, 1975, buôn bán, phường Thụy Khuê, Tây Hồ)
Tuy nhiên, một số người lao động khác có điều kiện kinh tế ổn định hơn nên thường tham gia mức đóng cao và thường chọn phương thức đóng dài hơn, 3 tháng, 6 tháng/ 1 lần.
Tôi đóng 3 tháng/ 1 lần, m i lần 500.000đ. Số tiền không quá lớn nên cứ đóng 3 tháng/ 1 lần cho đỡ phải đi lại. (Nữ, 1978, trồng cây cảnh, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội)
Bên cạnh yếu tố kinh tế, việc lựa chọn phương thức đóng còn phụ thuộc vào tính thuận tiện
Trước kia nhà tôi ở phường Yên Phụ nên tôi tham gia BHXH tự nguyện ở phường đóng 3 tháng/ 1 lần. Bây giờ thì nhà chuyển ra phố Vọng nhưng vì hộ khẩu vẫn ở đ nên tôi vẫn tham gia ở đ . Hiện giờ tôi chuyển sang đóng 6 tháng/ 1 lần để đỡ phải đi lại. Công việc bán giày dép bận rộn suốt ngà , đi lại cũng xa nên tôi chọn phương thức đóng 6 tháng/ 1 lần. (Nữ, 1981, buôn bán, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ)
Như vậy, qua những câu chuyện mà người lao động chia sẻ cho thấy việc lựa chọn phương thức tham gia và mức đóng phụ thuộc rất lớn vào thu nhập, sự ổn định của thu nhập và mức tiết kiệm, tích lũy của người lao động. Thông thường, người lao động có việc làm ổn định và thu nhập cao thường tham gia với mức đóng cao và chu kỳ đóng dài từ 3 tháng, 6 tháng/ 1 lần. Đối với người lao động việc làm không ổn định, thu nhập thấp thường tham gia ở mức đóng tối thiểu và chọn phương thức đóng theo hàng tháng.
Bảng 3.8. Mức đóng BHXH tự nguyện của người lao động
Mức đóng | Chung | Tham gia mới | Chuyển từ BHXH bắt buộc sang | |
1 | Từ 154- <500 nghìn đồng | 56 32,9% | 25 43,1% | 31 27,7% |
2 | Từ 500 nghìn - <1 triệu đồng | 70 41,2% | 21 36,2% | 49 43,8% |
3 | Từ 1 triệu trở lên | 44 25,9% | 12 20,7% | 32 28,6% |
Tổng | 170 100% | 58 100% | 112 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lư Ng Lao Động Tham Gia Bhxh Tự Nguyện Ở Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2008-2017
- Tương Quan Nhóm Tuổi Với Chi Phí Cho Học Tập Của Con Cái Của Người Lao Động Tham Gia Bhxh Tự Nguyện
- Thời Gian Tham Gia Đóng Bhxh Tự Nguyện Của Người Lao Động
- Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Lao Động Đ Từng Hưởng Các Chế Độ Ảo Hiểm X Hội Tự Nguyện
- Nhận Thức, Nhu Cầu Và Khả Năng Tham Gia Ảo Hiểm Hội Tự Nguyện Của Người Lao Động Chưa Tham Gia
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Của Người Lao Động
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Nhìn chung, ở các mức đóng càng cao thì số lượng người tham gia giảm dần. Tần suất lựa chọn mức đóng từ 154- 500 chiếm tỷ lệ 32,9%, tiếp đến là mức đóng từ >500- 1 triệu đồng (41,2%), 25,9% đóng ở mức từ >1 triệu trở lên. Mức đóng bình quân của người lao động là 752.417 nghìn đồng/ tháng, cao nhất là 4 triệu đồng/tháng và thấp nhất là 154.000đ/ tháng (tương ứng với mức đóng 22% của mức chuẩn nghèo nông thôn 700.000đ).
Ở hai hình thức tham gia mới và chuyển từ BHXH bắt buộc sang thì mức đóng có sự khác biệt. Ở nhóm tham gia mới, tập trung chủ yếu từ 154-500 nghìn đồng (43,1%), chỉ có 20,7% đóng ở mức trên 1 triệu.
Đối với nhóm chuyển từ BHXH bắt buộc sang, mức đóng chủ yếu ở nhóm 2, từ 500 nghìn- dưới 1 triệu (43,8%).
Đối tượng chuyển từ BHXH bắt buộc sang có mức đóng bình quân cao hơn so với mức đóng của đối tượng mới tham gia, mức 818. 955 đồng/ tháng so với 623.931đồng/ tháng. Người lao động đóng HXH tự nguyện chuyển từ hình thức BHXH bắt buộc sang có xu hướng lựa chọn mức đóng cao hơn so
với những người tham gia mới và trên mức quy định tối thiểu. Điều này được lý giải do phần lớn người lao động chuyển từ BHXH bắt buộc sang thường lựa chọn mức đóng bằng mức đóng cũ (mức đóng khi tham gia HXH bắt buộc) với mong muốn được nhận mức lương hưu ổn định, cân bằng.
Về thời gian tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí hiện nay quy định là 20 năm. Đối với người lao động đây là một khoảng thời gian quá dài.
“Đóng BHXH tự nguyện 20 năm sau mới được hưởng chế độ hưu trí là quá lâu, dẫn đến tâm lý e ngại cho người d n khi tham gia. Theo tôi, nên điều chỉnh bổ sung về thời gian để thu hút người lao động tham gia . ( Nam, 1985, phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội).
Như vậy, các kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên cho thấy tính duy lý của người lao động trong việc lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện, từ mục đích tham gia đến mức đóng, phương thức đóng và địa điểm đóng BHXH tự nguyện. Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu (Lê Ngọc Hùng, 2002). Tức là, trước khi quyết định một hành động nào đó con người luôn luôn đặt lên bàn cân đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì sẽ thực hiện hành động và nếu chi phí lớn hơn hành động thì sẽ không hành động.
Trước khi quyết định tham gia BHXH tự nguyện, chủ thể hành động sẽ cân nhắc về tình trạng lao động của bản thân, khả năng và điều kiện tham gia của bản thân và gia đình cũng như điều kiện khách quan về thời gian hưởng chế độ hưu trí, các chế độ hưởng của BHXH tự nguyện. Những nguồn lực vật chất và tinh thần có thể khác nhau ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm lao động, do đó trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực bản thân, phải tính toán, xem xét các điều kiện bản thân từ đó người lao động mới có lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện và lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp.
Điều 28- Hiến pháp 2013 quy định Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tham gia của người lao động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội chủ yếu ở việc đóng tiền để thụ hưởng chính sách và đóng góp ý kiến trực tiếp với cơ quan thực thi chính sách, vai trò tuyên truyền chính sách và giám sát thi hành chính sách còn mờ nhạt, bị động.
3.4. Quá tr nh tiếp cận ảo hiểm hội tự nguyện và đánh giá của người lao động về chế độ, ch nh sách ảo hiểm hội tự nguyện
3.4.1. Quá trình tiếp cận ảo hiểm x hội tự nguyện
Nguồn cung cấp thông tin đến người lao động ở địa bàn nghiên cứu đa dạng. Tuy nhiên, chủ yếu là người lao động tiếp cận từ chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất (47,6%), 35,9% từ phía cơ quan BHXH, 22,9% từ gia đình/họ hàng/ người quen và phương tiện truyền thông chỉ đạt 27,6%, tờ rơi áp phích 5,9%. Điều này cho thấy hoạt động truyền thông từ phía chính quyền địa phương về BHXH tự nguyện- trực tiếp là từ các đại lý thu đã phần nào phát huy hiệu quả tích cực, trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng lại khá mờ nhạt trong công tác truyền thông về BHXH tự nguyện. Nhận định này của chúng tôi không giống kết luận của tác giả Hoàng Bích Hồng và cộng sự (2017) khi bàn đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, yếu tố “truyền thông là tác nhân chính ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tiếp cận BHXH tự nguyện của người lao động. Tác giả Lê Công Minh Đức (2013: 32) cũng cho rằng, hiệu quả của các hình thức truyền thông đại chúng về BHXH tự nguyện là chưa cao, 60% người trả lời qua khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết việc tham gia BHXH tự nguyện là qua giới thiệu của người thân. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, tại địa bàn đô thị, có không ít người lao động trong độ tuổi trung niên có mức thu nhập cao, có nhu cầu tham gia BHXH
nhưng vì chưa hiểu rõ chính sách hoặc còn băn khoăn về thời gian đóng, mức hưởng, chế độ hưởng nên chưa tham gia HXH tự nguyện.
Bảng 3.9. Tiếp cận thông tin về BHXH tự nguyện
Tỷ lệ (%) | Sig. | |||
Đặc điểm nhân khẩu học | Tuổi | Từ 35 tuổi trở xuống | 26,1 | < 0,05 |
Từ 36 đến 45 tuổi | 48,7 | |||
Từ 46 tuổi trở lên | 25,2 | |||
Giới | Nam | 36,5 | < 0,05 | |
Nữ | 63,5 | |||
Trình độ học vấn | THPT trở xuống | 52,2 | < 0,05 | |
Trung cấp/cao đẳng | 27,0 | |||
Đại học trở lên | 20,8 | |||
Tổng | 100,0 | - | ||
Số lượng | 115 |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận án)
Về yếu tố tuổi, bảng số liệu trên cho thấy từ nhóm 35 tuổi trở xuống, tỷ lệ người lao động tiếp cận thông tin về BHXH tự nguyện chiếm 26,1%, trong khi đó tỷ lệ người lao động không tiếp cận về BHXH tự nguyện là 34,5%. Từ nhóm 36-45 tuổi tỷ lệ lần lượt là 48,7% và 47,3%. Nhóm tuổi từ 46 tuổi trở lên là 25,2% và 18,2%. Đồng thời, số liệu tương quan nhóm tuổi cũng cho thấy người lao động từ 36-45 tuổi tiếp cận thông tin về BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm tuổi còn lại.
“Ở độ tuổi trung niên, người lao động đã có gia đình và thu nhập ổn định, bên cạnh đó điều kiện sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, giảm sút nhiều. Người lao động quan tâm nhiều đến các chế độ cho bản thân khi dần đến tuổi nghỉ hưu ,do đó họ thường tìm hiểu thông tin về BHXH tự nguyện, BHYT qua nhiều nguồn khác nhau, như cán bộ cơ quan BHXH hoặc chính quyền, đoàn
thể và các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng Internet (Nam, đại diện lãnh đạo phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Về yếu tố giới, tỷ lệ nữ giới tiếp cận thông tin BHXH tự nguyện cao hơn so với nam (tỷ lệ nữ 63,5% và tỷ lệ nam là 36,5%). Điều này có thể lý giải bởi do điều kiện khách quan là phát phiếu ngẫu nhiên nên kết quả cho thấy tỷ lệ nữ quan tâm đến thông tin BHXH tự nguyện nhiều hơn so với nam. Mặt khác, công tác phối hợp tuyên truyền của cơ quan HXH quận với Hội phụ nữ quận và các phường cũng thường xuyên được tổ chức nên hội viên phụ nữ được tiếp cận với BHXH tự nguyện nhiều hơn so với nam giới.
Về trình độ học vấn, nhóm THPT trở xuống có tỷ lệ tiếp cận thông tin BHXH tự nguyện khá cao với 52,2%, tiếp đến là nhóm Trung cấp, cao đẳng là 27,0%, nhóm ĐH trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất với 20,9%.
Tương tự với tỷ lệ nguồn cung cấp thông tin, 47,6% người trả lời khi gặp khó khăn cần giải đáp thắc mắc thì hỏi cán bộ chính quyền địa phương, cụ thể là cán bộ/ chuyên viên làm đại lý thu BHXH tự nguyện. Tỷ lệ hỏi cán bộ BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ cao hơn với 63,5%; 17,1% hỏi qua bạn bè/người quen. Tuy nhiên, với những trường hợp không cấp bách, người lao động, nhất là những lao động trẻ thường tham khảo trên mạng internet, qua website của cơ quan HXH Việt Nam, BHXH Hà Nội hoặc các trang web chuyên về giải đáp về luật. Vai trò của nhân viên công tác xã hội, trung tâm tư vấn pháp luật, tổng đài 1080 không được nhiều người lựa chọn.
3.4.2. Đánh giá của người lao động về chế độ chính sách ảo hiểm x hội tự nguyện
Dưới góc độ xã hội, việc người lao động tham gia BHXH tự nguyện góp phần duy trì ổn định xã hội, giúp cân bằng mạng lưới ASXH và bảo đảm đời sống cơ bản cho người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu. Nhà nước sẽ tiết kiệm được ngân sách chi tiêu cho người già, người lao động thất nghiệp thông qua việc chia sẽ giữa các thế hệ, tầng lớp dân cư. Thông qua đó công bằng xã hội được củng cố, gắn kết xã hội được đảm bảo.
Nhìn chung, người lao động ở địa bàn nghiên cứu đánh giá cao chính sách BHXH tự nguyện và các yếu tố liên quan, cụ thể 92,4% người tham gia đánh giá đối tượng của BHXH tự nguyện là phù hợp, mức đóng 91,8%, địa điểm đóng 90,0%; phương thức đóng: 88,2%; thời điểm đóng 87,6% và hồ sơ tham gia: 85,9%.
Như vậy, điều này cho thấy những quy định của Luật BHXH về BHXH tự nguyện phần nào phù hợp với thực tiễn và được người lao động đánh giá cao. Đối tượng của BHXH tự nguyện không chỉ là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố, người lao động giúp việc gia đình, người nông dân, người lao động tự tạo việc làm... mà còn hướng tới các đối tượng người lao động đã đủ tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu. Theo Nghị định 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ, từ năm 2016, nếu người tham gia thời gian đóng HXH còn thiếu không quá 120 tháng thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng chế độ hưu trí. Việc đóng sẽ được thực hiện một lần cho những năm còn thiếu đối với điều kiện người tham gia HXH đã đủ tiêu chuẩn về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nên được người lao động ủng hộ. Việc quy định đối tượng tham gia có thể lựa chọn đóng hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và 12 tháng 1 lần tạo điều kiện người lao động tham gia dễ dàng hơn so với trường hợp yêu cầu phải đóng hàng tháng. Như vậy, các quy định về phương thức đóng hiện nay là phù hợp với đa số người lao động tham gia.
“Trước kia không có BHXH tự nguyện rất khó vì khi nghỉ việc là giải quyết chế độ BHXH một lần, rất tiếc vì về già sẽ không có lương hưu. Na có chính sách BHXH tự nguyện được chuyển sang đóng tiếp, về già sẽ có lương hưu hàng tháng cũng là một khoản để chi tiêu. hương thức đóng đa dạng, hàng tháng, hàng quý... giúp người lao động như chúng tôi dễ dàng lựa chọn. Mức đóng cũng phù hợp với thu nhập, ai có điều kiện thì đóng cao còn không thì đóng vài trăm nghìn, tù vào mình thôi” ( Nam, 1965, PTTH, bảo vệ, P. Quảng An, Tây Hồ).
Với chính sách BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH mới hiện nay đã mở ra cho người lao động tự do cơ hội tham gia và thụ hưởng chính sách ASXH một cách dễ dàng, góp phần làm tăng cho độ bao phủ của chính sách này.
Tuy nhiên, về quyền lợi được hưởng chỉ có 64,1% người lao động đánh giá phù hợp và 8,3% không biết/ không ý kiến; mức hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng tham gia cũng chiếm tỷ lệ thấp với 45,9%. Đặc biệt, có tới 30,6% không biết về mức hỗ trợ của nhà nước dành cho các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được triển khai năm 2018.
Bảng 3.10. Đánh giá về mức độ phù h p của các quy định chính sách BHXH tự nguyện
Phù h p (%) | Chưa phù h p (%) | Không biết (%) | |
Đối tượng tham gia | 92,4 | 1,2 | 6,4 |
Mức đóng | 91,8 | 3,5 | 4,7 |
Phương thức đóng | 88,2 | 4,1 | 7,7 |
Thời điểm đóng | 87,6 | 5,9 | 6,5 |
Hồ sơ tham gia | 85,9 | 5,3 | 8,8 |
Quyền lợi được hưởng | 64,1 | 27,6 | 8,3 |
Địa điểm đóng | 90,0 | 2,9 | 7,1 |
Mức hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng tham gia | 45,9 | 23,5 | 30,6 |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận án)