Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Trong ba năm qua, MBBank ngoài việc tăng cường công tác cho vay thì nhiệm vụ thu hồi các khoản nợ vay cũng được ngân hàng hết sức quan tâm. Bằng chứng là tình hình thu nợ cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng đã có những bước chuyển biến rõ rệt, khả quan hơn. Đây có thể là minh chứng về hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN tại NHTMCP Quân đội.

2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.5.1. Chỉ tiêu định tính

Để đánh giá hiệu quả cho vay đối với KHCN, một số chỉ tiêu định tính có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này.

Cơ sở pháp lý

MBBank đã thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và NHNN. Hơn nữa, ngân hàng còn ban hành các văn bản, các quy định của riêng mình phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của nền kinh tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng đi đúng hướng, đặc biệt là hoạt động cho vay – hoạt động chủ yếu của ngân hàng có hiệu quả. Qua đó góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngân hàng kinh doanh có lợi nhuận cho thấy được sự đúng đắn, chính xác của cơ sở pháp lý.

Quy trình tín dụng

Nhìn chung, ngân hàng hay các CBTD nói riêng đã thực hiện khá chặt chẽ quy trình tín dụng của ngân hàng, đảm bảo những nguyên tắc an toàn cần thiết. Mặc dù vậy vẫn có một số CBTD không tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp gây ra rủi ro cho ngân hàng. Công tác thẩm định đang được MBBank chú trọng bởi đây là bước quan trọng nhất để xem xét quyết định có cho khách hàng vay hay không nhưng vẫn cần phải hoàn thiện hơn. Quy trình thẩm định hồ sơ cho vay của ngân hàng tuân thủ theo nguyên tắc: Nhanh chóng, minh bạch, chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên, quy trình cho vay vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. Thời gian và thủ tục vay còn rườm rà, không cung cấp đầy đủ và nhanh chóng vốn cho khách hàng. Do đó khách hàng vay đôi khi không tiết kiệm được các chi phí giao dịch, không tiết kiệm được thời gian nên vẫn còn một số lời phàn nàn về ngân hàng từ phía khách hàng.

Uy tín của NHTM

NHTMCP Quân đội từ lâu đã được biết đến với hình ảnh là một ngân hàng hàng đầu, tương đối lớn cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Là một ngân hàng đa năng, hiện đại, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính an toàn và hiệu quả với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, lành mạnh, an toàn và thân thiện. MBBank đã thực hiện đa dạng kết cấu nguồn cho vay đối với KHCN với các hình thức vay ngắn hạn, trung - dài hạn kết hợp đa dạng hoá các đối tượng khách hàng. Các đối tượng khách hàng đến với ngân hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại hay dịch vụ.

Ngoài cho vay bằng đồng nội tệ, ngân hàng còn hỗ trợ khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ. chính sự đa dạng từ các nguồn cho vay đã tạo ra cơ sở để ph ng tránh được rủi ro, góp phần thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đa màu sắc. Từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Do đó, việc duy trì được lòng trung thành của khách hàng và số lượng các khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc gia tăng số lượng khách hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.5.2. Chỉ tiêu định lượng

Nợ quá hạn và nợ xấu

Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng của ngân hàng không hoàn hảo khi khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nợ quá hạn gia tăng sẽ làm phát sinh thêm chi phí đòi nợ, chi phí xử lý TSĐB, chi phí trích lập DPRR,… gây ra các tổn thất cho ngân hàng. Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3,4,5.

Chỉ tiêu này đánh giá rủi ro thực tế xảy ra trong cơ cấu nợ quá hạn.

Bảng 2.8 dưới đây cho biết tình hình cụ thể nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay KHCN của NHTMCP Quân đội trong giai đoạn 2010 – 2012.

Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012

Đợn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2011Năm 2012Chênh lệch
2011/20102012/2011
Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt
tỷ lệ (%)
Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt
tỷ lệ (%)
Dư nợ cho vay đối với
KHCN
7.3178.0739.26475610,321.19114,75
Nợ quá hạn KHCN20439451119093,1411729,70
Nợ xấu KHCN62851312337,104654,12
Nợ quá hạn KHCN/Dư
nợ cho vay KHCN (%)
2,784,885,52----
Nợ xấu KHCN/Dư nợ
cho vay KHCN (%)
0,851,051,41----
Nợ xấu KHCN/Nợ quá
hạn KHCN (%)
30,3921,5725,64----

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 10

(Nguồn Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội)

Từ bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHCN tăng đột biến vào 2011 và 2012. Đặc biệt vào năm 2012, tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN vượt quá 5%, chiếm 5,52 dư nợ đối với KHCN nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Nguyên nhân là do từ năm 2011, thị trường nhà đất và bất động sản đóng băng, một số khách hàng vay vốn đầu tư và thị trường này làm ăn thua lỗ, dẫn đến không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, lạm phát tăng làm khách hàng vay vốn gặp khó khăn khi hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ đã khiến họ không đảm bảo được thời gian trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng kí kết ban đầu.

Một số khách hàng vay tiêu dùng cũng không có khả năng trả nợ do các doanh nghiệp cắt giảm biên chế. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân từ phía ngân hàng như ngân hàng còn khá chủ quan trong việc thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng, quá tin tưởng vào các khách hàng lâu năm của mình, việc giám sát khoản vay còn lỏng lẻo.

Do đó năm 2011 nợ quá hạn tăng 190 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 93,14 . Đến năm 2012, nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn làm cho các khách hàng tiếp tục không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đã chú trọng hơn vào công tác giám sát khoản vay của khách hàng để giảm tốc độ tăng nợ quá hạn nhưng do dư nợ cho vay KHCN tăng nhanh (năm 2011 dư nợ cho vay KHCN tăng 10,32% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14,75 so với năm 2011) nên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao.

Nợ xấu của KHCN cũng ở mức thấp với số tuyệt đối lần lượt là 62 tỷ đồng (năm 2010), 85 tỷ đồng (năm 2011) và 131 tỷ đồng (năm 2012). Tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN cũng chiếm tỷ trọng thấp, năm 2010 là 0,85 , năm 2011 là 1,05 và năm 2012 là 1,41%. Thị trường bất động sản đóng băng khiến cho các khách hàng đầu tư lao đao, mặc dù dùng mọi chiêu thức để bán được các lô đất, các căn hộ nhưng kết quả họ vẫn không trả được nợ cho ngân hàng. Nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012 phải đối diện với khủng hoảng toàn cầu, lạm phát gia tăng khiến hoạt động kinh doanh của khách hàng giảm sút. Thị trường việc làm đầy cạnh tranh, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, những khách hàng bị mất việc khó khăn trong việc tìm kiếm các công việc mới. Đó là các nguyên nhân kiến cho nợ xấu tăng.

Mặc dù, ngân hàng đã đưa ra một số biện pháp trong việc giám sát và thu hồi nợ, cơ cấu lại các khoản nợ để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu vẫn được giữ ở mức thấp hơn 2 .

Tuy nhiên ngân hàng không thể chủ quan lơ là công tác quản trị nợ xấu nhất là trong khi nợ quá hạn vượt mức 5%. Đó là dấu hiệu đáng báo động về nguy cơ xảy ra rủi ro.

Nợ quá hạn trên mức 5% làm cho hoạt động tín dụng trong ngân hàng thiếu lành mạnh, rủi ro cao, gây ách tắc, ứ đọng vốn. Hiện tại khả năng bị RRTD so với các ngân hàng trong hệ thống là thấp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra RRTD cao, nếu bản thân ngân hàng không có các biện pháp hạn chế RRTD tốt, điều này đòi hỏi bản thân ngân hàng phải có biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro thích hợp trong bất cứ trường hợp nào.

Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn trong 3 năm lần lượt là 30,39 (năm 2010), 21,57 (năm 2011) và 25,64 (năm 2012). Trong năm 2011, ngân hàng đã cơ cấu lại một số khoản nợ của khách hàng nên nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, tốc độ nợ quá hạn tăng năm 2011 tăng cao so với năm 2010 (tăng 93,14 ) nên tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn năm 2011 giảm so với năm 2010. Sang đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn lại gia tăng do tốc độ tăng của nợ xấu so với năm 2011 (54,1 ) tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng nợ quá hạn (29,70%). Nếu tỷ lệ nợ xấu chiếm phần lớn nợ quá hạn sẽ gây ra ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù cơ cấu lại các khoản nợ có thể giảm được nợ xấu nhưng ngân hàng không thể phụ thuộc quá nhiều vào biện pháp này. Cơ cấu lại các khoản nợ quá nhiều lần sẽ khiến khách hàng chủ quan, thiếu trách nhiệm đối với khoản vay, từ đó có thể dẫn đến khả năng mất vốn.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 2.10. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cá nhân Đợn vị: tỷ đồng  

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2011Năm 2012Chênh lệch
2011/20102012/2011
Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt
tỷ lệ (%)
Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt
tỷ lệ (%)
Dư nợ cho vay KHCN7.3178.0739.26475610,321.19114,75
DPRR cho vay KHCN
được trích
1121351532320,541813,33
Tỷ lệ trích lập DPRR
cho vay KHCN (%)
1,531,671,65----

(Nguồn Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội)

Tỷ lệ trích lập DPRR cho vay KHCN cho biết dự phòng RRTD trong cho vay  KHCN được trích lập bao nhiêu so với tổng dư nợ cho vay KHCN. Trong năm 2010, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng từ biến động, cùng với chính sách và biện pháp tín dụng hợp lý đồng thời trình độ tín dụng được nâng cao nên MBBank bắt đầu chú trọng đến vấn đề bảo đảm an toàn tín dụng. Hơn nữa, MBBank luôn tuân thủ nguyên tắc thận trọng và mục tiêu đảm bảo danh mục tín dụng lành mạnh, trong tầm kiểm soát, ngoài việc luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2% so với tổng dư nợ, ngân hàng còn xác định trong trường hợp xấu nhất vẫn sẽ có khoản dự ph ng để xử lý khi rủi ro xảy ra.

Do vậy, MBBank luôn duy trì giá trị quỹ DPRR lớn hơn số dư nợ xấu. Tỷ lệ dự phòng đối với tín dụng đối với KHCN đạt 1,53 năm 2010, tăng lên 1,67 năm 2011. Năm  2011 DPRR cho vay KHCN được trích là 135 tỷ đồng, tăng 23 tỷ đồng tương ứng tăng 20,54% so với năm 2010,trong khi đó tôc độ dư nợ cho vay KHCN tăng thấp hơn (năm 2011 tăng 10,32 so với năm 2010). Do đó mà tỷ lệ trích lập DPRR cho vay  KHCN năm 2011 tăng lên so với năm 2010. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay KHCN tăng lên, nền kinh tế vừa bước ra khỏi khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa được phục hồi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, làm cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nên trích lập DPRR tăng.

Bước sang năm 2012, nền kinh tế dần hồi phục nên rủi ro các khoản cho vay giảm. MBBank đã trích lập dự phòng theo đúng quy định về trích lập DPRR của Nhà nước. Năm 2012, tốc độ tăng của dư nợ cho vay (năm 2012 tăng 14,75 so với năm 2011) lớn hơn tốc độ tăng của DPRR cho vay KHCN được trích (năm 2012 tăng 13,33% so với năm 2011). Do đó mà tỷ lệ trích lập DPRR cho vay KHCN năm 2012 đã giảm còn 1,65%. Điều này cho thấy NHTMCP Quân đội đã thực hiện tốt công tác kiểm soát nợ và đặc biệt công tác thu hồi các khoản cho vay để giảm thiểu rủi ro các khoản cho vay, từ đó làm giảm tỷ lệ dự phòng tín dụng đối với KHCN. Sự gia tăng của DPRR tín dụng sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, thể hiện hiệu quả cho vay chưa tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ trích lập DPRR cho vay KHCN quá thấp như 3 năm qua sẽ ảnh hưởng đến khả năng bù đắp đối với các khoản đã cho vay. Do đó, ngân hàng cần trích lập DPRR cho vay KHCN hợp lý hơn để có thể giảm thiểu được các rủi ro không lường trước.

Khả năng bù đắp rủi ro cho vay KHCN

Bảng 2.11. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro cho vay khách hàng cá nhân Đợn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2011Năm 2012Chênh lệch
2011/20102012/2011
Số tiền tăng (+)
giảm (-)
Đạt tỷ lệ (%)Số tiền tăng (+)
giảm (-)
Đạt tỷ lệ
(%)
DPRR cho vay KHCN
được trích
1121351532320,541813,33
Nợ đã xử lý rủi ro383140(7)(18,42)929,03
Hệ số khả năng bù
đắp (lần)
2,954,353,82----

Nợ đã xử lý rủi ro đối với KHCN là các khoản nợ xấu của ngân hàng, được ngân hàng bù đắp bằng DPRR cho vay HCN được trích và theo dõi ở tài khoản ngoại bảng.

Bảng 2.9 cho ta thấy, hệ số khả năng bù đắp cao nhất vào năm 2011 là 4,35 lần. Tức là 1 đồng cho vay bị thất thoát thì có 4,35 đồng dự trữ để bù đắp. Hệ số này cao do số dư nợ được xử lý rủi ro năm 2011 giảm 18,42% so với năm 2010, trong khi đó DPRR cho vay KHCN năm 2011 tăng 20,54 so với năm 2010. Chính vì vậy mà hệ số bù đắp năm 2011 tăng lên cao nhất trong 3 năm. Năm 2012, hệ số này là 3,82 lần, đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn cao so với năm 2010 là 2,95 lần. Để có sự giảm này ngân hàng đã cố gắng làm tăng số dư nợ đã xử lý. Ngoài ra do trong năm này nợ xấu KHCN tăng nhiều làm cho nợ phải xử lý rủi ro của ngân hàng tăng nhanh: năm 2012 đạt 40 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng tương ứng 29,03% so với năm 2010. Tuy nhiên hệ số này giảm không nhiều nên ngân hàng cần chú ý vì nó phản ảnh trực tiếp sự an toàn, ổn định về vốn cũng như hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Vòng quay vốn cho vay

Bảng 2.12. Vòng quay vốn cho vay đối với khách hàng cá nhân

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2011Năm 2012
Doanh số thu nợ đối với KHCN9.85313.92619.835
Dư nợ bình quân cho vay KHCN5.8397.6958.669
Vòng quay vốn cho vay KHCN1,69*1,812,29

(Nguồn Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội) Chú thích (*): Dư nợ cho vay KHCN nă 2009 l 4 361 tỷ đồng.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 21/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí