Thực Trạng Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi Nhánh Đông Đô

gây nên những thiệt hại về quyền lợi cho ngân hàng hoặc khách hàng. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay KHCN nói riêng.

Ở Việt Nam hiện nay, một số các quy định liên quan đến hoạt động cho vay, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo tuy đã có nhiều thay đổi tích cực song vẫn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế và đã gây khó khắn đối với hoạt động cho vay. Luật đất đai năm 2007 quy định chỉ có những bất động sản có đầy đủ giấy tờ, chủ quyền hợp pháp mới có thể được giao dịch, thế chấp. Tuy vậy, thực tế là việc cấp những giấy tờ này ở nhiều địa phương khu vực tiến độ còn rất chậm, việc thực hiện các thủ tục như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo vẫn còn kéo dài và chưa được thống nhất thực sự đã gây nhiều khó khăn cho các NHTM trong việc triển khai hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay của NHTM trong mọi thời kỳ đều ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, văn hóa xã hội. Chính vì vậy Chính phủ, NHNN luôn có những chính sách quản lý chặt chẽ hoạt động này. Hoạt động cho vay KHCN góp phần nâng cao mức sống của dân cư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung.

+ Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính

Cho vay KHCN là một mảng lớn trong dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng. Hiện nay, hòa chung trong xu thế của thế giới, các NHTM của Việt Nam cũng đang đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở lên gay gắt hơn.

Cạnh tranh một mặt giúp mở rộng thị trường cho vay, thúc đẩy các ngân hàng phải không ngừng nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới mang nhiều tiện ích để có thể hút khách hàng đến với mình. Đồng thời cạnh tranh cũng buộc các ngân hàng phải ứng dụng công nghệ tiên tiến, tuyển dụng nhân sự có năng lực, cải tiến quy trình nghiệp vụ để khách hàng dễ giao dịch với ngân hàng hơn. Tuy vậy xét trên khía cạnh khác, cạnh tranh làm cho thị trường cho vay KHCN bị chia nhỏ cho nhiều ngân hàng dẫn đến khó khăn cho việc mở rộng cho vay KHCN ở mỗi NHTM.

+ Các yếu tố từ phía khách hàng vay vốn

Đây là yếu tố quyết định đến việc cho vay của NHTM. Các NHTM quyết định cho vay hay không chủ yếu phụ thuộc vào từng đặc điểm của khách hàng vay vốn. Khi thẩm định và xét duyệt cho vay các NHTM thường xem xét đến các yếu tố sau từ mỗi khách hàng:

Nhu cầu vay vốn của khách hàng: NHTM chỉ có thể xem xét cho vay đối với những khách hàng có nhu cầu và mục đích vay vốn phù hợp với chính sách của mình.


15


Uy tín: là ý thức và trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín nên NHTM sẽ quyết định một cách chủ quan liệu người vay có khả năng hoàn trả nợ vay hay không. NHTM sẽ kiểm tra những khoản nợ của người vay trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng, và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của ngươi vay. Các vấn đề khác của người vay cũng sẽ được NHTM xem xét cụ thể.

Năng lực: nói đến khả năng người đi vay có tiền để thanh toán cho cá khoản vay hay không. Vì đây là nguồn cơ bản để người vay trả các khoản vay, NHTM muốn biết chính xác kế hoạch trả nợ của người vay trong tương lai. NHTM sẽ xem xét luồng tiền trong kinh doanh, thời gian chi trả, khả năng chi trả thành công khoản vay.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã đề cập đến một số lý luận chung về KHCN, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nhu cầu vốn cũng như những khó khăn của KHCN khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Chương 1 cũng đã đề cập đến những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay cũng như những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN. Có thể thấy cho vay KHCN của NHTM đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN tại NHTM có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tăng trưởng hoạt động cho vay của các ngân hàng, đảm bảo cho các NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia.


16

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993, trụ sở chính tại Số 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các sản phẩm dịch vụ chính mà VPBank đem đến bao gồm: huy động vốn (nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ); sử dụng vốn (cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ; kinh doanh ngoại tệ và phát hành thanh toán thẻ tín dụng cho khách hàng; ngoài ra VPBank còn cung cấp các dịch vụ trung gian như thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, chuyển tiền nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

Tính đến 31/12/2013, VPBank hiện có số vốn điều lệ gần 6.000 tỷ đồng, số lượng nhân viên trên 4000 người, hơn 200 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc và tầm nhìn đến năm 2017 trở thành một trong năm Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam; và một trong ba Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hiện có 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô thị trường hoạt động, VPBank đã thành lập nhiều chi nhánh trong đó chi nhánh Đông Đô (VPBank Đông Đô) được thành lập ngày 15/12/2007. Hoạt động chủ yếu của VPBank Đông Đô trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn. Đến nay, sau 6 năm đi vào hoạt động, VPBank Đông Đô đã phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng như: Huy động tiền gửi tiết kiệm, nhận vốn ủy thác đầu tư, cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kiều hối, thanh toán nội địa, dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương qua tài khoản, tư vấn tài chính và nhiều các hoạt động dịch vụ khác.

Hệ thống mạng lưới hoạt động của VPBank Đông Đô ngày càng được mở rộng. Hiện nay, trụ sở chính của Chi nhánh được đặt tại 362 phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh đã có 6 Phòng giao dịch trực thuộc đó là: Phòng Giao dịch Đồng Tâm, Phòng Giao dịch Bách Khoa, Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch


19


Phương Mai, Phòng Giao dịch Bà Triệu, Phòng Giao dịch Lạc Trung với tổng số nhân sự toàn Chi nhánh là trên 100 người.

Hoạt động của VPBank Đông Đô luôn đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền của ngân hàng cấp trên, cộng với những nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên, VPBank Đông Đô đã phát huy tiềm lực sẵn có của mình, tổ chức hoạt động kinh doanh tốt, tạo dựng uy tín và hình ảnh đẹp trong lòng mỗi khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ vô cùng đa dạng với công nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn luôn bám sát mở rộng thị trường và tăng cường năng lực cán bộ công nhân viên, dần chiếm lĩnh được thị trường tài chính ngân hàng sôi động và đầy thách thức trong khu vực địa bàn hoạt động của Chi nhánh tại Hà Nội nói chung và đặc biệt tại các địa bàn xung quanh trụ sở của Chi nhánh nói riêng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng trong và ngoài nước, trở thành một trong những Chi nhánh đem lại lợi nhuận cao nhất cho hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự, nhiệm vụ của các phòng ban

Cơ cấu tổ chức

VPBank Đông Đô được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới tiên tiến, phù hợp với mô hình và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đông Đô

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Đô


Ban Giám đốc Chi nhánh

06 Phòng Giao dịch trực thuộc

Trụ sở Chi nhánh

Phòng giao dịch-kho quỹ


Phòng KHCN


Phòng KHDN

Phòng hỗ trợ khách hàng

(Nguồn: VPBank Đông Đô)


20

06 Phòng Giao dịch trực thuộc bao gồm:

- Phòng Giao dịch Đồng Tâm - Phòng Giao dịch Bách Khoa

- Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng - Phòng Giao dịch Phương Mai

- Phòng Giao dịch Bà Triệu - Phòng Giao dịch Lạc Trung

Nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc:

+ Có quyền quyết định mọi vấn đề hàng ngày của chi nhánh trong phạm vi giới hạn được Tổng giám đốc uỷ quyền.

- Phòng giao dịch – kho quỹ

+ Chào đón khách hàng, giới thiệu, thực hiện và bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

+ Thu thập các thông tin về khách hàng, cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin về khách hàng.

+ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, ủy nhiệm chi,…

+ Thực hiện nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ theo quy định của nhà nước và của ngân hàng

- Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân)

+ Hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ khách hàng cá nhân thống nhất trong toàn Chi nhánh như lập kế hoạch cho vay, giám sát, kiểm tra, đôn đốc, thu hồi nợ…

- Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp (A/O Doanh nghiệp)

+ Hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp thống nhất trong toàn Chi nhánh như lập kế hoạch cho vay, giám sát, kiểm tra, đôn đốc, thu hồi nợ, đề xuất điều chỉnh hoạt động cho vay,…

- Phòng Hỗ trợ khách hàng

+ Phối hợp với VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn khách hàng.

+ Công tác chuẩn bị, hỗ trợ phòng phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ khách hàng trong các hoạt động với ngân hàng.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Qua bảng số liệu 2.1 dưới đây, có thể nhận thấy tình hình huy động vốn VPBank Đông Đô có mức tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2010,

21


tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 283.826.795.886 đồng, sang đến năm 2011 đạt 525.167.715.612 đồng, tăng 241.340.919.726 đồng (tương đương 85,03%) so với năm 2010. Năm 2012, tổng số tiền huy động của Chi nhánh đạt 902.811.527.736 đồng, giảm 377.643.812.124 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỉ lệ 71,91%. Sự gia tăng về tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các năm vì trong thời gian này, Chi nhánh đã liên tục quảng bá rộng rãi tới khách hàng các chương trình khuyến mại, các gói tiết kiệm hấp dẫn và lãi suất ưu đãi. Trong giai đoạn này, Chi nhánh đã mở rộng và phát triển thêm các hình thức huy động đa dạng như tiết kiệm online hay tiết kiệm tại nhà; các sản phẩm tiết kiệm siêu linh hoạt cho trẻ em, sản phẩm tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm hay giảm phí cho các loại tiền gửi thanh toán. Cùng sự nỗ lực trong công tác Marketing, chi nhánh đã nâng cao được hình ảnh và vị thế của mình trong khu vực, được nhiều người biết đến và tin tưởng, giúp tăng lượng tiền gửi và tăng nguồn vốn hoạt động cho Chi nhánh.


22

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của VPBank Đông Đô giai đoạn 2010 -2012

Đơn vị tính: đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch


2011/2010

2012/2011


Số tiền

Tỷ

trọng (%)


Số tiền

Tỷ

trọng (%)


Số tiền

Tỷ

trọng (%)

Số tiền tăng (+) giảm (-)

Đạt tỷ lệ (%)

Số tiền tăng (+) giảm (-)

Đạt tỷ lệ (%)

Tổng NV huy động

283.826.795.886

100

525.167.715.612

100

902.811.527.736

100

241.340.919.726

85,03

377.643.812.124

71,91

I. TG theo kỳ hạn











1. Không kỳ hạn

74.618.064.638

26,29

154.556.858.705

29,43

248.995.419.350

27,58

79.938.794.066

107,13

94.438.560.645

61,10

2. TG < 12 tháng

172.339.630.462

60,72

312.737.374.647

59,55

562.541.862.932

62,31

140.397.744.185

81,47

249.804.488.285

79,88

3. TG >= 12 tháng

36.869.100.786

12,99

57.873.482.260

11,02

91.274.245.454

10,11

21.004.381.475

56,97

33.400.763.194

57,71

II. TG theo thành phần KT











1. TG của cá nhân

212.926.862.274

75,02

388.939.210.182

74,06

631.065.257.887

69,9

176.012.347.909

82,66

242.126.047.705

62,25

2. TG của tổ chức kinh tế

70.899.933.612

24,98

136.228.505.430

25,94

271.746.269.849

30,1

65.328.571.817

92,14

35.517.764.419

99,48

III. Theo loại tiền gửi











1. VND

247.837.558.168

87,32

456.370.744.867

86,9

802.689.729.310

88,91

208.533.186.699

84,14

346.318.984.443

75,89

2. Ngoại tệ (quy đổi)

35.989.237.718

12,68

68.796.970.745

13,1

100.121.798.426

11,09

32.807.733.027

91,16

31.324.827.681

45,53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh đông đô - 3

(Nguồn: Báo báo tài chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đông Đô)


23


Theo kỳ hạn gửi:

Từ bảng 2.1, tiền gửi được chia thành 3 nhóm là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên. Trong đó tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất: Năm 2010 chiếm 60,72%; năm 2011 chiếm 59,55% và năm 2012 chiếm 62,31%. Không chỉ chiếm tỉ trọng cao nhất, loại tiền gửi này còn tăng mạnh qua các năm: Năm 2011 tăng 140.397.744.185 đồng, tương ứng 81,47% so với năm 2010; năm 2012 tăng 249.804.488.285 đồng, tương ứng 79,88% so với năm 2011.Các loại tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Năm 2011, với cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM, đẩy lãi suất huy động có thời điểm lên tới 20%, điều này đã làm gia tăng đột biến lượng tiền gửi với mức tăng lên tới 81,47%. Sang đến năm 2012, nhờ chính sách của NHNN trong việc kiểm soát chặt chẽ trần lãi suất huy động làm cho nguồn vốn huy động có mức tăng thấp hơn so với năm 2011. Trước tình hình giảm lãi suất huy động như vậy, ngân hàng vẫn duy trì được lượng tiền huy động có kì hạn dưới 1 năm đã thể hiện uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng và tìm đến với ngân hàng nhiều hơn; cũng như đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nắm giữ tỉ trọng cao thứ 2 sau tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng là tiền gửi thanh toán. Nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này của Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2011, tới 107,13% so với năm 2010, năm 2012 tăng với mức 61,10%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm các khách hàng mới. Nguồn vốn không kỳ hạn xét về mặt tài chính có nhiều lợi thế do lãi suất huy động thấp, tuy nhiên tính ổn định của loại nguồn này không cao, tăng giảm thất thường phụ thuộc vào sử dụng vốn của người gửi khiến mức tiền này đã giảm nhẹ vào năm 2012. Vì thế chi nhánh cần phải kiểm soát và duy trì tỷ trọng nguồn tiền này một cách hợp lý, tránh gây ra tình trạng bị động trong hoạt động kinh doanh do tỷ trọng nguồn không kỳ hạn quá cao, rủi ro khi nguồn tiền biến động theo hướng tiêu cực hay ngược lại không để thừa vốn kinh doanh, gây lãng phí cho ngân hàng.

Ngược với tiền gửi không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng, các loại tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 12,99%, năm 2011 giảm xuống còn 11,02% và năm 2012 chỉ còn 10,11%. Mặc dù nguồn vốn trung - dài hạn giúp Chi nhánh có được sự ổn định nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các khoản vay trung - dài hạn. Tuy nhiên, do định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh là tập trung cho vay ngắn hạn. Do đó nếu duy trì một tỉ trọng cao của nguồn vốn huy động trung, dài hạn sẽ làm tăng chi phí trả lãi của ngân hàng cho loại tiền gửi này mà chưa chắc đã tạo ra lợi


24

nhuận cho ngân hàng. Song việc duy trì một tỉ lệ nhất định nguồn vốn trung dài hạn là cần thiết, vì nếu tỉ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới trình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động – cho vay. Bởi nếu có rủi ro xảy ra, tức là nguồn vốn huy động trung, dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn thì chi nhánh phải sử dụng đến nguồn vốn ngắn hạn có chi phí cao để bù đắp. Vì vậy, Chi nhánh cần có biện pháp để điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn huy động theo kì hạn sao cho hợp lý.

Tiền gửi theo thành phần kinh tế

Từ bảng 2.1, ta có thể thấy nguồn vốn từ các cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động (Năm 2010: 75,02%; năm 2011: 74,06%, năm 2012: 69,9%) và biến động mạnh qua các năm (năm 2011 tăng 82,66%; năm 2012 tăng 62,25%). Nguyên nhân chính để lý giải cho những số liệu trên là do đối tượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các cá nhân, hộ gia đình hay nói cách khác chi nhánh đang thực hiện tốt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ của Việt Nam. Đồng thời năm 2011 và 2012 các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chính vì thế các doanh nghiệp khó có thể vay vốn do không có khả năng trả nợ. Từ đó ta có thể thấy sự gia tăng này phần nào đã thể hiện sự tin tưởng của các cá nhân vào ngân hàng, đồng thời cho thấy ngân hàng đã làm tốt các hoạt động quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín chất lượng hoạt động làm cho không chỉ các tổ chức kinh tế mà các cá nhân cũng đã biết đến ngân hàng nhiều hơn.

Theo loại tiền gửi

Bảng 2.1 cho thấy sự chênh lệch giữa nguồn tiền huy động từ VNĐ và từ ngoại tệ. Lượng tiền gửi VNĐ năm 2012 là 802.689.729.310 đồng, chiếm tỷ trọng là 88,91% (năm 2011 tỷ trọng là 86,90% và năm 2010 tỷ trọng là 87,32%) tăng về số tuyệt đối là 346.318.984.443 đồng, tương ứng tăng 75,89% so với năm 2011 và năm 2011 tăng tới 84,14% so với năm 2010. Lượng tiền gửi VNĐ giảm trong năm 2012 như vậy phù hợp với tình hình chung của các NHTM khác. Trong những năm gần đây ta đã chứng kiến nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Điều đó đã làm cho khách mất sự tin tưởng vào ngân hàng. Đồng thời Chính sách điều hành lãi suất trong năm 2012 có nhiều thay đổi lớn và liên tục. Trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn liên tục được hạ xuống từ 14%/năm trong những tháng đầu năm và kết thúc năm 2012 ở mức 8%/năm. Đồng thời, từ tháng 7/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạ ớng các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống tối đa 15%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạ

VNĐ đối với nhu cầu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm từ tháng 12/2012.. Nguyên nhân nữa là do nền kinh tế khó khăn nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của

25


nhiều cá nhân, hộ gia đình đã phá sản, thất bại. Bên cạnh đó là cuộc sống khó khăn, lạm phát tăng cao, mức lương không đủ chi trả cho sinh hoạt nên cá nhân, hộ gia đình không còn tiền tiết kiệm để gửi.

Thông tư số 7/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/5/2012. Theo đó, trạng thái ngoại tệ của các TCTD bị thu hẹp từ +/-30% vốn tự có xuống còn +/-20% vốn tự có, đã hạn chế các cơ hội đầu cơ và kinh doanh của các TCTD trong lĩnh vực này. Lãi suất huy động ngoại tệ của Chi nhánh luôn thấp hơn một số NHTM nhỏ khác khoảng 0,01%, trong khi lãi suất huy động nội tệ ổn định hơn. Do vậy lượng tiền gửi bằng nội tệ vẫn chiếm ưu thế.

Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Nếu như năm 2011, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ chiếm 13,1% thì đến năm 2012 giảm xuống còn 11,09%, kéo theo mức tăng về giá trị tương đối thấp hơn so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm huy động bằng ngoại tệ như trên là do năm 2012, ngân hàng nhà nước đã có quy định về việc hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ xuống còn 2%/năm. Quy định trên của NHNN đã tác động làm cho nhiều cá nhân, tổ chức thay vì gửi ngoại tệ đã chuyển đổi sang đồng nội tệ hoặc tìm kiếm một kênh đầu tư khác sinh lời hơn, làm cho tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh giảm trong năm 2012.

Từ sự phân tích trên có thể nói nguồn vốn huy động giảm là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên để đạt được những kết quả trên là do ngân hàng đã thực hiện tốt khâu tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch; thực hiện thu hút khách hàng tiền vay, làm tốt các khâu dịch vụ góp phần gián tiếp thu hút khách hàng mở tài khoản; đa dạng hoá các loại tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn, mở ra nhiều hình thức tính lãi phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của các tầng lớp dân cư.

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Qua bảng số liệu 2.2, có thể thấy dư nợ cho vay của VPBank Đông Đô như sau: Năm 2011 dư nợ cho vay tăng 238.250.906.742 đồng, tương đương 35,45% so với năm 2010. Năm 2012, giảm 146.152.730.300 đồng (tương đương giảm 16,06%) so với năm 2011, đạt dư nợ cho vay 764.136.266.800 đồng. Sự gia tăng giảm về dư nợ cho vay này tỉ lệ thuận với sự gia tăng giảm về nguồn vốn huy động.

Theo thời gian

Theo bảng 2.2 dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh, chủ yếu trên 58%. Tỉ trọng cho vay tăng nhưng giá trị của các khoản vay ngắn hạn lại tăng trưởng không ổn định qua các năm và có phần sụt


26

giảm vào năm 2012 (giảm 12,17% so với năm 2011). Điều này cho thấy Chi nhánh đang ngày càng chú trọng vào các khoản vay ngắn hạn do đối tượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh chính là các KHCN chủ yếu có nhu cầu sử dụng nguồn vốn trong ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh tuy nhiên năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn khiến hoạt động kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình cũng bị đình trệ nên họ cũng giảm nhu cầu vay vốn.

Đối với các khoản vay trong trung và dài hạn, do tính chất rủi ro của các khoản vay này, cộng với điều kiện cho vay ngặt nghèo nên khách hàng rất khó có thể đáp ứng được để vay vốn. Các khoản vay dài hạn chủ yếu là cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu dân cư như cho vay mua xe ô tô, cho vay mua nhà hay các sản phẩm cho vay du học. Chính vì vậy tỉ trọng dư nợ của dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010, nếu tỉ trọng dư nợ trung hạn là 24,11% thì năm 2012 chỉ còn 19,77%. Tỉ trọng dư nợ dài hạn năm 2010 là 17,77% thì năm 2012 là 15,1%. Không chỉ giảm về tỉ trọng mà về mức tăng qua các năm cũng giảm dần, đặc biệt là dư nợ trung hạn. Nếu năm 2011 tăng mạnh tới 34,84% so với năm 2010 thì năm 2012 chỉ giảm 28,35% so với năm 2011.

Theo khách hàng

Từ bảng 2.2 ta có thể thấy khách hàng chủ yếu của chi nhánh là khách hàng cá nhân. Một phần do đặc thù vị trí của Chi nhánh nằm trên phố Huế, xung quanh địa bàn này tập trung dân cư đông đúc, tiện đi lại... Đồng thời mục tiêu của VPBank nói chung và của Chi nhánh nói riêng là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Vì thế nếu như nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu đến từ các cá nhân thì dư nợ cho vay của Chi nhánh cũng tập trung giải ngân cho các đối tượng này.

Các con số đã chỉ ra dư nợ cho vay cá nhân luôn chiếm giữ một mức cao hơn hẳn so với dư nợ cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Cụ thể: Năm 2010, chiếm tỉ trọng 84,11%; năm 2011 và năm 2012 giảm không đáng kể, duy trì ở mức 83,94% và 83,44%. Sự giảm của tỷ trọng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và tăng của cho vay cá nhân (năm 2010 là 84,11% đến năm 2012 là 83,44%) là do trong thời gian gần đây, ngân hàng ngày càng nâng cao được uy tín của mình, được nhiều cá nhân biết đến và tin tưởng, làm phát sinh nhiều hơn các quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tuy nhiên tổng dư nợ cho vay cá nhân tính đến năm 2012 đã giảm 126.501.283.148 đồng. Nguyên nhân là do tình hình chung của nền kinh tế khó khăn và thách thức đều lớn hơn dự báo: Giá lương thực thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng cao; Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; Khủng hoảng nợ công diễn ra tại nhiều nước; Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại; Lạm phát tăng cao tại hầu hết các

quốc gia… Những biến động sóng gió đó của nền kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực

27


đến nền kinh tế Việt Nam. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; giá vàng trên thị trường biến động bất thường; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; thị trường bất động sản gần như bị đóng băng; nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn. Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã nhất quán điều hành chính sách tài chính-tiền tệ thắt chặt và có nhiều quyết đoán mạnh mẽ. NHNN triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, trong đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tăng trưởng tín dụng dưới 20%, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011. Các doanh nghiệ ặp nhiều khó khăn, tình trạng doanh nghiệp phá sản nhiều và hàng tồn kho tăng cao đã khiến tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Nợ xấu ngành ngân hàng trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong năm 2012. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành cả năm 2012 chỉ đạt 8,91%, thấp hơn nhiều so ớc và thấp hơn so với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 10 - 12% của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng còn có nhiều bất ổn. Vì thế khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế do đó doanh nghiệp và KHCN đều không muốn vay, ngân hàng không muốn cho vay nhưng buộc phải làm. Đây là một bài toán khó cho các ngân hàng nói chung và của VPBank Đông Đô nói riêng để giải quyết và thu hút thêm khách hàng.

Theo loại tiền cho vay

Các khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh chủ yếu là các cá nhân trong nước, do đó ngân hàng chủ yếu sử dụng đồng nội tệ để cho vay. Theo bang 2.2 dư nợ nội tệ luôn chiếm tỉ trọng cao (trên 80%) trong 3 năm. Năm 2011, chi nhánh cho vay bằng VNĐ là 746.528.006.522 đồng, tăng 34,48% so với năm 2010 và năm 2012 là 624.987.052.616 đồng, giảm 16,28% so với năm 2011. Tốc độ tăng (giảm) của dư nợ nội tệ tương đương với mức tăng (giảm) của nguồn vốn huy động bằng nội tệ.

Dư nợ ngoại tệ chiếm một tỉ trọng nhỏ hơn nhưng có xu hướng tăng nhẹ về tỉ trọng. Năm 2010 chiếm 17,4%, tăng thêm 0,81% đạt 18,21% vào năm 2012. Số dư nợ ngoại tệ này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân tham gia hoạt động du lịch, nộp học phí hoặc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên dư nợ ngoại tệ lại có xu hướng giảm nên năm 2012 đạt 139.149.214.184 đồng, giảm 24.611.776.394 đồng tương đương 15,03% so với năm 2011. Một phần là do tình hình kinh tế khó khăn nên nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ của khách hàng giảm. Tuy nhiên đây là điều mà chi nhánh cần phải chú ý để có biện pháp đẩy mạnh thị trường, cạnh trạnh với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố.


28

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2022