Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Tmcp Á Châu (Acb) – Chi Nhánh Huế Giai Đoạn 2010-2012


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2010-2012

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) - Chi nhánh Huế

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) – Chi nhánh Huế

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế được thành lập theo quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005 NH được cấp giấy phép kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động ngày 22/07/2005. Hiện trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại số 1 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với thời gian hoạt động trên 7 năm, hình ảnh ACB chi nhánh Huế đã được nhiều khách hàng biết đến và từng bước xây dựng được lòng tin ở khách hàng. Chi nhánh không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn, phát triển Chi nhánh lớn mạnh hơn nữa nâng cao khả năng cạnh tranh của NH với các NH khác trên địa bàn. Nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rất lớn và Chi nhánh đã mở thêm 2 Phòng giao dịch (PGD) tại phường Phú Nhuận và phường Phú Hội nâng tổng số Chi nhánh, PGD của ACB lên đến 247 đơn vị trên toàn quốc:

Ngày 30/09/2008 ACB chi nhánh Huế đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động PGD Phú Hội trực thuộc Chi nhánh tại địa chỉ 30 Hùng Vương, phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiếp đó ngày 11/08/2009 khai trương PGD tại siêu thị BigC Huế, tòa nhà Phong Phú Plaza, phường Phú Hội, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Việc mở thêm các điểm giao dịch trên địa bàn sẽ tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng khả năng tiếp cận dân cư và các tổ chức, tạo cơ hội thu hút thêm những khách hàng mới, khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ của NH một cách nhanh chóng, tiện lợi. Trong năm 2011, số lượng Chi nhánh của các NH trên địa bàn tỉnh đã tăng lên khoảng gần 20 Chi nhánh và nhiều PGD trực thuộc các Chi nhánh trên. Với con số Chi nhánh lớn và nằm cạnh nhau như vậy có thể thấy sự cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn rất gay gắt, thị


trường hoạt động NH bị chia sẻ nhiều hơn vừa tạo ra khó khăn thách thức vừa là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của Chi nhánh. Nhưng nhờ quá trình phấn đấu và nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ ACB chi nhánh Huế đã từng bước khắc phục khó khăn và khẳng định vai trò quan trọng của mình không ngừng mở rộng quy mô, nguồn vốn cũng như lợi nhuận của Chi nhánh đều tăng qua mỗi năm, từng bước hoàn thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà, góp phần đưa kinh tế của tỉnh đi lên.

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh

Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng thanh toán và các dịch vụ NH đối với mọi thành phần kinh tế. Với các chức năng đó, ACB chi nhánh Huế thực hiện các công việc sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn thông qua việc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác như tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi… bằng tiền Việt Nam đồng (VND), ngoại tệ và vàng.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn, chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá.

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính. Thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn nhận lệnh đầu tư chứng khoán của NH; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành.

- Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ của NHNN và Hội sở chính.

- Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua NH; Kinh doanh ngoại tệ và vàng; Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban tại Chi nhánh

Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi nhánh theo mô hình trực tuyến - chức năng, vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lí đồng thời vừa tiết kiệm chi phí.



Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Hoàng Anh


Giám đốc

Phòng tổ chức hành chính và kế toán

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP ACB – Chi nhánh Huế.


Phòng kinh doanh


Bộ phận tín dụng khách hàng cá nhân


Bộ phận tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân (PFC)


Bộ phận hỗ trợ tín dụng

Phòng giao dịch và ngân quỹ


Bộ phận ngân

quỹ

Bộ phận giao

dịch

Bộ phận chăm sóc khách

hàng


Bộ phận thanh toán quốc tế


Bộ phận The Western Union

(Nguồn: Phòng hành chính tại chi nhánh)



- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Chi nhánh

Ban giám đốc:

- Giám đốc: là người đứng đầu, là đại diện pháp nhân của NH, điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Phó giám đốc: hoạt động theo sự uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh, là người chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và Pháp luật về công việc do mình giải quyết

Phòng kinh doanh:

Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; tổ chức và triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân thông qua các kênh giao dịch của NH như huy động tiền gửi, tín dụng tiêu dùng, thanh toán, thẻ và chuyển tiền cá nhân trong và ngoài nước, các sản phẩm liên kết.

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, thẩm định và tổ chức theo dõi thu hồi các khoản vay, bảo lãnh quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ACB Việt Nam. Bên cạnh đó thực hiện huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp của khách hàng như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn.

Bộ phận hỗ trợ tín dụng:làm nhiệm vụ quản lý hồ sơ vay, xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay, thẩm định tài sản, xử lý nợ quá hạn. Nắm được các dữ liệu về khoản cho vay và hạn mức. Thực hiện lưu giữ các hồ sơ tín dụng; chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của Chi nhánh.

Bộ phận tư vấn tín dụng cá nhân:Đây là bộ phận mới thành lập với mục đích đảm nhận chuyên môn về khách hàng cá nhân, với nhiệm vụ cụ thể là: tìm kiếm và đánh giá khách hàng, thu thập các thông tin ban đầu để phục vụ việc thẩm định sau này, giới thiệu khách hàng các sản phẩm dịch vụ cũng như các chương trình khuyến mãi, ưu đãi… từ đó trực tiếp quảng bá sản phẩm dịch vụ và thương hiệu của ACB cũng như ACB chi nhánh


Huế. Nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn bên cạnh khách hangtruyền thống, tăng thêm vị

thế cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn.

Phòng giao dịch và ngân quỹ: Hướng dẫn làm thủ tục và sử dụng tài khoản, quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản của khách hàng. Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện việc thu chi tiền mặt bằng VND, kim loại quý, ngoại tệ, kiểm định, niêm phong, theo dõi chấp hành định mức vốn ngân quỹ của ACB giao cho.

Phòng tổ chức hành chính:Có chức năng quản lý và thực hiện các công việc nội bộ, quản lý nhân sự của Chi nhánh, xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, thoả ước lao động… trình Giám đốc duyệt ban hành, lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến NH và các văn bản định chế của ACB. Ngoài ra còn tham gia vào các việc khác như công tác kiểm kê ở phòng kế toán, thông tin tuyên truyền, mua sắm sữa chữa trang thiết bị, phương tiện làm việc của Chi nhánh.

2.1.1.4. Tình hình lao động tại ACB Chi nhánh Huế giai đoạn 2010- 2012

Bảng 1: Tình hình lao động tại ACB chi nhánh Huế giai đoạn 2010 - 2012

(ĐVT: Người)



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010

2012/2011

SL

TT (%)

SL

TT (%)

SL

TT (%)

+/-

TĐ (%)

+/-

TĐ (%)

Tổng lao động

67

100

98

100

103

100

31

46,27

5

5,10

1. Phân theo giới tính

- Nam

27

43,04

35

43,90

37

35,92

8

29,63

2

5,71

- Nữ

40

56,96

63

56,10

66

64,08

23

57,50

3

4,76

2. Phân theo trình độ

- Đại học, Trên đại học

51

76,12

76

77,55

80

77,67

25

49,02

4

5,26

- Cao đẳng

11

16,42

15

15,31

16

15,53

4

36,36

1

6,67

- Lao động phổ thông

5

7,46

7

7,14

7

6,80

2

40,00

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (acb) – chi nhánh Huế - 3

( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của Chi nhánh)


Nhìn chung tình hình lao động tại ACB chi nhánh Huế tăng lên qua các năm. Năm 2010 tổng số lao động tại Chi nhánh là 67người, đến năm 2011 là 98 người tăng 31 lao động (Tăng 46,27%) so với năm 2010. Sang năm 2012 là 103 người tăng 5 lao động (Tăng 5,01%) so với năm 2011. Năm 2011 số lao động tăng lên là do Chi nhánh mở rộng thêm PGD đòi hỏi phải tuyển thêm cán bộ nhằm đáp ứng khối lượng công việc ngày càng gia tăng tại Chi nhánh.

Xét về giới tính

Tại Chi nhánh số lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn số lao động nam là do đặc thù của ngành NH. Cụ thể, năm 2011 số lao động nam là 35 người, tăng 8 người, số lao động nữ là 63 người, tăng 23 người so với năm 2010. Năm 2012 số lao động nam là 37 người, tăng 2 người, số lao động nữ là 66 người so với năm 2011. Tại Chi nhánh lao động nữ làm việc chủ yếuở các bộ phận nhưtiếp xúc khách hàng, kế toán...còn lao động nam chủ yếu làm bộ phận tín dụng, vì tính chất công việc này đòi hỏi chịu áp lực cao của công việc phải có một sức khỏe tốt, nhanh nhẹn nên lao động nam là thích hợp hơn cả. Với kết cấu lao động tại Chi nhánh như vậy là tương đối hợp lý, do NH là một loại hình dịch vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên cần lao động nữ nhiều hơn vì có thế mạnh về ngoại hình ưa nhìn và thái độ giao tiếp tốt, lịch sự, giọng nói dễ nghe… mang lại sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch với NH, để có thể xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Xét về trình độ lao động

Song song với sự tăng lên về số lượng, qua ba năm ACB chi nhánh Huế không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong số cán bộ nhân viên tại Chi nhánh thì phần lớn đều có trình độ Đại học và trên Đại học, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế phát triểnvà yêu cầu chung của NH, chất lượng lao động tại Chi nhánh luôn được chú trọng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và ngày càng được nâng cao. Đây là một lợi thế trong chiến lược phát triển của ACB chi nhánh Huế. Biến động nhiều nhất là số lao động có trình độ trên Đại học, Đại học tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, so với năm 2010 thì năm 2011 tăng 25 người với tốc độ tăng 49,02%; Năm 2012 tăng 4 người


với tốc độ tăng 5,26% so với năm 2011. Còn lao động phổ thông thay đổi không đángkể, năm 2011 tăng 2 người và năm 2012 giữ nguyên. Đó là do công tác đào tạo được đặc biệt chú trọng, Chi nhánh luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ nhân viên học tập, trau dồi kiến thức như thường xuyên cử cán bộ đi học tại các lớp nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, hàng tháng tổ chức cuộc thi cho các nhân viên của Chi nhánh đặc biệt là CBTD để có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức.

Tóm lại, với mục đích phát triển trong thời gian tới, nhu cầu về nguồn nhân lực tốt luôn được Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, một yếu tố đem lại thành công của Chi nhánh là với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của ACB chi nhánh Huế luôn được đánh giá cao và sẽ là một trong những tiền đề cho sự phát triển của NH trong tương lai. Đây là thế mạnh hiện tại và trong tương lai của NH tạo điều kiện cho Chi nhánh có được phong cách làm việc năng động của tuổi trẻ, có hiệu quả, có khả năng vận dụng những nghiệp vụ NH hiện đại vào trong hoạt động của Chi nhánh.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu (ACB) – CN Huế -

Giai đoạn 2010-2012

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế là một trong những chi nhánh số một của ngân hàng. Kể từ khi thành lập đến nay được 11 năm, ACB – Chi nhánh Huế đã phát triển rất mạnh mẽ và đạt được những thành tích đáng kể, góp phần vào sự tăng trưởng của ACB.

Huy động vốn cũng là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của chi nhánh, đây là nguồn vốn đầu vào của ngân hàng. Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh là tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ của khách hàng cá nhân và các hộ gia đình là chủ yếu.

Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHTMCP Á Châu – CN Huế

(ĐVT: triệu VNĐ)



Tình hình huy động vốn của NHTMCP Á châu - CN Huế


Năm 2010

Tỷ trọng

Năm 2011

Tỷ trọng

Năm 2012

Tỷ trọng

Tiền gửi

thanh toán

823.680

77%

906.048

77%

316.910

30%

Tiền gửi tiết

kiệm

243.358

23%

267.694

23%

739.456

70%

Tổng cộng

1.067.038

100%

1.173.742

100%

1.056.366

100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của ngân hàng ACB-Chi nhánh Huế)


1000000


900000


800000


700000


600000


500000


400000

Kỳ hạn dưới 12 tháng

Kỳ hạn trên 12 tháng

300000


200000


100000


0

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của NHTMCP Á Châu – CN Huế














(Nguồn: Số liệu lấy từ Bảng 2)


Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát của nền kinh tế tăng cao khiến cho các khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng có thời điểm nhận được lãi suất thực âm, dẫn đến tâm lý của rất nhiều khách hàng không muốn chọn ngân hàng như là kênh đầu tư cho số tiền nhàn rỗi của mình. Trong tình hình như vậy, Ngân hàng ACB – Chi nhánh Huế vẫn có được sự tin tưởng ủng hộ của khách hàng, thông qua chỉ tiêu huy động vốn vẫn tăng trưởng cao trong


tình hình kinh tế khó khăn. Điều này cho thấy ngân hàng đã tạo được một sự tin cậy trong

lòng khách hàng, là tiền đề tốt để phát triển hơn nữa trong tương lai.

Sang năm 2011, tổng nguồn vốn huy động tăng so với năm 2010. Cụ thể là năm 2011 tăng so với 2010 là 82.368 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10%. Đây là sự thay đổi rõ rệt nhất. Nguyên nhân do một phần tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sau khi được chính phủ hỗ trợ gói lãi suất 4% cho các doanh nghiệp nhằm kích cầu nền kinh tế, thì các doanh nghiệp đã có cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp khi vay vốn nhiều qua ngân hàng cũng đồng nghĩa với tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cũng tăng lên. Từ đó, việc sử dụng tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cũng mở rộng và thuận tiện hơn như việc cho vay bằng chuyển khoản, trả lãi vay, thanh toán tiền hàng hóa, trả lương, nộp tiền điện, nước...đều được thực hiện rất an toàn và linh hoạt qua tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, tiền gửi thanh toán giúp khách hàng có thể rút tiền vào và gửi tiền ra bất cứ lúc nao, đồng thời nó còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng sử dụng cho mục đích kinh doanh đầu tư được linh hoạt mà vẫn được hưởng lãi. Chính những yếu tố đó, đã góp phần làm thay đổi cơ cấu vốn huy động của ngân hàng ACB nói chung và ACB nói riêng.

Trong năm 2011, nguồn vốn huy động giảm so với 2010 là 117.376 triệu đồng, giảm 10%.Qua biểu đồ ta thấy,trong năm 2012 tiền gửi tiết kiệm tăng một cách đột biến,cụ thể tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 70% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng vượt mức 176% so với năm 2011. Trong khi đó tiền gửi thanh toán giảm 589.138 triệu đồng, tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động giảm xuống còn 30%. Đây là điều tốt vì tiền gửi tiết kiệm là nguồn tiền ổn định đối với ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí huy động vốn cao sẽ tác động đến lãi suất cho vay cao. Vì vậy mà sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng ACB cũng như là chi nhánh Huế.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh


Bảng 3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh

(ĐVT : Triệu đồng)


KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Lợi nhuận sau thuế

12.875

14.163

19.104

Tổng tài sản chi nhánh

1.123.230

1.305.619

1.208.026

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của ngân hàng ACB-Chi nhánh Huế)


Qua bảng số liệu ta thấy, tổng tài sản của chi nhánh tăng từ năm 2010 đến năm 2011,và giảm từ năm 2011 đến năm 2012. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh cũng có xu hướng biến động như tài sản,tức là tăng từ năm 2010 đến 2011 và giảm từ 2011 đến 2012.Nguyên nhân chính là trong những năm 2010 – 2011,chính phủ nước ta đã mở nhiều gói kích cầu,hỗ trợ lãi suất,dẫn đến tình hình hoạt động của ACB-chi nhánh Huế có chiều hướng đi lên,lợi nhuận sau thuế tăng cùng với tổng tài sản của chi nhánh. Tuy nhiên bước sang năm 2012, thì cả tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế đều giảm,nguyên nhân là do nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế tài chính nói riêng bị ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát và suy thoái kinh tế, nên có nhiều biến động lớn diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng ACB, trong đó có CN Huế. Mặt khác do thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự cũng giảm, chi phí hoạt động dịch vụ tăng, cùng với việc trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao đã làm cho lợi nhuận sau thuế của chi nhánh giảm. Vì vậy lợi nhuận sau thuế của chi nhánh giảm trong điều điện kinh tế khó khăn cũng không phải là một điều khó hiểu.

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á châu – Chi nhánh Huế -

Giai đoạn 2010-2012

2.2.1. Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – Chi nhánh Huế


2.2.1.1. Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng cá nhân tại ACB – Chi nhánh Huế


Tình hình cho vay KHCN

Bảng 4: Tình hình cho vay KHCN trên nguồn vốn huy động

(ĐVT: triệu VNĐ)


Tình hình cho vay KHCN trên nguồn vốn huy động

Năm

2010

2011

2012

Dư nợ cho vay KHCN

194.227

158.751

157.220

Nguồn vốn huy động CN

415.593

374.035

650.376

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của NH ACB – Chi nhánh Huế)

Bản chất của NHTM là đi vay và cho vay lại nhằm thu lợi nhuận là phần chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất cho vay. Vì vậy, với nguồn huy động được ACB - Chi Nhánh Huế đã cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay lại. Với nguồn vốn ngày càng tăng cộng với nhu cầu vay sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân để phục vụ đời sống ngày càng bức thiết, dẫn đến dư nợ cho vay khách hàng cá nhân khá cao trong những năm vừa qua. Nhìn chung, dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân có xu hướng giảm trong những năm vừa qua. Đây là dấu hiệu cho thấy ngân hàng có thị trường phát triển không ổn định. Dư nợ cho vay năm 2011 giảm so với năm 2010 là 35.476 triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 18,26%.Sau hơn một năm bị tác động mạnh mẽ do lạm phát tăng cao và suy thoái toàn cầu,tình hình kinh tế xã hội của nước ta có nhiều biến động,đa số các ngành đều rơi vào tình trạng kinh doanh không tốt,trong đó có ngành ngân hàng. Bước sang năm 2012 tình hình dư nợ lại tiếp tục giảm,tuy nhiên mức giảm này là rất ít,cụ thể giảm 1.531 triệu VNĐ so với 2011.Mức biến động này là do sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng trở lại. Ngân hàng ACB – chi nhánh Huế bắt đầu đưa ra các chiến lược cạnh tranh để thu hút lượng khách hàng cá nhân đông đảo này, đồng thời đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Vì vậy mà các cá nhân vay vốn nhiều hơn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Điều này, chứng tỏ tình hình kinh doanh của ngân hàng đang trên đà tăng trưởng tốt.


Qua biểu đồ ta thấy, năm 2011 nguồn vốn huy động giảm so với năm 2010 là 41.558 triệuVNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,99%. Ta thấy rằng cả dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động đều giảm.Bởi vì, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, để giảm thiểu rủi ro mất vốn nên ngân hàng cho vay rất cẩn trọng và thẩm định rất kỹ càng. Chủ yếu trong thời kỳ này ACB – Huế đều cho vay dưới hình thức thế chấp tài sản đảm bảo. Ngoài ra, loại hình cho vay tín chấp trả góp dựa trên thu nhập hàng tháng của người đi vay và điều kiện đi vay lẫn thủ tục hồ sơ rườm rà, khó khăn phức tạp đã không thu hút được đông đảo KHCN. Một lý do khác là, khi ngân hàng phải huy động vốn với lãi suất cao, thì ngân hàng cũng cho vay với lãi suất cao tương ứng, lúc đó sẽ không thu hút được khách hàng đến vay.Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Vì những lý do trên mà dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Đây cũng là vấn đề không tốt trong hoạt động ngân hàng, tuy nó an toàn trong thanh khoản nhưng nhưng lại không tạo ra khoản lãi nào, do nguồn vốn không được xoay vòng luân chuyển.

Năm 2012 tình hình nguồn vốn huy động tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc.Cụ thể năm 2012 so với năm 2011 tăng 276.341 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 73,88%. Ta thấy, mặc dù nguồn vốn tăng nhiều nhưng dư nợ KHCN 2012 lai không tăng. Điều này có thể là do ACB chưa đáp ứng tốt cho khách hàng,chưa chú trọng tiến hành triển khai loại hình mới.chẳng hạn như cho vay tín chấp tiêu dùng…Do đó lượng khách hàng quan hệ tín dụng ngân hàng vẫn còn ít. Tuy nhiên với việc trong năm 2012,ngân hàng đã đưa ra kế hoạch đó là kết hợp chặt chẽ giữa quy trình tín dụng và chất lượng cung cấp dịch vụ tốt, sẽ là tiền đề để chi nhánh mở rộng thị phần và thu hút được lượng lớn KHCN tiềm năng trong những năm sắp tới.

Dư nợ cho vay tiêu dùng

Nhìn vào bảng 5 (phụ lục) ta thấy, dư nợ của khách hàng cá nhân qua các năm 2010

– 2012 khá biến động. Dư nợ cho vay năm 2011 giảm so với năm 2010 là 35.476 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 18,26%. Trong đó đáng kể là hoạt động cho vay đáp ứng nhu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022