Các Sản Phẩm Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi Nhánh Đông Đô

(Nguồn: Sổ tay tín dụng ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng)

2.2.1.6. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô

Hiện nay VPBank có khá nhiều sản phẩm phong phú giành cho hoạt động cho vay KHCN. Tất cả các sản phẩm của VPBank đều có chính sách linh hoạt, thủ tục nhanh chóng, đơn giản và lãi suất cạnh tranh trên thị trường.Đó là một điểm mạnh mà ngân hàng cần phát huy để có được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng để từ đó mở rộng mạng lưới hoạt động, thu hút thêm khách hàng. Vpbank có hai loại sản phẩm cho vay chính là cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Sản phẩm cho vay không có tài sản đảm bảo

+ Sản phẩm thấu chi cá nhân tiêu dùng cho phép khách hàng có một nguồn tiền mặt sẵn sàng bất kỳ lúc nào. Khi khách hàng sử dụng sản phẩm này khách hàng có thể hưởng: thấu chi tín chấp và thấu chi có tài sản, hạn mức thấu chi cao và cực kỳ linh hoạt, miễn phí cấp hạn mức thấu chi lần đầu đối với KH có tài khoản trả lương tại VPBank và cho phép rút tiền mặt tại quầy hoặc thấu chi tại cây ATM.

+ Tín chấp CBCNV và cấp quản lý Không cần tài sản đảm bảo, khách hàng vẫn có thể được cấp tín dụng hạn mức cao với cơ chế ưu đãi đến từ VPBank

+ Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu nhanh chóng, thuận tiện, không cần tài sản bảo đảm, lãi suất cạnh tranh.

- Sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo

+ Cho vay hộ kinh doanh giành cho khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả nhưng đang gặp vấn đề về vốn. Hạn mức cho vay: tối đa 80% đối với cho vay vốn lưu động và 90% đối với cho vay đầu tư TSCĐ.

+ Cho vay Hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp giành cho khách hàng thiếu hụt vốn kinh doanh hoặc có phương án tăng vốn lưu động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay mua nhà cá nhân giúp khách hàng có cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với sự hỗ trợ từ VPBank. Hạn mức cho vay: Tối đa 100% chi phí mua nhà/xây dựng/sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định. Thời gian cho vay: Tối đa 20 năm.

+ Cho vay cá nhân xây dựng/sửa chữa nhà tạo cơ hội nâng cao mức sống từ căn nhà mơ ước. Hạn mức cho vay: Tối đa 90% chi phí xây dựng/sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy đinh. Thời gian cho vay: Tối đa 15 năm.


41


+ Cho vay mua ô tô cá nhân là sản phẩm hỗ trợ tài chính cho cá nhân có nhu cầu mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại hoặc nhu cầu kinh doanh. Hạn mức cho vay: Tối đa 100% giá trị xe nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định. Thời gian cho vay: Tối đa 60 tháng đối với SP ô tô cá nhân thành đạt và tối đa 48 tháng đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh.

+ Cho vay cầm cố GTCG do VPBank phát hành là phương án cho những khách hàng tiền gửi tại VPBank phát sinh nhu cầu vay vốn đột xuất. Hạn mức cho vay: Tối đa không vượt quá giá trị sổ tiết kiệm. Thời gian cho vay: Tối đa không vượt quá thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm. Cho phép vay hạn mức vượt quá mệnh giá ghi trên sổ tiết kiệm miễn là đảm bảo gốc + lãi sổ tiết kiệm đến thời điểm đáo hạn đủ thanh toán gốc + lãi + phí của khoản vay, sử dụng chính sổ tiết kiệm hoặc nguồn khác để trả nợ, trả nợ bất kỳ lúc nào, tính lãi theo thời gian vay thực tế, không tính phí trả nợ trước hạn.

+ Cho vay hỗ trợ tài chính du học đây là sản phẩm hỗ trợ du học sinh bổ túc hồ sơ du học và thanh toán các chi phí du học, hỗ trợ chứng minh tài chính nhằm bổ túc hồ sơ du học và thanh toán chi phí đào tạo, chi phí sinh hoạt tại nước ngoài.

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô

Doanh số cho vay chính là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, có thể là quý, tháng hoặc theo năm (trong khóa luận này, doanh số cho vay được tính theo năm). Nếu số tiền ngân hàng huy động được cao và doanh số cho vay cao, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng được nguồn tiền huy động một cách có hiệu quả, với mục đích mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng doanh số cho vay cao không đồng nghĩa chất lượng tín dụng tốt mà nó còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ trong kì. Bảng dưới đây trình bày tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay KHCN của VPBank Đông Đô trong 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012.


42

Bảng 2.5. Tình hình doanh số cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính:nghìn đồng


Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Năm 2010-2011

Năm 2011- 2012


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Doanh số cho vay cá

nhân


549.488.821,10


13.074.510.970


15.289.199.780


12.525.022.150


22,79


2.214.688.806


16,93

Tổng doanh số cho vay

796.360.610,30

17.910.288.997,10

20.385.599.701,80

17.113.928.390

21,49

2.475.310.705

13,82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh đông đô - 5

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – VPBank Đông Đô)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tình hình cho vay KHCN của VPBank Đông Đô liên tục tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 (Năm 2011 tăng 22,79% so với năm 2010, năm 2012 tăng 16,93% so với năm 2011). Tính đến năm 2012, tổng doanh số cho vay của ngân hàng đạt 20.385.599.701,8 nghìn đồng, tăng 2.475.310.705 nghìn đồng (tương đương 13,82%) so với năm 2011. Với số liệu như vậy có thể thấy trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong mảng tín dụng tăng trưởng khá đều đặn và tương đối cao. Đây là một tín hiệu kinh doanh đáng mừng của ngân hàng, nhất là trong 2 năm 2011 và 2012, những năm mà nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Xét thấy tỷ trọng về doanh số cho vay KHCN luôn chiếm cao nhất và tăng đều qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay KHCN chiếm 69% trong tổng doanh số cho vay thì đến năm 2012, con số này là 75%. Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN của VPBank Đông Đô đã cho thấy định hướng phát triển và định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo Chi nhánh, đó chính là việc tập trung cấp tín dụng cho các KHCN. Điều đó là hợp lí vì mục tiêu của VPBank là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

2.2.3. Tình hình doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô

Doanh số thu nợ là toàn bộ số tiền vốn mà ngân hàng đã thu về từ khoản cho vay, thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng qua các thời kỳ có thể là theo quý, tháng hoặc theo năm. Bảng dưới đây trình bày tình hình doanh số thu nợ của VPBank Đông Đô trong giai đoạn 2010 – 2012.


43


Bảng 2.6. Tình hình doanh số thu nợ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Năm 2010-2011

Năm 2011- 2012


Số tiền

Tương đối

(%)


Số tiền

Tương đối

(%)

Doanh số thu

nợ KHCN


4.924.412.784


6.380.497.410


4.069.095.972


1.456.084.626


29,57


(2.311.401.438)


(36,23)

Tổng doanh sô thu

nợ


8.207.354.646


8.740.407.408


6.458.882.502


533.052.762


6,49


(2.281.524.906)


(26,10)

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – VPBank Đông Đô)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, tổng doanh số thu nợ của VPBank Đông Đô vào năm 2011 tăng 533.052.762 đồng, tương ứng 6,49% so với năm 2010. Doanh số thu nợ của ngân hàng chủ yếu là thu nợ từ các KHCN. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Bên cạnh đó, các KHCN có quy mô nhỏ nên dễ thích ứng với những biến động và khó khăn của thị trường đó là lí do giải thích cho việc thu nợ của các KHCN tương đối tốt, với mức tăng 1.456.084.626 đồng vào năm 2011, tương đương 29,57% so với năm 2010. So với tình hình thực tế vào thời điểm những năm 2010, 2011 thì mức tăng về thu nợ của các KHCN của VPBank Đông Đô là khá tốt, nó phản ánh chất lượng tín dụng ngay từ bước đánh giá khách hàng và phương án trả nợ của khách hàng, đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay cho ngân hàng dù trong lúc tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn.

Năm 2012 doanh số thu nợ giảm 2.281.524.906 đồng tương ứng với mức giảm 26,10%. Xảy ra tình trạng này là do năm 2012 xuất hiện nhiều vụ phá sản, vỡ nợ do đó khách hàng không còn khả năng trả nợ. Đồng thời còn do sai sót của một số cán bộ tín dụng trong việc thẩm định đã dẫn đến tình trạng trên. Nổi bật là vụ việc nhân viên Trần Huy Hoàng thông đồng với khách hàng nhằm mục đích trục lợi. Tuy đã được xử lí nhưng là một bài học cho chi nhánh để rút kinh nghiệm. Từ đó chi nhánh có thể đề ra những chính sách, biện pháp để thúc đẩy việc thu hồi nợ tốt hơn

2.2.4. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm.


44

Theo bảng 2.7 dư nợ KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2010 -2012 cho ta thấy dư nợ khá ổn định. Dư nợ cho vay KHCN năm 2011 là 764.096.584.166 đồng, tăng 198.845.346.401 đồng, tương ứng 35,18% so với năm 2010. Đến năm 2012, chỉ tiêu cho vay KHCN vẫn giảm, đạt 637.595.301.018 đồng, giảm 16,56% so với năm 2011. Mức giảm này giảm nhẹ vì năm 2012, mức tăng về dư nợ KHCN tăng thấp hơn năm 2011.

Tình hình dư nợ KHCN phân theo kỳ hạn: từ bảng ta có thể thấy tỉ trọng cho vay ngắn hạn là cao nhất trong tổng dư nợ KHCN, chiếm từ 61%-67%. Tỉ trọng này tăng đều qua các năm cho thấy tình hình cho vay ngắn hạn khá tốt. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là KHCN nên nhu cầu vay vốn của họ thường là ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên số tiền năm 2012 lại giảm (giảm 13,99% so với năm 2011) do lạm phát tăng quá cao, giá cả tăng đột biến nên khách hàng giảm lượng vay vì họ không đủ khả năng chi trả. Tình hình dư nợ trong cho vay trung và dài hạn giảm đều qua các năm (giảm từ 39% năm 2010 xuống còn 33% năm 2012. Tuy tỉ trọng giảm qua các năm nhưng số tiền không ổn định. Năm 2010 là 220.447.982.728 đồng, năm 2011 tăng 46.985.821.730 đồng, đạt 267.433.804.458 đồng. Có sự tăng này là do dư nợ KHCN năm 2011 tăng. Nhưng năm 2012 số tiền này lại giảm 21,32% so với năm 2011. Khách hàng có nhu cầu vay trung và dài hạn là để phục vụ việc mua nhà, ô tô, du học… nhưng năm 2012 nền kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng nên kể cả khi NHNN ra chính sách hạ lãi suất cũng không cho vay ra được.

Dựa vào bảng số liệu, ta nhận thấy dư nợ cho vay đối với các KHCN, hộ gia đình luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong 3 năm, tỷ trọng này dao động từ 60% - 66%. Dư nợ cho vay KHCN, hộ gia đình năm 2011 là 496.662.779.708 đồng, tăng 157.512.037.049 đồng, tương đương 46,44% so với năm 2010. Đó là những đối tượng có nhu cầu vay vốn chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên năm 2012 chỉ tiêu này giảm 75.849.881.036 đồng so với năm 2011. Có thể lí giải bởi KHCN, hộ gia đình trong năm 2012 công việc kinh doanh không thuận lợi nên họ có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động, mua hàng hóa,... Cho vay tiểu thương đang là một thị trường tiềm năng mà VPBank cần quan tâm. Năm 2010 dư nợ cho vay là 113.050.247.553 đồng, năm 2011 tăng 1,38

% lên thành 114.614.487.625 đồng. Sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm 49,93% so với năm 2011. Đây là một sự sụt giảm mạnh đáng báo động mà ngân hàng cần chú ý. Nguyên nhân chính là do lạm phát, hoạt động sản xuất khó khăn nhưng còn một lí do nữa là ngân hàng chưa có những chính sách, sản phẩm phù hợp với mảng thị trường tiềm năng này. Trên thị trường ngân hàng hiện nay Sacombank là một trong những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực cho vay tiểu thương vì thế nên VPBank cần họ tập và nghiên cứu để phát triển lĩnh vực này. Bên cạnh đó dứng thứ ba là nhóm cán bộ


45


công nhân viên. VPBank xác định được nhân viên là nền tảng của ngân hàng chính vì thế VPBank luôn có những chính sách ưu đãi cho CBCNV trong đó giải quyết cả nhu cầu vay vốn của họ. VPBank áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho CBCNV của mình để khuyến khích việc vay phục vụ đời sống.

Căn cứ vào bảng số liệu có thể thấy, cho vay từng lần đang dần chiếm ưu thế so với cho vay theo hạn mức tín dụng cả về tỷ trọng và mức tăng về giá trị tiền vay giữa các năm. Nguyên nhân là do khách hàng cá nhân hầu như chỉ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn phục vụ cho mục đích tiêu dùng, kinh doanh của mình nên họ chỉ vay khi có nhu cầu cầu vốn. Bên cạnh đó khách hàng sẽ chủ động hơn khi lãi suất biến động tăng giảm mà có kế hoạch vay phù hợp. Đồng thời với cách cho vay này ngân hàng sẽ gặp ít rủi ro hơn. Cho vay từng lần đối với các KHCN năm 2011 là 657.123.062.383 đồng, tăng 187.964.535.038 đồng, tương đương 40,06% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ cho vay từng lần tiếp tục tăng, đạt số dư nợ là 504.329.936.100 đồng, chiếm 88% dư nợ đối với KHCN. Tuy nhiên xét về tổng quan, cho vay từng lần năm 2012 giảm 96.039.197.487 đồng, tương đương 14,62% so với năm 2011. Có thể nói năm 2012 là năm khó khăn đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh chính vì thế mọi chỉ tiêu năm 2012 của chi nhánh đều có xu hướng sụt giảm. Ngược lại với sự gia tăng của dư nợ cho vay từng lần thì dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng có xu hướng giảm dần. Đến năm 2012, tỷ trọng dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các KHCN chỉ còn chiếm 12% so với dư nợ đối với KHCN, chênh lệch tuyệt đối của năm 2012 so với năm 2011 giảm 30.462.085.661 đồng, mức giảm nhẹ khoảng 28,48%.


46


Bảng 2.7. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: đồng



Phân loại


Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Năm 2010-2011

Năm 2011- 2012


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Dư nợ KHCN

565.251.237.765

764.096.584.166

637.595.301.018

198.845.346.401

35,18

(126.501.283.148)

(16,56)

Theo kỳ hạn

Cho vay ngắn hạn

344.803.255.000

496.662.779.708

427.188.851.682

151.859.524.671

44,04

(69.473.928.026)

(13,99)

Cho vay trung dài hạn

220.447.982.728

267.433.804.458

210.406.449.336

46.985.821.730

21,31

(57.027.355.122)

(21,32)

Theo ngành nghề kinh doanh

Hộ kinh doanh/cá nhân

339.150.742.659

496.662.779.708

420.812.898.700

157.512.037.049

46,44

(75.849.881.036)

(15,27)

Cán bộ công nhân viên

62.177.636.154

76.409.658.417

89.263.342.143

14.232.022.262

22,89

12.853.683.726

(16,82)

Tiểu thương

113.050.247.553

114.614.487.625

57.383.577.092

1.564.240.072

1,38

(57.230.910.533)

(49,93)

Khác

50.872.611.399

76.409.658.417

70.135.483.112

25.537.047.018

50,20

(6.274.175.305)

(8,21)

Theo phương thức cho vay

Cho vay từng lần

469.158.527.345

657.123.062.383

561.083.864.900

187.964.535.038

40,06

(96.039.197.487)

(14,62)

Cho vay theo HMTD

96.092.710.420

106.973.521.783

76.511.436.122

10.880.811.363

11,32

(30.462.085.661)

(28,48)


(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – VPBank Đông Đô)


47


Bảng 2.8. Tình hình dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2010-2011

Năm 2011-2012

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Nợ nhóm 1

553.946.213.010

98

725.891.754.958

95

592.963.629.947

93

171.945.541.948

31,04

(132.928.125.011)

(18,31)

Nợ nhóm 2

4.522.009.902

0,8

7.640.965.842

1

7.651.143.612

1,2

3.118.955.940

68,97

10.177.771

0,13

Nợ nhóm 3

2.826.256.189

0,5

6.112.772.673

0,8

6.375.953.010

1

3.286.516.485

116,29

263.180.337

4,31

Nợ nhóm 4

2.543.630.570

0,45

11.461.448.762

1,5

14.027.096.622

2,2

8.917.818.193

350,59

2.565.647.860

22,39

Nợ nhóm 5

1.413.128.094

0,25

12.989.641.931

1,7

16.577.477.826

2,6

11.576.513.836

819,21

3.587.835.896

27,62

Dư nợ đối với KHCN


565.251.237.765


100


764.096.584.166


100


637.595.301.018


100


27.795.940.120


4,92


(126.501.283.148)


(16,56)


(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – VPBank Đông Đô)


48

Từ bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào nợ nhóm 1: Năm 2010 dư nợ nhóm 1 là 553.946.213.010 đồng, chiếm tỷ trọng 98%; năm 2011 là 725.891.754.958 đồng, chiếm tỷ trọng 95% và năm 2012 là 592.963.629.947 đồng, chiếm 93%. Nợ nhóm 1 là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ có thời gian quá hạn dưới 10 ngày. Với tỷ trọng nợ nhóm 1 luôn chiếm giữ ở một mức cao trong suốt 3 năm chứng tỏ các khoản cho vay KHCN khá tốt, chất lượng khoản vay cao, quan hệ tín dụng giữa các KHCN với Chi nhánh được duy trì tốt, làm cơ sở quan trọng để Chi nhánh tiếp tục duy trì và mở rộng mối quan hệ với nhóm khách hàng này. Tỷ trọng nợ nhóm 1 trong tổng cơ cấu các nhóm nợ có giảm từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2012 giảm 14,4% so với năm 2011 là do nền kinh tế trong giai đoạn này khó khăn nên khả năng trả nợ của khách hàng không còn tốt như trước. Điều đó đồng nghĩa với việc tỷ trọng các nhóm nợ còn lại sẽ tăng lên. Nợ nhóm 2 năm 2010 chỉ là 0,8% nhưng đến năm 2012 đã là 1,2%. Nợ nhóm 3 đạt 1% vào năm 2012, tăng 4,31% so với năm 2011. Nợ nhóm 4 cũng có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt là năm 2011 nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng 1,5%, tăng tuyệt đối 8.917.818.193 đồng, tăng tương đối là 350,59% so với năm 2011. Đáng kể hơn cả là nợ nhóm 5, từ bảng số liệu có thể thấy bước tăng vọt đáng báo động của nhóm nợ này. Nếu như năm 2010 nợ nhóm 5 chỉ là 1.413.128.094 đồng, tương ứng với tỷ trọng là 0,25% thì năm 2011 nhóm nợ này đã tăng thêm 11.576.513.836 đồng (tương ứng với mức tăng là 819,21%). Sang năm 2012 tỷ trọng nhóm nợ này vẫn tăng 27,62% so với năm 2011. Nguyên nhân của vấn đề là các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, tình trạng doanh nghiệp phá sản nhiều và hàng tồn kho tăng cao đã khiến tăng trưởng tín dụng đạt thấp,…đã làm cho nhiều khách hàng lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản dẫn đến việc mất khả năng thanh toán. Nợ xấu ngành ngân hàng trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong năm 2012. Một nguyên nhân khác mà chi nhánh phải đặc biệt quan tâm và có biện pháp xử lý nghiêm khắc, đúng đắn đó là việc nhân viên Trần Huy Hoàng – cán bộ tín dụng phòng KHCN đã thông đồng làm giả hồ sơ vay của khách hàng để trục lợi.

2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô

2.3.1. Chỉ tiêu định tính

Hiện nay ở VPBank Đông Đô đã áp dụng thống nhất các thông lệ, quy trình và chính sách đối với việc cho vay. Việc đó đã đạt được một số hiệu quả tốt cho ngân hàng. Tuy nhiên vẫn xuất hiện tình trạng cán bộ ngân hàng lợi dụng để trục lợi nhưng đã được ngân hàng phát hiện và xử lí kịp thời.


49


Khả năng của lãnh đạo của giám đốc ngân hàng nói chung và của giám đốc chi nhánh nói riêng trong việc quản lý hiệu quả tài sản rất tốt. Ông đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Điều đó đã góp phần vào hiệu quả cho vay KHCN của chi nhánh

Tại chi nhánh Đông có nhiều sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu của KHCN. Vì thế chi nhánh đã thu hút được khá nhiều khách hàng đến với mình và phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm là khá tốt. Theo thống kê của Chi nhánh thì có tới gần 90% khách hàng được hỏi sẽ quay trở lại sử dụng dịch vụ cho vay KHCN của Chi nhánh. Điều này cho thấy, ngân hàng đã xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng có nhiều tín hiệu khả quan và uy tín của ngân hàng trên địa bàn đã được khẳng định.

Tại VPBank, ban lãnh đạo luôn có đường lối, chính sách, chiến lược cho vay đối với KHCN một các đúng đắn nhằm thúc đẩy thị trường này phát triển mạnh mẽ hơn nữa đúng theo mục tiêu của ngân hàng là trở thành một trong ba ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Tỷ lệ trích lập DPRR của chi nhánh là khá cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Hay nói cách khác tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh cao. Vì thế ngân hàng nên xem xét, thẩm định các khoản vay của khách hàng để đảm bảo khách hàng đủ khả năng thanh khoản. Đồng nghĩa với việc trích lập DPRR sẽ được giảm xuống.

VPBank Đông Đô quản lý 6 phòng giao dịch chính vì thế phạm vi hoạt động của chi nhánh khá rộng. Đồng thời chi nhánh và các phòng giao dịch tập trung ở những nới dân cư đông đúc, giao thông thuận tiện cũng là một lý do để thu hút thêm khách hàng.

Rủi ro là điều khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro không có nghĩa là né tránh rủi ro, mà là xác định một mức rủi ro có thể chấp nhận được, trên có sở đó đưa ra các biện pháp để bảo đảm rủi ro không vượt quá mức xác định trước đó. Nhận thức được tầm quan trọng của của vấn đề kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, trong thời gian qua, Chi nhánh đã ngày càng tích cực hơn trong việc thu thập thông tin, phát hiện và kiểm soát rủi ro trong quá trình cho vay. Không chỉ dựa vào thông tin mà khách hàng cung cấp, các cán bộ của ngân hàng đã xuống tận nơi SXKD của khách hàng để nắm tình hình. Đối với các lĩnh vực chuyên môn chuyên biệt, ngân hàng đã thuê các chuyên gia trong ngành để có thể đánh giá chính xác nhất các khách hàng của mình, đảm bảo đưa ra các kết luận đúng đắn. Các cán bộ của Chi nhánh còn tiến hành nắm thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như từ mối quan hệ hợp tác làm ăn của khách hàng với các đối tác của chính họ, uy tín của khách


50

hàng với các ngân hàng mà trước đây khách hàng từng có quan hệ tín dụng. Tất cả các hành động trên đều hướng tới mục đích hạn chế tới mức tối đa các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên trường hợp cán bộ Trần Huy Hoàng thông đòng với khách hàng để trục lợi là một bài học cho chi nhánh để ngày càng tăng cường kiểm soát, đào tạo cán bộ hơn nữa

Các nhân viên, các cán bộ tại chi nhánh đều cảm thấy hài lòng với mức đãi ngộ mình nhận được. Mức lương của chi nhánh phù hợp với mặt bằng của thị trường 5-10 triệu đồng/ tháng. Chính vì thế VPBank Đông Đô có tỷ lệ thay đổi nhân sự khá thấp. Mọi nhân viên đều cam kết gắn bó với ngân hàng. Tuy nhiên cũng không thể tránh trường hợp nhân viên vì lòng tham cá nhân đã gây hại cho ngân hàng. Dù đã được xử lý nghiêm khắc nhưng đó cũng là bài học mà chi nhánh cần kiểm soát và rút kinh nghiệm.

2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

- Nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh

Bảng 2.9.Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ đối với KHCN của chi nhánh Đông Đô từ năm 2010 đến năm 2012

Đơn vị tính: đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2010 - 2011

Năm 2011 - 2012


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)

Dư nợ đối với

KHCN


565.251.237.765


100


764.096.584.166


100


637.595.301.018


100


198.845.346.401


35,18


(126.501.283.148)


16,56

Nợ quá hạn

11.305.024.755

2

38.204.829.208

5

44.631.671.071

7

26.899.804.453

237,95

6.426.841.863

6,82

Nợ xấu

6.783.014.853

1,92

30.563.863.367

4

36.980.527.459

5,8

23.780.848.513

350,59

6.416.664.092

0,99

Nợ đã xử lý

rủi ro


3.814.119.920


0,67


6.120.000.000


0,80


4.104.000.000


0,64


2.305.880.080


0,46


(2.016.000.000)


32,94

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – VPBank Đông Đô)

Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy tỉ lệ nợ quá hạn tăng qua các năm. Năm 2010, nợ quá hạn chỉ chiếm tỉ trọng 2%, sang đến năm 2011, tỉ trọng này tăng lên là 5% và năm 2012 là 7%. Mặc dù chiếm giữ một tỉ trọng không cao nhưng dư nợ nhóm 2 nói riêng và nợ quá hạn nói chung tăng qua các năm, đặc biệt tăng cao vào năm 2012 đã cho thấy sự xuất hiện những rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh. Đã xuất hiện và ngày càng nhiều hơn số khách hàng xin cơ cấu lại nợ hoặc trả nợ không đúng với thời gian quy định trong hợp đồng tín dụng kí kết lúc đầu giữa 2 bên.

51


Có thể thấy tỉ lệ nợ xấu của cho vay KHCN tại Chi nhánh qua các năm lần lượt là: 1,92%; 4% và 5,8%. Tỷ trọng nợ xấu của Chi nhánh ở nhóm 3 cao hơn so với nhóm 2 và có xu hướng tăng qua các năm. Mức tăng cao nhất vào năm 2012 khi dư nợ cho vay đối với KHCN thuộc nhóm 3 là 5.731.022.001 đồng, tăng 487.757.378 đồng, tương đương 9,3% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng mạnh trên là do kinh tế khó khăn, các ngành sản xuất cũng như thương mại dịch vụ đều giảm về lợi nhuận, doanh thu, do đó nguồn trả nợ không được đảm bảo. Ngoài ra còn do khả năng thẩm định các phương án/ dự án SXKD, thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chưa tốt, chưa kiểm soát tốt quá trình sử dụng vốn vay làm cho tỉ lệ nợ xấu tăng.

Về nợ đã xử lý rủi ro, năm 2010 chiếm 0,82% trong tổng dư nợ cho vay đối với KHCN. Nhưng sang đến năm 2011, 2012 con số này tăng lên 0,93% và 0,72%. Tỷ lệ nợ đã xử lý rủi ro tăng qua các năm cho thấy chất lượng cho vay đối với KHCN giảm sút, tổn thất của ngân hàng ngày càng cao. Mặc dù, ngân hàng đã xử lý tài sản đảm bảo nhưng không thu hồi được đầy đủ nợ gốc và lãi, không đủ để bù đắp được các chi phí khác vì vậy mà đã sử dụng nguồn dự phòng để bù đắp cho khoản nợ không có khả năng thu hồi này.

Số liệu này của chi nhánh so sánh với các chi nhánh khác cùng địa bàn là khá cao cho thấy chi nhánh cần xem xét lại cách quản lí, kiểm tra, giám sát.. của mình để từ đó khắc phục tình trạng trên giúp chi nhánh phát triển trong những năm hoạt động tiếp theo.

- Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay KHCN

Bảng 2.10. Hệ số chất lượng cho vay KHCN giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị:đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

NQH cho vay KHCN

11.305.024.755

38.204.829.208

44.631.671.071

Nợ xấu cho vay KHCN

6.783.014.853

30.563.863.367

36.980.527.459

Dư nợ cho vay KHCN

565.251.237.765

764.096.584.166

637.595.301.018

NQH/Tổng dư nợ cho vay KHCN

2%

5%

7%

Nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay KHCN

1%

4%

6%

Nợ xấu/NQH cho vay KHCN

60%

80%

83%

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – VPBank Đông Đô)


52

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2022