Thực Trạng Về Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Cho vay tín chấp

Hạn mức cho vay: Mức cho vay tối đa lên tới 500 triệu đồng.

Thời hạn cho vay tối đa : 48 tháng.

Phương thức trả nợ linh hoạt: Trả góp, lãi theo niên kim cố định, trả gốc lãi addon, trả gốc, lãi theo dư nợ giảm dần.

Cho vay ứng tiền bán chứng khoán

Hạn mức cho vay: Tối đa bằng số tiền bán chứng khoán (sau khi đã trừ đi phí giao dịch và lãi tiền vay).

Thời hạn cho vay tối đa : 3 ngày làm việc.

Cho vay cổ phần hóa

Đối với cổ phiếu ưu đãi: tối đa 100 tổng giá trị cổ phần theo giá bán ưu đãi; Đối với cổ phiếu đăng ký tự do: tổi đa 50 tổng giá trị cổ phần theo giá đấu thực tế.

Thời hạn cho vay tối đa : 36 tháng.

TSĐB đa dạng: cổ phiếu hình thành từ vốn vay hoặc bất động sản, giấy tờ có giá, phương tiện vận tải độc lập với vốn vay.

2.4. Thực trạng về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

2.4.1. Tình hình doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân

Doanh số cho vay chính là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, có thể là quý, tháng hoặc theo năm (trong khóa luận này, doanh số cho vay được tính theo năm). Nếu số tiền ngân hàng huy động được cao và doanh số cho vay cao, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng được nguồn tiền huy động một cách có hiệu quả, với mục đích mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhưng doanh số cho vay cao không đồng nghĩa hiệu quả cho vay tốt mà nó còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ trong kỳ. Doanh số cho vay KHCN của MBBank giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.6. Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012

Đợn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2011Năm 2012Chênh lệch
2011/20102012/2011
Số tiền tăng (+)
giảm (-)
Đạt tỷ lệ
(%)
Số tiền tăng (+)
giảm (-)
Đạt tỷ lệ
(%)
Doanh số cho vay69.281100.128141.04330.84744,5240.91540.86
Doanh số cho vay KHCN12.94515.56920.0722.62420,274.50328,92
Tỷ trọng doanh số cho vay
KHCN (%)
18,6815,5514,23----

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 9

(Nguồn Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội)

Từ bảng 2.6 ta có thể thấy hoạt động cho vay đối với KHCN có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong doanh số cho vay nhưng vẫn tăng lên về số lượng. Đây là một trong những nỗ lực của MBBank khi thiết kế ra nhiều sản phảm dịch vụ mới, mở rộng địa bàn hoạt động và phát triển sản phẩm th tín dụng.

Đó là thành tích đáng được ghi nhận của ngân hàng. Doanh số cho vay đối với HCN năm 2010 đạt 12.945 tỷ đồng tương ứng với tỷ tr ng 18,68% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2011, doanh số cho vay đối với KHCN là 15.569 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,55%, tăng 2.624 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 20,27 .

Sang đến năm 2012, doanh số cho vay đối với KHCN đạt 20.072 tỷ đồng chiếm 14,23% tổng doanh số cho vay, tiếp tục tăng so với năm 2011 là 4.503 tỷ đồng tương ứng tăng 28,92 . Theo bảng 2.3, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các TCKT do họ có khả năng trả nợ tốt hơn  KHCN, có TSĐB thế chấp và quy trình cho vay đơn giản hơn.

Hơn nữa, cho vay KHCN co rủi ro cao hơn do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, xảy ra rủi ro về sức khỏe không lường trước được. Do đó, nên tỷ trọng doanh số cho vay KHCN thấp (dưới 20% tổng doanh số cho vay) và ngày càng giảm. Tuy nhiên ngân hàng vẫn thu hút được một lượng KHCN mới nhờ vào uy tín của mình nên doanh số cho vay KHCN tăng.

Thị trường cho vay KHCN là thị trường mà ngân hàng không được phép bỏ khi mà hiện nay các ngân hàng như Techcombank, ACB, MSB,… đang hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng bán l . Trong khi đó, MBBank lại đang xa rời dần mục tiêu đó. Vì vậy, MBBank cần có những biện pháp tốt hơn để duy trì các mối quan hệ với KHCN của mình.

2.4.2. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng còn yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp.

Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả cho vay càng cao bởi vì đằng sau những khoản cho vay đó còn những RRTD mà ngân hàng gặp phải. Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng, sự uy tín của ngân hàng đối với KHCN.

Tình hình dư nợ cho vay KHCN của NHTMCP Quân đội trong 3 năm 2010, năm 2011 và năm 2012 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.7. Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2010 – 2012

Đợn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2011Năm 2012Chênh lệch
2011/20102012/2011
Số tiềnTỷ
trọng (%)
Số tiềnTỷ
trọng (%)
Số tiềnTỷ
trọng (%)
Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt tỷ lệ (%)Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ cho vay cá nhân7.3171008.0731009.26410075610,331.19114,75
I. Theo thời gian          
1. Ngắn hạn4.96467,855.56368,916.44769,5959912,0788415,89
2. Trung hạn2.15829,492.29628,442.40125,921386,391054,57
3. Dài hạn1952,662142,654164,49199,7420294,39
II. Theo loại tiền cho vay          
1. VND6.01482,196.45279,927.32379,054387,2887113,50
2. Ngoại tệ (quy đổi)1.30317,811.62120,081.94120,9531824,4032019,74
III. Theo tài sản đảm bảo          
1. Có tài sản đảm bảo6.25585,496.77483,917.42180,115198,306479,55
2. Không có tài sản đảm bảo1.06214,511.29916.091.84319,8923722,3254441,89

(Nguồn Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2010 – 2012)

Xét về quy mô cho vay KHCN

Tổng dư nợ cho vay KHCN của MBBank tăng trưởng cả về số lượng lẫn tỷ trọng:

năm 2010 đạt 7.317 tỷ đồng; năm 2011 đạt 8.073 tỷ đồng, tăng 756 tỷ đồng tương ứng tăng 10,33 so với năm 2010; năm 2012 đạt 9.264 tỷ đồng, tăng 1.191 tỷ đồng tương ứng 14,75% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để đáp ứng những nhu cầu cụ thể hơn của khách hàng. Ngoài ra hoạt động cho vay KHCN được chú trọng hơn. Tuy nhiên, theo bảng 2.3 ta thấy dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng (dưới 15%) mà mục tiêu của ngân hàng hiện nay là gia tăng hoạt động cho vay KHCN. Điều này đặt ra cho MBBank bài toán phải làm thế nào để tăng dư nợ cho vay KHCN nhưng vẫn đảm bảo được mức độ an toàn cũng như hiệu quả của khoản vay.

Xét về cơ cấu cho vay KHCN

Cơ cấu theo thời gian:

Do nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn ngắn hạn nên ngân hàng ưu tiên hơn cho các khoản vay ngắn hạn, do đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 4.964 tỷ đồng, chiếm 67,85% tổng dư nợ cho vay KHCN. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 599 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,07 .

Đến năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn KHCN là 6.447 tỷ đồng, tương ứng 69,59% tổng dư nợ cho vay KHCN. Giai đoạn 2010 – 2012 là những năm khó khăn của nền kinh tế. Mặc dù ngân hàng đã phát hành được nhiều thẻ tín dụng nhưng nhu cầu vay thực sự của người dân lại không nhiều. Hơn nữa, do nền kinh tế khó khăn, thu nhập cũng khó khăn hơn nên mọi nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.

Do đó mà nhu cầu vay trong ngắn hạn tăng, vay trong trung và dài hạn giảm. Các khoản vay trung hạn chủ yếu là của các KHCN vay để mua thiết bị, xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất. Dư nợ cho vay trung hạn đối với KHCN tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại giảm dần qua các năm: năm 2010 đạt 2.158 tỷ đồng (tương ứng 29,49 ), năm 2011 đạt 2.296 tỷ đồng (tương ứng 28,44 ) và năm 2012 là 2.401 tỷ đồng (tương đương 25,92 tổng dư nợ cho vay KHCN). Dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ cho vay KHCN: 2,66 (năm 2010), 2,65 (năm 2011) và 4,49 (năm 2012). Khách hàng vay dài hạn chủ yếu phục vụ mục đích mua ô tô, mua nhà hay du học, xuất khẩu lao động. Hiện nay, khi xã hội phát triển, các gia đình đều muốn con cái mình được học tập tại các nước phát triển nên nhu cầu cho vay du học tăng cao. Đó là nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay dài hạn tăng.

Cơ cấu theo loại tiền cho vay:

Dư nợ cho vay của KHCN theo đồng nội tệ là chủ yếu, tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm dần về tỷ trọng: năm 2010 đạt 6.014 tỷ đồng (tương ứng 82,19 ), năm 2011 đạt 6.452 tỷ đồng (tương ứng 79,92 ) và năm 2012 đạt 7.323 tỷ đồng (tương  ứng 79,05%). Theo bảng 2.2, nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng là từ nội tệ.

Hơn nữa, phần lớn khách hàng là người cư trú trong nước nên các khoản vay phục vụ chủ yếu cho hoạt động tiêu dùng trong nước. Do đó, dư nợ cho vay nội tệ đối với KHCN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ KHCN. Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của các cá nhân với TCTD, các cá nhân, TCKT không được phép tự do mua bán, tiêu dùng bằng ngoại tệ nên tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ nhỏ. Năm 2010, dư nợ cho vay KHCN bằng ngoại tệ đạt 1.303 tỷ đồng, tương ứng 17,81% tổng dư nợ cho vay HCN; năm 2011 tăng thêm 318 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,40 ; đến năm 2012 đạt 1.941 tỷ đồng, tương ứng 20,95% tổng dư nợ cho vay KHCN. Khách hàng vay ngoại tệ để đáp ứng mục đích du học, xuất khẩu lao động hoặc buôn bán kinh doanh với đối tác nước ngoài. Hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng th VISA, Master tăng lên nên nhu cầu về ngoại tệ tăng lên.

Cơ cấu theo TSĐB:

Qua bảng số liệu ta thấy được cho vay KHCN có TSĐB chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay không có TSĐB. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2012, tỷ trọng cho vay có TSĐB đang dần thu hẹp lại và tỷ trọng cho vay không có TSĐB đang được mở rộng hơn. Cụ thể là năm 2010, dư nợ cho vay có TSĐB là 6.255 tỷ đồng tương ứng 85,49%, năm 2011 là 6.774 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 83,91 , năm 2012 tăng thêm 647 tỷ đồng đạt 7.421 tỷ đồng tương ứng với 80,11% tổng dư nợ cho vay KHCN có TSĐB. Cho vay KHCN không có TSĐB qua ba năm 2010, năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 1.062 tỷ đồng (14,51%), 1.299 tỷ đồng (16,09 ) và 1.843 tỷ đồng (19,89 ). Điều này được lý giải là do trong công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng đã thực hiện tốt và đầy đủ các thủ tục, chỉ chấp nhận cho những khách hàng có tài chính lành mạnh, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự vay vốn nên đa phần khách hàng tiếp cần vốn không cần có TSĐB. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng vay vốn trước đây cũng dần tạo được uy tín với ngân hàng nên được vay vốn không cần TSĐB. Tuy nhiên điều này cũng tạo rủi ro cho ngân hàng trong các tình huống xấu nhất như khách hàng không có khả năng trả nợ do lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp,…

2.4.3. Tình hình thu nợ cho vay khách hàng cá nhân

Bên cạnh hoạt động cho vay thì công tác thu nợ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của tất cả các ngân hàng. Các khoản nợ được thu hồi đúng hạn cả gốc và lãi sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng bổ sung nguồn lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra hoạt động thu nợ được thực hiện tốt thể hiện hiệu quả của hoạt động cho vay đối với khách hàng của ngân hàng.

Bảng 2.8. Tình hình thu nợ đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2010 -2012

Đợn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2011Năm 2012Chênh lệch
2011/20102012/2011
Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt
tỷ lệ (%)
Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt
tỷ lệ (%)
Doanh số thu nợ56.08578.297109.12622.21239,6030.82939,37
Doanh số thu nợ
KHCN
9.85313.92619.8354.07341,345.90942,43
Tỷ trọng thu nợ
KHCN (%)
17,5717,7918,18----

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội)

Năm 2010, doanh số thu nợ của NHTMCP Quân đội đạt 56.085 tỷ đồng, trong đó doanh số thu nợ KHCN đạt 9.853 tỷ đồng, chiếm 17,57% tổng doanh số thu nợ. Năm 2011, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên mức 78.297 tỷ đồng, cùng với đó là doanh số thu nợ KHCN cũng tăng về cả số tuyệt đối và tỷ trọng, đạt mức 13.926 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 4.073 tỷ đồng tương ứng tăng 41,34 .

Năm 2012, cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ.

Cả doanh số thu nợ và doanh số thu nợ KHCN đều tăng trong năm 2012, doanh số thu nợ đạt 109.126 tỷ đồng và doanh số thu nợ cá nhân đạt 5.909 tỷ đồng tương ứng mức tăng 42,43%.

Từ đó thấy được doanh số thu nợ KHCN tăng cả về số lượng và tỷ trọng.

Đây là một thành tích đáng khen ngợi của MBBank. Một phần nguyên nhân là do việc hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế, không có khả năng trả nợ ngân hàng nên họ đã xin cơ cấu lại nợ.

Cơ cấu lại nợ có thể là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ cho các khách hàng gặp khó khăn chưa trả được nợ đúng như thỏa thuận ban đầu. Mặc dù việc cơ cấu lại nợ khiến ngân hàng chậm thu được vốn nhưng mặt khác, việc làm này cũng giúp ngân hàng giảm áp lực phải gia tăng nợ xấu, việc giữ nguyên nhóm nợ sau cơ cấu cũng giảm bớt áp lực phải gia tăng trích lập dự phòng, giảm chi phí cho ngân hàng.

Đồng thời, cơ cấu lại nợ là một cách để ngân hàng giúp khách hàng của mình có điều kiện vượt qua khó khăn, tạo ra nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, do các khách hàng giữ uy tín, có trách nhiệm với khoản vay. Doanh số thu nợ tăng lên qua các năm cho thấy MBBank đã áp dụng hiệu quả các chính sách thu hồi nợ đối với các KHCN như: giám sát chặt chẽ các khoản nợ có rủi ro, tập trung giải quyết các khoản nợ quá hạn, sử dụng các biện pháp xiết nợ đối với khách hàng không còn khả năng trả nợ.

Ngày đăng: 20/11/2021