có 67% phạm nhân trả lời thực phẩm cung cấp cho họ là thiếu, chủ yếu thịt, cá mặc dù mỗi tháng chỉ có 1,5kg (cá 800gram, thịt 700gram). Về số lượng đã vậy, song việc tổ chức bữa ăn hàng ngày cũng còn những thiếu sót như cơm vẫn thỉnh thoảng bị khê, sống, nát, thực phẩm kém chất lượng, vệ sinh chưa đảm bảo,... chưa chia đều thức ăn cho các bữa ăn. Thường các bếp phạm nhân dồn thức ăn nhiều ngày vào một bữa. Ở đây cũng nên nói rằng với tiêu chuẩn thực phẩm chỉ có 1,5kg thịt, cá mà chia đều cho 30 ngày thì mỗi ngày có 50 gram lại chia tiếp cho 2 bữa không kể ăn sáng thì mỗi bữa chỉ có 25gram, như vậy tiêu chuẩn về thực phẩm là thấp. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến ở một số trại giam đã xảy ra tình trạng phạm nhân cấu kết với nhau làm reo, nổi loạn đòi yêu sách cải thiện chế độ ăn. Có thể nói rằng đây là vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn về số lượng cũng như công tác kiểm tra, giám sát đối với tiêu chuẩn ăn của họ. Theo tính toán của Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế thì nhu cầu năng lượng tính theo Kcal/ngày của một người lao động nam từ 18 - 30 tuổi, làm việc nhẹ là 2.300, làm việc vừa là 2.700, làm việc nặng là 3.300, lao động nữ tương ứng là 2.200, 2.300 và 2.600. Mức ăn như đã nêu trên của phạm nhân chỉ đạt 1.919,47 Kcal, thấp hơn nhiều so với nhu cầu năng lượng của người lao động bình thường. Ngoài tiêu chuẩn của Nhà nước, phạm nhân có quyền được ăn thêm do tiền thưởng vượt chỉ tiêu, kế hoạch hoặc tăng năng suất lao động.
2.3.3. Chế độ mặc
Mặc dù theo số liệu tại Bảng 7 thể hiện về chế độ ăn đầy đủ, nhưng bằng các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn và chuyên gia cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chế độ mặc của phạm nhân. Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân vẫn bị vi phạm trên thực tế. Việc chưa cấp phát quần áo, đồ dùng sinh hoạt cho phạm nhân vẫn xảy ra ở một số nơi như năm 2008.
Bảng 2.7: Chế độ mặc của các phạm nhân
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Đủ | x | x | x | x | x |
Chưa đủ |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Vệ Quyền Của Phạm Nhân Ở Cộng Hòa Liên Bang Đức
- Những Kết Quả Đạt Được Trong Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Của Phạm Nhân
- Chế Độ Gặp Thân Nhân, Gửi, Nhận Thư, Quà, Tiền, Trao Đổi Thông Tin Bằng Điện Thoại Và Mua Hàng Tại Căng Tin
- Quyền Được Tạm Đình Chỉ Chấp Hành Án Phạt Tù, Giảm Thời Hạn Chấp Hành Án Phạt Tù, Và Đặc Xá Của Phạm Nhân
- Đổi Mới Cơ Chế Pháp Lý Để Giải Quyết Các Khiếu Nại, Tố Cáo Của Phạm Nhân
- Xã Hội Hóa Công Tác Giáo Dục Cải Tạo Phạm Nhân Nhằm Tăng Cường Bảo Vệ Các Quyền Con Người Của Phạm Nhân
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Thực tế cho thấy với quy định như hiện nay thì chế độ mặc của phạm nhân thường bị thiếu. Trong điều kiện ở trại giam chủ yếu là lao động phổ thông: làm công việc đồng áng, khai thác vật liệu xây dựng, trồng rừng và chăm sóc rừng v.v. bên cạnh đó, do đặc thù khí hậu ở nước ta nóng ẩm, chất liệu vải để may quần áo là chất liệu vải thường. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn quần, áo bị rách, sờn hoặc sau một ngày làm việc ngấm mồ hôi, bụi, bẩn phải giặt giũ nếu như thời tiết không thuận lợi, gặp mưa thì ngày hôm sau phạm nhân sẽ không có quần, áo mặc để đi làm và buộc họ phải mặc quần, áo tự có.
Bên cạnh quần, áo sử dụng hàng ngày thì quần, áo lót, khăn mặt của phạm nhân cũng không đủ dùng,... Qua khảo sát 1.000 phạm nhân các trại giam cho thấy hàng năm số lượng quần, áo lót, khăn mặt chỉ đủ cho phạm nhân dùng trong khoảng 2/3 thời gian theo quy định. Nhiều phạm nhân bị mất quần, áo, khăn mặt nếu gia đình không có điều kiện gửi đến hoặc mua thì thời gian còn lại họ sẽ phải tự tìm thứ khác để làm vật dụng thay thế [43].
2.3.4. Chế độ ở
Tồn tại chủ yếu khi thực hiện chế độ này là nhiều trại giam xuống cấp, quá tải đến đến những quy định về chỗ ở của phạm nhân không được thực hiện, chỗ nằm không đảm bảo, chế độ sinh hoạt không đạt yêu cầu.
Cơ bản các công trình xây dựng có một số hạng mục bị xuống cấp, trại thường xuyên phải sửa chữa như: nền nhà sụt lún, hệ thống vệ sinh bị tắc, gạch nền bị vỡ, tường xây bị hỏng. Cơ sở giam giữ của trại tuy đã được quan quan tâm sửa chữa song do xây dựng đã lâu, công trình xuống cấp nghiêm trọng dẫn
đến khó khăn trong việc bố trí giam giữ phân loại đúng quy định: phạm nhân là nữ, người nước ngoài, người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (như HIV/AIDS), người thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại tạm giam.
Hiện nay, do nhiều lý do, chủ yếu là số lượng phạm nhân tăng nhanh nên phần lớn các trại giam đều vượt quá quy mô giam giữ, phạm nhân phải ở trong điều kiện chật chội, không đủ diện tích chỗ nằm trung bình như pháp luật đã quy định. Qua khảo sát có 38% số phạm nhân cho rằng chỗ ở hiện tại là quá chật chội, không đủ 2m2/1 người,... Chỗ nằm của mỗi phạm nhân, theo quy định của pháp luật là 2m2. Hiện nay, do tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp, số lượng phạm nhân ngày càng tăng, dẫn đến chỗ ở, nơi ngủ rất chật chội, nhiều nơi, trung bình mỗi phạm nhân chỉ được 1m2, có nơi chỉ được 0,8m2.
Trong các buồng giam đều có khu vực vệ sinh riêng biệt (sát buồng giam) đảm bảo kín, hợp vệ sinh. Hiện nay khu vệ sinh trong các buồng giam đã được cải tạo, sửa chữa, đều thiết kế theo hệ thống tự hoại, đảm bảo tốt hơn về mặt vệ sinh. Tuy nhiên, với số lượng phạm nhân trong buồng đông, nhiều nhà giam cũ đã xuống cấp, nơi ở chật hẹp, ẩm thấp, nhiều khi còn tình trạng thiếu nước, việc đôn đốc, kiểm tra trật tự vệ sinh không tốt, nên chưa đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
Trong các trại giam đều có buồng giam kỷ luật theo mẫu quy định để giam riêng số phạm nhân vi phạm nội quy trại giam, đảm bảo thông thoáng, đủ ánh sáng, hợp vệ sinh. Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế cho thấy buồng giam kỷ luật phạm nhân ở một số trại giam quá chật chội lại hôi hám, không đủ ánh sáng. Mặt khác phạm nhân ban ngày phải lao động 8h/ngày theo quy định của pháp luật, điều đó dẫn đến tình trạng sức khỏe của phạm nhân bị sa sút nghiêm trọng. Đồng thời với việc ở, chế độ ăn kham khổ,... và khi phạm nhân hết thời gian kỷ luật, sức khỏe thường yếu, phải có một thời gian dài mới có thể hồi phục. Thực tế đã chứng minh, điều kiện sống chật chội không
những chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo nên những căng thẳng về mặt tâm lý, con người dễ trở nên bực bội, cáu bẳn, chán chường,... và từ đó nảy sinh những thái độ, hành vi tiêu cực. Do đó, nhà ở và các công trình vệ sinh cũng như các yếu tố vật chất khác cần được nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu giam giữ và giáo dục [43].
2.3.5. Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin
Theo Báo cáo công tác trại giam năm 2010-2014 chế độ đọc báo, nghe đài, vui chơi, giải trí ở một số cơ sở chấp hành hình phạt tù còn chưa được quan tâm đầy đủ do còn nặng nề về lao động sản xuất, chưa quan tâm đúng mức đến đời sống văn hóa, tinh thần của phạm nhân.
2.3.6. Chế độ chăm sóc y tế
Hoạt động này còn nhiều thiếu sót, một số trại giam chưa thực hiện khám sức khỏe định kì cho phạm nhân theo Điều 19 Quy chế trại giam. Tại các trại giam này, một số bệnh nhân mặc bệnh hiểm nghèo không được trại giam kịp thời làm thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù nên dẫn đến ảnh hưởng đến sực khỏe của phạm nhân.
2.3.7. Chế độ học tập
Chế độ học tập của phạm nhân chưa được thực sự quan tâm, hình thức nghèo nàn, chưa tổ chức dạy xóa mù chữ cho phạm nhân (xem Bảng 2.8). Do cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, không có giáo viên dạy văn hóa cho nên trại tạm giam không tổ chức dạy văn hóa cho phạm nhân được.
Bảng 2.8: Thống kê trình độ học vấn của phạm nhân
Phạm nhân không biết chữ | Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 | Trung cấp, cao đẳng trở lên | |
Tỷ lệ % | 04% | 21% | 52% | 16% | 07% |
(Nguồn: Công an tỉnh Đắk Lắk)
Việc dạy Tiếng Việt cho phạm nhân là người nước ngoài chưa được thực hiện ở nhiều trại giam làm cho nhiều phạm nhân muốn tìm hiểu chính sách pháp luật của Việt Nam nhưng không thể thực hiện được do vốn tiếng Việt quá ít ỏi, làm giảm hiệu quả công tác giáo dục cải tạo cho phạm nhân người nước ngoài. Các phạm nhân người nước ngoài thường tự dạy tiếng Việt lẫn nhau, người vào trước biết trước thì dạy cho người vào sau, mang tính chất "tự giáo dục" và có ảnh hưởng lớn đến các nhu cầu về văn hóa và giải trí như xem ti vi, nghe đài, đọc báo,... Thêm vào đó, nội dung giáo dục, cải tạo cho phạm nhân là người nước ngoài chưa có kế hoạch cụ thể, cũng như chưa sâu sắc, đa dạng, còn mang tính hình thức. Đội ngũ cán bộ quản giáo tại các trại giam có người nước ngoài có sự hạn chế lớn về ngôn ngữ nước ngoài, kiến thức xã hội, văn hóa, pháp luật trong và ngoài nước khiến cho nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác giáo dục phạm nhân, chỉ coi trọng công tác quản lý. Chính do sự hạn chế này đã ảnh hưởng đến việc nắm bắt diễn biến tư tưởng, thái độ cải tạo của phạm nhân dẫn đến không sát sao trong việc giáo dục và đánh giá nhận xét thái độ cải tạo của phạm nhân chưa khách quan, chưa đúng sự thật [44, tr.59-61]. Điều này sẽ tác động ảnh hưởng đến việc xem xét để giảm án cho những phạm nhân người nước ngoài.
2.3.8. Chế độ lao động, dạy nghề
Trong chế độ lao động của phạm nhân bộc lộ một số tồn tại mà nhiều năm chưa được khắc phục. Như việc phân công lao động không phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe, thời gian lao động, nghỉ ngơi chưa được đảm bảo. Một số trại giam chú trọng sản xuất, coi trọng lợi ích kinh tế thiếu quan tâm đến đời sống sinh hoạt của phạm nhân trong lao động. Công việc nặng nhọc độc hại do phạm nhân làm chưa được bảo hộ an toàn dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của phạm nhân.
Bảng 2.9: Thống kê nghề nghiệp của phạm nhân trước khi phạm tội
Số lượng phạm nhân | Nghề nghiệp | ||||
Nông nghiệp | Công nhân | Các nghề khác | Không nghề | ||
2010 | 1.000 | 473 | 19 | 197 | 311 |
2011 | 1.302 | 516 | 29 | 215 | 542 |
2012 | 1.133 | 507 | 21 | 232 | 373 |
2013 | 1.193 | 468 | 15 | 319 | 391 |
2014 | 1.277 | 401 | 27 | 341 | 508 |
(Nguồn: Công an tỉnh Đắk Lắk)
Trong một số trường hợp, các cán bộ chiến sỹ quản lý cơ sở giam giữ chưa căn cứ vào sức khỏe, để sắp xếp công việc hợp lý, khoán việc quá sức, không nắm bắt được tình trạng tâm lý và sức khỏe của phạm nhân, chạy theo chỉ tiêu mức khoán dẫn đến ép, áp đặt buộc họ phải thực hiện. Qua đó cũng có thể thấy rò ràng phạm nhân chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân và phía chủ thể quản lý đã thiếu tôn trọng đến quyền của phạm nhân cần thiết phải có sự quan tâm nhiều hơn của các ngành các cấp trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù [20, tr.60].
Phần lớn các trại giam, trại tạm giam đóng ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, cách xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội nên hạn chế trong việc giao thương, tiếp cận, thu thập những thông tin, tình hình phát triển chung. Các cơ sở giam giữ này được giao quản lý, sử dụng đất đai không đều, có đơn vị nhiều có đơn vị ít. Còn những đơn vị được giao quản lý đất lớn nhưng nằm xa trung tâm, địa hình hiểm trở khó khăn cho công tác quản lý, những năm trước đất đai được giao quản lý thì thiếu về cơ sở pháp lý nên đã xảy ra tình trạng dân kéo đến lấn chiếm. Kế hoạch lao động và dạy nghề còn mang tính hành chính, chủ quan, theo kế hoạch hàng năm chứ chưa thành quy hoạch tổng thể lâu dài cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa
phương. Lãnh đạo các trại giam, trại tạm giam chưa quan tâm đầy đủ đến công tác giáo dục nhận thức cho đội ngũ chiến sĩ về mục đích tổ chức lao động, dạy nghề. Tại một số cơ sở giam giữ còn chạy theo mục đích kinh tế đơn thuần mà không giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lao động, dạy nghề với công tác quản chế, giáo dục. Thậm chí có nơi còn bộc lộ mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế với công tác giáo dục, chú trọng lao động tạo ra giá trị dẫn đến ít dành thời gian cho các hoạt động văn hóa, giáo dục theo quy định của Luật thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc thực hiện các quy định về lao động đối với phạm nhân còn cứng nhắc, ảnh hưởng tư tưởng bao cấp, chưa tranh thủ được sức mạnh của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức kinh tế để phát triển các ngành nghề tạo việc làm và tăng thêm thu nhập. Tại một số cơ sở giam giữ vẫn còn tình trạng "khoán trắng" dẫn tới việc bắt phạm nhân làm quá sức, quá giờ, vi phạm chế độ lao động, chưa quan tâm đầy đủ chế độ bảo hộ lao động khiến tình hình tai nạn trong khi lao động vẫn còn xảy ra [6, tr.2-3, 12-14]. Thêm vào đó, quỹ đất cấp để phục vụ công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân khá phong phú bao gồm đất trồng trọt, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng ,... với khá nhiều tính năng có thể khai thác như đất ao, hồ, sông, suối, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác khoáng sản, lâm nghiệp. Số lượng phạm nhân có nghề nghiệp trước khi phạm tội là nông nghiệp, lao động tự do và không nghề nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số phạm nhân (Bảng 8). Số lượng phạm nhân cư trú tại nông thôn, miền núi chiếm khoảng một nửa tổng số phạm nhân cho thấy nhu cầu đào tạo ngành nghề lao động liên quan đến nông nghiệp và đất đai rất cao (Bảng 2.9).
Bảng 2.10: Thống kê về nơi cư trú trước khi chấp hành án của phạm nhân
Thành phố, thị xã | Nông thôn, miền núi | |
Tỷ lệ % | 17,5% | 82,5% |
Tình hình trên cho thấy những biểu hiện chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt như hợp đồng gia công, khai thác tài nguyên để tạo việc làm và tăng thu nhập chứ chưa tạo sự ổn định, bền vững. Những điều này làm hạn chế nhiều đến việc lao động và đào tạo nghề của các phạm nhân, ảnh hưởng đến tâm lý, định hướng việc làm và nghề nghiệp khi họ mãn hạn tù và tái hòa nhập xã hội.
Lao động ở trại giam thường là lao động phổ thông với các ngành nghề như nông nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng (khai thác đá, than, gạch), khai thác lâm sản (bóc tách hạt điều, vận hành máy cưa). Những nghề này thường có rủi ro cao, nhiều trường hợp ngã từ trên núi xuống hoặc bị đá văng vào người dẫn đến tử vong. Việc chế biến nông sản như bóc tách hạt điều thường bị nhựa, mủ vàng tay dẫn đến lở loét. Thấy được những bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe, Tổng cục cũng đã chỉ đạo ráo riết các trại giam phải thực hiện bảo vệ lao động và hầu hết các trại có phạm nhân lao động với công việc độc hại đều có bảo hiểm như găng tay, mũ bảo hiểm (nếu làm nghề xây dựng), ủng, khẩu trang,... Tuy nhiên, có lúc, có nơi, việc bảo hiểm lao động vẫn chưa thực hiện một cách triệt để, vẫn còn tình trạng phạm nhân lao động thuộc các ngành nghề bắt buộc phải có đồ bảo hiểm nhưng lại không có. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía cán bộ và phạm nhân trực tiếp lao động.
2.3.9. Quyền được gặp thân nhân, nhận, gửi thư, quà, trao đổi thông tin bằng điện thoại và mua hàng tại căng tin
Đối với chế độ này, các cơ sở chấp hành hình phạt tù chưa tích cực thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình nên dẫn đến nhiều vi phạm. Việc tổ chức thăm gặp cho phạm nhân còn chưa được chú ý, nơi thăm gặp còn chưa được trang bị đầy đủ, chưa đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra còn gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát đồ vật đưa vào trại giam.
Hơn nữa, một số trại giam chưa thực hiện đầy đủ quy định về chế độ