Thực Trạng Hoạt Động Thẻ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam Giai Đoạn 2011 - 2104


doanh số 1,3 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2012. Năm 2014, doanh số là 1,35 tỷ USD, tăng 4% so với năm trước. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác và thị phần bị thu hẹp khiến cho doanh số chuyển tiền kiều hối vẫn chưa phục hồi như các năm trước đó, nhưng những biến chuyển của VCB đã bước đầu có kết quả. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối của VCB trở nên đa dạng hơn và khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.

3.2 Thực trạng hoạt động thẻ của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2104‌

Hiện nay dân số Việt Nam khoảng 90,5 triệu, một nước dân số trẻ với lực lượng trong độ tuổi lao động là 77,96%. Do đó, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng đối với ngành dịch vụ thẻ. Thế hệ trẻ Việt Nam năng động, ưa thích các sản phẩm hiện đại và nhiều tiện ích. Bên cạnh đó, NHNN có chủ trương khuyến khích không dùng tiền mặt nhằm mục đích nâng cao ý thức người dân về tính minh bạch, tiện ích của thanh toán qua ngân hàng. Từ đó, việc phát triển các sản phẩm thẻ, dịch vụ thanh toán càng có cơ hội rộng mở. So với những ngày đầu, ngày càng nhiều ngân hàng tham gia thị trường thẻ với nhiều loại thẻ, thương hiệu thẻ, hạn mức đa dạng theo từng phân khúc khách hàng. Với thị trường thẻ vẫn chưa được khai thác hiệu quả, các ngân hàng đã quan tâm tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng với nhu cầu đa dạng, phong phú.

Theo thống kê của NHNN, số lượng thẻ ngân hàng luôn tăng đều qua các năm. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 21,96% và năm 2014 tăng so với năm 2013 là 21,42%. Tính đến hết năm 2014, xét theo tiêu chí thẻ theo phạm vi, thẻ nội địa chiếm 89,08%, thẻ quốc tế chiếm 10,92%. Nếu xét theo tiêu chí thẻ theo nguồn tài chính, thẻ ghi nợ chiếm đến 91,54%, thẻ tín dụng và thẻ trả trước lần lượt là 4,09% và 4,36%. Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thẻ quốc tế, các ngân hàng đã chú trọng


nhiều hơn đến sản phẩm thẻ tín dụng nhưng khách hàng vẫn ưa thích thẻ nội địa và thẻ ghi nợ hơn cả.

Để phát triển hơn nữa dịch vụ thẻ, bên cạnh việc đa dạng sản phẩm thẻ, các ngân hàng cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đường truyền, công nghệ.

Bảng 3.3. Số liệu giao dịch qua ATM (2011 - 2014)


Năm

Số liệu giao dịch

2011

2012

2013

2014

Số lượng thiết bị (máy)

13,300

13,955

15,265

16,018

Số lượng giao dịch (món)

133,953,282

140,550,229

155,806,032

159,164,477

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

252,482

278,092

272,496

322,220

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - 6

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN (2011 - 2014)

Bảng 3.4. Số liệu giao dịch qua POS (2011 - 2014)


Năm

Số liệu giao dịch

2011

2012

2013

2014

Số lượng thiết bị (máy)

70,000

104,806

129,653

172,036

Số lượng giao dịch (món)

3,925,667

5,877,621

7,037,907

9,957,320

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

18,379

27,517

35,977

42,600

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN (2011 - 2014)


Thị trường thẻ không ngừng gia tăng về số lượng thẻ phát hành, cơ sở hạ tầng phục vụ thẻ như máy ATM, POS. Có thể thấy, các ngân hàng đã lắp đặt nhiều hơn máy ATM, máy POS để phục vụ nhu cầu của khách hàng và tăng doanh số sử dụng thẻ. Nhờ đó, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều tăng tích cực. Các thiết bị này đa phần tập trung ở khu vực thành thị có mật độ sử dụng thẻ cao, các khu vực nông thôn miền núi vẫn còn thuần thói quen dùng tiền mặt. Thẻ quốc tế đang được dùng đúng với bản chất là thẻ. Thẻ nội địa vẫn được xem là công cụ rút tiền mặt và chưa thực sự được sử dụng với các mục đích khác.


Hiện nay, máy ATM vẫn được chủ thẻ dùng để rút tiền mặt là chủ yếu.Với mục đích gia tăng tiện ích cho khách hàng, các ngân hàng đang tích hợp nhiều dịch vụ trên máy ATM như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền nội - ngoại mạng, chuyển tiền qua thẻ, đóng bảo hiểm... Nhờ đó, chỉ với các thao tác đơn giản, chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau và góp phần tăng doanh số sử dụng máy ATM. Hệ thống ATM/POS nhiều ngân hàng được kết nối với nhau giúp chủ thẻ ngân hàng này có thể giao dịch với nhiều ngân hàng khác. Đặc điểm này giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị, khách hàng được gia tăng sự thoải mái khi sử dụng sản phẩm.

Mảng phát triển đơn vị chấp nhận thẻ đang cạnh tranh gay gắt hơn. Một doanh nghiệp có thể cùng lúc lắp đặt máy cà thẻ của nhiều ngân hàng để hưởng nhiều ưu đãi. Ngân hàng vì cạnh tranh với nhau sẽ chào mời những ưu đãi khác nhau, tỷ lệ thu phí trên mỗi giao dịch thành công cũng khác nhau. Có một thực tế, một số đơn vị thu phí khách hàng dùng thẻ. Theo nguyên tắc, khách hàng có thể phản ánh điều này lại với ngân hàng để ngân hàng có các biện pháp hợp lý. Nhưng ngân hàng cần giữ chân đơn vị chấp nhận thẻ. Do đó, các đơn vị có thể dễ dàng từ bỏ ngân hàng này và tiếp cận với ngân hàng khác. Điều này vô tình trở thành rào cản cho định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của nước ta.

Để sản phẩm thẻ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng, các ngân hàng còn chú trọng phát triển các dịch vụ tiện ích kèm theo. Trong đó, các tiện ích liên quan đến internet banking rất thu hút khách hàng vì thích hợp với cuộc sống hiện đại mới. Các tiện ích đi kèm với thẻ như thanh toán hóa đơn, thanh toán điện nước, thanh toán vé máy bay, mua hàng trực tuyến khi ra mắt đều được khách hàng đón nhận tích cực và nhanh chóng được sử dụng, đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi.

Việc phát triển các sản phẩm thẻ, hạn chế dùng tiền mặt thực sự phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay. Điều này mang lại lợi ích cho nhiều bên. Các ngân hàng phát triển thêm sản phẩm mới, mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Khách hàng có nhiều sự lựa


chọn, chất lượng dịch vụ cũng vì thế mà được cải thiện. Nhiều tiện ích hiện đại được tích hợp trên một sản phẩm thực sự góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Ngoài ra, xã hội sẽ giảm các chi phí tiền mặt, dòng tiền trong nền kinh tế trở nên minh bạch, rõ ràng. Nhờ đó, Chính phủ có thể hạn chế các hành vi rửa tiền tốt hơn.

Thực trạng chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011 - 2014)

3.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014‌

3.3.1 Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - thanh toán thẻ, thanh toán không dùng tiền mặt và được khách hàng đón nhận rộng rãi. Hiện nay, VCB là ngân hàng chấp nhận thanh toán và phát hành các loại thẻ ngân hàng thông dụng mang thương hiệu Visa, Master, JCB, American Express, Diners Club, Discovery và Union Pay. Vietcombank cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thẻ đa dạng, phù hợp với nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với các loại thẻ như:

Thẻ ghi nợ nội địa: Vietcombank Connect24, Thẻ đồng thương hiệu Co.op Mart - Vietcombank, Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank - Aeon.

Thẻ ghi nợ quốc tế: Vietcombank Cashback Plus American Express, Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank BigC Visa, Vietcombank MasterCard, Vietcombank Connect24 Visa, Vietcombank Unionpay.

Thẻ tín dụng quốc tế: Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank Vietravel - Visa, Vietcombank Visa Platinum, Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank Diamond Plaza Visa, Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express, Vietcombank American Express, Vietcombank Vietnam Airlines American Express,


Vietcombank Visa/ Master Cội nguồn/ JCB/ Unionpay. Đặc biệt, VCB là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế thương hiêu American Express tại thị trường Việt Nam với nhiều hấp dẫn. Điều này thực sự là một lợi thế không nhỏ trong cuộc đua trên thị trường thẻ.

Thẻ tín dụng công ty: Vietcombank American Express Corporate


Song song với phát triển các sản phẩm thẻ, VCB phát triển đồng thời các dịch vụ tiện ích đi kèm chú trọng tính an toàn, bảo mật và nhanh chóng.

Internet VCB-iB@nking: sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử này, chủ thẻ có thể truy vấn thông tin tài khoản, thông tin thẻ, chuyển khoản, chuyển tiền từ thiện, thanh toán thẻ tín dụng, chuyển tiền qua thẻ, thanh toán hóa đơn/ thẻ tín dụng, nạp tiền điện tử, nộp thuế nội địa, thanh toán học phí, gửi tiền tiết kiệm/ tất toán tiết kiệm trực tuyến, quản lý sử dụng thẻ tín dụng trên internet, đăng ký SMS Banking/ Mobile Banking.

Mobile Banking: dịch vụ ngân hàng điện tử trên điện thoại di động cung cấp khách hàng các tính năng truy vấn thông tin tài khoản, thông tin thẻ, chuyển khoản, nạp tiền điện tử, thanh toán hóa đơn, tra cứu thông tin về tỷ giá, lãi suất.

Mobile Bank Plus: dịch vụ thanh toán trên điện thoại di dộng dành riêng cho thuê bao Viettel cung cấp các tính năng chuyển khoản, thanh toán hóa đơn điện, nước, cước viễn thông.

VCB - SMS B@nking: dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động cung cấp tính năng tra cứu thông tin, nạp tiền cho điện thoại di động trả trước và nhận tin nhắn chủ động khi tài khoản có biến động số dư.

VCB Phone B@nking: dịch vụ ngân hàng 24/7 qua điện thoại cung cấp các thông tin và tư vấn khách hàng.


3.3.2 Số lượng thẻ phát hành


Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai phát triển sản phẩm thẻ và thanh toán qua dịch vụ thẻ. Trong giai đoạn 2011 - 2014, số lượng thẻ phát hành của VCB tăng liên tục. Năm 2011, VCB phát hành được hơn 1 triệu thẻ các loại, đến năm 2012, là hơn 1,1 triệu thẻ. Đến năm 2013, vị thế lớn mạnh của VCB trên thị trường thẻ tiếp tục được khẳng định với hơn 1,2 triệu thẻ mới. Đặc biệt, số lượng thẻ phát hành năm 2014 tăng cao hơn nhiều so với 2013, với tổng cộng 1,6 triệu thẻ các loại trong đó có 155.986 thẻ tín dụng quốc tế, 186.102 thẻ ghi nợ quốc tế và 1.321.111 thẻ ghi nợ nội địa. Số lượng thẻ của VCB tăng đều qua các năm vì VCB là thương hiệu thẻ nổi trội, luôn nằm trong nhóm các ngân hàng dẫn đầu về thẻ. Ngoài ra, VCB có các chiến dịch phát triển thẻ đồng thương hiệu như thẻ Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express vào năm 2012, thẻ Vietcombank Coopmart vào năm 2013, thẻ Vietcombank Big C Visa vào năm 2014 và mới nhất là thẻ Vietcombank Vietravel Visa vào năm 2015. Đây được xem là hướng đi mới nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn. Khách hàng dùng một chiếc thẻ ngân hàng đồng thời với nhiều mục đích thanh toán, tích điểm và hưởng ưu đãi từ các đồng thương hiệu. Tốc độ tăng trưởng thẻ của VCB năm 2012, 2013, 2014 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 10%; 9,1%; 33,3%. Năm 2014 có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn so với các năm trước. Một phần nguyên nhân là VCB đang tập trung chú trọng phát triển cơ sở khách hàng thể nhân, đẩy mạnh phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ.


Biểu đồ 3.6. Số lượng thẻ phát hành của Vietcombank (2011 – 2014)

(Đơn vị tính: Triệu thẻ)


1.8

1.6

1.4

1.2

1

0.8

0.6

0.4

0.2

0

1.6

1

1.1

1.2

2011 2012 2013 2014

Nguồn: Số liệu từ Trung tâm thẻ Vietcombank (2011 - 2014)


Tuy số lượng thẻ tăng trưởng đều qua các năm nhưng thị phần thẻ năm 2014 của VCB liên tục sụt giảm trong giai đoạn 2011 - 2014. Khi thẻ Connect 24 của Vietcombank ra đời năm 2002 đã tạo nên một bước nhảy vọt đối với thị trường thẻ. Nhờ đó, trong nhiều năm Vietcombank luôn ở vị trí dẫn đầu thị trường. Hiện nay, thị phần thẻ không chỉ dành cho một vài ngân hàng lớn, mà là sân chơi của tất cả các ngân hàng. Vì vậy, thị phần của Vietcombank dần bị thu hẹp và các ngân hàng khác đã mở rộng thị phần một cách mạnh mẽ.


Biểu đồ 3.7. Thị phần số lượng thẻ của Vietcombank (2011 - 2014)

Đơn vị tính: %


25.00%

21.83%

20.00%

18.11%

16.66%

15.71%

15.00%


10.00%


5.00%


0.00%

2011

2012

2013

2014

Nguồn: Số liệu từ trung tâm thẻ Vietcombank (2011 - 2014)


3.3.3 Mạng lưới ATM và máy POS


Biểu đồ 3.8. Số lượng máy ATM và máy POS của Vietcombank (2011 - 2014)

Đơn vị tính: Máy


2500

55,576 60,000

2000

1917

2127

50,000

1700

1835

42,238

40,000

1500

32,178

30,000

SỐ LƯỢNG ATM

1000

22,000

20,000

500

SỐ LƯỢNG MÁY POS

10,000

0

-

2011 2012 2013 2014

Nguồn: Số liệu từ trung tâm thẻ Vietcombank (2011 - 2014)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/03/2024