Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tại Các Ngân Hàng Thương Mại


Bước 4: Lập bảng kê hoá đơn và đề nghị thanh toán. Sau một khoảng thời gian nhất định CSCNT sẽ lập bảng kê cho từng loại thẻ nộp ngân hàng đề nghị thanh toán

Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh toán thẻ

Ngân hàng phát hành

Chủ thẻ

(10)

(9)

(7)

(8)

Trung tâm xử lý

(1) (2)

(5) (6)

Ngân hàng thanh toán

Cơ sở chấp nhận thẻ

(3)

(4)

Nguồn: Quy trình thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Á

Các đơn vị, cá nhân đến ngân hàng phát hành xin được sử dụng thẻ (ký quỹ hoặc vay). Ngân hàng phát hành cung cấp thẻ cho người sử dụng và thông báo cho ngân hàng đại lý và cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ

(1) Chủ thẻ mua hàng hóa, dịch vụ và giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thẻ, Rút tiền ở máy ATM.

(2) CSCNT cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng

(3) Trong vòng 10 ngày, cơ sở chấp nhận thẻ nộp biên lai vào ngân hàng thanh toán để đòi tiền.

(4) khi tiếp nhận hóa đơn và bảng kê, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin trên hóa đơn. Nếu không có vấn đề gì, ngân hàng tiến hành ghi nợ vào tài khoản của mình và ghi có vào tài khoản của cơ sở chấp nhận

thẻ. Việc ghi sổ này phải tiến hành ngay trong ngày nhận hóa đơn và chứng từ của cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng thanh toán trả tiền cho cơ sở chấp nhận thẻ hoặc NH đại lý.

(5) Ngân hàng thanh toán tổng hợp và gửi dữ liệu thanh toán đến Trung tâm xử lý dữ liệu (TTXL)

(6) TTXL sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ giữa các ngân hàng thành viên. Sau đó ghi có cho NHTT.

(7) TTXL gửi dữ liệu bù trừ cho NHPH

(8) TTXL ghi nợ NHPH

(9) NHPH gửi sao kê cho chủ thẻ.

(10) Chủ thẻ thanh toán nợ cho NHPH

2.6 Phát triển dịch vụ thẻ tại các Ngân hàng Thương mại

2.6.1 Quan điểm về phát triển dịch vụ thẻ:

 Khái niệm về phát triển theo chủ nghĩa Mac-Lênin:

Trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm vận động nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật. Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật.

 Khái niệm về Phát triển dịch vụ thẻ:

Phát triển dịch vụ thẻ trong ngân hàng thương mại cũng chính là quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn thể hiện ở các mặt: nâng cao số lượng phát hành các loại thẻ, cũng như việc thanh toán qua thẻ ngày một tăng. Bên cạnh đó, còn là việc gia tăng các tiện ích, những dịch vụ đi kèm về số lượng và chất lượng đồng thời kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh nhằm giúp sản phẩm ngày càng hoàn thiện, mang lại thuận tiện và an toàn nhất cho khách hàng, thoả mãn nhu cầu ngày càng phát triển của con người, xã hội, và có thể cạnh tranh tốt với các ngân hàng khác, cùng kinh doanh lĩnh vực thẻ.

Phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại bao gồm các nội dung như: gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng, gia tăng các tiện ích đi kèm theo việc thanh toán bằng thẻ, dịch vụ thẻ ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó gia tăng thu nhập cho ngân hàng từ các loại phí, từ việc sử dụng số dư tài khoản chủ thẻ, từ đó đảm bảo thực hiện mục tiêu của ngân hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

 Mục tiêu của phát triển dịch vụ thẻ:

Từ khái niệm trên mà ta có các mục tiêu chính trong kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng là:

- Phát triển về quy mô dịch vụ thẻ.

- Tăng thu nhập từ các dịch vụ thẻ

- Mở rộng thị phần kinh doanh dịch vụ thẻ.

- Phát triển chất lượng dịch vụ thẻ.

- Hợp lý hóa cơ cấu dịch vụ thẻ.

- Kiểm soát rủi ro trong dịch vụ thẻ

2.6.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ trong Ngân hàng

2.6.2.1 Về mặt số lượng:

 Phát triển quy mô: có thể sử dụng các tiêu chí như sự đa dạng về sản phẩm thẻ, tốc độ gia tăng số lượng thẻ, doanh số sử dụng thẻ, mạng lưới ATM, POS và số lượng thẻ hoạt động qua các năm.

Đa dạng sản phẩm thẻ:

Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ thẻ không chỉ về tiện ích mà còn thể hiện mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đang ngày càng trở nên đa dạng.Sản phẩm thẻ càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng thì số lượng thẻ được sử dụng ngày càng nhiều, điều đó làm gia tăng thị phần của ngân hàng. Như vậy có thể nói, việc tăng tính đa dạng cho sản phẩm thẻ sẽ tác động trực tiếp lên số lượng thẻ mà ngân hàng phát hành từ đó giúp cho dịch vụ thẻ của ngân hàng ngày càng phát triển.

Số lượng thẻ phát hành và doanh số sử dụng thẻ

Mục tiêu của ngân hàng không chỉ gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ và thanh toán bằng thẻ, mà còn làm thế nào để cho thẻ mà ngân hàng mình phát hành, được sử dụng như là những thẻ “chính” của khách hàng. Khi thị trường tài chính nói chung và thị trường thẻ ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, để có thể thu hút khách hành, các ngân hàng thường có các chính sách khuyếch trương quảng cáo sao cho số lượng thẻ của ngân hàng được nắm giữ càng nhiều càng tốt. Số lượng thẻ phát hành càng nhiều chứng tỏ dịch vụ thẻ của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, số lượng thẻ được phát hành càng nhiều làm cho thu nhập của ngân hàng càng cao và ngược lại. Chính vì vậy, việc gia tăng số lượng thẻ, gia tăng khách hàng, sự trung thành của khách hàng trong việc sử dụng thẻ của ngân hàng là một trong các tiêu chí quan trọng mà ngân hàng nào cũng hướng tới.

Số lượng thẻ hoạt động trên tổng số lượng thẻ phát hành

Con số thẻ được phát hành không đồng nghĩa với việc ngần ấy thẻ đang lưu hành trong đời sống người dân. Có thể hiểu thẻ không hoạt động hay thẻ “non active” là những thẻ đã được phát hành nhưng không có giao dịch rút tiền ra và nạp tiền vào trong một thời gian dài sau khi mở tài khoản hoặc trong tài khoản chỉ có số dư đủ ở mức tối thiểu để duy trì thẻ. Thẻ không hoạt động gây lãng phí tài nguyên của ngân hàng, tốn kém chi phí marketing, phát hành, chi phí quản lý hoạt động kinh doanh thẻ đối với ngân hàng. Do đó, tỷ lệ thẻ hoạt động cùng là một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh doanh thẻ của các ngân hàng.

Số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ của khách hàng:

Số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ là số tiền mà chủ thẻ ký thác tại ngân hàng để đảm bảo thực hiện thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. Ngân hàng có thể sử dụng vào các hoạt động kinh doanh và đảm bảo thanh toán đối với số tiền này. Có thể xem đây là nguồn vốn kinh doanh ngân hàng có thể tận dụng mà không phải chi trả lãi suất. Sô dư tiền tài khoản thanh toán càng lớn ngân hàng càng có khả năng mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Chủ thẻ có số dư tiền gửi lớn cùng là các chủ thẻ có năng lực tài chính, tiếp cận được các khách hàng này cùng chính là thanh công của ngân hàng. Chính vì vậy, số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ (số tuyệt đối hay trung bình/thẻ) cũng là một trong các tiêu chí thể hiện sự phát triển của dịch vụ thẻ của ngân hàng.

 Thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ:

Xét cho cùng, ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ với mục đích gia tăng thu nhập, gia tăng số lượng dịch vụ để giảm rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ có thể liệt kê theo cac nguồn như sau:

– Thẻ nội địa: Nguồn thu từ phí phát hành, phí duy trì thẻ,…Thu từ việc sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, thu lãi cho vay từ khoản tín dụng tiêu dùng…

– Thẻ quốc tế:

+ Thẻ ghi nợ có nguồn thu từ các khoản phí liên quan, số dư trên tài khoản thanh toán, phí từ Interchange – là một số phần trăm tính trên doanh số chủ thẻ giao dịch và phí do Visa/MasterCard trả cho ngân hàng phát hành.

+ Thẻ tín dụng : Phí phát hành, thường niên,…, thu lãi cho vay từ khoản tín dụng tiêu dùng, thu phí Interchange – là một số phần trăm tính trên doanh số chủ thẻ giao dịch, phí do Visa/MasterCard trả ngân hàng phát hành.

Thu từ POS: Thu từ các điểm bán hàng một số phần trăm tính trên doanh số thanh toán, trả cho tổ chức thẻ quốc tế một phần, còn lại là thu của ngân hàng.

Thu từ ATM: Đây là nguồn thu nếu áp dụng việc tính phí giao dịch trên ATM: phí rút tiền, phí chuyển khoản, phí rút từ các khách hàng có thẻ ATM của ngân hàng khác trong liên minh,…

2.6.2.2 Về mặt chất lượng:

 Đa dạng về tiện ích của dịch vụ thẻ:

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ không thể không kể tới đó là những tiện ích mà dịch vụ thẻ của ngân hàng mang lại. Từ những chiếc thẻ đơn thuần để rút tiền, hiện nay thẻ còn dùng để thanh toán, chuyển khoản, mua hàng qua mạng, thanh toán các hóa đơn điện, nước,

… và rất nhiều tiện ích khác giúp cho thẻ thực sự là phương tiện thanh toán hiện đại, như vậy nếu dịch vụ thẻ của ngân hàng càng cung cấp nhiều tiện ích rõ ràng càng có thế mạnh trong việc thu hút khách hàng, đóng góp vào sự phát triển nói chung của dịch vụ này.

 Phát triển công nghệ thông tin: để việc sử dụng thẻ ngày càng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn

 Trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng: để tư vấn đúng đắn, đầy đủ và cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp nhất với khách hàng.

 Hợp lý hóa cơ cấu dịch vụ thẻ: từ khảo sát thực tế và đánh giá hiệu quả kinh doanh từ các dịch vụ thẻ, ngân hàng lựa chọn danh mục các dịch vụ tiềm năng mang lại nhiều lợi ích nhất cho ngân hàng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

 Kiểm soát rủi ro: rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi tội phạm công nghệ cao ngày càng phát triển. Phổ biến nhất là rủi ro tác nghiệp; và các chỉ tiêu để đo lường được công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng là: tỷ lệ các tra soát, khiếu nại của khách hàng và ĐVCNT đối với ngân hàng, tỷ lệ thanh toán hàng hóa dịch vụ trên mạng, …

2.6.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ của NHTM

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM, mỗi nhân tố có nhiều hướng tác động đến hoạt động thanh toán thẻ nhưng nhìn chung các nhân tố có thể chia thành hai nhóm:

2.6.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

Thứ 1: Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân:

Tiêu dùng thông qua thẻ là một cách thức tiêu dùng hiện đại, nó sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển hơn với những cộng đồng dân trí cao và ngược lại. Cũng như vậy, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ thẻ. Một thị trường mà người dân vẫn chỉ có thói quen tiêu bằng tiền mặt sẽ không thể là một môi trường tốt để phát triển dịch vụ thẻ. Chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ ngân hàng mới có cơ hội mở rộng và phát triển. Đối với Việt Nam đây thực sự là một khó khăn rất lớn vì hiện nay tiêu dùng tiền mặt chiếm khoảng 70-75% tổng khả năng thanh toán trên toàn xã hội.

Thứ 2: Thu nhập của người dùng thẻ:

Thu nhập con người cao lên, những nhu cầu của họ cũng ngày càng phát triển, việc thanh toán đối với họ đòi hỏi một sự thỏa dụng cao hơn, nhanh chóng hơn, an toàn hơn. Việc sử dụng thẻ đáp ứng rất tốt nhu cầu này. Hơn nữa, ngân hàng chỉ có thẻ cung cấp dịch vụ cho những người có một mức thu nhập hợp lý, những người thu nhập thấp sẽ không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ này.

Thứ 3: Độ tuổi

Những người lớn tuổi thường ít chấp nhận rủi ro và ít dùng thẻ .Trong khi đó nhũng người ở độ tuổi 18 đến 45 rất dễ dàng chấp nhận mở tài khoản bởi vì ở độ tuổi này, họ khá nhạy với những sự thay đổi của công nghệ mới và năng động trong việc tìm kiếm những dụng mới phục vụ cho cuộc sống của mình.

Thứ 4: Môi trường pháp lý:

Việc kinh doanh dịch vụ thẻ tại bất kỳ quốc gia nào đều được tiến hành trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Các quy chế, quy định về thẻ sẽ gây ra ảnh hưởng 2 mặt: có thể theo hướng khuyến khích việc kinh doanh và sử dụng thẻ nếu có những quy chế hợp lý, nhưng mặt khác những quy chế quá chặt chẽ, hoặc quá lỏng lẻo có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát hành và thanh toán thẻ.

Thứ 5: Môi trường công nghệ:

Hoạt động thanh toán thẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi trình độ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Đối với một quốc gia có công nghệ khoa học phát triển, các ngân hàng nước này có thể cung cấp dịch vụ thẻ với sự nhanh chóng và an toàn cao hơn. Chính vì thế, việc luôn luôn đầu tư nâng cấp công nghệ, nghiên cứu khoa học là những việc làm vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như bảo mật cho hoạt động của ngân hàng.

Thứ 6: Môi trường cạnh tranh:

Đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của một

ngân hàng khi tham gia vào thị trường thẻ. Nếu trên thị trường chỉ có một ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ thì ngân hàng đó sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng giá phí lại có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động. Nhưng khi nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì sẽ góp phần phát triển đa dạng hóa dịch vụ, giảm phí phát hành và thanh toán thẻ.

2.6.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Thứ 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân Hàng

Một ngân hàng có nguồn vốn lớn sẽ có lợi thế hơn so với các ngân hàng nhỏ không có ưu thế này trong việc phát triển dịch vụ thẻ - vốn là một lĩnh vực cần nhiều vốn. Ngoài Vốn, việc sử dụng vốn có hiệu quả cũng rất quan trọng, vì việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp Ngân hàng tránh được việc đầu tư tràn lan, lãng phí mà lợi nhuận thu được lại không cao.

Thứ 2: Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẻ:

Đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động và có nhiều kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động dịch vụ thẻ, hoạt động xử lý nghiệp vụ, hoạt động quản lý rủi ro, hoạt động Maketing đều tốt, công nghệ tiên tiến, xử lý giao dịch chính xác tốc độ cao nhưng những cán bộ thực hiện lại gặp sai sót, lơ đễnh hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu trình độ chuyên môn thì hoạt động thẻ cũng không thể phát triển và ngược lại

Thứ 3: Tiện ích thẻ

Với đặc trưng là loại công nghệ mới, Thẻ càng có nhiều tiện ích thì càng thu hút sự quan tâm sử dụng của khách hàng. Ngoài những chức năng thường có với thẻ ATM như rút tiền, chuyển khoản. Một số thẻ hiện nay còn mở rộng tiện ích thông qua việc cho phép thanh toán hàng hóa. . . Những tiện ích của thẻ không chỉ được tạo ra do NHPH mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc ngân hàng đó có tham gia vào các liên minh thẻ hay không, điều đó cho phép một người nắm giữ thẻ của ngân hàng này cũng có thể rút tiền và thanh toán tiền thông qua máy của các

ngân hàng khác.

triển thẻ:

Thứ 4: Định hướng phát triển của ngân hàng và chính sách phát

Trong xu hướng phát triển và hội nhập như hiện nay thì thẻ là một sản

phẩm được các ngân hàng đặc biệt chú trọng. Để phát triển hoạt động này, đầu tiên ngân hàng phải tạo ra nền tảng vững chắc liên quan đến thẻ như hoạch định chính sách vốn và công nghệ đầu tư cho thẻ thanh toán; chính sách phát triển nguồn nhân lực đối với cán bộ thẻ; xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ; đặt ra các cơ chế, nguyên tắc cũng như các chính sách đẩy mạnh việc phát triển thẻ... Bên cạnh đó ngân hàng phải xây dựng các chiến lược phát triển thẻ như chiến lược kinh doanh thẻ, tăng tiện ích cho thẻ; mở rộng mạng lưới hoạt động...vv để có định hướng phát triển trong thời gian tới.

Thứ 5: Thủ tục phát hành và thanh toán thẻ:

Trước đây các thủ tục phát hành thẻ thường mất nhiều thời gian và nhiều thủ tục. Để nâng cao tính cạnh tranh các Ngân hàng đã rút gọn các thủ tục và thời gian phát hành và thanh toán thẻ để tiện lợi cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, an toàn chặt chẽ.

thẻ:

Thứ 6: Hoạt động quản lý rủi ro trong phát hành và thanh toán

Hoạt động quản lý rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ là hoạt động

ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những rủi ro xảy ra . Giải quyết được vấn đề này tức là đã góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM.

2.6.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương được coi là một trong những ngân hàng thương mại có uy tín nhất của Việt Nam, được Nhà nước xếp vào một trong số doanh nghiệp đặc biệt, Tháng 07/2014, Tạp chí The Banker đã công bố kết

quả xếp hạng 1.000 ngân hàng đứng đầu thế giới trên Tạp chí số chuyên đề Top 1000 World Banks phát hành vào tháng 7/2014. Trong công tác thanh toán thẻ, chủ yếu là thanh toán quốc tế, với các mối quan hệ có sẵn với các tổ chức thanh toán quốc tế, Vietcombank có một lợi thế to lớn khi tham gia lĩnh vực thanh toán thẻ.

 Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại VCB:

- Kết quả đạt được: doanh số và lợi nhuận, thị phần từ các dịch vụ thẻ đều tăng qua các năm, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong dịch vụ thẻ.

Thứ nhất: Thương hiệu thẻ VCB đã có vị thế trong ngành tài chính

ngân hàng.

Thứ hai: chính sách phí dịch vụ đối với dòng thẻ hướng tới mọi đối

tượng khách hàng có xu hướng giảm xuống.

Thứ ba: chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng ngày càng gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Hạn chế: Tăng trưởng quy mô thẻ còn hạn chế và chưa thực sự ổn định; Dịch vụ đa dạng nhưng chưa đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của khách hàng; Mạng lưới thanh toán thẻ chưa rộng; Marketing chưa thật sự chuyên nghiệp; Kiểm soát rủi ro còn hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là:

Nguyên nhân bên trong: đội ngũ cán bộ còn thiếu và chưa chuyên sâu; chính sách giành cho các đơn vị chấp nhận thẻ chưa hấp dẫn; xử lý tra soát còn chậm; hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện đại hóa;

Nguyên nhân bên ngoài: Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ nhằm tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Trình độ dân trí chưa cao nên việc sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ còn hạn chế và gây nhiều rủi ro không đáng có. Tội phạm công nghệ cao ngày càng tăng khiến áp lực kiếm soát rủi ro ngày càng lớn.

Nguyên nhân từ phía cơ quan Nhà nước: chưa có hành lang pháp lý và chế tài cụ thể cho việc sử dụng thẻ và các dịch vụ thẻ.

 Các giải pháp VCB đã thực hiện để phát triển dịch vụ thẻ:

Coi trọng công tác Marketing và chiến lược khách hàng nhằm luôn luôn nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Khách hàng thường xuyên được cập nhật những thông tin, hướng dẫn cụ thể về các quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ. Ngoài ra, với mỗi đối tượng khách hàng, Vietcombank luôn có thể đưa ra những chính sách ưu đãi phù hợp , có chế độ ưu đãi cho các chủ thẻ tuỳ theo hạn mức thẻ mà chủ thẻ sử dụng. Bên cạnh đó cần phải chú ý hơn đến công tác chăm sóc các đại lý, cơ sở chấp nhận thẻ, phát triển số lượng thẻ, tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tác nghiệp dịch vụ thẻ, biện pháp kiểm soát rủi ro.

Kết luận Chương 2

Với những tính năng và tiện ích của mình, Thẻ ngảy càng được khách hàng ưa chuộng. Bên cạnh những chức năng truyền thống, ngày nay thẻ còn được tích hợp thêm các dịch vụ mới như một hình thức cạnh tranh giữa các Ngân hàng. Thẻ mang nhiều tiện ích nhưng cũng ẩn chứa một số rủi ro, vì vậy người sử dụng thẻ cũng như Ngân hàng phát hành thẻ và Ngân hàng thanh toán thẻ cần tuân thủ theo đúng các quy trình về phát hành và giao dịch thẻ, đồng thời cần theo dõi để có hướng xử lý kịp thời và nhanh chóng. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ thẻ Ngân hàng cần coi trọng chiến lược quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng và đưa ra những chính sách ưu đãi phù hợp cho chủ thẻ và những Đơn vị chấp nhận thẻ.

3 CHƯƠNG 3‌

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á

3.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VietABank

Năm 1991, công ty vàng bạc đá quý thành phố Hồ Chí Minh – SJC đã thành lập hai tổ chức tín dụng tại hai thành phố lớn:

- Ngân hàng TMCP nông thôn Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng.

- Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh (SFC)

Từ ngày thành lập, hai tổ chức này đều hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt 12 năm. Năm 2003, nhằm tăng cường sức mạnh và tăng năng lực cạnh tranh cho mỗi đơn vị kinh tế khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thị trường toàn cầu, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP nông thôn Đà Nẵng và công ty tài chính cổ phần Sài Gòn đã hợp nhất lại để thành lập một pháp nhân mới có tên gọi là Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB). Trên cơ sở kế thừa hoạt động của công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP nông thôn Đà Nẵng, VAB chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng TMCP đô thị.

Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản của ngân hàng này là 26.564 tỷ đồng. Và sau hơn 12 năm hoạt động, VietABank đã trở thành một định chế tài chính có quy mô phát triển nhanh, với gần 1.300 cán bộ công nhân viên, 85 điểm giao dịch trên cả nước ( gồm 1 Hội sở, 17 chi nhánh và 67 phòng giao dịch); có quan hệ đại lý trên 380 ngân hàng đại lý tại 65 quốc gia trên thế giới và tổng vốn điều lệ đạt 3.098 tỷ đồng.

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2015

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh VAB 2011-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Vốn điều lệ

3,098

3,098

3,098

3,098

3,098

Tổng tài sản

22,513

24,609

27,071

26,564

28,470

Thu nhập

2,903

2,312

1,108

1,757

2,786

Chi phí

2,579

2,093

1,014

1,716

2,721

Lợi nhuận

32

218

94

41

65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VAB 2011-2015)

Hình 3.1: Biểu đồ tăng trưởng tài sản của VietABank 2011-2014

Hình 3 1 Biểu đồ Kết quả hoạt động kinh doanh 2011 2015 Từ năm 2011 2015 vốn 1

Hình 3.1: Biểu đồ Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2015

Từ năm 2011-2015 vốn điều lệ không thay đổi, tổng tài sản tăng hơn

4.000 tỷ đồng. Bước vào thời kỳ khó khăn chung, năm 2012, tổng thu nhập thực hiện đạt tương đương 2,311 tỷ đồng, giảm 591 tỷ đồng, giảm 20.3% so với năm

2011. Tổng chi phí đạt 2,093 tỷ đồng, giảm 486 tỷ đồng tương đương 18.8%. Lợi nhuận trước thuế đạt 218 tỷ đồng, giảm 105 tỷ đồng, tương đương 32.5% so với năm 2011

Năm 2013, tổng thu nhập thực hiện đạt 1,108 tỷ đồng, giảm 1,203 tỷ đồng, tương đương 52%. Tổng chi phí 1,014 tỷ đồng, giảm 1,079 tỷ đổng, tương đương 51%. Lợi nhuận trước thuế đạt 94 tỷ đồng, giảm 124 tỷ đồng tương đương 56% so với năm 2012

Năm 2014 là năm có rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn tác động đến hoạt động của ngân hàng, nhưng với việc chủ động tích cực trong điều hành, chú trọng đến triển khai những chương trình sản phẩm, kịp thời mở rộng lĩnh vực hoạt động, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Với sự tận tâm và nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, hoạt động kinh doanh năm 2014 của VAB đã đạt được hiệu quả theo đúng kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra.

Năm 2014, tổng thu nhập thực hiện đạt hơn 1,756 tỷ đồng, tăng so với năm 2013 648 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 58.5%. Tổng chi phí 1,716 tỷ đồng, tăng 69.2% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế tương đương 40 tỷ đồng, giảm 53 tỷ đồng, tương đương 57% so với năm 2013.

Năm 2015 tình hình hoạt động có ổn định hơn nhưmg chi phí vẫn còn ở mức rất cao dẫn đến thu nhập chỉ tăng nhẹ.

Năm 2011-2015 là những năm tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động, có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng trong nước. Nhưng với đường lối, chính sách thích hợp, VietABank đang từng bước vượt qua khó khăn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2022