Thực Trạng Hoạt Động Của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Hiện Nay

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG‌‌

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

I. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

1. Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam sau 10 năm

Sau công cuộc đổi mới kinh tế đất nước chính thức bắt đầu vào năm 1986 và đến năm 1990 – 1991 có những ý tưởng về khả năng xây dựng TTCK ở Việt Nam, ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP chính thức khai sinh cho TTCK Việt Nam. Theo Quyết định này, 02 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán sẽ được thành lập, đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Cụ thể, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 (là nơi niêm yết và giao dịch CK của các công ty lớn) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã chính thức ra đời vào ngày 8/3/2005 (là nơi niêm yết và giao dịch CK của các doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Tháng 7/2010, TTCK Việt Nam sẽ kỷ niệm 10 năm thành lập với nhiều thành tựu đã đạt được từ những ngày đầu tiên giao dịch. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đến nay TTCK Việt Nam đã và đang phát triển theo kịp các TTCK trong khu vực và được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất trong khối ASEAN.

1.1. Giai đoạn năm 2000 – 2005: Giai đoạn sơ khai của TTCK Việt Nam

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 doanh nghiệp niêm yết 02 cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít TPCP được niêm yết giao dịch.

Trong 05 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Giai đoạn này chỉ có một

biến động đáng chú ý vào năm 2001: chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571,04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số này tụt xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001.

Bảng 1. Quy mô TTCK Việt Nam trong 5 năm đầu


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Số Cty NY/ĐKGD

5

5

20

22

26

32

Mức vốn hoá thị trường

0,28

0,34

0,48

0,39

0,64

1,21

Số lượng CTCK

3

8

9

11

13

14

Số tài khoản KH

2.908

8.774

13.520

15.735

21.616

31.316

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 6

Nguồn: Dữ liệu HOSE và HASTC

1.2. Giai đoạn năm 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam

Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 và khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng một năm (tổng giá trị đạt 13,8 tỉ USD), TTCK Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê, có sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Năm 2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, trong vòng một năm, chỉ số VN-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối năm 2005 lên kỷ lục mới 809,86 điểm cuối năm 2006. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần so với năm 2005, đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt 120.000, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài (gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước).

Bảng 2. Quy mô TTCK Việt Nam năm 2006


Sàn

Cổ phiếu

Trái phiếu

Chứng chỉ

quỹ

Tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá

(tỷ đồng)

HOSE

106

367

2

72.000

HASTC

87

91


29.000

Nguồn: Dữ liệu HOSE và HASTC

1.3. Giai đoạn năm 2007: TTCK Việt Nam bùng nổ

Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.

Năm 2007, VN-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm, trong khi HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm.

Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động với biên độ dao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN-Index đạt 927,02 điểm (tăng 23,3% so với năm 2006), HASTC-Index dừng ở mức 323,55 điểm (tăng 33,2% so với năm 2006).

Tính đến ngày 28/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ CK tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. TTGDCK Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu CK tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 20063.

1.4. Giai đoạn năm 2008: Chung xu thế của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại với sự sụt giảm mạnh

Năm 2008, thị trường có một số điểm nổi bật: các chỉ số CK giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, khối NĐT ngoại thoái vốn, tâm lý các NĐT ảm đạm.

Trong năm 2008, mức điểm thấp nhất của VN-Index là 86,85 được xác lập ngày 10/12/2008, trong khi 97,61 điểm là mức tương ứng của HASTC- Index, được xác lập ngày 27/11/2008. TTCK Việt Nam kết thúc năm 2008 với một kết quả buồn: cuối năm 2007 (28/12/2007), chỉ số VN-Index là 927 điểm,


3 Dữ liệu HOSE và HASTC.

HASTC-Index là 323 điểm; cuối năm 2008 (31/12/2008), chỉ số VN-Index còn 315 điểm (giảm 67%), HASTC-Index còn 105 điểm (giảm 64%)4.

Năm 2008, sàn HOSE đã có tới 170 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ được niêm yết, trong khi ở sàn HASTC là 168 cổ phiếu. Bên cạnh đó, 102 CTCK đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tính đến thời điểm cuối năm. Sự tham gia của các NĐT cũng không ngừng tăng, với 3.578 tài khoản của NĐT nước ngoài được Trung tâm Lưu ký chứng khoán cấp trong năm 2008 (tính đến 25/12/2008)5.

2. Tổng quan hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009

2.1. Tình hình chung

2.1.1. Thị trường cổ phiếu

Năm 2009, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu và sự sụt giảm của TTCK quốc tế . Trong quý I /2009, thị trường Việ t Nam sụt giảm mạnh . Chỉ số VN-Index giảm 25% so vớ i thờ i điể m đầ u năm , giá trị giao dịch giảm 60%. Hầu hết hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp

trên TTCK bị đình trệ do hoạt động phát hành , cổ phần hó a không thành công , nhiều CTCK bị thua lỗ.

Tuy nhiên, sau những giải pháp đồng bộ của Chính phủ , từ đầu quý II/2009, thị trường đã hồi phục và đóng góp tích cực cho việc huy động vốn

trong và ngoài nước , trở thà nh độ ng lự c kích cầu và tăng trưởng kinh tế . Cụ thể, chỉ số chứng khoán VN-Index tăng lên 624 điểm (ngày 24/10), tăng 150% so với thời điểm thấp nhất là 235 điểm (ngày 24/2). Tại thời điểm cuối năm 2009, chỉ số VN-Index ở mứ c 494 điểm (ngày 31/12), so với thời điểm đầu năm 2009 (1/1/2009) là 315 điểm, chỉ số VN-Index tăng gần 60%. Tương tự, mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNX-Index là 60,9%; và nếu so từ đáy thấp nhất


4 Bản tin Thị trường chứng khoán VN – 2008, Công ty cổ phần chứng khoán Eurocapital.

5 Dữ liệu HOSE và HASTC.

78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218,38 điểm thì HNX-Index đã tăng 2,79 lần6.

Sau giai đoạn thị trường bùng nổ (tháng 3 – 10) là giai đoạn giảm mạnh trong tháng cuối năm. Đến cuối tháng 11 – đầu tháng 12, thị trường lại giảm mạnh hơn 20% (VN-Index đạt 434,87 điểm vào ngày 17/12) so với mức đỉnh của năm 2009. Nguyên nhân của tình trạng giảm sâu là do những tin đồn thất thiệt của giới đầu cơ như Việt Nam phá giá tiền đồng, lạm phát tăng cao khiến NĐT thi nhau bán tháo cổ phiếu để trốn chạy khỏi thị trường. Ngoài ra, việc thị trường vàng và thị trường ngoại hối tăng nóng cũng khiến tâm lý NĐT lo lắng, mất ổn định, gây tác động xấu đến TTCK dẫn đến kết quả cuối năm 2009, dù thị trường đã dần phục hồi nhưng chỉ số VN-Index chỉ đóng cửa ở 494,77 điểm.

Cùng với sự lên xuống của chỉ số giá CK, giá trị giao dịch cũng thay đổi theo diễn biến thị trường. Giá trị giao dịch bình quân năm 2009 đạt 3.000 tỷ đồng mỗi phiên, tăng gấp hơn 7 lần so với quý I/2009, gấp 4 lần so với mức bình quân năm 2008. Đặc biệt trong tháng 10 11, giá trị giao dịch đạt trung bình

4.000 tỷ đồng mỗi phiên, trong đó riêng tháng 10 đạt trung bình 6.000 tỷ đồng7.

2.1.2. Thị trường trái phiếu

Ngày 24/9/2009, sàn giao dịch CK Hà Nội HNX đã chính thức khai trương và đưa hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt vào hoạt động với 13 tổ chức đầu tiên (gồm 12 CTCK và 01 Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered) nhằm mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động vốn này đối với nền kinh tế.

a. Trên thị trường sơ cấp

Tính đến ngày 30/11/2009, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã tổ chức 58 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ. Tổng nguồn vốn huy động được từ đấu thầu trái phiếu bằng USD và VND là 9.352 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu 72.325 tỷ đồng8.



6 Đầu tư chứng khoán, số 4 (788), ngày 8/1/2010: TTCK năm 2010: Lạc quan thận trọng.

7 Nguoilanhdao.vn, ngày 23/01/2010: Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt nam tăng 3 lần.

8 ĐTCK-online, ngày 05/01/2010: “Điểm nhấn” của thị trường trái phiếu chính phủ 2009.

Cụ thể: - Đấu thầu trái phiếu bằng VND tổ chức 52 phiên, huy động được 2.578,5 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu 62.700 tỷ đồng, tỷ lệ thành công 4,11%. Như vậy, so với năm 2007 (huy động được 15.839 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu

23.400 tỷ đồng, tỷ lệ thành công là 67,69%) và năm 2008 (huy động 6.060 tỷ đồng/26.600 tỷ đồng khối lượng gọi thầu, tỷ lệ thành công 22,78%, tỷ lệ thành công của các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng VND trong năm 2009 có xu hướng giảm mạnh.

- Đấu thầu trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (USD) thành công 6 phiên, huy động được 387,11 triệu USD, tương đương 6.774 tỷ đồng (ước tỷ giá 17.500 đồng)/khối lượng gọi thầu 550 triệu USD, tương đương 9.625 tỷ đồng, tỷ lệ thành công là 70,38%.

Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp diễn ra khá sôi động. Năm 2009, có 15 đợt phát hành so với 2 – 3 đợt trong năm 2008 với tổng giá trị huy động đạt 20.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2008. Đáng chú ý là bên cạnh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: KBC, HAG, FPT, Techcombank, VIB…, trái phiếu doanh nghiệp có sự góp mặt của nhiều đơn vị quốc doanh lớn như: EVN, Vinacomin, Vinasteel.

Tuy trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một loại hàng hóa tiềm năng được nhiều tổ chức tài chính lớn chú ý nhưng cơ cấu loại CK này mới chiếm 10% thị trường trái phiếu Việt Nam do bản thân các doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện tham gia và còn do sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành.

b. Trên thị trường thứ cấp

Tổng kết năm 2009, có tới 508 mã trái phiếu được niêm yết giao dịch nhưng tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp vẫn thấp do đặc thù lô nhỏ của mỗi loại trái phiếu.

Giá trị giao dịch có xu hướng giảm rõ rệt từ nửa cuối năm. Tổng giá trị trái phiếu được chuyển nhượng trong năm đạt khoảng 77.500 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với năm 2008. Giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ đạt khoảng 300

tỷ đồng, bằng 40% so với năm 2008. Số mã trái phiếu được giao dịch trung bình mỗi phiên thấp. Từ ngày 24/9 đến 15/12/2009, kết quả ghi nhận 23/30 thành viên có giao dịch, trong đó bao gồm 12 CTCK (68% giá trị giao dịch) và 11 NHTM (32% giá trị giao dịch)9.

2.1.3. Thị trường UPCoM

Ngày 24/6/2009, thị trường UPCoM ra đời, mở ra nhiều cơ hội cho các công ty đại chúng chưa niêm yết. Sau 6 tháng hoạt động, thị trường UPCoM đã có 35 công ty niêm yết với tổng giá trị giao dịch đạt 3.208 tỷ đồng.

Quy mô của UPCoM trong năm 2009 chưa đáng kể. Trong 32 mã CK giao dịch, chỉ có 02 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng, 09 doanh nghiệp vốn trên 100 tỷ đồng, doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ nhất là 12,944 tỷ đồng.

Là thị trường mới thành lập nên chỉ số UPCoM-Index trong năm 2009 phụ thuộc khá nhiều vào biến động của hai chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Từ 100 điểm ban đầu, chỉ số này có những phiên liên tiếp giảm, còn 68,43 điểm vào ngày 22/7/2009, sau đó vào đà tăng và tạo đỉnh 96,54 điểm vào ngày 14/8/2009. Sau đó, bất chấp xu hướng tăng điểm của VN-Index và HNX-Index, UPCoM-Index quay đầu tạo đáy 62,05 điểm vào ngày 14/9/2009 nhưng có sự phục hồi trở lại cùng xu hướng của hai chỉ số nói trên vào giữa tháng 9. Ba tháng cuối năm, thị trường này hoạt động một cách trầm lắng bởi các rào cản lớn như phương thức giao dịch thoả thuận chậm ảnh hưởng lớn thanh khoản, nhà đầu tư không được mở nhiều tài khoản cũng như không được mua bán cổ phiếu cùng phiên... dù vẫn chào đón thêm 17 thành viên mới.

Kết thúc năm, tháng 12/2009, thị trường UPCoM đón nhận thêm 09 cổ phiếu đăng ký giao dịch mới, với khối lượng đăng ký giao dịch tăng thêm gần 6,43 triệu cổ phiếu, nâng tổng giá trị đăng ký giao dịch trên thị trường lên gần

3.000 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 12, cũng là phiên giao dịch cuối cùng của năm 2009, UPCoM-Index đóng cửa ở mức 53,82 điểm, giảm 4,16


9 ĐTCK-online, ngày 05/01/2010: “Điểm nhấn” của thị trường trái phiếu chính phủ 2009 và Báo cáo tổng kết TTCK năm 2009 của TVSI.

điểm (7,17%) so với tháng trước. Khối lượng giao dịch đạt 4.213.271 cổ phiếu, giảm 18,1% so với tháng trước và giá trị giao dịch đạt 53,84 tỷ đồng10.

2.2. Quy mô các thị trường

Theo UBCKNN, cuối năm 2009, tổng giá trị vốn hóa của 03 thị trường (HOSE, HNX, UPCoM) ước tính vào khoảng 651.000 tỷ đồng (tương đương 35,24 tỷ USD).

Sàn HOSE11 có 102 CTCK thành viên, 216 tổ chức niêm yết cổ phiếu, 58

đợt phát hành trái phiếu (của BIDV TP. Hồ Chí Minh và Quỹ Đầu tư phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh) và 04 chứng chỉ quỹ niêm yết (MAFPF1, PRUBF1, VFMVF1 và VFMVF4).

Bảng 3. Quy mô niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Tính tới tháng 3/2010)


Toàn thị trường

Cổ phiếu

Chứng chỉ

Trái phiếu

Khác

Số CK niêm yết (1 CK)


278,00


216,00


4,00


58,00


0,00

Tỉ trọng (%)

100,00

77,70

1,44

20,86

0,00

KL niêm yết (ngàn CK)


10.974.427,21


10.608.890,59


252.055,53


113.481,09


0,00

Tỉ trọng (%)

100,00

96,67

2,30

1,03

0,00

GT niêm yết (triệu đồng)


119.957.570,20


106.088.905,90


2.520.555,30


11.348.109,00


0,00

Tỉ trọng (%)

100,00

88,44

2,10

9,46

0,00

Nguồn: http://www.hsx.vn/

Sàn HNX12 có 101 CTCK thành viên, 272 tổ chức niêm yết cổ phiếu, 508 đợt phát hành trái phiếu và 51 công ty đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.


10 http://www.hnx.vn/, ngày 04/01/2010: Thị trường UPCoM tháng 12/2009: thêm 9 công ty ĐKGD mới, GTGD đạt 53,84 tỷ đồng.

11 Số liệu cập nhật ngày 23/3/2010 từ http://www.hsx.vn/

12 Số liệu cập nhật ngày 23/3/2010 từ http://hnx.vn/

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí