Căn Cứ Vào Mức Độ Thực Hiện Chức Năng Trung Gian

- Các định chế vì mục đích xã hội

Hoạt động của các định chế tài chính trung gian này nhằm mục đích hỗ trợ xã hội, duy trì ổn định sản xuất và đời sống xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Nhóm định chế tài chính này bao gồm: ngân hàng chính sách xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội,…

1.2.2. Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian

Cách phân loại này dựa trên những điểm tương đồng trong nghiệp vụ và vai trò của các định chế tài chính đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, bao gồm:

- Các định chế nhận gửi: ngân hàng thương mại, hiệp hội cho vay và tiết kiệm, liên hiệp tín dụng.

- Các định chế đầu tư: công ty tài chính, quỹ đầu tư.

- Các định chế dựa trên hợp đồng: công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí.

- Các định chế trên thị trường chứng khoán: công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư.

1.3. Vai trò

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

1.3.1. Chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính

Nhờ có các ĐCTC, cả người đầu tư và người đi vay đều có thể lựa chọn được những thời hạn thích hợp với mục tiêu của mình, tránh tình trạng người vay phải tìm người đồng ý chấp nhận thời hạn vay của mình.

Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 3

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường không thích cho vay dài hạn nên với việc đưa ra các khoản tiền gửi ngắn hạn nối tiếp nhau, các ĐCTC sẵn sàng đáp ứng các khoản cho vay dài hạn hơn.

1.3.2. Chuyển dịch và đa dạng hóa rủi ro

Khi các nhà đầu tư đặt tiền của họ vào các quỹ đầu tư, những quỹ này có thể đầu tư số tiền đó vào CK của một số công ty lớn với danh mục đầu tư phong phú, đa dạng. Bằng cách này, quỹ đầu tư đã giảm đến mức thấp nhất rủi ro đối với số vốn của các nhà đầu tư.

1.3.3. Giảm chi phí giao dịch

Các ĐCTC là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, dễ dàng thu hút được những người mua và những người bán thay vì để những người này tự tìm kiếm nhau. Hầu hết các ĐCTC đều có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên phân tích và quản lý các công cụ tài chính, có thể soạn thảo các hợp đồng chuẩn hoặc những hợp đồng phức tạp hơn, giám sát việc tuân thủ các điều kiện của hợp đồng cho vay và có những hành động cần thiết khác nhằm tối thiểu hóa chi phí hợp đồng, chi phí xử lý thông tin cũng như bảo vệ lợi ích cho chính bản thân các định chế.

1.3.4. Tạo lập các cơ chế cho việc thanh toán

Ngày nay đa số các giao dịch được thực hiện không sử dụng tiền mặt mà thông qua séc, thẻ tín dụng, chuyển tiền điện tử,… Các ĐCTC sẽ đảm nhận những phương thức thanh toán này, từ đó giúp giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường.

2. Nhóm định chế nhận gửi

2.1. Giới thiệu chung

Các định chế nhận gửi là các định chế tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân, sau đó sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động trung gian thanh toán.

Nhóm ĐCTC nhận gửi bao gồm: các ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay và các liên hiệp tín dụng.

Nhóm định chế này thực hiện huy động vốn thông qua nhận các khoản tiền gửi sau đó cho vay lại hoặc đầu tư trên TTCK. Hai nguồn thu nhập chính của nhóm này là từ tiền lãi cho vay, lãi đầu tư và tiền phí (phí bảo lãnh, phí L/C, phí thông báo, hoa hồng ủy thác).

2.2. Ngân hàng thương mại

2.2.1. Khái niệm

Theo Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 20/2004/QH11 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ

hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.” (Khoản 2 Điều 20). Luật này còn quy định: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.” (Khoản 7 Điều 20).

Như vậy, ngân hàng thương mại là một định chế tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.

2.2.2. Chức năng

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và trên cơ sở hệ thống ngân hàng phát triển, ngân hàng thương mại (NHTM) thể hiện các chức năng cơ bản sau:

- Chức năng trung gian tín dụng: NHTM là trung gian thực hiện việc tập trung, huy động các nguồn vốn tạm thời, nhàn rỗi trong nền kinh tế như: tiền tiết kiệm của dân cư, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, tổ chức… vào nguồn vốn tín dụng để cấp tín dụng (cho vay) trở lại, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các đối tượng cần vốn.

- Chức năng trung gian thanh toán: NHTM làm trung gian thanh toán để thực hiện các giao dịch cho/giữa các khách hàng của mình nhằm hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại của các đối tượng này.

- Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng: bên cạnh việc làm trung gian tín dụng và thanh toán, NHTM còn cung cấp đa dạng các nghiệp vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu không ngừng phát triển của các khách hàng (dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn đầu tư…).

2.2.3. Các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán

a. Hoạt động trực tiếp

a.1. Trên thị trường sơ cấp

- Huy động vốn

TTCK là một kênh huy động vốn tích cực cho nhiều thành phần kinh tế, trong đó có các NHTM với hoạt động phát hành cổ phiếu và trái phiếu. So với CK của các doanh nghiệp niêm yết, CK của các NHTM có độ hấp dẫn tương đối cao do uy tín bền vững, phạm vi hoạt động rộng rãi và danh mục nghiệp vụ phụ trợ cho hoạt động huy động vốn đa dạng.

Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu có vai trò quan trọng đối với NHTM khi thành lập và bổ sung vốn trong suốt quá trình hoạt động và phát triển. Giống như các doanh nghiệp niêm yết, NHTM phải tuân theo các quy định của TTCK khi phát hành lần đầu hay bổ sung cổ phiếu.

Nếu NHTM có nhu cầu huy động vốn với số lượng lớn và dài hạn thì trái phiếu là một công cụ thích hợp. NHTM có thể phát hành nhiều loại trái phiếu có điều kiện về lãi suất hấp dẫn để thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

- Đầu tư trực tiếp

Nhờ tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, các NHTM có thể đóng vai trò là nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là đối với trái phiếu chính phủ (TPCP), vốn đòi hỏi tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn.

- Phân phối, bảo lãnh phát hành

Tại một số thị trường tài chính lớn trên thế giới, các trung gian tài chính, trong đó có các NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường trái phiếu với tư cách là đại lý sơ cấp (Primary Dealers) hoặc bảo lãnh phát hành.

Tại Việt Nam, bảo lãnh phát hành là phương thức phổ biến nhất đối với TPCP. Với độ tín nhiệm cao và tiềm lực tài chính mạnh, các NHTM có ưu thế

lớn khi tham gia bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó, TPCP còn được chào bán qua Sở giao dịch chứng khoán và bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

a.2. Trên thị trường thứ cấp

- Kinh doanh trái phiếu

Trái phiếu là một công cụ mang lại thu nhập ổn định và thường xuyên cho các NHTM so với một loại CK khác là cổ phiếu vừa có mức độ an toàn vốn thấp hơn vừa không được tham gia đầu tư trực tiếp. Trong hoạt động này, các NHTM có đối tác thường là các NHTM khác và các CTCK. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh trái phiếu, công trái với các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có tiềm năng phát triển lớn nếu được tổ chức thật sự chuyên nghiệp. Một ưu điểm nữa của hình thức kinh doanh này là không bị giới hạn bởi thời gian giao dịch của TTCK tập trung.

- Sản phẩm phái sinh

Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với TTCK sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính thanh khoản của thị trường.

- Cho vay chứng khoán

Nghiệp vụ cho vay CK rất phổ biến đối với các TTCK phát triển, dưới nhiều hình thức nghiệp vụ khác nhau như: Cầm cố CK, nghiệp vụ repo cổ phiếu, mua khống T + 2, các nghiệp vụ bảo chứng, uỷ thác đầu tư..., chính là các nghiệp vụ sử dụng đòn bẩy tài chính. Nghiệp vụ cho vay CK giữa các trung gian tài chính có phạm vi rộng hơn cả về danh mục CK cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế chấp tài sản khi nhận CK và phải trả lại CK, đồng thời nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay CK thực sự góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các trung gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh CK đi vay hoặc nhận thế chấp.

- Ngân hàng lưu ký chứng khoán

Thành viên lưu ký là một tổ chức được phép cung cấp các dịch vụ về lưu ký CK cho khách hàng, thay mặt khách hàng nắm giữ CK ký gửi, đảm bảo mọi quyền lợi phát sinh đối với CK của khách hàng vào trung tâm lưu ký. Ngoài các CTCK, thành viên lưu ký có thể là các ngân hàng lưu ký thương mại được cấp phép hoạt động. Khách hàng của các thành viên lưu ký không chỉ là các cá nhân đầu tư trong nước mà còn là các NĐT cá nhân, tổ chức nước ngoài lưu trú tại nước sở tại và các NĐT quốc tế tham gia vào TTCK của nước sở tại.

- Ngân hàng chỉ định thanh toán

Đây là NHTM do UBCKNN chỉ định mở tài khoản thanh toán cho Trung tâm Giao dịch CK, Trung tâm Lưu ký CK, Sở Giao dịch CK và thành viên lưu ký để phục vụ việc thanh toán tiền cho các giao dịch CK.

b. Hoạt động gián tiếp

b.1. Kinh doanh chứng khoán

Ở một số quốc gia, NHTM không được phép trực tiếp kinh doanh CK mà phải lập công ty chứng khoán (CTCK) hạch toán độc lập như là một công ty con của ngân hàng để tránh rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho những người gửi tiền. Về bản chất đây chính là nghiệp vụ tự doanh CK, CTCK trực thuộc sẽ mua bán CK cho chính mình và tự gánh chịu rủi ro nếu có. Hoạt động kinh doanh CK có thể chia làm hai nhóm: hoạt động ngân quỹ và hoạt động đầu tư CK.

- Đối với hoạt động ngân quỹ, CTCK trực thuộc thường đầu tư ngắn hạn vào các CK có tính thanh khoản cao, chi phí giao dịch thấp và có tính ổn định như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được để tích trữ, nâng cao khả năng thanh toán.

- Đối với hoạt động đầu tư, CTCK trực thuộc sẽ đầu tư vào nhiều loại CK hơn và thời hạn đầu tư cũng dài hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Thông qua CTCK trực thuộc, NHTM có thể sử dụng các khoản vốn huy động để thường xuyên tham gia TTCK bằng cách mua cổ phiếu và trái phiếu của khách hàng rồi bán lại để hưởng chênh lệch giá mua và bán.

b.2. Các nghiệp vụ trung gian

Đóng vai trò là một ĐCTC quan trọng bậc nhất, NHTM rất chú trọng phát triển các hoạt động trung gian trên TTCK như: đại lý, bảo lãnh phát hành CK; đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký CK; môi giới CK; tư vấn CK. Các nghiệp vụ này cũng do CTCK trực thuộc NHTM đảm nhiệm.

- Nghiệp vụ đại lý, bảo lãnh phát hành CK là nghiệp vụ cơ bản thể hiện vai trò trung gian của NHTM trong việc phân phối CK. Đối với nghiệp vụ đại lý phát hành, CTCK trực thuộc chỉ đứng ra nhận phân phối CK ra thị trường cho nhà phát hành để hưởng hoa hồng đại lý. Còn đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK, CTCK trực thuộc phải mua trực tiếp toàn bộ hay một phần số CK của nhà phát hành, đảm bảo giá bán cố định và cam kết mua lại số CK không bán được.

- Nghiệp vụ đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký CK là nghiệp vụ phổ biến và hữu ích. Sau khi khách hàng mở tài khoản, CTCK trực thuộc NHTM phải bảo quản CK, tiến hành mua bán, thanh toán, giao dịch CK theo yêu cầu và tự hạch toán ghi sổ CK cho khách hàng. Mảng thanh toán bù trừ các giao dịch CK sẽ đáp ứng được nhu cầu thanh toán không sử dụng tiền mặt trên TTCK vì thực hiện thông qua hệ thống chuyển khoản của các NHTM.

- Trong hoạt động môi giới CK, NHTM sẵn có nhiều lợi thế như: đội ngũ nhân viên môi giới được đào tạo chuyên nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, mạng lưới chi nhánh rộng khắp và các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Khi thực hiện nghiệp vụ này, CTCK trực thuộc đứng ra thương lượng, mua bán CK hộ cho khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận từ phí và hoa hồng giao dịch.

- Để thực hiện tư vấn CK, CTCK trực thuộc tiến hành các hoạt động phân tích CK của các doanh nghiệp niêm yết, đưa ra các báo cáo nhận định và khuyến nghị cho thị trường. Các báo cáo phân tích này sẽ là nguồn thông tin cơ sở và quan trọng để đánh giá doanh nghiệp, định giá cổ phiếu rồi tư vấn cho các nhà đầu tư.

3. Nhóm định chế đầu tư

3.1. Giới thiệu chung

Các trung gian đầu tư huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng từ có giá như tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư,… sau đó sử dụng vốn đầu tư vào những mục đích riêng biệt vì quyền lợi của các chủ đầu tư.

Nhóm ĐCTC đầu tư bao gồm: các công ty tài chính và các quỹ đầu tư chứng khoán.

3.2. Quỹ đầu tư chứng khoán

3.2.1. Khái niệm

Các quỹ đầu tư, cụ thể là các quỹ đầu tư chứng khoán chính là những chủ thể có vai trò thực sự trong việc thu hút công chúng đầu tư đến với TTCK.

Quỹ đầu tư chứng khoán là một định chế tài chính thu hút tiền từ các nhà đầu tư có cùng mục tiêu, tập hợp lại dưới sự quản lý của các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp, để đầu tư vào danh mục chứng khoán lựa chọn, nhằm bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư.

Theo cách phân loại phổ biến nhất là theo tính chất huy động vốn, Quỹ đầu tư chứng khoán có hai dạng là: quỹ đóng và quỹ mở. Quỹ đóng là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Quỹ mở là quỹ có tổng vốn biến động theo từng ngày giao dịch do nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch.

Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán (QĐTCK) bao gồm: Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán và công ty luật.

3.2.2. Hoạt động

Hoạt động của QĐTCK gồm hai mảng là thu hút vốn bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu quỹ và dùng số vốn đó đầu tư vào các danh mục CK đã chọn. Cụ thể, các hoạt động chính của QĐTCK gồm có: Lựa chọn chiến

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí