Hoạt Động Của Các Trung Gian Tài Chính Trên Thị Trường Chứng Khoán

trong tổng công ty và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật có quan hệ kinh doanh đối với tổng công ty, góp phần hỗ trợ đầu tư các dự án đổi mới kỹ thuật, công nghệ, tạo lập thị trường và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và nước ngoài.

Hiện có 6 công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam. Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính được xem là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Đây chính là cơ hội phát triển cho các công ty tài chính Việt Nam. Việc hình thành và phát triển TTCK đã ra một lĩnh vực kinh doanh mới cho các trung gian tài chính, trong đó có các công ty tài chính.‌

Các phân tích trên cho thấy, các trung gian tài chính là đối tác quan trọng trên TTCK. Song, các trung gian tài chính Việt Nam thiếu về số lượng, loại hình và kém về chất lượng. Mặc dù chủ trương của Chính Phủ là phát triển các loại trung gian tài chính đa năng, nhưng tính đa năng của các trung gian tài chính chưa được thể hiện rõ nét. Loại hình trung gian phát triển nhất hiện nay là các NHTM. Song các NHTM lại chủ yếu độc canh trên lĩnh vực tín dụng, chất lượng tín dụng chưa cao đang là vấn đề cần giải quyết ngay. Các trung gian tài chính Việt Nam có quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức, điều hành kém và chất lượng đội ngũ cán bộ chưa cao.

III. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán


1. Cơ sở pháp lý về hoạt động của các trung gian tài chính

1.1. Nghị định 144/2003/NĐ-CP

Nghị định 144/2003/NĐ-CP là văn bản pháp lý cao nhất hiện tại về chứng khoán và TTCK (kể từ 1/1/2007 sẽ được thay thế bởi Luật Chứng khoán 2006). Trừ việc phát hành Trái phiếu Chính Phủ, việc phát hành chứng

khoán ra công chúng để niêm yết trên TTCK tập trung phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước cấp giấy phép. Tổ chức phát hành, tổ chức đại lý và tổ chức bảo lãnh phát hành không được tiến hành phân phối chứng khoán khi chưa thực hiện công bố việc phát hành và cung cấp Bản cáo bạch.

Như vậy, các trung gian tài chính, tuỳ theo tính chất của từng loại tổ chức, có thể thực hiện việc phát hành chứng khoán cho mình, đại lý, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán cho khách hàng, hoặc thực hiện vai trò ngân hàng tín thác, đại diện cho người sở hữu trái phiếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, trong hoạt động bảo lãnh, có ba hình thức bảo lãnh cơ bản là bảo lãnh cam kết chắc chắn, bảo lãnh cam kết tối đa và bảo lãnh cam kết tất cả hoặc không. Tuy nhiên hình thức bảo lãnh được nêu trong Nghị định được hiểu là, việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua tất cả hoặc một phần chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết. Thực chất của hình thức bảo lãnh này chính là hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Việc quy định hình thức bảo lãnh như vậy làm hạn chế khả năng chọn lựa của tổ chức phát hành cũng như hạn chế loại hình dịch vụ bảo lãnh của trung gian tài chính.

Nghị định cũng cần có quy định về trách nhiệm thông báo của các nhà đầu tư đối với Uỷ ban Chứng khoán, Trung tâm giao dịch và tổ chức phát hành khi số chứng khoán mà họ nắm giữ vượt quá một giới hạn cho trước.

Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 8

Trong nghị định, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm muốn tham gia kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập và công ty này phải được Uỷ ban Chứng khoán cấp phép. Việc thực hiện mô hình tổ chức tín dụng đa năng một phần làm cho các tổ chức này không tận dụng triệt để lợi thế về cơ sở vật chất, trang bị, hệ thống chi nhánh, đội ngũ cán bộ cũng như gây trùng chéo về tổ chức và hoạt động.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển các tổ chức tài chính theo hướng đa năng, khuyến khích cạnh tranh, chống độc quyền và phân biệt đối xử là một xu hướng có tính tất yếu. Việt Nam đang thực hiện các cam kết quốc tế và chuẩn bị gia nhập WTO, việc phát triển các tổ chức tài chính theo hướng đa năng là hết sức cần thiết.

Có thể nói, Nghị định 144 là cơ sở để vận hành thị trường tập trung. Tuy nhiên, Nghị định được soạn thảo và ban hành trong điều kiện TTCK Việt Nam mới hoạt động trong hai năm, nên còn có nhiếu sai sót. Vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện văn bản cao hơn về chứng khoán là hết sức cần thiết. Đó cũng chính là lí do ra đời Luật Chứng khoán 2006, Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2007.

1.2. Luật Các tổ chức tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/10/1998. Luật đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà Nước trong việc phát triển các loại hình tổ chức tín dụng(nguon) là: Thứ nhất, thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Thứ hai, đầu tư vốn và các nguồn lực khác để phát triển các tổ chức tín dụng Nhà Nước, tạo điều kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ. Thứ ba, phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà Nước.

Thứ tư, bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tạo điều kiện cho người lao

động tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống. Thứ năm, xây dựng các ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân với các chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất và các điều kiện vay vốn. Các quan điểm này là cơ sở quan trọng cho việc lành mạnh hoá và phát triển các tổ chức tín dụng.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng, nếu được ngân hàng Nhà Nước cho phép, các tổ chức tín dụng có thể tham gia tất cả các hoạt động của TTCK, từ việc phát hành, kinh doanh, tư vấn, môi giới, quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Tuy nhiên, Luật mới chỉ là những quy định cơ bản, còn cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết của Ngân hàng Nhà Nước, các Bộ, các Ngành liên quan.

1.3. Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày 9/12/2000 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/4/2001. Phạm vi điều chỉnh của luật này là các tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà Nước thực hiện không mang tính kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm. Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm, doanh nghiệp bảo hiểm Nhà Nước, công ty cổ phần bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Trong các nội dung hoạt động được đề cập trong Luật, doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ và đầu tư vốn. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm được nhấn mạnh tính an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

Các tổ chức này chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực: Mua trái phiếu của Chính Phủ, mua cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản, góp vốn vào doanh nghiệp khác, cho vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và gửi tiền tại tổ chức tín dụng.

Với mục đích duy trì khả năng thanh toán, Chính Phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư và tỷ lệ đầu tư đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Về nghiệp vụ phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm chịu sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp nên có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà Nước có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo Luật DNNN.

Tóm lại, các tổ chức bảo hiểm là các trung gian tài chính có khả năng lớn trong việc tham gia các hoạt động đầu tư trên TTCK. Đây là các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng nên có thể dễ dàng lượng hoá các hoạt động chi trả và có thể đầu tư vào các chứng khoán có độ thanh khoản thấp như trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu. Các tổ chức này cũng dễ tiếp cận khách hàng và phát triển các nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư hoặc các nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.

1.4. Luật Doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thay thế cho Luật doanh nghiệp 1999. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty.

Luật Doanh nghiệp điều tiết hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán của các công ty cổ phần và theo tinh thần của Luật, các trung gian tài chính có thể tham gia góp vốn, chuyển nhượng cổ phần, đại lý, bảo lãnh phát

hành. Các hoạt động này của các trung gian tài chính nếu có sự khác nhau trong quy định giữa Luật Doanh nghiệp và Luật chuyên ngành sẽ được điều tiết theo Luật chuyên ngành.

Tuy nhiên, việc phát hành chứng khoán, Điều 88 của Luật quy định, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và điều lệ công ty. Song Luật chưa quy định cụ thể cách thức phát hành chứng khoán riêng lẻ nên chưa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát hành cũng như việc thực hiện các nghiệp vụ đại lý, bảo lãnh của các trung gian tài chính.

Tóm lại, trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc soạn thảo, phê chuẩn và ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các hoạt động theo kịp với sự thay đổi của môi trường kinh tế. Điều này đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và các trung gian tài chính nói riêng.

Các quy định về chứng khoán và phát hành chứng khoán, các quy định về giao dịch và kinh doanh chứng khoán, các quy định về quản lý, giám sát và thanh tra chứng khoán được đề cập tới trong cả Nghị định về chứng khoán và TTCK, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, quy định về phát hành Trái phiếu Chính Phủ cũng như trong các Nghị định, Thông tư, Quyết định, hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà Nước. Tuy nhiên, các quy định pháp luật liên quan còn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết.

Với các văn bản quy phạm pháp luật nói trên, Việt Nam đã bước đầu thiết lập được cơ sở pháp lý cho các hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK.

2. Hoạt động phát hành chứng khoán

Như đã phân tích ở phần trước, điểm yếu kém nhất của các trung gian tài chính Việt Nam là quy mô vốn quá nhỏ bé. TTCK chính là nơi cung cấp vốn quan trọng cho các doanh nghiệp, trong đó có các trung gian tài chính. Trong một thời gian không dài, các trung gian tài chính đã huy động được hàng trăm ngàn tỷ đồng qua TTCK, trong đó chủ yếu dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Điều này cho thấy tiềm năng huy động vốn rất lớn của các trung gian tài chính trên thị trường. Việc huy động vốn trên TTCK là yếu tố quan trọng để tăng vốn chủ sở hữu của các trung gian tài chính.

Loại trung gian tài chính cổ phần đông đảo nhất là các NHTM cổ phần. Vốn góp của các ngân hàng này chủ yếu là hùn vốn của các NHTM Nhà Nước, của các tổng công ty Nhà Nước và một số cổ đông lớn. Phần lớn các trung gian tài chính cổ phần có lượng vốn nhỏ, tính thanh khoản của các cổ phiếu thấp.

Chính Phủ Việt Nam đã và đang thực hiện cải cách hệ thống các ngân hàng cổ phần và một nội dung quan trọng của cải cách chính là tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này. Song do sợ chia sẻ hoặc bị quyền kiểm soát, các ngân hàng này không muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn.

Theo luật định, các trung gian tài chính Nhà Nước và trung gian tài chính cổ phần có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. Trong thời gian qua, một số trung gian tài chính đã phát hành trái phiếu khá thành công, tiêu biểu là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Các trái phiếu có thời hạn chủ yếu từ 2 đến 7 năm, huy động tiền đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ, có lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi, với các hình thức trái phiếu ghi danh, trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi sổ.

Ngày 14 và 15/12/2005: Vietcombank phát hành thành công 1.365 tỷ trái phiếu tăng vốn, nâng tổng số vốn tự có của Vietcombank cuối năm 2005 lên mức 9.000 tỷ đồng

Có thể nói, nhu cầu vốn trung hạn và dài hạn là rất lớn và để thúc đẩy hoạt động cho vay trung và dài hạn của các NHTM, Ngân hàng Nhà Nước đã cho phép các ngân hàng được sử dụng một phần vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng nguồn vốn dài hạn của các NHTM.

Đối với trái phiếu, lãi suất là yếu tố hấp dẫn chủ yếu đối với công chúng đầu tư. Các trái phiếu trung và dài hạn có độ rủi ro lãi suất lớn trong khi lãi suất trên thị trường không ổn định. Hơn nữa, Việt Nam chưa triệt để thực hiện tự do hoá lãi suất, lãi suất chưa phản ánh đúng lãi suất trên thị trường. Tỷ giá biến động theo hướng Việt Nam đồng bị mất giá cũng là nhân tố gây sự không an tâm đối với các nhà đầu tư.

Thị trường tài chính chưa phát triển làm cho các tổ chức phát hành không xác định được chính xác yếu tố chi phí vốn và khả năng phát hành thành công sẽ không cao. Các nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ, hạn chế khả năng phát hành trái phiếu của các trung gian tài chính.

Các trung gian tài chính đã huy động được hàng trăm ngàn tỷ đồng qua phát hành trái phiếu là một thành công đáng kể trong việc tăng cường huy động vốn trung hạn.

Việc thúc đẩy các trung gian tài chính huy động vốn trên TTCK là giải pháp quan trọng để tăng vốn chủ sở hữu, tăng vốn hoạt động của các tổ chức này, đồng thời, qua việc phát hành chứng khoán của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các hàng hoá có chất lượng cho TTCK Việt Nam.

3. Hoạt động kinh doanh chứng khoán

Hoạt động kinh doanh chứng khoán có thể do các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán thực hiện. Tuy nhiên, ở đây trong phạm vi của khóa luận cho phép, tôi chỉ đề cập đến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022