8
thất xảy ra đối với Ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt mức dự kiến”, hay nói cách khác, “Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu thanh toán hay rút tiền của khách hàng. Một khi khả năng thanh toán bị đe dọa, NHTM thường đi vay “nóng” với chi phí rất cao và tìm kiếm nhiều nguồn khác kèm theo đó là những đánh đổi rất lớn hay những quy định ràng buộc ngặt nghèo.
Theo Joel Bessis (2011) và Peter S. Rose (2004), “rủi ro thanh khoản hình thành do những thua lỗ liên tiếp và dẫn tới việc Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương (NHTW) phải bơm vào những khoản tiền lớn trong các cuộc khủng hoảng tài chính”.
Hay theo The management of risk Benton E.Gup cho rằng: “Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu hụt tiền mặt hoặc tài sản tương đương tiền, hay đặc biệt hơn là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu khả năng thu xếp được nguồn tài trợ với mức độ hợp lý về chi phí, bán hay thu xếp một tài sản với mức giá trị hợp lý, nhằm trang trải một nghĩa vụ đã được định hoặc bất định”.
Còn với Basel (2008) chỉ ra rằng: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không tác gây tác động đến tình hình tài chính”.
Từ các khái niệm trên, ta có thể kết luận rằng: Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi Ngân hàng không có khả năng đáp ứng đầy đủ tiền mặt cho Khách hàng do nhu cầu sử dụng tiền mặt tức thì hoặc có thể hiểu rằng rủi ro này xuất hiện khi Ngân hàng thiếu khả năng thanh toán bằng tiền mặt do không thể chuyển đổi các loại tài sản thành tiền mặt một cách tức thì hoặc không thể vay mượn từ các Tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu của Khách hàng.
Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng chỉ ra rằng, một trong các nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 là vấn đề về thanh khoản, mà phần lớn bị các quốc gia nói chung và các TCTD nói riêng đã bỏ qua trong quá khứ. Cuộc khủng hoảng cũng cho thấy, hầu hết các Ngân hàng đều dựa nhiều vào
9
thị trường tiền tệ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản, dự án hoạt động dài hạn đang có xu hướng bị vấn đề thanh khoản rất lớn.
Ta thấy rằng, nhiệm vụ duy trì thanh khoản đầy đủ là một trong những công việc, tiêu chí hàng đầu của mỗi Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng phải luôn có một lượng vốn khả dụng nhất định trong tay hoặc có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với mức chi phí hợp lý để khi cần đến có thể nhanh chóng bán một số tài sản với mức giá hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho Ngân hàng kịp thời. Thiếu hụt thanh khoản là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên cho thấy Ngân hàng đang lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng, Ngân hàng có thể dần dần mất đi những khoản tiền gửi của khách hàng hiện hữu do hiện tượng rút tiền một cách ồ ạt ngày càng tăng lên, bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động các món tiền gửi mới do tâm lý đám đông, e ngại rủi ro của công chúng đối với Ngân hàng. Từ đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng xấu đi nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời và không thể chắc chắn được sự tồn tại của Ngân hàng đó tới khi nào, sớm hay muộn. Do đó công tác quản trị thanh khoản là vấn đề không thể dễ dàng bỏ qua và được quan tâm hơn rất nhiều so với trước đây bởi một Ngân hàng có thể sụp đổ nếu không đáp ứng kịp thời nhu cầu về thanh khoản cho công chúng.
Chính vì vậy, thấy được mối nguy hại mà rủi ro thanh khoản mang lại thì NHTW đã quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc buộc tất cả các Ngân hàng phải tuân thủ thực hiện. Dự trữ bắt buộc là một trong những quy định đầu tiên của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM. Theo Văn bản số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018 có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018 đã quy định về Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc áp dụng cho các Tổ chức tài chính cụ thể theo bảng sau:
10
Bảng 1.1. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho các Tổ chức tài chính
Tiền gửi VND | Tiền gửi ngoại tệ | ||||
Không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng | Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên | Tiền gửi của TCTD ở nước ngoài | Tiền gửi khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng | Tiền gửi khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên | |
Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô | 0% | 0% | 0% | 0% | 0% |
Ngân hàng chính sách | Theo quy định của Chính phủ | ||||
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã | 3% | 1% | 1% | 7% | 5% |
Tổ chức tín dụng khác | 3% | 1% | 1% | 8% | 6% |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2008 - 2018 - 1
- Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2008 - 2018 - 2
- Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtm
- Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng
- Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Và Rủi Ro Thanh Khoản Tại Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam.
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Nguồn: https://www.sbv.gov.vn
1.1.3.2. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân chính tác động gây ra tình trạng RRTK của các NHTM trong thời gian qua cụ thể như sau:
11
Thứ nhất: sự tăng trưởng tín dụng quá “nóng” của các Ngân hàng hiện nay kèm với cơ cấu đầu tư chưa thật sự hợp lý, khi thị trường bất động sản đóng băng thì gặp rủi ro rất lớn thậm chí là hiệu ứng lây lan hậu quả của nó mang lại, bên cạnh đó hầu hết Ngân hàng sử dụng quá nhiều các khoản tiền gửi với kỳ hạn ngắn hạn huy động từ cá nhân và các TCTC khác rồi chuyển chúng thành những khoản đầu tư dài hạn gây nên tình trạng mất cân đối, chênh lệch ngày đáo hạn của nguồn vốn huy động. Vì vậy, khi gặp nhu cầu rút một lượng tiền mặt lớn, lúc này không thể xoay sở kịp thời gây ra RRTK cao đối với NHTM.
Thứ hai: như chúng ta đã biết, chính sách thay đổi về lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiền gửi tại các Ngân hàng. Khi lãi suất Ngân hàng thấp, để tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp thì các cá nhân, tổ chức sẽ có xu hướng vay nhiều hơn gửi tiết kiệm. Và ngược lại, trong trường hợp lãi suất đầu tư lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng thì người dân có xu hướng rút tiền tiết kiệm gửi tại Ngân hàng để đầu tư vào nơi có mức sinh lời cao hơn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến cán cân thanh khoản của Ngân hàng. Ta thấy rằng, lãi suất là một trong những công cụ điều tiết hữu hiệu của chính sách tiền tệ mà Ngân hàng trung ương áp dụng nhưng đây cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu không sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, khi Ngân hàng có nhu cầu thanh khoản thì sẽ bán tài sản để đáp ứng nhu cầu nguồn tiền, nếu như lúc này lãi suất thị trường thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị của các tài sản cũng như chi phí vay mượn liên Ngân hàng.
Thứ ba: do chiến lược quản trị thanh khoản, công việc phân tích và dự báo về thị trường của Ngân hàng chưa thật sự phù hợp và kém hiệu quả, chưa thật sự chấp hành nghiêm túc về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dự trữ đảm bảo, bị động trước những phản ứng của thị trường, chạy theo lợi nhuận nên nhiều Ngân hàng đưa ra nhiều chính sách cho vay một cách quá dễ dàng ...
Thứ tư: phản ứng tiêu cực đến từ phía khách hàng, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các Ngân hàng rất khó có thể kiểm soát được tính thanh
12
khoản. Khi Khách hàng nhận được luồng thông tin bất cân xứng, chưa xác định được nguồn gốc và tính minh bạch về xu hướng thị trường hay thông tin nhiễu như (giá vàng tăng trong tương lai, đồng VND mất giá …) thì sẽ ồ ạt rút tiền ra khỏi hệ thống, điều này nằm ngoài dự kiến của Ngân hàng, chính vì vậy đã làm thị trường bất ổn và hiệu ứng lây lan dây chuyền.
Ngoài những nguyên nhân chính đã kể trên thì ta có thể kể đến một số nguyên nhân như: năng lực tài chính của một số Ngân hàng còn hạn chế, kinh doanh nhiều loại ngoại tệ, khủng hoảng kinh tế …
1.1.3.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản
- Lòng tin của khách hàng: để đánh giá về tình hình hoạt động cũng như khả năng thanh khoản của một Ngân hàng hiện tại là tốt hay xấu thì có thể dựa vào sự tin tưởng và phản ứng của công chúng đối với Ngân hàng đó. Nếu một Ngân hàng phục vụ khách hàng cũng như các chính sách, dịch vụ tốt, tạo sự tin tưởng từ phía công chúng thì đồng nghĩa với việc khách hàng đã đặt niềm tin vào Ngân hàng và thừa nhận khả năng thanh khoản cao của Ngân hàng đó. Trong trường hợp ngược lại, khi Khách hàng nhận biết được thông tin xấu nào đó của Ngân hàng dù chưa xác thực và không biết tính minh bạch của nó như thế nào thì KH sẽ mất lòng tin cho Ngân hàng, lượng tiền gửi sẽ bị khách hàng rút ra và chuyển qua Ngân hàng nào tốt hơn, Khách hàng rút tiền một cách ồ ạt trong khi các khoản tiền này Ngân hàng đã mang đi đầu tư dài hạn, nếu như Ngân hàng không duy trì quản trị rủi ro thật sự tốt thì sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu cần tiền của Khách hàng.
- Giá cổ phiếu: khi nhận thấy giá cổ phiếu của Ngân hàng đang có chiều hướng đi xuống, điều này chứng tỏ tính hấp dẫn về giá trị của cổ phiếu đối với nhà đầu tư giảm đi, làm giảm giá trị Ngân hàng, gây tác động đến tâm lý của công chúng. Khách hàng sẽ tìm Ngân hàng khác, nơi mà họ nghĩ rằng tại đây các khoản tiền gửi của họ được an toàn và sinh lời, ít rủi ro hơn trước đó, gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản.
13
- Lỗ từ việc bán tài sản: việc bán tài sản đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ mất đi khoản thu nhập mang lại từ tài sản đó trong tương lai. Khi nhu cầu cần gấp, bán tài sản một cách gấp rút, sẵn sàng chấp nhận chịu lỗ chứng tỏ Ngân hàng đang gặp khó khăn trầm trọng trong thanh khoản.
- Thiếu nguồn để đáp ứng nhu cầu vay của Khách hàng: hoạt động chính của Ngân hàng là huy động và cho vay, khi Ngân hàng đáp ứng không được nhu cầu tín dụng cho Khách hàng chứng tỏ rằng đang thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn để cho Khách hàng vay.
- Tăng lãi suất huy động: không có một Ngân hàng nào lại sử dụng mức lãi suất huy động cao hơn so với lãi suất thị trường ngoại trừ trường hợp chính nó đang gặp vấn đề trầm trọng về nguồn tiền, khó khăn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh nên đưa lãi suất huy động cao nhằm thu hút nguồn vốn từ thị trường.
- Vay mượn liên Ngân hàng số lượng lớn, thường xuyên và Ngân hàng Trung ương là cứu cánh cuối cùng: khi vay mượn từ các ngân hàng khác nhưng không đủ khả năng thì biện pháp cuối cùng mà các Ngân hàng thương mại sử dụng buộc phải sử dụng là vay tại Ngân hàng trung ương mặc dù biết khi vay tại đây lãi suất rất lớn kèm theo đó là rất nhiều quy định và điều khoản ràng buộc.
1.1.3.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản
Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) = ∑ Cung thanh khoản - ∑ Cầu thanh khoản
Với
- Cung thanh khoản gồm thành phần sau:
+ Khoản tiền gửi đang đến hạn
+ Doanh thu từ hoạt động bán các dịch vụ phi tiền gửi
+ Doanh thu từ việc bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng
+ Vay, mượn thị trường tiền tệ
- Cầu thanh khoản gồm thành phần sau:
+ Rút tiền từ tài khoản của khách hàng
14
+ Những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao có nhu cầu vay vốn
+ Các khoản vay phi tiền gửi được thanh toán
+ Chi phí trong việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ
+ Chi trả cổ tức bằng tiền
Ta dễ dàn thấy được, sẽ có 3 tình huống xảy ra trong phương trình trên:
- Thặng dư thanh khoản: Khi cung vượt quá cầu thanh khoản (NPL > 0), thanh khoản đang ở mức thặng dư. Những nhà quản trị Ngân hàng bằng những biện pháp phân tích, lựa chọn phù hợp để đầu tư một cách cân nhắc vào một lĩnh vực, hoạt động nào đó cho tới khi Ngân hàng có nhu cầu thanh khoản. Đây là một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất của Ngân hàng.
- Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu lớn hơn cung thanh khoản (NPL < 0) chứng tỏ Ngân hàng đang gặp khó khăn trầm trọng trong việc thanh khoản. Nhà quản trị cần xem xét tình trạng hiện tại để có hướng đi chính xác.
- Cân bằng thanh khoản: Khi lượng cung bằng với lượng cầu thanh khoản (NPL = 0), trạng thái này được gọi là thanh khoản cân bằng. Tuy nhiên, trên thực thế trạng thái này khó khi tồn tại.
1.1.3.5. Chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản
Ta có thể sử dụng một số chỉ số sau đây để đánh giá tình hình thanh khoản của một khách hàng cụ thể như sau:
+ Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động
+ Vốn tự có/ Tổng tài sản “Có”
+ Dư nợ/ Tổng tài sản “Có”
+ Dư nợ cho vay/ Tiền gửi Khách hàng
+ (Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán tại NHNN + Tiền gửi KKH tại TCTD)/ Tổng tài sản “Có”….
Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/
15
1.1.3.6. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng trên Thế giới.
Để thấy được tình hình rủi ro thanh khoản trên Thế giới hiện nay (đối với Ngân hàng TMCP tại Việt Nam sẽ được đề cập ở những phần sau) ta sẽ xem xét 3 Ngân hàng tại quốc gia lớn trên thế giới cụ thể như sau:
Rủi ro thanh khoản ở Nga (2004)
Diễn biến:
+ Vào tháng 07/2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn.
+ Ngày 09/07/2004: Ngân hàng Nga - Guta Bank (Ngân hàng lớn của Nga) thông báo tạm khoá các tài khoản tiền gửi do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp, tương đương 345 triệu USD, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM.
+ Ngày 10/07/2004: người dân đổ xô đi rút tiền ở Ngân hàng khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
+ Ngày 16/07/2004: Các NH Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, NH đã sử dụng mọi biện pháp để giảm thiểu tình trạng rút tiền ồ ạt của người dân như tăng lãi suất tiền gửi tuy nhiên tình hình không những không thay đổi mà càng xấu hơn.
+ Ngày 17/07/2004: Ngân hàng Alfa Quyết định áp dụng biện pháp mạnh là phạt 10% giá trị nếu khách hàng rút trước thời hạn.
+ Ngày 18/07/2004: để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, Thống đốc Ngân hàng trung ương Sergei Ignatiev - ông Sergei Ignatiev Quyết định giảm các tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3,5%.
+ Ngày 20/07/2004: nhiều ngân hàng sụp đổ.
+ Tháng 08/2004: Chính phủ đã mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ không thể ngờ tới được.
Nguyên nhân: