Thực Trạng Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Tyxây Dựng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam




E(ui) = 0

i

Cov(ui,uj) = 0

i ≠j

Var(ui)=σ2

i

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

Tuy nhiên mô hình đang xét, xuất hiện những nhược điểm như sau: (1) phương sai không đồng đều, (2) u không phân bố chuẩn, (3) Yi thể nằm ngoài (0;1), và (4) R2 thấp. Bởi vậy, phương pháp OLS là không phù hợp, ta chọn mô hình Logit thích hợp hơn để khắc phục những nhược điểm này.

Mô hình logistic để nhận diện sai phạm báo cáo tài chính ngành xây dựng Việt Nam - với các biến đã trình bày ở trên, có dạng như sau:

M = β0 1(GMI) +β2(SGI) +β3(SGAI) +β4(DSRI) +β5 (TATA) +β6 (DA) (1)

Sau khi thành lập mô hình (1), ta tiến hành ước lượng mô hình bằng phần mềm STATA 13 để xác định những biến có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 10%.

Theo tác giả Igor Pustylnick (2009) mô hình M-score là một công cụ rất tốt để bước đầu phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng tính chính xác của phát hiện gian lận bằng cách sử dụng M-Score là khoảng50%.

Bước 2: Xây dựng mô hình M-score phù hợp.

Kết thúc bước 1, ta có những biến ảnh hưởng đến xác suất sai phạm ngành xây dựng Việt Nam, đưa các biến này với mô hình mới, mô hình (2). Sau đó ước lượng mô hình (2) để kiểm tra về độ giải thích của các biến trong mô hình.

Bước 3: Ước lượng ngưỡng giá trị phù hợp để phân loại các công ty sai phạm báo cáo tài chính đồng thời xác định độ chính xác của mô hình thông qua số liệu 2016

Sau bước 2, Công ty có M nằm trong ngưỡng được nhận diện là sai phạm. Đồng thời trong bước này ta kiểm tra về tính chính xác của mô hình với số liệu năm 2016. Các kết quả có thể có khi so sánh kết quả từ mô hình với kết quả kiểm toán là:

- Mô hình xác định có sai phạm, kiểm toán xác định có sai phạm dựbáo đúng.

- Mô hình xác định không sai phạm, kiểm toán xác định không sai phạm dự báo đúng.

- Mô hình xác định có sai phạm, kiểm toán xác định không sai phạm dự báo sai: nhận diện nhầm saiphạm.

- Mô hình xác định không sai phạm, kiểm toán xác định có sai phạm dự báo


sai: nhận diện thiếu saiphạm.

Theo nghiên cứu gốc, Beneish đã xác định từ 1 - 2,5% miền phân phối bên trái của phân phối chuẩn Mt tương ứng với khả năng sai phạm báo cáo tài chính cao. Tương ứng với tỷ lệ này là giá trị phân loại -1,96 cho tới -2,32. Công ty có M nằm trong khoảng này thì được đánh dấu là có dấu hiệu sai phạm và ngược lại.

Bảng 2.3: Phân loại sai lầm loại 1 và sai lầm loại 2



Kết quả

kiểm toán



Có sai phạm

Không sai phạm

Dự báo

Có sai phạm

Dự báo đúng có sai phạm (1)

Dự báo sai có sai phạm (Sai lầm loại 1)

(2)

Không sai phạm

Dự báo sai không có sai phạm (Sai lầm loại 2)

(3)

Dự báo đúng không sai phạm

(4)

Độ chính xác của dự báo

1/(1+3)

4/(2+4)

Tổng độ chính xác

(1+4)/tổng số quan sát

Nguồn: Dựa trên Giáo trình Lý thuyết Xác suất Thống kê- ĐH Kinh tế Quốc dân

Tính giá trị các giá trị phân loại M-score tương ứng tại các xác suất dự báo 1%, 5%, 10%, 15%, 20%. miền phân phối bên trái bằng hàm Normsinv trong phần mềm excel tađược:


Xác suất dự báo

Giá trị phân loạiM-score

1%

-2.32635

5%

-1.64485

10%

-1.28155

15%

-1.03643

20%

-0.84162

Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Excel

Sau khi kiểm tra độ chính xác của mô hình tại tất ngưỡng 1% - 20%. Đây là kết quả cuối cùng của mô hình. Đồng thời với cách kiểm tra này, ta cũng xác định được tính chính xác của mô hình với dữ liệu 2016.

Dựa vào các giả thuyết đã có, tác giả tiến hành xây dựng mô hình được như sau:


Hình 2.2: Sơ đồ mô hình nghiên cứu 1


GMI

SGI

H1(+)

SGAI

M-score

DSRI

TATA

H2(+)

H3(-)

H4(+)

H5(+)

H6(+)


DA


Chương 3: THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TYXÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1 Thực trạng về thị trường chứng khoán Việt Nam

3.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015.

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức hình thành từ tháng 7/2000 gắn với mục tiêu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Tháng 7/2015, TTCK VN tròn 15 năm mở cửa hoạt động.

Năm 2015, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường đạt gần 39,7 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 617 nghìn tỷ đồng, giảm 16,3% về khối lượng và 15,8% về giá trị giao dịch của năm 2014. Trên sàn HOSE, VN-Index tăng 4,13% so với cuối năm trước tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 28 tỷ cổ phiếu (giảm 7,6% so với năm 2014), tương ứng giá trị giao dịch đạt trên 482 nghìn tỷ đồng (giảm 9,6% so với năm 2014). Trên sàn HNX, chiều ngược lại được chứng kiến khi HN-Index giảm 4,62% so với thời điểm cuối năm 2014 tổng khối lượng giao dịch trong năm 2015 đạt trên 11,55 tỷ cổ phiếu (giảm mạnh 32% so với năm 2014), tổng giá trị giao dịch cũng giảm 32,3% xuống mức hơn 135 nghìn tỷ đồng.

Khởi đầu tháng 1, thị trường đã có những phiên tăng điểm hết sức ấn tượng, giúp VN-Index và HNX-Index liên tục tạo đỉnh trong đầu năm 2015. Dấu ấn rò nét nhất đến từ các cổ phiếu ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, nhóm các cổ phiếu dầu khí, nổi bật là GAS và PVD, cũng tăng mạnh sau đợt giảm sâu khi các thông tin về giá dầu thế giới đã trở nên bão hòa. Tuy nhiên, khi bước sang tháng 3, xu hướng thị trường lại khá tiêu cực khi thiếu vắng các thông tin hỗ trợ, đánh mất hoàn toàn những nỗ lực phục hồi trước đó, khiến cho xu hướng giảm kéo dài đến giữa tháng 5, kéo thị trường về lại mốc đầu năm. Giai đoạn sau đó, với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu Ngân hàng, tiếp đến là nhóm cổ phiếu Dầu khí, thị trường đã quay trở lại xu hướng tăng điểm. Đà tăng được duy trì và nhanh chóng mở rộng ra toàn thị trường khi các nhóm cổ phiếu dẫn dắt luân phiên nhau tăng điểm. Giai đoạn thứ ba, những tác động tích cực từ kết quả kinh doanh quý III cùng với việc hiệp định TPP đã kết thúc đàm phán giúp thị trường dần lấy lại được điểm số. Tuy nhiên, sự phục hồi của hai sàn vẫn còn khá thấp so với mức cao nhất mà thị trường đạt được vào giữa tháng 7. Điểm sáng nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2015 là việc khối ngoại đẩy mạnh việc mua ròng 7/12 tháng trên cả HOSE và HNX, ngay cả khi thị trường giảm điểm thì sức mua của


khối ngoại vẫn là rất lớn. Đây là dòng tiền có tác động không nhỏ đến xu hướng của thị trường.

Để đưa TTCK VN hoạt động ổn định hơn phù hợp với chuẩn mực quốc tế, năm 2015,nhiều chính sách mới và cơ sở pháp lý liên quan đến TTCK được ban hành và hoàn thiện tạo nên môi trường hoạt động thông thoáng cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoàitrên TTCK. Trong đó, một số chính sách nổi bật trong năm 2015 như sau:

Chính thức nới rộng cho nhà đầu tư nước ngoài: Ngày 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP, trong đó cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào các doanh nghiệp đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, quy định nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá là bước đột phá về tư duy trong thu hút vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xác lập lộ trình và định hình khung pháp lý cho TTCK phái sinh: Ngày 5/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh. Đây là thị trường tài chính bậc cao, nơi sẽ niêm yết và giao dịch các sản phẩm tương lai có mục đích phòng ngừa rủi ro cho các tài sản cơ sở, dự kiến được đưa vào hoạt động cuối năm 2016.

Tạo chính sách đột phá cho giao dịch và thanh toán chứng khoán bằng việc cải cách hàng loạt cách chính sách:Ngày 18/12/2015, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán ban hành quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán mới. Theo đó, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2). Ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1).

Ngày 21/12, Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư số 203/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 về hướng dẫn giao dịch trên TTCK. Thông tư 203 cho phép nhà đầu tư được phép đặt lệnh vừa mua vừa bán trong từng lần khớp lệnh liên tục (nhưng không được phép đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng/mở cửa), bỏ quy định nhà đầu tư chỉ được sử dụng 1 tài khoản để thực hiện giao dịch ngược chiều cùng 1 loại chứng khoán.

Ngày 13/11/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2015/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, quy định cụ thể về việc đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM đối


với các công ty đại chúng hình thành trước và sau ngày 1/1/2016, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên đã cho phép thành lập Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Với tín hiệu mới này, việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đại chúng như: đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đăng ký lưu ký cổ phiếu tập trung, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán… sẽ được tuân thủ tốt hơn, từ đó giúp gia tăng quy mô hàng hoá trên thị trường chứng khoán.

Các quy định mới đã thúc đẩy gần 100 doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM trong năm 2015, gấp 1,6 lần so với cả năm 2013 và 2014 cộng lại. Để tăng sức hấp dẫn, sàn UPCoM cũng được tăng biên độ giao dịch cổ phiếu lên ±15%, áp dụng bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 1/7/2015.

3.1.2 Triển vọng thị trường chứng khoán 2016 trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Cơ sở pháp lý và các chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán ngày được hoàn thiện là cơ sở quan trọng để đưa hoạt động của thị trường chứng khoán vào ổn định, và là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế trong thời gian tới.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc đàm phán đang hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với riêng thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư kỳ vọng, dưới tác động của TPP, chứng khoán Việt Nam sẽ “cất cánh” nhờ thu hút dòng vốn đầu tư và gia tăng quy mô thị trường.

Trong năm 2016 là năm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020, sẽ tiếp tục hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá của doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 với khoảng hơn 500 doanhnghiệp. Điều này sẽ giúp cho thị trường chứng khoán có thêm nhiều hàng hóa mới, đồng thời nhà đầu tư cũng có thêm cơ hội lựa chọn.

Thị trường chứng khoán đã và đang là kênh huy động vốn trung và hài hạn cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng càng được cơ cấu lại. Kết quả huy động vốn qua thị trường chứng khoán gần 2 triệu tỷ đồng trong 15 năm qua cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự có bước trưởng thành sau khi nỗ lực vượt qua nhiều gian khó, qua đó đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Vì vây, để tiếp tục lành mạnh hoá thị trường chứng khoán nhằm mục tiêu ổn định và phát triển thì Chính phủ nỗ lực xây dựng và hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường


chứng khoán như tiếp tục tái cơ cấu theo “Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm” và từng bước hoàn chỉnh cấu trúc thị trường chứng khoán theo “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020” ký tại Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 6/12/2012.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được thống nhất để phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.

3.2 Tổng quan về thị trường xây dựng Việt nam

3.2.1 Thị trường xây dựng Việt nam

“Ngành Xây Dựng Việt nam đã trải qua thời kỳ khó khăn trong giai đoạn 2009- 2013. Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi trong thời gian gần đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành bứt phá và vươn lên tầm cao mới”

Sự phát triển của ngành Xây Dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tư FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển cho những ngành khác và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng. Như trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tư xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế ước tính kéo dài khoảng 3-10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trưởng GDP.

Xét đến những yếu tố nói trên, với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam đang đi vào 1 chu kỳ tăng trưởng mới 2015-2018. Tổ chức BMI, cũng đã dự đoán tốc độ tăng trưởng của Ngành Xây Dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới.

Trong giai đoạn 2009-2013, đã xuất hiện tình trạng cung vượt cầu trong thì trường nhà ở khiến cho lượng hàng tồn kho Bất Động Sản tăng cao. Tính tới hết


năm 2013, giá trị tồn kho ước đạt 94,5 nghìn tỷ, nhưng trong năm 2014 với những nỗ lực từ chính phủ và các doanh nghiệp lượng hàng tồn kho đã giảm 21%, xuống còn 77,8 nghìn tỷ. Do đó, kỳ vọng trong năm 2015, thị trường BĐS sẽ có nhiều khởi sắc hơn thúc đẩy chi tiêu vào xây dựng dân dụng. Bên cạnh đó, với kỳ vọng về các hiệp định thương mại quan trọng sắp được ký kết, và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng cao. Vì vậy, triển vọng ngành xây dựng được đánh giá là rất khả quan trong những năm tới.

Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu về đầu tư cho giao thông đường bộ khoảng 202,000 tỷ/năm và cho ngành điện là khoảng 125,000 tỷ/năm. Do đó, áp lực về vốn đầu tư là rất lớn trong thời gian sắp tới. Vì vậy, nếu những nổ lực cải thiện khung pháp lý cho hình thức PPP phát huy tác dụng, thì việc thu hút vốn đầu tư tư nhân sẽ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng nói chung.

Theo thống kê của ngành xây dựng Việt Nam (tháng 5/2015) tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á. Chu kỳ của ngành xây dựng Việt Nam chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế thường kéo dài từ 3 tới 10 năm. Với Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị trường BĐS đang ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân dụng.

3.2.2 Triển vọng cho thị trường xây dựng Việt nam năm 2016

Có thể thấy, năm 2016, ngành xây dựng của nước ta có triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và Canada. Trong đó, Nhật Bản được dự đoán là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào nước ta. Bởi chính đặc điểm này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư vừa và nhỏ chuyển đầu tư từ Trung Quốc hoặc Thái Lan sang nước ta. Từ nay tới 2020, Việt Nam cần thu hút khoảng 202.000 tỷ đồng/năm để phát triển hạ tầng GTVT và khoảng 125.000 tỷ đồng/năm cho các dự án hạ tầng điện.

Để ngành xây dựng có thể tận dụng hiệu quả những cơ hội sẽ đến trong năm 2016, các doanh nghiệp cần học hỏi và phát triển, sử dụng công cụ quản trị hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Doanh nghiệp cần tham gia các hiệp hội, cộng đồng và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy tắc ứng xử kinh doanh trong cộng đồng. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ thi công, sản xuất nguyên nhiên liệu xây dựng cũng là những yêu cầu cấp bách của ngành này.

Ngày đăng: 14/07/2022