Hoạt Động Trên Thị Trường Chứng Khoán

lược đầu tư, phát hành cổ phiếu quỹ, đầu tư vào các CK, niêm yết cổ phiếu quỹ và giá trị đầu tư của nhà đầu tư và mua bán, trao đổi cổ phiếu quỹ.

a. Lựa chọn chiến lược đầu tư

QĐTCK thu hút vốn rộng rãi từ công chúng và thuộc sở hữu của chính các nhà đầu tư này để đầu tư vào các CK của các tổ chức niêm yết. Nhiệm vụ của các quỹ này là tìm kiếm khả năng sinh lợi trên TTCK cho công chúng đầu tư thay cho việc gửi tiền ngân hàng. Chính vì thế, QĐTCK phải lựa chọn được một danh mục CK hợp lý và có chiến lược đầu tư hiệu quả để đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư vào quỹ.

b. Phát hành chứng chỉ quỹ

Có hai hình thức phát hành là: các QĐTCK bán trực tiếp chứng chỉ quỹ hay cổ phiếu công ty quỹ cho các nhà đầu tư hoặc phân phối gián tiếp qua các ĐCTC trung gian trên TTCK như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán hay công ty quản lý danh mục đầu tư.

Các chứng chỉ quỹ là các CK phù hợp cho nhiều nhà đầu tư công chúng trên thị trường và là công cụ đầu tư được các nhà đầu tư tổ chức ưa thích nếu quỹ được quản lý tốt bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp.

c. Đầu tư vào các chứng khoán

Sau khi huy động được vốn từ các nhà đầu tư, vốn này sẽ được các QĐTCK sử dụng vào việc mua các CK trong danh mục đầu tư mục tiêu với tỷ trọng các CK hợp lý theo các phân tích, đánh giá và phương án của các nhà quản lý đầu tư. Việc lựa chọn danh mục phù hợp là rất quan trọng do giá CK biến động liên tục trên thị trường có thể gây ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị của người đầu tư.

Hoạt động đầu tư CK của QĐTCK sẽ được thực hiện thông qua các môi giới trung gian trên TTCK, thường là các CTCK. Do mức độ chuyên nghiệp của các nhà quản lý quỹ và khối lượng giao dịch lớn nên chi phí giao dịch CK của các quỹ vẫn kinh tế hơn nhiều so với việc các nhà đầu tư tham gia cá nhân trên thị trường.

d. Niêm yết giá trị tài sản ròng của quỹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán (Net Asset Value – NAV) là giá trị thị trường danh mục đầu tư của quỹ tại thời điểm tính toán trừ đi các khoản nợ của quỹ. Giá trị này được tính cho toàn bộ quỹ và tính trên từng cổ phiếu quỹ hay chứng chỉ quỹ.

Đây là một chỉ số quan trọng, được tính toán thường xuyên và niêm yết công khai để hấp dẫn các nhà đầu tư và là cơ sở cho quỹ đánh giá cổ phiếu quỹ cho các giao dịch. Đối với nhà đầu tư, sau khi mua cổ phiếu quỹ, giá trị tài sản ròng của quỹ là cơ sở để tính toán giá trị tài sản mình nắm giữ, từ đó ra quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán trên thị trường để thu hồi vốn.

Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 4

e. Mua bán, trao đổi chứng chỉ quỹ

Việc mua bán chứng chỉ quỹ có thể thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ (với dạng quỹ mở) hoặc qua các trung gian trên thị trường (với dạng quỹ đóng). Nếu một QĐTCK hoạt động mạnh trên thị trường thì chứng chỉ quỹ đó sẽ là một lựa chọn hấp dẫn như một CK tiềm năng nào khác mà nhiều nhà đầu tư nhắm đến.

4. Nhóm định chế dựa trên hợp đồng

4.1. Giới thiệu chung

Các định chế dựa trên hợp đồng thu nhận vốn định kỳ trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận với khách hàng. Các ĐCTC này có xu hướng sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư CK và các hoạt động đầu tư trung và dài hạn khác.

Nhóm ĐCTC dựa trên hợp đồng bao gồm: các công ty bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ) và các quỹ hưu trí.

4.2. Công ty bảo hiểm

4.2.1. Khái niệm

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000: “Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm”.

Như vậy, công ty bảo hiểm thu hút tiền từ công chúng để trang trải cho một số cá nhân trong những người đóng tiền gặp rủi ro hoặc đến tuổi nghỉ hưu theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm ký giữa công ty với cá nhân hoặc tổ chức liên quan. Với lượng tiền lớn trong tay, các loại hình công ty bảo hiểm (CTBH) có một tiềm năng lớn trong việc tham gia đầu tư vào TTCK nên cần có khả năng lựa chọn và quản lý tốt các danh mục đầu tư, để có được thu nhập hợp lý trên khoản đầu tư với rủi ro tương ứng.

4.2.2. Hoạt động trên thị trường chứng khoán

a. Hoạt động đầu tư chứng khoán

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ là cách thức huy động nguồn vốn đầu tư cho CTBH (dưới dạng phí bảo hiểm thu được), còn hoạt động then chốt, mang ý nghĩa sống còn với CTBH chính là hoạt động đầu tư. CTBH thường tham gia đầu tư trên hai dạng là: đầu tư trực tiếp (dùng vốn mở doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh) và đầu tư tài chính (chủ yếu là vào các công cụ của TTCK).

CTBH thường đầu tư chủ yếu vào CK tại những nước có TTCK phát triển ở trình độ cao và thường chú ý vào các loại sau:

- Cổ phiếu: Các CTBH thường chú trọng đặc biệt đầu tư vào cổ phiếu của những công ty hàng đầu vì tính ổn định giá trị và tính thanh khoản cao hay của các công ty trong những ngành có triển vọng.

- Trái phiếu: Đây cũng là một loại CK được các CTBH quan tâm. Các loại trái phiếu thường được đầu tư là trái phiếu Chính phủ hoặc chính quyền địa phương và trái phiếu công ty có đảm bảo. Ngoài ra, do kỳ hạn của trái phiếu thường gần với kỳ hạn của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nên càng được ĐCTC này chú ý.

- Các dạng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, đặc biệt là hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn: Dạng CK này được CTBH lựa chọn để chủ động được lượng ngoại tệ và tránh lãng phí lượng vốn nếu dự trữ dưới dạng tiền gửi ngoại tệ.

- Các loại CK khác: cổ phiếu công ty nhỏ, trái phiếu công ty không đảm bảo, cổ phiếu phát hành lần đầu cũng được đầu tư, nhưng với tỷ trọng thấp do độ an toàn thấp.

Hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư CK muốn đạt hiệu quả thì CTBH còn phải chú trọng đến việc quản lý danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc đầu tư “bảo toàn và phát triển vốn đầu tư, đem lại lợi nhuận đầu tư mong muốn”, danh mục đầu tư của CTBH càng cần phải được chia ra và quản lý theo những danh mục riêng biệt bao gồm: danh mục đầu tư ngắn hạn, danh mục đầu tư trung – dài hạn và danh mục đầu tư CK riêng biệt.

b. Các hoạt động khác

Hiện nay, các CTBH chủ yếu được tổ chức dưới dạng công ty cổ phần, vì vậy ngoài đầu tư CK, định chế này còn có thể tham gia vào TTCK với hoạt động huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành CK (cổ phiếu, trái phiếu) hoặc phát hành thêm để bổ sung vốn điều lệ và hoạt động niêm yết trên Sở Giao dịch CK.

5. Nhóm định chế trên thị trường chứng khoán

Các định chế trên thị trường chứng khoán được thành lập theo pháp luật, thực hiện một số hoạt động trên TTCK như: môi giới CK, tự doanh CK, bảo lãnh phát hành CK, tư vấn đầu tư CK… Nhóm ĐCTC này hoạt động chủ yếu trên TTCK và có vai trò vô cùng quan trọng là trung gian giữa các nhà đầu tư với các tổ chức phát hành.

Nhóm ĐCTC trên TTCK bao gồm: các công ty chứng khoán và các ngân hàng đầu tư.

5.1. Công ty chứng khoán

5.1.1. Khái niệm

Công ty chứng khoán là một ĐCTC trung gian quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động của TTCK. Tuy nhiên, công ty chứng khoán thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện nên để thực hiện các hoạt động trên TTCK thì phải đáp

ứng nhiều điều kiện do luật pháp quy định như Luật Chứng khoán hay một số văn bản dưới luật khác có liên quan.

Vì vậy có thể định nghĩa: Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoạt động trên thị trường chứng khoán.

5.1.2. Hoạt động

Do sự phát triển không ngừng của TTCK, ngày nay công ty chứng khoán (CTCK) không chỉ là những công ty chỉ chuyên kinh doanh một loại dịch vụ như môi giới hoặc bảo lãnh… mà đã trở thành những “ngân hàng đầu tư nhỏ” với nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh CK và cả lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm.

Nhìn chung hoạt động của CTCK được chia thành bốn mảng nghiệp vụ bao gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và một số nghiệp vụ phụ trợ khác.

a. Nghiệp vụ môi giới

Về bản chất, môi giới CK là hoạt động kết nối những người cần mua và người cần bán CK với nhau.

Theo Luật Chứng khoán 2006: “Môi giới CK là việc CTCK làm trung gian thực hiện mua, bán CK cho khách hàng”, nghĩa là CTCK sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch CK hoặc thị trường OTC. Vì thế, sau mỗi giao dịch mua bán CK thành công, hai bên mua bán đều trả cho CTCK phí môi giới giao dịch là một tỷ lệ trên tổng giá trị giao dịch (trên Sở giao dịch) hoặc đã tính kèm vào giá (trên thị trường OTC).

Ngoài ra, do TTCK ngày càng mở rộng quy mô nên thông tin thị trường thay đổi liên tục khiến các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt và xử lý nên hoạt động môi giới của CTCK còn bao gồm mảng tư vấn khách hàng. Khi đó, bên cạnh việc cung cấp thông tin thị trường, các nhân viên môi giới có thể đưa ra những đề xuất chiến lược đầu tư mang lại lợi nhuận tối đa và rủi ro tối thiểu cho các nhà đầu tư.

b. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

Theo Luật Chứng khoán 2006: “Bảo lãnh phát hành CK là việc tổ chức bảo lãnh phát hành (công ty chứng khoán) cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán CK, nhận mua một phần hay toàn bộ CK của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số CK còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng”.

Theo định nghĩa trên, có thể chia thành ba loại bảo lãnh phổ biến là:

- Bảo lãnh chắc chắn: CTCK nhận mua toàn bộ số CK trong đợt phát hành sau đó bán ra công chúng. Hoa hồng bảo lãnh là chênh lệch giá mua với giá bán của CTCK, trong đó giá bán là giá thị trường.

- Bảo lãnh cố gắng tối đa: CTCK hứa sẽ cố gắng tối đa để bán hết số CK trong đợt phát hành, số không bán được sẽ trả lại. Hoa hồng bảo lãnh được tính trên số CK bán được.

- Bảo lãnh đảm bảo tất cả hoặc không: CTCK phải bán hết một lượng CK tối thiểu trên tổng số CK phát hành tương đương với số vốn tổ chức phát hành cần nếu không toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy.

c. Nghiệp vụ tự doanh

Theo Luật Chứng khoán 2006: “Tự doanh CK là việc CTCK mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình”. Điều này nghĩa là CTCK sẽ dùng tiền của mình mua bán CK để hưởng lợi từ chênh lệch giá hoặc từ cổ tức, trái tức mà nhà phát hành trả, đồng thời cũng chấp nhận rủi ro từ hoạt động này.

Nghiệp vụ tự doanh có thể được thực hiện theo hình thức giao dịch trực tiếp trên Sở giao dịch hoặc gián tiếp trên thị trường OTC. Trên Sở giao dịch, CTCK đặt lệnh mua bán CK vào hệ thống như các nhà đầu tư và lệnh có thể được thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không xác định trước. Trên thị trường OTC, các CTCK sẽ tiến hành mua bán CK với nhau hoặc với các đối tác thông qua thương lượng với sự trợ giúp của hệ thống máy tính nối mạng.

d. Các nghiệp vụ phụ trợ

CTCK còn thực hiện một số nghiệp vụ phụ trợ không chỉ đóng góp vào thu nhập của công ty mà còn hỗ trợ hiệu quả cho các nghiệp vụ chính ở trên.

- Nghiệp vụ cho vay: CTCK có thể trợ giúp các khách hàng của mình bằng cả tín dụng và chính loại CK đầu tư. Hình thức cho vay bằng tín dụng (còn gọi là cho vay kí quỹ) là việc CTCK cho khách hàng vay tiền để mua CK và dùng CK làm vật đảm bảo, khi đó khách hàng chỉ phải kí quỹ một phần và phần còn lại được công ty cho vay. Hình thức cho vay bằng CK thực chất là việc CTCK cho khách hàng vay CK để thực hiện bán khống.

- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính công ty:

Với nghiệp vụ tư vấn đầu tư, CTCK sẽ cung cấp các thông tin về CK, đánh giá và nhận định về tổ chức phát hành… để giúp các nhà đầu tư mua bán CK thành công. Có hai hình thức tư vấn: trực tiếp (nhân viên tư vấn của CTCK gặp gỡ hoặc trao đổi với khách hàng qua thư, điện thoại) và gián tiếp (chỉ cung cấp thông tin cho khách hàng qua các phương tiện thông tin để khách hàng tự ra quyết định đầu tư).

Với nghiệp vụ tư vấn tài chính công ty, CTCK sẽ trợ giúp cho tổ chức phát hành trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp, tư vấn phát hành, cơ cấu… nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, CK có tiềm năng hơn và quan trọng là tạo điều kiện cho các nghiệp vụ khác của chính CTCK.

- Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Đây là dạng cao hơn của nghiệp vụ tư vấn đầu tư vì có sự ủy thác của khách hàng cho CTCK trong việc ra quyết định đầu tư theo những nguyên tắc của khách hàng. Cụ thể, khi thực hiện hoạt động này, CTCK sau khi ký hợp đồng ủy thác đầu tư, được khách hàng giao tiền và CK của mình, có trách nhiệm bảo quản CK và kinh doanh CK thay cho khách hàng.

- Nghiệp vụ lưu ký CK: là việc CTCK nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao CK cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu

CK. Khi đó, CTCK sẽ được nhận các khoản phí lưu ký gồm: phí gửi, rút và chuyển nhượng CK.

Ngoài các nghiệp vụ trên, CTCK còn có thể tiến hành một số hoạt động khác như: cầm cố CK, quản lý quỹ đầu tư, quản lý vốn, cung cấp thông tin, kinh doanh bảo hiểm…

5.2. Ngân hàng đầu tư

5.2.1. Khái niệm

Ngân hàng đầu tư là một định chế tài chính có chức năng chính là tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và chính phủ trong việc huy động các nguồn vốn trung và dài hạn trên thị trường vốn.

Ngân hàng đầu tư giúp các khách hàng của mình huy động vốn bằng cách phát hành các loại CK vốn (cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi) hoặc CK nợ (trái phiếu) ra thị trường.

5.2.2. Các nghiệp vụ chính

Một ngân hàng đầu tư (NHĐT) hiện đại chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ: nghiệp vụ NHĐT, hoạt động đầu tư, nghiên cứu, quản lý đầu tư, ngân hàng bán buôn và nghiệp vụ nhà môi giới chính.

a. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư

Đây là nghiệp vụ truyền thống của NHĐT, bao gồm hai nghiệp vụ cơ bản là dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành CK, và nghiệp vụ mới mở rộng là tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Nghiệp vụ NHĐT với khoản phí rất lớn từ các khách hàng doanh nghiệp, quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức, chính phủ và chính quyền địa phương mang lại nhiều lợi nhuận và là nguồn để NHĐT thực hiện các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ khác.

b. Nghiệp vụ đầu tư

Khác với nghiệp vụ ngân hàng đầu tư diễn ra chủ yếu trên thị trường sơ cấp, nghiệp vụ đầu tư chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp, bao gồm hai mảng: môi giới và đầu tư.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí