Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Các Trung Gian Tài Chính Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

Cần hoàn thiện các điều kiện pháp lý cho phát triển thị trường. Mặt khác, cần sớm hình thành các tổ chức tự chế định như Hiệp hội môi giới chứng khoán, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán để tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cũng như duy trì các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với một lĩnh vực kinh doanh mới này.‌

II. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Các giải pháp vĩ mô

1.1. Phát triển thị trường chứng khoán

Như đã phân tích ở phần trước, một trong những nguyên nhân cản trở sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán là do sự chậm phát triển của thị trường. Điều này bắt nguồn từ việc Việt Nam chưa xác định được chiến lược phát triển của thị trường, do đó, cơ cấu của thị trường chưa hoàn thiện, chưa có thị trường giao dịch qua quầy cho những chứng khoán không niêm yết, đồng thời, lượng hàng hoá cho thị trường còn ít và thiếu chất lượng. Việc quản lý, điều hành thị trường còn nhiều bất cập. Vì vậy cần cải tiến những vấn đề sau:

a) Phát triển thị trường OTC

Với hơn một ngàn loại chứng khoán lưu hành trên thị trường tự do đã cho thấy một tiềm năng và một yêu cầu cấp thiết trong việc phát triển thị trường giao dịch qua quầy (OTC) ở Việt Nam hiện nay. Khó khăn cơ bản cho việc thiết lập thị trường OTC là, ở Việt Nam chưa có hiệp hội môi giới và kinh doanh chứng khoán; các chứng khoán phần lớn dưới dạng vật chất và chưa được lưu ký ở các tổ chức lưu ký; việc mua bán chủ yếu được thực hiện thanh toán trực tiếp mà không thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng; trình độ, ý thức của các nhà đầu tư chưa cao; hệ thống luật pháp chưa đồng bộ và thiếu hoàn thiện.

Để vận hành thị trường OTC có hiệu quả, sự can thiệp của Nhà Nước là cần thiết và vai trò của các trung gian tài chính đối với thị trường này là rất lớn. Trước mắt, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, phát triển thị trường giao dịch qua quầy đối với chứng khoán Chính Phủ. Như đã trình bày trong các phần trước, tín phiếu, Trái phiếu Chính Phủ có độ rủi ro thấp, tính thanh khoản cao hơn trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu. Những chứng khoán này thường được các trung gian tài chính nắm giữ với khối lượng lớn. Có thể nói, chứng khoán Chính Phủ có tỷ trọng lớn nhất trong số các loại chứng khoán ở Việt Nam hiện nay.

Phần lớn Tín phiếu Kho Bạc, Trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam đều do các trung gian tài chính nắm giữ. Đối với các trung gian tài chính Việt Nam, các trung gian tài chính Nhà Nước có quy mô lớn và chiếm thị phần áp đảo so với các trung gian tài chính khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Việt Nam đã có tổ chức Hiệp hội ngân hàng hoạt động tương đối có hiệu quả. Trong việc thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã xây dựng và thực thi công cụ nghiệp vụ thị trường mở và đã có kinh nghiệm trong bước đầu hoạt động. Vì những lý do trên, Việt Nam có thể thành lập và đưa vào vận hành sớm thị trường giao dịch qua quầy đối với chứng khoán Chính Phủ.

Ở thị trường này, các NHTM Nhà Nước và Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam sẽ là thành viên bắt buộc và đảm nhận vai trò tạo thị trường cho các chứng khoán. Các tổ chức tài chính khác có thể tham gia nếu có nhu cầu. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán, Bộ Tài chính, Hiệp hội ngân hàng có thể phối hợp nghiên cứu, soạn thảo quy chế giao dịch cho thị trường.

Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 11

Thứ hai, phát triển thị trường giao dịch qua quầy đối với trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu chưa niêm yết. Đặc thù của loại chứng khoán này ở Việt Nam hiện nay là chất lượng chưa cao và số lượng không lớn, do đó, để

đảm bảo tính sôi động và hiệu quả của thị trường, trước mắt, cần lựa chọn một số loại có đủ khả năng để đưa vào thị trường. Theo tôi, cần ưu tiên đối với các chứng khoán do các trung gian tài chính phát hành bởi đây là các chứng khoán khá được ưa chuộng ở thời điểm hiện nay.

Theo Luật chứng khoán Thái Lan, 15 công ty chứng khoán trở lên có thể cùng gửi đơn lên Uỷ ban chứng khoán để thành lập trung tâm OTC với mục đích giao dịch các chứng khoán không niêm yết. Với đặc thù của Việt Nam hiện nay, đối với thị trường Trái phiếu Chính Phủ, Uỷ ban chứng khoán, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có thể uỷ quyền cho Hiệp hội ngân hàng đứng ra thành lập trung tâm OTC đối với trái phiếu của Chính Phủ với các thành viên là các tổ chức tín dụng Nhà Nước.

Với thị trường cổ phiếu, có thể quy định số lượng các thành viên của một thị trường OTC tối thiểu là 5. Các thành viên của trung tâm là các công ty chứng khoán, ngoài ra có thể mở rộng đối tượng là các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện. Các thành viên phải nắm tối thiểu 1% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành mà họ tham gia tạo thị trường và phải cam kết mua hoặc bán tối thiểu một lô chứng khoán theo giá công bố.

Để thị trường hoạt động có hiệu quả, Luật doanh nghiệp cần quy định rõ, các chứng khoán phải được lưu ký tại các tổ chức lưu ký và các tổ chức phát hành muốn được cấp phép, phải đăng ký niêm yết trên thị trường tập trung hoặc trên một thị trường OTC nào đó. Việc hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện cấu trúc của thị trường chứng khoán, trên cơ sở đó góp phần phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng chính là điều kiện quan trọng cho việc thúc đẩy các trung gian tài chính tham gia vào thị trường.

b) Hoàn thiện và phát triển thị trường tập trung

Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh đã hoạt động được hơn năm năm. Các tồn tại chủ yếu của thị trường tập trung là: số lượng chứng khoán còn quá

ít; thị trường có dấu hiệu của các hiện tượng tiêu cực như đầu cơ, thao túng thị trường; mua bán chứng khoán ngoài sàn; thiếu thông tin; hiện tượng mua bán nội gián; kiến thức của các nhà đầu tư thấp; hoạt động quản lý điều hành của Uỷ ban chứng khoán và Trung tâm giao dịch còn nhiều bất cập. V.v… Các giải pháp cơ bản để hoàn thiện và phát triển thị trường tập trung là:

Thứ nhất, mô hình này có ưu điểm là tạo ra hai trung tâm độc lập và cạnh tranh với nhau, từ đó tăng chất lượng hoạt động và giảm chi phí dịch vụ, song cũng tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, tạo nên sự trùng chéo về tổ chức và bộ máy, gây lãng phí, đồng thời số lượng chứng khoán đủ điều kiện niêm yết còn hạn chế, do đó pha loãng thị trường.

Trung tâm GDCK Hà Nội thực chất là sàn giao dịch thứ hai của Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh. Trong phương án này sẽ chỉ có một trung tâm được tổ chức đấu giá tại hai sàn giao dịch khác nhau. Tuy nhiên phương án này cũng tỏ ra không phù hợp do chi phí tốn kém và việc này thực sự không cần thiết bởi các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch ngay tại các phòng giao dịch của các công ty chứng khoán. Với trình độ phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay có thể hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của thị trường cũng như yêu cầu của các nhà đầu tư.

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội được tổ chức cho các chứng khoán có tiêu chuẩn niêm yết thấp hơn so với trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Theo tôi, đây là cách thức phù hợp hơn cả vì có thể tạo được thị trường cho các công ty vừa và nhỏ và vẫn tạo được sự độc lập tương đối giữa hai trung tâm.

Tiêu chuẩn niêm yết ở đây có thể là: Các công ty niêm yết phải có vốn điều lệ lớn hơn 5 tỷ đồng; phải có tối thiểu 20% số cổ phiếu được nắm giữ bởi các nhà đầu tư ngoài tổ chức; số lượng nhà đầu tư ngoài tổ chức tối thiểu là 100; phải có ít nhất 1 năm có lãi gần nhất và mức lãi phải lớn hơn mức tối thiểu theo quy định; các thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc có kinh

nghiệm trong quản lý; có phương án khả thi trong việc huy động và sử dụng vốn; phải được Đại hội cổ đông đồng ý với việc niêm yết.

Theo cách thức này, Việt Nam sẽ có hai trung tâm độc lập nhau, với các tiêu chuẩn niêm yết khác nhau. Điều này sẽ loại bỏ được nhược điểm của hai mô hình trên và tới giai đoạn phát triển cao hơn, có thể hợp nhất hai trung tâm giao dịch trở thành một sở giao dịch duy nhất hoặc tạo thành hai sở giao dịch chứng khoán sau này.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế hoạt động và điều hành của trung tâm giao dịch chứng khoán.

Năm giải pháp phục hồi thị trường đã được áp dụng, bao gồm: lập quỹ bình ổn giá chứng khoán; dùng quỹ hỗ trợ thanh toán để mua cổ phiếu; khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh; hạ biên độ giao động của giá; tăng cường thông tin, kể cả thông tin trực tiếp qua truyền hình. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chỉ mang tính chất tình thế, chưa có tính chất tổng thể, do đó chưa tạo lòng tin của các nhà đầu tư.

Để hoàn thiện vấn đề này, trước hết, Uỷ ban chứng khoán cần hoàn thiện cơ chế hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Theo Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính Phủ, Trung tâm giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước. Biên chế của trung tâm thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước. Điều này là cần thiết trong giai đoạn đầu phát triển của thị trường. Tuy nhiên, mô hình này đã cho thấy những điểm bất hợp lý.

Uỷ ban chứng khoán là cơ quan quản lý Nhà Nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn trung tâm giao dịch có chức năng quản lý, điều hành giám sát các hoạt động giao dịch tại trung tâm, đồng thời, trung tâm chịu sự quản lý, giám sát của Uỷ ban chứng khoán. Với mô hình trên, thực chất Uỷ ban chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán là

một, do đó, trong cơ chế điều hành, giám sát có tính trùng chéo, giảm tính chủ động của trung tâm trong hoạt động điều hành thị trường.

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, được hưởng bao cấp từ Ngân Sách Nhà Nước, do đó, chưa gắn quyền lợi của trung tâm đối với việc phát trển các dịch vụ, tạo tính ỷ lại của trung tâm đối với Uỷ ban và Nhà Nước. Đồng thời, mô hình tổ chức như vậy chưa thể hiện đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên đối với trung tâm. Từ những bất cập trên, cần thiết phải hoàn thiện mô hình trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Trên thế giới tồn tại một số mô hình đối với sở giao dịch chứng khoán. Đó là mô hình công ty cổ phần, mô hình công ty cổ phần có sự tham gia của Nhà Nước và mô hình công ty của Nhà Nước. Mô hình thích hợp với Việt Nam hiện nay là mô hình công ty cổ phần có sự tham gia của Nhà Nước. Cổ đông của trung tâm giao dịch chứng khoán gồm Nhà Nước với số cổ phần chi phối, các thành viên góp vốn là các công ty chứng khoán, các NHTM, các công ty bảo hiểm và các trung gian tài chính khác.

Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc trung tâm do Nhà Nước bổ nhiệm. Các thành viên khác được bầu từ các thành viên do Đại hội cổ đông quyết định. Để đảm bảo quyền lợi của các công ty niêm yết, ít nhất trong hội đồng quản trị phải có hai thành viên là đại diện của các công ty niêm yết, do các công ty niêm yết bầu và được sự chuẩn y của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán.

Việc chuyển mô hình trung tâm giao dịch từ đơn vị sự nghiệp có thu sang mô hình công ty cổ phần có sự tham gia của Nhà Nước sẽ thay đổi cơ chế tổ chức và hoạt động của trung tâm theo hướng chủ động, gắn với quyền lợi của các thành viên và các nhà đầu tư. Đây cũng là bước chuẩn bị cho việc hình thành sở giao dịch chứng khoán sau này.

Thứ ba, thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế, việc hoàn thiện và phát triển thị trường tập trung theo hướng hiện đại có một ý nghĩa quan trọng

trong việc phát triển thị trường chứng khoán nói riêng và tạo đà phát triển kinh tế nói chung. Để chuẩn bị cho việc hình thành Sở giao dịch chứng khoán, trước mắt cần xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao dịch, hệ thống công bố thông tin, hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán, hệ thống giám sát.

Cần sớm có chiến lược đồng bộ trong việc phát triển thị trường chứng khoán. Trong chiến lược phát triển, cần xác định rõ vị trí, vai trò, sự tham gia và mức độ tham gia của các trung gian tài chính trong từng giai đoạn phát triển của thị trường.

Về mô hình hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán, việc lựa chọn mô hình ngân hàng đa năng một phần trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm của thị trường là cần thiết. Kết quả hơn năm năm hoạt động của thị trường chứng khoán cho thấy, mô hình này hạn chế hoạt động của các trung gian tài chính và trong giai đoạn phát triển tiếp theo, cần chuyển dần sang áp dụng mô hình ngân hàng đa năng toàn phần. Điều này sẽ thúc đẩy hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế.

Trước mắt, cần có chính sách vận động các trung gian tham gia thị trường như niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần trên thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính ra công chúng. Khuyến khích hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động tư vấn, quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư, các hoạt động thanh toán và lưu ký chứng khoán cũng như hoạt động tự doanh của các trung gian tài chính.

Đặc biệt, đối với hoạt động đại lý phát hành chứng khoán, các tổ chức tín dụng có thế mạnh do năng lực chuyên môn, hệ thống cơ sở vật chất khá hoàn thiện, có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, có kinh ngiệm trong các hoạt động tài chính, tín dụng, có khả năng trong quan hệ

tài chính quốc tế. Tăng cường hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành của các tổ chức tín dụng sẽ làm tăng khả năng phát hành chứng khoán của Chính Phủ và các doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng số lượng và chất lượng hàng hoá

Tăng số lượng và chất lượng chứng khoán có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thúc đẩy sự tham gia thị trường của các trung gian tài chính nói riêng. Việc tăng số lượng và chất lượng hàng hoá sẽ được thực hiện qua các giải pháp tạo đà cho phát triển kinh tế, giải pháp cải cách các trung gian tài chính được đề cập trong các phần khác của luận án.

1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán hiện đang bị chi phối bởi nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Các phân tích ở các phần trên cho thấy, môi trường pháp lý cho hoạt động của các trung gian tài chính nói chung và hoạt động trên thị trường chứng khoán nói riêng còn chưa được đầy đủ, thiếu tình đồng bộ và còn phức tạp.

Các trung gian tài chính vừa hoạt động trên thị trường với tư cách trực tiếp khi cung cấp hàng hoá hoặc trong vai trò là người kinh doanh chứng khoán, vừa tham gia gián tiếp cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng và cho thị trường.

Để phát triển các trung gian tài chính theo hướng đa ngành, cần thiết ban hành Luật các tổ chức tài chính thay thế các Luật chuyên ngành như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm. Luật này sẽ chế định đầy đủ, chi phối rộng rãi và đồng bộ các mặt hoạt động của các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính.

Hoạt động của thị trường chứng khoán rất đa dạng và phức tạp. Nghị định 144/2003/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập về phạm vi điều chỉnh, phát hành chứng khoán, giao dịch chứng khoán, mô hình sở giao dịch chứng

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí