Khái Quát Về Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Các Công Ty Phi Tài Chính Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam‌


xác định những biến nào không nhất quán (phù hợp) với kiểm định trong đo lường hiện tượng được điều tra, từ đó sẽ loại bỏ những biến không nhất quán và gia tăng độ tin cậy của kiểm định.

Để xác định tính nhất quán bên trong, luận án sử dụng hệ số Cronbach’s alpha: một hệ số tương quan đơn, dùng để ước lượng mức trung bình của tất cả các hệ số tương quan của các biến trong kiểm định. Tùy theo bối cảnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu quyết định hệ số Alpha phải lớn hơn 0,6; 0,7 hay 0,8.

Theo Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh (2012) hệ số Alpha được xem xét trong các trường hợp sau:

0.6 ≤ α < 0.7: Chấp nhận được (trong trường hợp nghiên cứu hoàn toàn mới hoặc trong bối cảnh nghiên cứu).

0.7 ≤ α < 0.8: Chấp nhận được 0.8 ≤ α < 0.9: Tốt

0.9 ≤ α <1.0: Chấp nhận được – không tốt

Luận án cũng dựa vào hệ số tương quan biến đổng để xác định sự tương quan (phù hợp) giữa mỗi mục với toàn bộ các mục còn lại. Điều kiện để một chỉ báo được giữ lại nếu hệ số tương quan biến tổng của chỉ báo lớn hơn 0.3.

Luận án sử dụng kiểm phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo cho bộ thang đo khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán cũng như các thang đo thuộc các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

e. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis gọi tắt là EFA) được dựa trên giả định rằng tất cả các biến tương quan ở một mức độ nào đó. Chính vì vậy, một số biến quan sát tương tự nhau có tương quan cao, nhưng biến đo lường không tương tự nhau sẽ có tương quan thấp hay nói cách khác, phân tích nhân tố khám phá bằng các thành phần chính cho phép rút gọn nhiều biến số ít nhiều có tương quan với nhau thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng đường thẳng gọi là những nhân tố. EFA cung cấp cho người nghiên cứu 2 khả năng: tổng hợp dữ liệu và cắt giảm dữ liệu.

Một số thông số của EFA mà luận án sử dụng:

Kiểm định Barlett’s test of sphericity: là kiểm định thống kê nhằm xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Điều kiện cần để áp dụng EFA là các biến phải có tương quan với nhau. Do vậy, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng EFA cho các biến đang xem xét.


Kaiser – Meyer –Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của EFA. Giá trị KMO nằm trong khoảng từ 0 tới 1, khi KMO≥0.5 thì có thể khẳng định dữ liệu là thích hợp để phân tích nhân tố khám phá. Đồng thời, giá trị trên đường chéo của Anti-image Correlation trong ma trận Anti- image phải lớn hơn 0.5.

Total Variance Explained: chỉ số đánh giá tổng phương sai giải thích được.

Thông thường tổng phương sai phải lớn hơn 50%.

Eigenvalue: là phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue ≥1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Factor loading: là hệ số tải nhân tố cho biết tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này được xác định tương ứng với kích thước mẫu. Theo Hair và cộng sự (2014), hệ số tải nhân tố càng nhỏ thì kích thước mẫu càng phải lớn. Theo Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh (2012), hệ số tải nhân tố lớn hơn +/-0.3 đến

+/-0.4 là chấp nhận được, lớn hơn +/-0.5 là có ý nghĩa thực tế. Luận án lựa chọn những nhân tố có hệ số tải nhân tố ≥ 0.5.

Rotated component matrix: là ma trận nhân tố sau khi xoay. Ma trận trình bày các hệ số tải nhân tố của tất cả các biến với các nhân tố được rút trích sau khi thực hiện phép xoay.

f. Phân tích hệ số tương quan

Luận án sử dụng phân tích tương quan Pearson trước khi thực hiện phân tích hồi quy. Mục đích của việc sử dụng phân tích tương quan Pearson là nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1.

Nếu r càng tiến về -1/1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Nểu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.

Nếu r =1: tương quan tuyến tính tuyệt đối. Nếu r=0: không có mối tương quan tuyến tính.

Tuy nhiên, hệ số tương quan Pearson chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi mức ý nghĩa quan sát (sig.) ≤ 0.05. Nếu sig. >0.05 thì không có sự tương quan giữa các biến. Nhưng đối với mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập, nếu sig. ≤ 0.05 mà r>0.5 thì cần xem xét khả năng đa cộng tuyến và sẽ được kiểm tra xác nhận thông qua hệ số VIF khi phân tích hồi quy. Việc so sánh giá trị sig. với mức ý nghĩa

0.05 là để đánh giá sự tương quan giữa các cặp biến chứ không sử dụng để loại biến.


g. Phương pháp phân tích hồi quy bội

Phương pháp phân tích hồi quy bội được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một tập các biến độc lập.

Hồi quy bội là một công cụ được sử dụng nhằm đạt được 3 mục tiêu:

- Tìm ra phương trình dự báo tốt nhất cho tập các biến (giữa các biến độc lập X1, X2, X3… với biến phụ thuộc Y).

- Kiểm soát các nhân tố gây “nhiễu” để đánh giá sự đóng góp của một biến đặc biệt, tập các biến hay xác định các mối quan hệ không phụ thuộc.

- Để xác định mối liên hệ cấu trúc và đưa ra lời giải thích cho mối quan hệ đa biến phức hợp.

Mô hình hồi quy bội có dạng:

Y = β1X1 + β2X2 + β3X3+ …. + βiXi+ εi Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc X: Các biến độc lập

βi: hệ số các biến giải thích

εi: Phần dư (sai số ngẫu nhiên)

Nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả hồi quy, luận án sử dụng các kiểm định

sau:

Kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình bằng phân tích phương sai

Analysis of Variance (ANOVA). Kiểm định này nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Do các nghiên cứu chỉ tiến hành điều tra trên mẫu rồi suy ra tính chất chung của tổng thể, vì vậy, hệ số F trong phân tích phương sai sẽ xác định xem mô hình hồi quy tuyến tính này có suy rộng ra và áp dụng được cho tổng thể hay không. Giá trị sig của F <0.05 thì mô hình tuyến tính đã xây dựng được đánh giá là phù hợp với tổng thể.

Kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất Durbin –Watson (DW): dùng để kiểm định sự tương quan của các sai số kề nhau. Giá trị DW biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá rị sẽ gần bằng 2 (trong khoảng từ 1 đến 3); nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càn lớn tiến gần tới 4 thì sai số có tương quan nghịch. Mô hình hồi quy không có sự tương quan chuỗi bậc nhất thì dữ liệu thu thập là tốt.


Kiểm định với hiện tượng đa cộng tuyến với hệ số phóng đại phương sai Variance Inflation Factor (VIF). Đa cộng tuyến là hiện tượng tồn tại mối quan hệ ở mức độ cao giữa các biến độc lập. Khi các biến độc lập bị đa cộng tuyến thì có thể dẫn đến kết quả nghịch lý là mô hình hồi quy thích hợp với dữ liệu nhưng không có biến dự báo nào có ảnh hưởng đáng kể tới biến phụ thuộc. Thông thường nếu hệ số VIF>10 là xảy ra đa cộng tuyến. Tuy nhiên, trên thực tế với các đề tài nghiên cứu có mô hình và bảng câu hỏi dùng thang đo Likert thì VIF <2 sẽ không có đa cộng tuyến, trường hợp nếu VIF ≥2 khả năng cao đang có đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội qua các hệ số R2 (R-square) và R2a điều chỉnh (Adjusted R-square). Trong đó, hệ số R2 được xem là hệ số có mối quan hệ đồng biến với số lường các biến độc lập đưa vào mô hình. Hệ số R2a là hệ số được điều chỉnh từ hệ số R2 và được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình quy quy tuyến tính đa biến và R2a không nhất thiết tăng lên khi nhiều biến độc lập được đưa vào mô hình. Thông thường hệ số R2a từ 50% trở lên là nghiên cứu được đánh giá tốt.

Kết luận chương 3‌

Chương 3 đã trình bày được quy trình nghiên cứu cũng như nội dung các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng mà luận án đã vận dụng. Theo đó, trong phương pháp nghiên cứu định tính, sau khi thu thập các dữ liệu thứ cấp về khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng, luận án sử dụng các phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và khảo sát thử để xử lý dữ liệu thứ cấp nhằm xây dựng phiếu điều tra khảo sát.

Trong chương 3, luận án cũng xác định được các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu được vận dụng trong phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng giúp luận án xác định được đối tượng, kích thước mẫu nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi. Trong khi đó, phương pháp xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng đã chỉ ra cách thức mã hóa dữ liệu và cách sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định One Sample T-test, phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan, phân tích hồi quy bội.

Kết quả của chương 3 là cơ sở để luận án đưa ra kết quả nghiên cứu ở chương tiếp theo về khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam‌

Công ty niêm yết là những công ty đại chúng đăng ký niêm yết chứng khoán trên các sở giao dịch chứng khoán. Tại Việt Nam hiện nay có hai Sở giao dịch chứng khoán bao gồm Sở giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo điều 20 của Luật chứng khoán Việt Nam số 54/2019/QH14, Báo cáo tài chính năm của công ty niêm yết phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Một trong những mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính các công ty niêm yết là đánh giá điều kiện niêm yết và khả năng duy trì niêm yết trên thị trường chứng khoán của các công ty. Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần; trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; tổ chức phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ. Như vậy, các công ty niêm yết phải đáp ứng các yêu cầu về công bố thông tin chặt chẽ, khắt khe hơn so với các công ty không niêm yết.

Mặt khác, số lượng người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là rất lớn và thuộc niều đối tượng khác nhau như các cổ đông, nhà quản lý, nhân viên ngân hàng,… Hơn nữa, trình độ, nhận thức, kinh nghiệm cũng như các lợi ích có liên quan đến báo cáo tài chính của người sử dụng thông tin cũng rất đa dạng. Nếu Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết vẫn còn tồn tại các sai sót trọng yếu mà kiểm toán viên không phát hiện được, có thể gây thiệt hại về kinh tế cho rất nhiều đối tượng sử dụng thông tin cũng như làm mất lòng tin vào thị trường chứng khoán. Do đó, liên quan tới các công ty niêm yết, yêu cầu và kỳ vọng về chất lượng kiểm toán từ người sử dụng thông tin thường cao hơn và cũng phức tạp hơn so với các công ty không niêm yết. Đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, Báo cáo tài chính được kiểm toán không chỉ là yêu cầu bắt buộc từ phía cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là yêu cầu cấp thiết từ phía các cổ đông, các nhà quản lý, nhân viên ngân hàng, môi giới chứng khoán cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác.


Các công ty phi tài chính là những công ty không hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, cho thuê tài chính và các quỹ tín dụng. Theo Bảng 4.1: thống kê các công ty niêm yết theo nhóm ngành của Sở giao dịch HOSE và HNX, số lượng các công ty phi tài chính chiếm một tỷ trọng rất lớn trong số các công ty đang niêm yết. Cụ thể, số lượng công ty phi tài chính là 361 tương ứng 90.7% số công ty niêm yết trên Sở giao dịch HOSE và 311 tương ứng 93.39% số lượng công ty niêm yết trên Sở giao dịch HNX. Như vậy, các công ty phi tài chính cũng chính là chủ thể chủ yếu phát hành và có chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Bảng 4.1: Thống kê các công ty niêm yết theo nhóm ngành của Sở giao dịch HOSE và HNX‌

HOSE

HNX

Nhóm ngành

Số công

ty

Nhóm ngành

Số công

ty

Công nghiệp

109

Công nghiệp

105

Chăm sóc sức khỏe

14

Y tế

8

Bất động sản

46

Hoạt động kinh doanh bất

động sản

16

Dịch vụ tiện ích

27

Thương mại và dịch vụ lưu

trú, ăn uống

49

Công nghệ thông tin

4

Thông tin, truyền thông và

các hoạt động khác

18

Năng lượng

11

Khai khoáng và dầu khí

20

Hàng tiêu dùng thiết yếu

36

Vận tải kho bãi

23

Dịch vụ viễn thông

4

Hoạt động chuyên môn, khoa

học và công nghệ, hành chính và dịch vụ hỗ trợ

10

Nguyên vật liệu

67

Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản

3

Hàng tiêu dùng

43

Xây dựng

59

Tài chính

37

Tài chính

22

Tổng số

398

Tổng số

333

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 15

(Nguồn: Theo thống kê của Sở giao dịch HOSE và HNX tháng 9/2021)


Luật chứng khoán Việt Nam số 54/2019/QH14 cũng nêu rõ tổ chức kiểm toán được phép kiểm toán các công ty niêm yết là tổ chức kiểm toán độc lập thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán Nhà nước vào tháng 9 năm 2021, Việt Nam có 33 công ty kiểm toán độc lập và 839 kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán các công ty niêm yết (Phụ lục 4.1: Tổ chức kiểm toán được chấp thuận). Trong khi đó, thị trường kiểm toán độc lập hiện nay hiện có 208 công ty kiểm toán đang hoạt động và 2.335 kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề (theo thống kê của Bộ tài chính tháng 9/2021). Như vậy, chỉ 15.87% số công ty kiểm toán đang hoạt động và 35.93% số kiểm toán viên đang đủ điều kiện hành nghề được phép kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Có thể thấy, vì những điều kiện khắt khe của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, số lượng công ty kiểm toán cũng như kiểm toán viên đủ điều kiện kiểm toán các công ty niêm yết chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số các công ty kiểm toán và kiểm toán viên đang hành nghề tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đáng chú ý, theo báo cáo kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, năm 2018 có 85.71%, năm 2019 có 80% và năm 2020 có 75% công ty kiểm toán được kiểm tra chỉ được xếp loại “đạt yêu cầu”. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong công tác kiểm toán như về hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, thủ tục đánh giá rủi ro và chấp nhận khách hàng còn sơ sài, một số báo cáo kiểm toán ngoại trừ chưa lượng hóa và đánh giá ảnh hưởng của vấn đề ngoại trừ tới các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, một số báo cáo kiểm toán có ý kiến kiểm toán chưa phù hợp… Bên cạnh đó, trong những năm qua, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã đưa ra quyết định đình chỉ tư cách kiểm toán của không ít kiểm toán viên do những sai phạm trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước‌

Phân loại

2018

2019

2020

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Tốt

1

14.29

2

20

2

25

Đạt yêu cầu

6

85.71

8

80

6

75

Tổng số

7

100

10

100

8

100

(Nguồn: Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán Nhà nước)


Như vậy, trước hết người sử dụng thông tin liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán của các công ty niêm yết không chỉ lớn về số lượng mà còn rất đa dạng, phong phú về thành phần kinh tế, trình độ, kinh nghiệm. Mặt khác, các công ty phi tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, từ kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, có thể thấy mặc dù kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết dược yêu cầu khắt khe, phức tạp và bị chi phối bởi Luật kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán và Luật chứng khoán nhưng chất lượng kiểm toán trong thực tế vẫn là một vấn đề đáng lưu ý. Chính vì vậy, người sử dụng thông tin không chỉ lo ngại, nghi ngờ về chất lượng kiểm toán trong thực tế mà còn có xu hướng mong muốn kiểm toán viên kiểm tra và công bố nhiều thông tin hơn cũng như gia tăng mức độ đảm bảo khi thực hiện kiểm toán khiến cho khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán càng trở nên phức tạp. Nói cách khác, nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán là hết sức cần thiết khi xét trên khía cạnh thực tiễn tại Việt Nam.

4.2. Kết quả nghiên cứu định tính‌

4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp dạng văn bản bao gồm: các quy định pháp lý về kiểm toán như Luật kiểm toán độc lập, Luật chứng khoán, Chuẩn mực kiểm toán…, các giáo trình của các trường Đại học liên quan đến kiểm toán, các bài báo, tài liệu khoa học liên quan đến kiểm toán và khoảng cách kỳ vọng, luận án thu được 27 thang đo nháp lần 1 trong đó có 10 thang đo liên quan tới kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành, 17 thang đo liên quan đến kỳ vọng kiểm toán không có trong quy định hiện hành.

Qua quá trình phỏng vấn bán cấu trúc, từ ý kiến của các chuyên gia, tác giả tiến hành một số hiệu chỉnh cho thang đo đã có như gộp một số thang đo, chỉnh sửa thuật ngữ sử dụng và bổ sung thêm 5 thang đo mới của kỳ vọng trong kiểm toán.

Kết quả sau khi phân tích dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn bán cấu trúc, luận án thu được 30 thang đo kỳ vọng trong đó có 9 thang đo liên quan tới các kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành, 21 thang đo liên quan tới các kỳ vọng chưa có trong quy định hiện hành. Nếu xét theo nội dung kỳ vọng kiểm toán, trong 30 thang đó có 21 thang đo liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên, 4 thang đo liên quan đến mức độ đảm bảo của kiểm toán, 5 thang đo liên quan đến thông điệp được truyền tải

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 19/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí