nghiệp như các quỹ đầu tư, các ngân hàng bảo lãnh phát hành..-mà hệ quả trực tiếp là tính chuyên nghiệp của TTCK chưa cao.
2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân cơ bản cản trở sự tham gia của các trung gian tài chính trên TTCK bao gồm các nguyên nhân trực tiếp từ phía các trung gian tài chính và các nguyên nhân khác từ bên ngoài.
a) Các nguyên nhân trực tiếp từ phía các trung gian tài chính
Hoạt động hạn chế của các trung gian tài chính trên TTCK trước hết là do các nguyên nhân trực tiếp từ phía các trung gian tài chính.
Thứ nhất, tiềm lực tài chính thấp. Quy mô vốn chủ sở hữu của các trung gian tài chính còn quá nhỏ bé. Các NHTM nhà nước có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất, song lại phân tán ở hệ thống các chi nhánh trải khắp các địa phương. Mặt khác, do yếu kém trong quản trị điều hành, lượng vốn khả dụng cho đầu tư chứng khoán thấp. Tình trạng nợ xấu, nợ tồn đọng cũng là nguyên nhân làm giảm tiềm lực tài chính của các trung gian tài chính.
Thứ hai, sự chậm đổi mới tư duy kinh tế. Do ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, các trung gian tài chính Việt Nam chủ yếu tập trung hoạt động trên thị trường truyền thống và rủi ro trong hoạt động là rất cao. Tính chủ động trong việc tìm kiếm và triển khai các hoạt động mới yếu, hoạt động thiếu năng động, trông chờ vào sự chỉ đạo, định hướng của cấp trên. Hệ thống quản lý của các trung gian tài chính còn yếu kém, trình độ, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế, quy chế chỉ đạo giám sát và kiểm soát hoạt động còn chồng chéo, nặng về hành chính gây ảnh hưởng lớn đến tính tự chủ của các chi nhánh.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh thấp. Các trung gian tài chính Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp, chưa xây dựng được nét đẹp văn hoá trong kinh doanh. Phong cách phục vụ kém, chất lượng cán bộ chưa cao, tổ chức và điều
hành chưa hoàn thiện, công nghệ thấp là các nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của các trung gian tài chính Việt Nam.
Các trung gian tài chính nước ngoài ở Việt Nam chưa phát triển vì thị trường Việt Nam mới được mở cửa và chưa hẳn là hấp dẫn đối với trung gian tài chính nước ngoài. Hơn nữa, các hạn chế do Chính Phủ đặt ra, tính phức tạp trong các thủ tục hành chính cũng ngăn cản việc thành lập các trung gian tài chính nước ngoài và hoạt động của các tổ chức này tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 7
- Hoạt Động Của Các Trung Gian Tài Chính Trên Thị Trường Chứng Khoán
- Hoạt Động Đại Lý, Bảo Lãnh Phát Hành Chứng Khoán
- Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Các Trung Gian Tài Chính Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 12
- Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
b) Các nguyên nhân khác từ bên ngoài
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp từ phía các trung gian tài chính, hoạt động hạn chế của các trung gian tài chính trên TTCK còn do các nguyên nhân từ phía bên ngoài như: sự phát triển thiếu vững chắc của nền kinh tế; sự kém phát triển của TTCK; khung pháp lý thiếu hoàn thiện; sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà Nước thiếu chặt chẽ; kiến thức hạn chế của các nhà đầu tư.
Thứ nhất, sự kém phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. TTCK Việt Nam mới được hình thành, thị trường chính thức mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang làm quen với một phương thức đầu tư mới.
Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện huy động vốn trên thị trường, do đó, lượng hàng hoá của thị trường còn ít, chất lượng của hàng hoá không cao. Điều này gây khó khăn cho việc sàng lọc, lựa chọn và thay đổi kết cấu các danh mục đầu tư của các trung gian tài chính cũng như tạo được ít cơ hội để các trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ đại lý, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư.
Do số lượng các nhà đầu tư không nhiều, các trung gian cũng chưa có cơ hội phát triển các hoạt động môi giới, tư vấn, cho vay và cho vay chứng khoán, thanh toán. Đồng thời, với quan điểm thận trọng trong việc phát triển
thị trường, cơ quan quản lý thị trường cũng dè dặt trong việc cho phép các trung gian tài chính tham gia vào TTCK.
Thiếu vắng các trung gian tài chính đảm nhiệm vai trò tạo thị trường là nguyên nhân dẫn tới giá chứng khoán không ổn định và tách rời giá trị thực của nó như trong thời gian qua. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường với vai trò là các nhà tạo thị trường là hết sức cần thiết.
Thứ hai, khung pháp lý chưa được đầy đủ, thiếu tính đồng bộ và còn quá phức tạp.
Thứ ba, sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà Nước thiếu chặt chẽ. Các trung gian tài chính chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý Nhà Nước như Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước, Bộ Kế hoạch Đầu tư, các bộ chủ quản. Trong thời gian qua, sự phối kết hợp này là thiếu chặt chẽ và thống nhất, cản trở không ít sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường.
Vai trò của Chính Phủ trong giai đoạn đầu phát triển của thị trường là rất lớn và cần thiết. Các chế độ ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính là cần thiết, song chưa đủ. Chính Phủ cần có những "cú hích" để tạo đà phát triển của thị trường và cần có sức ép để các trung gian tài chính tham gia thị trường đối với một số hoạt động.
Hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý thị trường như Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán thiếu đồng bộ, còn bị động, đôi khi nặng tính hành chính và quan liêu và chưa quan tâm thu hút các trung gian tài chính tham gia thị trường. Việt Nam hiện nay chưa có một chiến lược dài hạn trong việc phát triển TTCK và đây chính là nguyên nhân làm cho hoạt động quản lý, điều hành của Uỷ ban và Trung tâm kém hiệu quả.
Thứ tư, kiến thức hạn chế của các nhà đầu tư, sự thiếu thông tin, thiếu lòng tin đã cản trở họ trong việc sử dụng các dịch vụ của các trung gian
tài chính. Mặc dù trong thời gian qua, dân trí đã được cải thiện một cách đáng kể, song các nhà đầu tư chưa được đào tạo những kiến thức cơ bản về lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Một bộ phận các nhà đầu tư còn có ảo tưởng về một cơ hội làm giàu một cách nhanh chóng nhờ đầu tư trên TTCK, coi thị trường như một "sòng bạc" hoặc tham gia đầu tư như một thú chơi thời thượng và tổn thất đối với họ là điều khó tránh khỏi.
Trong khi đó, hoạt động quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu, tư vấn của các trung gian tài chính cũng như từ phía Uỷ ban chứng khoán và Trung tâm chậm triển khai và thiếu hiệu quả. Cần giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ lợi ích của tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư, hướng cho họ quan tâm tới đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn, đồng thời giới thiệu cho họ về các dịch vụ tài chính cần thiết cho hoạt động đầu tư.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
I. Định hướng phát triển của trung gian tài chính trên Thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2010
Mục tiêu của việc phát triển thị trường tài chính trong những năm trước mắt là xây dựng và hoàn thiện thị trường tài chính đồng bộ, vận hành theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Trên cơ sở đó, nâng cao tỷ lệ huy động vốn trong nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả luân chuyển vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá đất nước.
Đối với thị trường vốn, cần thúc đẩy và tăng hiệu quả của thị trường chứng khoán để tăng cường thu hút vốn trong nền kinh tế. Cần tăng số lượng và chất lượng hàng hoá của thị trường bằng việc đẩy mạnh phát hành Trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu của các DNNN, trái phiếu đầu tư, trái phiếu của các quỹ hỗ trợ phát triển và trái phiếu của chính quyền địa phương cũng như đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá DNNN, khuyến khích hình thành công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp phát hành chứng khoán để huy động vốn trên thị trường.
Khuyến khích các loại hàng hoá mới như chứng chỉ quỹ đầu tư, các chứng khoán phái sinh. Khuyến khích các công ty niêm yết trên thị trường tập trung và tăng cường phát hành chứng khoán ra công chúng, đồng thời xây dựng và phát triển thị trường OTC, đảm bảo cho thị trường chứng khoán vận hành có hiệu quả, an toàn và lành mạnh.
Mặt khác, cần phát triển và tăng hiệu quả hoạt động cho vay trung và dài hạn của các NHTM, tăng hiệu quả đầu tư của Ngân Sách Nhà Nước và thông qua các quỹ hỗ trợ phát triển và quỹ phát triển địa phương. Đồng thời tăng cường hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế.
Đối với thị trường tiền tệ, cần tiếp tục phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối và thị trường các giấy tờ có giá ngắn hạn, thực hiện cải cách chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá theo hướng tự do hoá. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM, tăng cường tích tụ tập trung vốn, mở rộng các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, tư vấn, bảo quản tài sản.
Mở rộng thị trường bảo hiểm, đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp bảo hiểm và các loại sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập các công ty đầu tư hoặc các quỹ đầu tư, tham gia hoạt động trên cả thị trường nội địa và quốc tế.
Từng bước áp dụng các tiêu chuẩn và điều kiện phù hợp với thông lệ quốc tế để chuẩn bị cho quá trình mở cửa và hội nhập khu vực và quốc tế của các thị trường vốn, thị trường tiền tệ và thị trường bảo hiểm. Để thực hiện lộ trình mở cửa theo các cam kết của Việt Nam với các nước ASEAN, các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các điều kiện chuẩn bị gia nhập WTO, cần hướng dẫn các tổ chức tài chính trong nước chuẩn bị các điều kiện để tham gia đầu tư và thu hút vốn từ thị trường khu vực và quốc tế, phấn đấu nâng tỷ lệ huy động vốn trung và dài hạn đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán, hạn chế và kiểm soát các luồng vốn vay ngắn hạn.
Mặt khác, cần mở rộng hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam trên nguyên tắc Nhà Nước quản lý thống nhất, đảm bảo an ninh tài chính và thúc đẩy trung gian tài chính trong nước phát triển, tiến tới đảm
bảo bình đẳng trong cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Để đạt được điều đó, trước hết cần lành mạnh hoá, phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tài chính. Xây dựng các chính sách và công cụ tài chính tiền tệ phù hợp để điều hành chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, tăng tính tự chủ cũng như năng lực điều hành của các tổ chức tài chính, tăng cường hệ thống thanh tra, giám sát, kiểm soát nội bộ để lành mạnh hoá các tổ chức tài chính.
Mặt khác, cần có quy hoạch phát triển các tổ chức tài chính trung gian bao gồm quy hoạch phát triển về các loại hình trung gian tài chính, về quy mô, về mạng lưới chi nhánh, về hình thức sở hữu theo hướng đa dạng hoá về hoạt động và về sở hữu. Trước mắt, cần thực hiện tốt cải cách hệ thống NHTM Nhà Nước và NHTM cổ phần, phát triển các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm cũng như các trung gian tài chính khác.
2. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010
Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trước hết là, xây dựng và hoàn thiện thị trường chứng khoán đồng bộ, bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, thị trường tập trung và thị trường giao dịch qua quầy, thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. Thị trường này được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước trên nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Thị trường chứng khoán phải là một kênh dẫn vốn trung hạn và dài hạn quan trọng của nền kinh tế, tổng giá trị chứng khoán lưu chuyển qua thị trường chiếm tỷ trọng từ 20% - 30% so với GDP. Mặt khác, thị trường chứng khoán phải là công cụ đắc lực để kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập khu
vực và quốc tế, khai thác tối đa các tác động tích cực trong việc huy động vốn trong và ngoài nước, là cầu nối để các nhà đầu tư Việt Nam tham gia đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh về tài chính trong quá trình phát triển.
Để thực hiện được các mục tiêu đó, trước mắt, cần hoàn chỉnh việc vận hành có hiệu quả hai Trung tâm GDCK Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời xây dựng và hoàn thiện các thể chế của thị trường như Trung tâm lưu ký và thanh toán chứng khoán, Trung tâm máy tính, các tổ chức định mức tín nhiệm, Trung tâm thông tin chứng khoán.
Các thể chế này là điều kiện để trung tâm GDCK vận hành có hiệu quả. Trên cơ sở hoạt động của hai trung tâm GDCK, từng bước chuẩn bị và đưa vào vận hành Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Sở GDCK phải đáp ứng các yêu cầu hiện đại và hiệu quả, đồng thời, ngay từ trong quá trình xây dựng, cần lưu ý vấn đề hội nhập của Sở GDCK với Sở giao dịch các nước trong khu vực và quốc tế. Đây là tiền đề, là cơ sở cho hoạt động huy động vốn trên thị trường quốc tế.
Chiến lược tạo hàng hoá cho thị trường cần đảm bảo cả yếu tố lượng và chất của hàng hoá, cần đa dạng hoá các loại hàng hóa, tạo cơ sở lựa chọn cho các nhà đầu tư, đồng thời phát triển các công cụ phòng vệ-các chứng khoán phái sinh, trợ giúp cho việc ngăn ngừa rủi ro đối với các nhà đầu tư và hạn chế việc lợi dụng các công cụ này trong hoạt động đầu cơ.
Cần sớm nghiên cứu xây dựng quy chế hoạt động và các yếu tố cho thị trường giao dịch qua quầy vận hành có hiệu quả, thay thế cho thị trường tự do hiện nay. Đây là vấn đề bức xúc để tạo thị trường cho các chứng khoán chưa niêm yết, trên cơ sở đó, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ huy động vốn trên thị trường.