Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Về Việc Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Các Trung Gian Tài Chính Trên Thị Trường Chứng Khoán

Cơ sở để các trung gian tài chính có thể thực hiện hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành bắt nguồn từ vị thế của các trung gian tài chính trên thị trường. Như chúng ta đã biết, các doanh nghiệp khi có nhu cầu vốn, họ có thể tìm cách phát hành chứng khoán. Doanh nghiệp có thể tự đảm nhiệm việc phân phối chứng khoán. Song trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết.

Các trung gian tài chính với lợi thế chuyên môn hoá cao có thể dễ dàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện các công việc đó với chi phí thấp hơn, đồng thời, tư vấn cho doanh nghiệp về các yếu tố pháp lý và kỹ thuật.

Trong hình thức đại lý, bảo lãnh phát hành, tổ chức đại lý, bảo lãnh được hưởng phí đại lý, bảo lãnh. Phí này thường được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên khối lượng chứng khoán được phân phối. Tỷ lệ này phụ thuộc vào quy định của pháp luật, vào tính chất của đợt phát hành, loại hình bảo lãnh và phụ thuộc quan hệ giữa tổ chức phát hành với tổ chức phân phối chứng khoán.

4.4. Môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Nghề môi giới xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán và thường được xem là đặc quyền của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các trung gian tài chính, nhiều tổ chức khác cũng tham gia vào thị trường môi giới như các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính.

Để có thể thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán, các trung gian tài chính phải có đủ các điều kiện cần thiết theo yêu cầu của Luật chứng khoán. Các yêu cầu này bao gồm: Yêu cầu về vốn pháp định; yêu cầu về giấy phép hành nghề đối với giám đốc và các môi giới; các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật và phải được Uỷ ban chứng khoán cấp giấy phép hoạt động môi giới.

Có ba loại môi giới là: môi giới lập giá (Market Makers), môi giới thông thường (Brokers) và môi giới "hai đô la" (“Two dollar” Brokers). Chức năng của môi giới lập giá là duy trì một thị trường liên tục đối với loại chứng khoán được phụ trách. Nhà môi giới lập giá không được cạnh tranh với các nhà đầu tư. Điều này có nghĩa là, khi có người mua và người bán, nhà môi giới phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước.

Nhiệm vụ kinh doanh chứng khoán của môi giới lập giá được thực hiện khi chỉ có người mua mà không có người bán hoặc ngược lại. Khi đó, để tạo thị trường liên tục, nhà môi giới phải đóng vai trò là người bán hoặc người mua chứng khoán. Trong trường hợp khác, thị trường có cả người mua và người bán, song xuất hiện khoảng chênh lệch giá giữa bên bán và bên mua mà không thể dàn xếp, nhà môi giới phải mua chứng khoán của người bán và bán lại cho người mua.

Khác với môi giới lập giá, môi giới thông thường chỉ được thực hiện đơn chức năng. Họ có thể là môi giới phần mua hoặc môi giới phần bán chứng khoán. Môi giới "hai đô la" là loại môi giới tập sự, họ chỉ được thực hiện các công việc theo uỷ quyền của hai loại môi giới trên. Sở dĩ họ có tên gọi như vậy bởi vì trước kia, họ được hưởng 2 Đô la Mỹ cho mỗi tập hợp lệnh mà họ thực hiện.

4.5. Tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động phân tích, đưa ra các khuyến nghị liên quan đến chứng khoán, hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích có liên quan đến chứng khoán.

Trên thực tê, trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư cá thể rất khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Các trung gian tài chính, với lợi thế chuyên môn hoá cao, với các kênh thông tin tin cậy, có thể dễ dàng hơn trong vấn đề này và có thể chia sẻ thông tin với các nhà đầu tư. Bằng cách thức này, các nhà đầu tư cá thể có thể tiết kiệm chi phí và tăng chất lượng giao dịch.

Có hai hình thức tư vấn là tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp. Hình thức tư vấn trực tiếp được thực hiện khi các trung gian tài chính phân tích, xử lý các tình huống đầu tư của chính khách hàng, từ đó có những khuyến nghị trực tiếp trên cơ sở một khoản lệ phí tư vấn thoả thuận. Với cách thức thứ hai, các trung gian tài chính có thể chia sẻ các thông tin của mình thông qua việc phát hành các báo cáo phân tích trên các tạp chí, sách báo chuyên đề. Việc phát hành các tài liệu này làm tăng uy tín và tạo thu nhập cho các trung gian tài chính.

4.6. Quản lý danh mục đầu tư

Quản lý danh mục đầu tư là hoạt động quản lý tài sản của khách hàng thông qua việc mua, bán và nắm giữ các chứng khoán theo uỷ thác và vì quyền lợi của khách hàng. Hoạt động này có thể được thực hiện bởi các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư, các trung gian tài chính phải đảm bảo tách biệt giữa tài sản của khách hàng với tài sản của mình. Việc mua, bán, nắm giữ các chứng khoán chỉ được thực hiện khi có sự uỷ thác hoặc theo lệnh của khách hàng.

Tuỳ theo mức độ tín nhiệm của trung gian tài chính mà khách hàng có thể uỷ quyền một phần hoặc uỷ quyền toàn bộ đối với việc quản lý tài sản. Định kỳ, hoặc theo yêu cầu của khách hàng, các trung gian tài chính phải gửi các bản sao kê về tình hình tài sản trong danh mục cho các khách hàng, đồng thời, không được tiết lộ các thông tin về tài sản của khách hàng ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.

Trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư, các trung gian tài chính sẽ nhận được lệ phí quản lý tài sản từ phía khách hàng. Hoạt động này cũng góp phần tăng uy tín và phát triển các hoạt động khác như hoạt động lưu ký, thanh toán, tư vấn. Tuy nhiên, các trung gian tài chính phải tôn trọng và ưu tiên quyền lợi của khách hàng trước quyền lợi của bản thân, và chỉ có vậy, các trung gian tài chính mới tạo lòng tin của công chúng đầu tư.

4.7. Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư chứng khoán được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư mà tài sản chủ yếu của quỹ là các chứng khoán được đầu tư theo các mục tiêu đã được xác định trong điều lệ quỹ. Các quỹ này có thể được tổ chức theo mô hình công ty hoặc mô hình tín thác. Đây là loại hình đầu tư phát triển nhất, phổ biến đối với công chúng đầu tư. Do lợi ích từ chuyên môn hoá, lợi thế từ quy mô và từ đa dạng hoá hoạt động đầu tư, các quỹ đầu tư có thể tăng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động đầu tư chứng khoán.

Ngày nay, các loại hình quỹ đầu tư phát triển rất đa dạng như quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Funds); Quỹ đầu tư phát hành chứng chỉ theo mệnh giá cố định (Face-amount Certificate Companies); Quỹ tín thác đầu tư (Investment Trusts); Công ty đầu tư có quản lý (Management Investment Companies); Quỹ đầu tư cổ phiếu (Stock Funds); Quỹ đầu tư trái phiếu (Bond Funds); Quỹ đầu tư hỗn hợp (Hybrid Funds); Quỹ thị trường tiền tệ.

Các công ty quản lý quỹ là pháp nhân và phải được cấp phép và chịu sự quản lý của Uỷ ban chứng khoán. Các trung gian tài chính muốn thực hiện hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thường phải thành lập công ty thành viên. Hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có thể mang lại một phần thu nhập đáng kể cho các công ty quản lý quỹ dưới dạng phí và các khoản thưởng theo kết quả hoạt động của quỹ. Đồng thời, nó còn giúp các trung gian tài chính duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng của mình. Điều này đã thúc đẩy các trung gian tài chính trong việc giành giật quyền được tham gia phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư.

4.8. Thanh toán và lưu ký chứng khoán

Lưu ký chứng khoán là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán. Hoạt động này thường được các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chứng khoán thực hiện.

Bảo quản các chứng chỉ chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, tránh mất mát, hư hỏng chứng khoán, đảm bảo cho các chứng khoán được mua bán là chứng khoán thực, giảm chi phí cho việc kiểm định, vận chuyển chứng khoán. Đồng thời, việc quản lý chứng khoán tại các trung tâm cũng giúp cho quá trình phi vật chất hoá các chứng khoán được thuận lợi. Trung gian tài chính thực hiện lưu giữ, bảo quản chứng khoán cũng tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để tăng thu nhập.

Theo quy định của pháp luật, các nhà đầu tư muốn kinh doanh chứng khoán phải mở tài khoản thanh toán và tài khoản lưu ký chứng khoán và phải duy trì một mức tối thiểu trên tài khoản tại ngân hàng hoặc tại công ty chứng khoán. Khi nghiệp vụ mua bán phát sinh, các tổ chức này sẽ đảm nhận thanh toán hộ các nhà đầu tư qua hệ thống thanh toán bù trừ.

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán, các trung gian tài chính có thể làm tăng nguồn vốn và thu nhập của mình đồng thời có cơ hội để thực hiện các dịch vụ theo uỷ quyền của khách hàng. Cũng giống như nghiệp vụ lưu ký, nghiệp vụ thanh toán chứng khoán cũng giúp cho việc đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư và tăng tính an toàn, tăng khả năng giám sát của thị trường.

4.9. Các hoạt động khác

Các trung gian tài chính cũng có thể tham gia hỗ trợ thị trường trong vai trò của ngân hàng giám sát, hoặc đại diện của những người sở hữu trái phiếu trong vai trò của ngân hàng tín thác, hay cho vay tiền hoặc cho vay chứng khoán, v.v... Các hoạt động này có thể tạo thu nhập cho các trung gian tài chính, đồng thời phát triển quan hệ của họ đối với khách hàng

III. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán

Qua khảo sát kinh nghiệm từ thực tiễn các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới, như thị trường của các nước Mỹ, Anh, Nhật, cũng như một

số thị trường mới nổi, ta có thể nhận thấy một số xu hướng cơ bản trong hoạt động của các trung gian tài chính:

Thứ nhất, quá trình phát triển của các trung gian tài chính theo hướng "Ngân hàng đa năng". Trong khi các ngân hàng đang có xu thế mở rộng lĩnh vực kinh doanh hướng về kinh doanh bất động sản, môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tham gia các lĩnh vực bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các công ty tài chính, các công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm đều cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Thực tế cho thấy chính sự phân chia thị trường đã cản trở hoạt động đầu tư của công chúng. Chẳng hạn, muốn kinh doanh chứng khoán, các nhà đầu tư phải thiết lập quan hệ với các công ty chứng khoán, song khi cần vay tiền để mua chứng khoán, họ lại phải tới gặp các nhà ngân hàng. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp khi cần dịch vụ tín dụng hay thanh toán, họ tìm tới các ngân hàng thương mại, song cần bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, họ lại phải tới các công ty chứng khoán hoặc ngân hàng đầu tư.

Việc phải tìm hiểu, xác định quan hệ với quá nhiều trung gian tài chính cho một mục đích đầu tư đã khiến họ mong muốn có một "siêu thị tài chính” (Financial Department Stores), ở đó họ có thể tìm được đầy đủ các dịch vụ và có thể giảm bớt chi phí cũng như thời gian cho hoạt động đầu tư.

Vì thế, các "siêu thị tài chính" đã xuất hiện trong kỷ nguyên hiện đại cả ở Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng đa năng được trình bày trên sơ đồ 1.1.

Thứ hai, quá trình quốc tế hoá thị trường tài chính. Chính quá trình này đã buộc các trung gian tài chính phải cạnh tranh quyết liệt với các tổ chức tài chính nước ngoài. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, các nhà quản lý thị trường chứng khoán Anh đã nhận thấy, một lượng lớn chứng khoán của họ đang rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài và, nếu như nước Anh tiếp tục hạn

chế các ngân hàng của mình tham gia vào thị trường chứng khoán, họ sẽ đánh mất vị trí là trung tâm tài chính lớn nhất. Điều này đã buộc Chính Phủ Anh phải nới lỏng các điều kiện hoạt động của các trung gian tài chính qua cải cách có tên gọi "Big Bang".

Hoạt động uỷ thác


Hoạt động tín dụng



Hoạt động bảo hiểm




Lập kế hoạch đầu tư

NGÂN HÀNG ĐA NĂNG

Hoạt động môi giớI




Hoạt động thanh toán






Hoạt động NHĐT và bảo lãnh

Hoạt động quản lý tiền mặt



Hoạt động tiết kiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 4

Sơ đồ 1.1: Những hoạt động cơ bản của ngân hàng đa năng

Tương tự như vậy, để đối phó với sự cạnh tranh của các trung gian tài chính nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức tài chính Nhật bản, Đức, Anh, Thuỵ sỹ, Chính quyền Mỹ đã phải tăng cường thực hiện quá trình hợp nhất các ngân hàng. Số lượng các ngân hàng độc lập đã giảm và quy mô trung bình của một ngân hàng đã tăng đáng kể.

Trong thập kỷ 80, số các ngân hàng có quy mô dưới 1 tỷ Đô la Mỹ đã giảm 1/3, số nhân viên giảm ít nhất 100.000 người. Những vụ hợp nhất tiêu biểu như hợp nhất giữa Chemical Bank và Chase Manhatan ở New York, hay hợp nhất giữa Bank of America và Nations Bank. Việc sáp nhập không chỉ

làm tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Mỹ mà còn giúp nó có cơ hội củng cố, mở rộng hoạt động về mặt địa lý.

Thứ ba, quá trình phi quản lý hoá thị trường tài chính. Điều này được ghi nhận ở những thị trường tài chính lớn như Mỹ, Anh, Australia, Canada, Nhật Bản. Xu hướng nới lỏng các điều kiện xuất phát từ chính yêu cầu phát triển của thị trường và việc nhận thức đúng về vai trò của các trung gian tài chính.

Ở Anh, trước "Big Bang", Sở giao dịch chứng khoán không cho phép các trung gian tài chính kinh doanh chứng khoán khi nó không phải là thành viên của sở. Điều này đã bị chỉ trích nghiêm trọng, bị coi là hành vi tạo sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm Luật chống độc quyền và cuối cùng, Luật Sở giao dịch đã phải cho phép các trung gian tài chính kinh doanh chứng khoán khi nó không phải là thành viên của Sở năm 1986. Điều này cho phép tăng tính cạnh tranh giữa các hãng môi giới và tạo nên làn sóng sáp nhập, liên kết giữa các đơn vị thành viên.

Các trung gian tài chính, vì quyền lợi của mình, mong muốn sớm đạt được tự do hoá tài chính. Song đứng trên quan điểm bảo vệ thị trường, các nhà quản lý muốn đặt hoạt động của các trung gian tài chính trong một khuôn khổ quy định. Mâu thuẫn này sẽ được giải quyết dần dần theo quá trình phát triển của thị trường.

Thứ tư, sự hỗ trợ phát triển thị trường của chính phủ. Ở những thị trường mới nổi, công chúng thiếu lòng tin đối với các trung gian tài chính và thị trường tài chính dễ bị tổn thương do các biến động của nền kinh tế. Vì vậy, các chính phủ đã thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển thị trường, nâng cao năng lực hoạt động của các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.

Các giải pháp cơ bản được thực hiện như tăng hỗ trợ từ thuế, từ đầu tư của Chính Phủ; tái cấu trúc, sắp xếp, sáp nhập các ngân hàng; thúc đẩy phát

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí