Giới Thiệu Các Quỹ Đầu Tư Đã Niêm Yết Trên Ttck Việt Nam (Tính Tới Tháng 3/2010)

Với hai hoạt động này, các NHTM mà đại diện là CTCK trực thuộc đã đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các DN Nhà nước và niêm yết các CK có tiềm năng cho TTCK trong tương lai.

Hoạt động ổn định và lợi nhuận cao nên các NHTM chính là các trung gian CK hoạt động hiệu quả nhất TTCK Việt Nam. Những nghiệp vụ NHTM truyền thống và mạng lưới khách hàng rộng rãi mang lại cho các tổ chức này nguồn vốn đủ lớn để tham gia mua bán CK và danh sách các NĐT có khả năng tham gia đầu tư trên TTCK. Tuy hiện nay số lượng NHTM được tham gia làm ngân hàng lưu ký CK và ngân hàng chỉ định thanh toán còn hạn chế nhưng khi quy mô TTCK phát triển hơn nữa, rất có thể những ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ được tham gia vào hai nghiệp vụ này và trợ giúp trực tiếp đắc lực cho sự lưu thông thông suốt của thị trường.

Với các mảng nghiệp vụ của CTCK trực thuộc, có thể thấy cũng như các CTCK khác, tổ chức này chưa đảm đương hiệu quả vai trò trong việc điều chỉnh cung cầu CK trong việc cung cấp cơ chế giá cho các khoản đầu tư. Tương tự với vai trò cung cấp thông tin trên TTCK. Các CTCK trực thuộc chưa thực sự chú trọng vào hoạt động công bố thông tin cho các đối tượng khác trên thị trường. Hệ thống báo cáo chưa cung cấp được nội dung cần thiết cho các NĐT, chưa có những đánh giá sâu sắc giúp NĐT định hướng hoạt động giao dịch CK.‌

Các CTCK trực thuộc NHTM có lợi thế về nhân lực, kinh nghiệm lại đề cao đạo đức nghề nghiệp nên trợ giúp đắc lực cho các cơ quan quản lý thị trường trong việc định hướng cho các NĐT tuân thủ các văn bản pháp luật được ban hành.

III. Quỹ đầu tư chứng khoán

1. Thực trạng hoạt động

Theo báo cáo của UBCKNN, tính đến cuối tháng 10/2009, thị trường đã có 46 công ty quản lý quỹ trong nước được cấp phép hoạt động (01 công ty đã giải thể tháng 7/2009 và 04 công ty được thành lập mới) với tổng số vốn điều lệ là gần 1.835 tỷ đồng, có 20 quỹ đầu tư chứng khoán (04 quỹ công chúng và 16

quỹ thành viên) với tổng số vốn huy động là 12.757 tỷ đồng (01 quỹ giải thể và 01 quỹ tăng vốn)14.

Năm 2009, TTCK Việt Nam có sự sụt giảm mạnh từ đầu tháng 11, nhưng ngược với tâm lý hoang mang của các NĐT cá nhân, các QĐT vẫn tiếp tục chọn mua cổ phiếu, đặc biệt là những cổ phiếu mà quỹ không thể mua được trước đó và những cổ phiếu có giá khá hấp dẫn với mức P/E vào khoảng 15. Trong khi đó, một số CTQLQ như Công ty quản lý quỹ Hà Nội (HFM), CTCP Quản lý QĐT Việt Nam (VFM) còn có xu hướng ra chiến lược đầu tư trung và dài hạn nhiều hơn và xúc tiến chuẩn bị cho việc huy động vốn để lập thêm quỹ mới.

Trong các CTQLQ được cấp phép thì có 04 QĐT đã được niêm yết trên Sở Giao dịch CK TP.HCM, bao gồm: QĐTCK Việt Nam, QĐT Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam, QĐT Cân bằng Prudential và QĐT Tăng trưởng Manulife.

Bảng 7. Giới thiệu các Quỹ đầu tư đã niêm yết trên TTCK Việt Nam (tính tới tháng 3/2010)

Tên quỹ

Quỹ đầu tư Chứng

khoán Việt Nam

Quỹ đầu tư Doanh

nghiệp Hàng đầu VN

Quỹ đầu tư Cân

bằng Prudential

Quỹ đầu tư Tăng

trưởng Manulife

Tên viết tắt

VF1

VF4

BF1

PF1

Loại quỹ

Quỹ công chúng dạng đóng

Công ty quản lý quỹ

CTCP Quản lý QĐT Việt Nam

CTCP Quản lý QĐT Việt Nam

Công ty TNHH Quản lý QĐTCK

Prudential VN

Công ty TNHH Quản lý Quỹ

Manulife VN

Ngân hàng

giám sát

NHTMCP Ngoại

thương VN

Ngân hàng TNHH

MTV HSBC (VN)

Ngân hàng TNHH

MTV HSBC (VN)

Ngân hàng TNHH

MTV HSBC (VN)

Đơn vị kiểm toán

Công t y TNHH PricewaterhouseCo

-opers Việt Nam

Công ty TNHH KPMG Việt Nam

Công ty TNHH KPMG Việt Nam

Công t y TNHH Ernst & Young

Việt Nam

Chứng chỉ

quỹ

VFMVF1

VFMVF4

PRUBF1

MAFPF1

Ngày niêm yết

11/2004

06/2008

12/2006

12/2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


14 Thời báo kinh tế Việt Nam online, ngày 31/12/2009: 20 quỹ đầu tư chứng khoán có tổng vốn 12757 tỷ đồng.

Năm 2008 bong bóng chứng khoán Việt Nam vỡ khiến tài sản của các quỹ giảm đáng kể, giá trị tài sản ròng (NAV) của VF1 giảm nhiều nhất 55,8%; PF1 giảm 53,06%; BF1 giảm 28% và VF4 giảm ít nhất 14,7%.

Tuy vậy, nhờ tiến hành các chiến lược đầu tư năng động, mạnh dạn giải ngân đầu tư, tăng cường hoạt động giao dịch cổ phiếu, năm 2009 các quỹ đã tăng trưởng trở lại, tuy chậm nhưng thoát khỏi lợi nhuận âm của năm trước đó.

Bảng 8. Kết quả hoạt động năm 2009 của các Quỹ



VF1

VF4

BF1

PF1

Kết quả hoạt động ròng đã thực hiện

254,2

151,9

20,8

(40,1)

Kết quả hoạt động ròng chưa thực hiện

648,7

184,6

37,0

94,1

Lợi nhuận/(lỗ) trong năm 2009

902,9

336,5

57,8

54,0

Lợi nhuận/(lỗ) trong năm 2008

(2.020,2)

(118,8)

(196,5)

(119,6)

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các Quỹ năm 2009

1.1. Lựa chọn chiến lược đầu tư

Chiến lược đầu tư của các quỹ nhìn chung đều là quản lý và đầu tư chủ động, quyết định đầu tư hoặc thanh hoán dựa trên sự đánh giá rủi ro trong đầu tư, chiến lược rút vốn và tiềm năng sinh lợi của khoản đầu tư, vào các công ty hoạt động tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng trong các lĩnh vực, ngành nghề không hạn chế và phù hợp với quy định của pháp luật..

Do tính chất hoạt động của từng quỹ nên có sự khác biệt trong phân bổ các thành phần trong danh mục.

Danh mục đầu tư của VF1 và BF1 được thiết lập là một danh mục cân bằng, có khả năng tăng trưởng, mạnh về giá trị đầu tư và các khoản đầu tư có thu nhập định kỳ. Tuy nhiên, quỹ VF1 là loại hình QĐTCK nên phần lớn các thương vụ đầu tư được tập trung vào các loại CK đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam: 25-35% quy mô quỹ vào các công ty niêm yết, 25-35% vào các công ty chưa niêm yết, 25% vào TPCP. Trong khi đó, chú trọng hơn vào một nguồn thu nhập định kỳ nên BF1 có cơ cấu: 30-100% giá trị tài sản ròng của

quỹ vào các loại trái phiếu và tiền gửi ngân hàng, 0-70% vào cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết.

Mục tiêu đầu tư của VF4 là vào các DN luôn nằm trong tốp 20 DN hàng đầu của ngành, lĩnh vực đang hoạt động và có vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỷ đồng nên phân bổ 70% giá trị tổng tài sản đầu tư vào cổ phần của công ty đại chúng chưa niêm yết, 25% vào các DN niêm yết và đang giao dịch trên TTCK.

Đối với quỹ PF1 có mục tiêu cung cấp sự tăng trưởng vốn trong thời gian từ trung hạn đến dài hạn bằng việc đầu tư vào cổ phiếu tại Việt Nam nên dành 65-95% vốn điều lệ vào cổ phiếu niêm yết, 0-25% vào cổ phiếu chưa niêm yết.

1.2. Phát hành chứng chỉ quỹ

Cả bốn quỹ đều được UBCKNN cấp phép thành lập và phát hành chứng chỉ quỹ (CCQ) căn cứ Nghị định 144-2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về CK và TTCK và các văn bản pháp lý có liên quan.

Vì là các QĐT công chúng dạng đóng nên trong thời gian 90 ngày kể từ khi quỹ được cấp phép, các CTQLQ của mỗi quỹ sẽ thực hiện việc phát hành CCQ ra công chúng. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, đặc biệt khi TTCK Việt Nam phát triển đủ lớn sẽ có thể tiến hành các đợt huy động tiếp theo.

Hình thức phát hành CCQ của cả bốn quỹ đều là trực tiếp qua CTQLQ và hệ thống các tổ chức phân phối (các công ty chứng khoán).

1.3. Đầu tư vào các chứng khoán

Trong năm 2009, tận dụng điều kiện thị trường cổ phiếu niêm yết phục hồi đồng thời có nhiều công ty niêm yết mới, các quỹ đều nâng tỷ trọng cổ phiếu niêm yết: VF1 nâng từ 34,80% lên 62,22%; VF4 nâng từ 44,31% lên 87,85%; BF1 nâng từ 8,23% lên 36,64%; PF1 nâng từ 92,91% lên 94,94%. Tuy nhiên, cơ cấu danh mục cổ phiếu của các quỹ lại tập trung vào các lĩnh vực khác nhau: Cơ sở hạ tầng – Bất động sản (VF1 và VF4), tiêu dùng không chu kỳ (BF1), dịch vụ tài chính (PF1).

Đối với trái phiếu, ngoại trừ quỹ BF1 do tính chất của quỹ cân bằng, vẫn tiếp tục tập trung vào loại chứng khoán này với 56,87% giá trị danh mục, các quỹ còn lại không tham gia đầu tư (VF4 và PF1) hoặc đầu tư rất ít (VF1: 6,35%).

Bảng 9. Danh mục đầu tư của các Quỹ năm 2009



Quỹ

Cổ phiếu niêm yết

Cổ phiếu

chưa niêm yết

Quyền mua

cổ phiếu

Trái phiếu

Tài sản khác

và tiền gửi

ĐV15

GT16

%17

ĐV

GT

%

ĐV

GT

%

ĐV

GT

%

GT

%

VF1

22

1.572,8

62,22

%

16

476,9

18,86

%

1

56,1

2,22

%

1

160,5

6,35

%

261,7

10,35

%

VF4

18

835,4

87,85

%

2

52,7

5,54

%

1

19,4

2,04

%

-

-

-

43,5

4,57

%

BF1

23

166,7

36,64

%

4

10,8

2,37

%

-

-

-

9

258,8

56,87

%

18,8

4,13

%

PF1

34

140,2

94,04

%

-

-

-

-

-

-

-

-

-

8,9

5,96

%

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các Quỹ năm 2009

1.4. Niêm yết giá trị tài sản ròng của quỹ

Kết thúc năm 2009, NAV của VF1 là 2.479,9 tỷ đồng và NAV bao gồm cổ tức là 2.599,9 tỷ đồng, tương đương 25.999 đồng/CCQ. So với đầu năm, NAV của quỹ ghi nhận mức tăng 53,1% (bao gồm cổ tức đã trả), bằng 93,5% mức tăng của VN-Index và bằng 88,5% mức tăng của HNX-Index. Trong năm, giá thị trường của VFMVF1 tiếp tục được giao dịch thấp hơn so với NAV/CCQ. Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu được cải thiện từ 54,6% cuối năm 2008 xuống còn 44,3% cuối năm 2009.

Tại ngày 31/12/2009, NAV của quỹ VF4 đạt 943,6 tỷ đồng, tương ứng 11.699 đồng/CCQ. Với mức NAV này, quỹ đạt được 336,5 tỷ đồng lợi nhuận, nâng mức NAV lên cao hơn tổng vốn huy động 27%. Như vậy, trong năm 2009, VF4 tăng trưởng 48,9%, tương đương trên 85% và trên 80% so với mức tăng

15 ĐV: Đơn vị hay số mã cổ phiếu/ số loại quyền mua/ số loại TPCP.

16 GT: Tổng giá trị tính tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (Đơn vị: tỷ đồng).

17 %: Tỷ lệ %/Tổng giá trị tài sản hiện tại của Quỹ.

trưởng của VN-Index (56,8%) và HNX-Index (60,0%) trong cùng kỳ. Mức chiết khấu giữa NAV so với giá thị trường được thu hẹp lại từ khoảng 55% vào cuối năm 2008 xuống 30% vào cuối năm 2009.

Đối với quỹ BF1, NAV là 453,6 tỷ đồng tại thời điểm ngày 31/12/2009, tăng 14,7% so với giá trị 395,9 tỷ đồng vào thời điểm ngày 31/12/2008. So với kỳ trước đó là 8.936 đồng/CCQ, NAV trên một đơn vị quỹ kết thúc năm đạt

9.073 đồng/CCQ, tăng khoảng 1,53%. Đây là quỹ duy nhất tăng NAV nhờ vốn góp của các NĐT trong năm (57,7 tỷ đồng).

Tính chung trong cả năm 2009, NAV của quỹ PF1 đạt mức tăng đáng kể 57,14% (từ 94,5 lên 148,5 tỷ đồng), tương ứng NAV trên mỗi đơn vị quỹ của PF1 tại ngày 31/12/2009 là 6.937 đồng. Nếu tính lũy kế từ khi thành lập quỹ, tăng trưởng NAV của quỹ cao hơn 23,6% so với VN-Index.

Bảng 10. Giá trị tài sản ròng (NAV) của các Quỹ năm 2009

Đơn vị tính: tỷ đồng



VF1

VF4

BF1

PF1

NAV đầu năm

1.697,0

687,7

395,9

94,5

Thay đổi NAV trong năm

782,9

255,9

57,7

54,0

- Vốn góp của các NĐT

-

-

57,7

-

- Thay đổi NAV do các hoạt động liên quan đến đầu

tư của Quỹ trong năm

902,9

336,5

-

54,0

- Thay đổi NAV do việc phân phối thu nhập của Quỹ

cho các NĐT trong năm

(120)

(80,6)

-

-

NAV cuối năm

2.479,9

943,6

453,6

148,5

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các Quỹ năm 2009

1.5. Mua bán, trao đổi chứng chỉ quỹ

Nhìn chung năm 2009, hoạt động mua bán, trao đổi CCQ của các quỹ bám sát tình hình của TTCK, kết quả thể hiện rõ ở diễn biến giá các CCQ có cùng xu hướng.

Thị trường mở cửa những ngày đầu năm cho kết quả ảm đạm, trong đó, giá kết thúc phiên ngày 2/1 của PRUBF1 là 3.900 đồng, của VFMVF4 là

4.200 đồng, là mức thấp nhất trong năm 2009 của hai CCQ này. Hai CCQ còn lại cũng không có kết quả sáng sủa hơn khi lần lượt chạm đáy: MAFPF1 sau phiên ngày 20/2 còn 2.800 đồng, rồi phiên ngày 3/3 tái xác lập mức đó cùng với VFMVF1 còn 6.700 đồng.

Tháng 10/2009, thời điểm TTCK Việt Nam tăng trưởng mạnh, VN-Index lập mức đỉnh trong năm 2009, các quỹ cũng đồng loạt lập mức giá cao nhất năm: phiên ngày 19/10: VFMVF1 đạt 19.500 đồng, VFMVF4 đạt 13.500 đồng, phiên ngày 23/10: PRUBF1 đạt 6.900 đồng, MAFPF1 đạt 6.600 đồng.

Những tháng cuối năm 2009, diễn biến thị giá của CCQ cũng tương tự VN- Index. Kết thúc phiên ngày 31/12/2009, giá của các CCQ như sau: VFMVF1 là 13.800 đồng, VFMVF4 là 9.100 đồng, PRUBF1 và MAFPF1 cùng ở mức 5.900 đồng. Tổng kết riêng tháng 12, khối lượng giao dịch các CCQ đạt 35.483.770 đơn vị quỹ, giá trị đạt 424,5 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mức đạt tháng 10: khối lượng đạt 110.547.660 đơn vị quỹ, giá trị đạt 1.591,2 tỷ đồng18.

Hình 1. Biểu đồ giá các chứng chỉ quỹ năm 2009


Nguồn bloomberg com 18 Số liệu tổng hợp từ http www hsx vn 2 Đánh giá Tại 1

Nguồn: bloomberg.com


18 Số liệu tổng hợp từ http://www.hsx.vn/.

2. Đánh giá

Tại các TTCK trên thế giới, các quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường, bởi đây là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có quy mô vốn lớn. Nhưng ở Việt Nam, các QĐT lại không thể hiện được hết vai trò đó. Mặc dù tín hiệu giải ngân của các quỹ đầu tư tại thị trường Việt Nam đã thể hiện khá rõ, nhưng điều này lại không giúp thị trường đi lên.

Dù có vai trò tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cho TTCK, tuy nhiên hiện nay thị trường Việt Nam chỉ có các quỹ đóng mà thiếu mô hình quỹ mở, khiến cho các NĐT không được quyền bán lại CCQ cho quỹ và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Điều này rõ ràng làm các quỹ kém hấp dẫn đối với các NĐT.

Ngoài ra, theo một số chuyên gia, hiện các công ty chứng khoán dường như đang làm thay việc của các QĐTCK. Nếu tại các thị trường quốc tế, việc này là phù hợp vì các CTCK là những người trung gian thực hiện các giao dịch của các nhà đầu tư. Nhưng tại Việt Nam, hoạt động của các CTCK phát triển, những lợi ích và ưu đãi mà CTCK mang lại chẳng kém gì so với QĐTCK nên cổ phiếu của định chế này còn dễ dàng thu hút được các NĐT hơn CCQ của các quỹ.

Hơn nữa, hình thức đầu tư vào các quỹ mặc dù được coi là hiệu quả và an toàn nhưng ít được nhà đầu tư nội quan tâm khi trong giai đoạn đỉnh và đáy năm 2009, các QĐT chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 45 - 60%, khi thị trường tăng trên 150%.

Hiện nay, các QĐT cũng chưa thể thực hiện tốt vai trò bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp của các QĐT. Tuy nhiều quỹ luôn bị áp lực giải ngân vốn đồng thời với mặt quản lý tài sản, nhưng trong thời điểm thị trường khó khăn trong năm 2009 vừa qua, các quỹ chỉ muốn đảm bảo danh mục đầu tư của mình được an toàn nên quan tâm duy nhất đến việc mua những CK quỹ đánh giá là tiềm năng nhưng trước đó giá quá cao chưa thể mua được. Bên cạnh đó, các quỹ vốn vẫn quá tuân thủ các kế hoạch, chiến lược được đề ra từ trước, nên gây trở ngại trong việc chớp cơ hội hay chuyển hướng đầu tư khi thời cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022