Niêm Yết Cổ Phiếu Trên Thị Trường

đến, như việc tập trung vào cổ phiếu của một số ngành dầu khí, tài chính ngân hàng, chứng khoán… nên không góp phần làm cho các ngành, lĩnh vực phục hồi đồng đều sau khủng hoảng năm 2008.‌

IV. Công ty bảo hiểm

1. Thực trạng hoạt động

Theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, đến nay nước ta có 50 hội viên hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, bao gồm 11 hội viên chính thức nhân thọ và 27 hội viên chính thức phi nhân thọ.

Năm 2009, hoạt động kinh doanh bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng tốt. Tổng doanh thu phí bảo hiểm cả năm 2009 đạt 25.510 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí: bảo hiểm phi nhân thọ đạt 13.661 tỷ đồng (tăng 25,16% so với năm 2008), bảo hiểm nhân thọ đạt 11.849 tỷ đồng (tăng 14% so với năm 2008).

1.1. Hoạt động đầu tư chứng khoán

Theo Điều 14 – Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007, quy định chế độ tài chính đối với DNBH và DN môi giới bảo hiểm, DNBH được trực tiếp hoặc thông qua uỷ thác đầu tư, đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ và chỉ được đầu tư tại Việt Nam các loại CK sau: TPCP, trái phiếu DN có bảo lãnh; cổ phiếu, trái phiếu DN không có bảo lãnh.

Sau khi TTGDCK TP. HCM chính thức đi vào hoạt động năm 2000, hoạt động đầu tư CK của các CTBH bắt đầu từ năm 2001, chủ yếu vẫn là đầu tư trái phiếu. Đầu tư trái phiếu chủ yếu được các CTBH nhân thọ quan tâm vì loại hình này có thời hạn đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm thường gần với thời hạn thanh toán của TPCP (bao gồm tín phiếu và trái phiếu kho bạc) và công trái. Đây là những loại CK gần như không có rủi ro bởi được Chính phủ đảm bảo, thời hạn thường dài hơn 01 năm và lãi suất khá cao đối với những trái phiếu loại trung- dài hạn.

Từ năm 2005 trở về trước, các DNBH Việt Nam đã không mấy quan tâm đến việc đầu tư vốn, mà chủ yếu chỉ gửi ngân hàng lấy lãi. Lý do là khi đó số lượng các DN bảo hiểm còn ít, sự cạnh tranh trên thị trường chưa khốc liệt nên

chưa chú ý nhiều đến đầu tư, cộng thêm chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư và để đảm bảo an toàn vốn nên danh mục đầu tư của các DNBH chủ yếu là gửi tiết kiệm và mua TPCP.

Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình có nhiều thay đổi, một phần là do các văn bản pháp luật được ban hành: Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định vốn pháp định của DNBH phi nhân thọ được nâng từ 70 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, Thông tư 156/2007/TT-BTC hướng dẫn: DN nếu kinh doanh thêm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm vệ tinh phải bổ sung vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định là 100 tỷ đồng khiến việc đầu tư vốn được các DN bảo hiểm chú ý hơn.

Mặt khác, số DNBH mới thành lập ngày càng nhiều nhưng gặp nhiều yếu thế: vốn ít, quỹ dự trữ nghiệp vụ chưa có, nhân sự có năng lực thiếu, chưa có thương hiệu, chưa có thị trường, chưa có khách hàng…, lại thêm việc cạnh tranh với các DN sẵn có dẫn đến hầu hết DN lỗ nghiệp vụ. Vì vậy, để chống lỗ, các DN đã chú trọng vào công tác đầu tư vốn. Theo báo cáo của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, năm 2008 tổng vốn đầu tư của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là 15.179,8 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2007. Tuy nhiên, lãi thu được chỉ là 916,9 tỷ đồng, giảm 3,05%. Kết quả này chủ yếu là do các DN bảo hiểm lớn đầu tư vào CK bị lỗ hoặc phải trích dự phòng giảm giá chứng khoán. Chẳng hạn, PVI lỗ CK 200 tỷ đồng và trích dự phòng 30 tỷ đồng; Bảo Minh trích dự phòng giảm giá CK 60 tỷ đồng; Bảo Việt trích lập giảm giá CK 80 tỷ đồng.

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, năm 2009, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi nghiệp vụ kinh doanh chính là bảo hiểm không thuận lợi, nhiều DNBH buộc phải trông chờ vào kết quả từ hoạt động tài chính. Ngoài hình thức gửi tiền, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước còn đầu tư dưới nhiều hình thức như: cho vay và ủy thác đầu tư (chiếm 13,95%), góp vốn vào các doanh nghiệp khác (chiếm 11,18%), đầu tư bất động sản (chiếm 2,74%), phần còn lại đầu tư vào TPCP tăng 49% so với năm 2008, đạt 825 tỷ đồng (chiếm 4,51%). Ngoài ra, cũng trong năm 2009, các DN này đầu tư mới vào cổ

phiếu, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh với số tiền là 308 tỷ đồng, chiếm 1,6% tổng nguồn vốn đầu tư.

1.2. Hoạt động phát hành

Bên cạnh việc thực hiện các quy định về tăng vốn, sự sôi động của TTCK sau khủng hoảng khiến một số DN bảo hiểm lớn triển khai phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược và công chúng để tăng vốn.

Năm 2009, trong khi các DNBH nhân thọ đã hoàn thành việc tăng vốn theo quy định thì trong lĩnh vực phi nhân thọ vẫn còn 02 DN chưa thực hiện xong việc này, cụ thể là Bảo Long và Bảo Tín. Đầu tháng 8/2009, CTCP Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) đã lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành tăng vốn từ trên 172 tỷ đồng lên 340 tỷ đồng. Trong quý IV/2009, CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) đã thông báo phát hành cổ phiếu để tăng vốn bằng cách chào bán riêng lẻ cho đối tác chiến lược. Để có đủ năng lực tài chính thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm vệ tinh và mở rộng chi nhánh, địa bàn hoạt động, CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã tăng vốn thêm 150 tỷ đồng theo Nghị quyết ĐHCĐ họp hồi tháng 4/2009. Với số vốn điều lệ 80 tỷ đồng, CTCP Bảo hiểm Bảo Tín đã lên kế hoạch tăng vốn lên 500 tỷ đồng bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược.

Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ hoạt động của nhiều DN bảo hiểm vẫn có lãi, đảm bảo năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước, nhưng trong bối cảnh hiện tại, cổ phiếu ngành này vẫn chưa thu hút nhiều NĐT.

Đối với PTI, nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lực tài chính tương ứng với mức độ mở rộng nghiệp vụ, địa bàn hoạt động của Công ty; tăng khả năng giữ lại trong kinh doanh bảo hiểm, song hết thời hạn nộp tiền mua cổ phiếu, nhiều NĐT vẫn chưa nộp và PTI phải kéo dài thời hạn từ cuối tháng 1 sang đầu tháng 3. Tương tự, đến cuối năm, CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã phải gia hạn thời gian nộp tiền mua cổ phần tăng vốn cho các NĐT chậm nộp. Trước đó, không ít DN bảo hiểm khác cũng không tăng được vốn theo kỳ vọng như Viễn Đông, Bảo Long...

1.3. Niêm yết cổ phiếu trên thị trường

Hiện có 04 DN trong ngành bảo hiểm đã thực hiện niêm yết trên sàn tập trung là Tập đoàn Bảo Việt (sàn HSX, mã BVH, ngày 16/6/2009), CTCP Tái bảo hiểm quốc gia (sàn HNX, mã VNR, ngày 13/3/2006), CTCP Bảo hiểm Bảo Minh (sàn HSX, mã BMI, ngày 11/4/2008), CTCP Bảo hiểm Dầu khí (sàn HNX, mã PVI, ngày 10/8/2007). Ngoài ra có 01 DN đăng ký giao dịch tại thị trường UPCoM là CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Mã ABI, ngày giao dịch đầu tiên 16/7/2009).

Những hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới cuối năm 2008 khiến người ta đặt nhiều kỳ vọng khó khăn đối với ngành bảo hiểm khiến cổ phiếu nhóm này không thể lấy được đà phục hồi của thị trường suốt từ năm 2009 đến nay. DN đầu ngành là Bảo Việt (BVH) lên sàn cuối tháng 6 cũng không tránh khỏi xu hướng đi ngang và giảm giá của nhóm các cổ phiếu BH khác gồm BMI, PVI và VNR. So với cổ phiếu nhóm ngành tài chính khác, cổ phiếu BH cũng có tính thanh khoản thấp hơn vì thực tế, EPS của các DN này trong năm 2009 cũng chỉ đạt không quá 3.000 VNĐ/CP. Kết quả kinh doanh này đã khiến các cổ phiếu BH không thật sự hấp dẫn. Hoạt động bảo hiểm gần như không mang lại khoản lợi nhuận đáng kể nào cho PVI, VNR và BMI trong năm vừa qua do chi phí bồi thường quá cao.

Là lĩnh vực có nhịp độ tăng trưởng tỷ lệ thuận với tăng trưởng của nền kinh tế, theo các chuyên gia, những khó khăn của nền kinh tế hai năm qua đã phần nào phản ánh vào giá cổ phiếu bảo hiểm. Ngoại trừ những DN có thông tin tích cực, phần lớn cổ phiếu của các DN bảo hiểm đang ở mặt bằng giá khá thấp. Duy nhất có Bảo Việt được nâng đỡ bởi khoản thu về 1.800 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Ngân hàng HSBC (nâng mức nắm giữ của HSBC lên 18%) nên giá cổ phiếu BVH đã được cải thiện phần nào trong thời gian gần đây.

1.4. Tham gia thành lập công ty chứng khoán

Hiện nay, có 02 CTCK do DNBH thành lập là: CTCP CK Bảo Việt – BVSC do Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) thành lập với số vốn ban đầu là 43 tỷ đồng (trong đó Bảo Việt đóng góp 80%), và CTCP CK Bảo Minh – BMSC do Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh thành lập có vốn điều lệ hiện nay là 300 tỷ đồng. Đáng chú ý, BVSC vừa là CTCK đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vừa là CTCK đầu tiên trực thuộc CTBH. Việc hai DNBH lớn này thành lập CTCK trực thuộc chắc chắn sẽ mở ra một lĩnh vực hoạt động quan trọng cho ngành bảo hiểm và đóng góp thêm kênh hoạt động hiệu quả cho TTCK Việt Nam.

2. Đánh giá

Vượt qua thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu, trong năm 2009, ngành bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 69.000 tỷ đồng (tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2008). Đồng thời, đây cũng là năm bùng nổ sản phẩm bảo hiểm mới, 100 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 50 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới đưa ra thị trường, tạo sự lựa chọn và phục vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn. Những điều này chứng tỏ bảo hiểm vẫn là một ngành triển vọng đối với nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng, đóng vai trò tích cực là một nguồn vốn bổ sung cũng như mở rộng hoạt động của các ĐCTC trên TTCK.

Thật vậy, bên cạnh săn tìm lợi nhuận, ngành BH còn góp phần đáng kể làm giảm áp lực vốn để sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển cho hệ thống ngân hàng và ngân sách Nhà nước. Với nước ta, ngành BH đã thực sự trở thành chỗ dựa khá vững chắc khi mỗi năm bồi thường 55% doanh thu phí BH cho các cơ sở kinh tế – xã hội và khách hàng khi họ gặp rủi ro thiên tai, tai nạn, góp phần ổn định ngân sách Nhà nước.

Để thực hiện tốt vai trò góp phần xã hội hóa hoạt động đầu tư CK, đảm bảo nguồn vốn và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, ngành bảo hiểm đang đứng dưới áp lực cạnh tranh ngày càng cao. Do phí bảo hiểm giảm trong khi chi

phí bồi thường có xu hướng tăng mạnh nên hoạt động đầu tư trở thành nguồn thu chính cho hầu hết DNBH. Tuy nhiên, danh mục đầu tư của các DNBH hiện nay chỉ tập trung vào một vài sản phẩm tài chính nhất định, một phần do quy định của Bộ Tài chính, một phần do sự hạn chế của thị trường tài chính Việt Nam. Khoảng 60% tổng giá trị danh mục được đầu tư vào trái phiếu, 22% dưới dạng tiền gửi, phần còn lại phân bổ cho đầu tư vào thị trường vốn, bất động sản và các lĩnh vực khác. Danh mục trên mặc dù đem lại thu nhập ổn định, an toàn cho các DNBH trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn, nhưng khi nền kinh tế phục hồi, thị trường tài chính được cải thiện, cơ cấu như trên sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do tỷ suất lợi nhuận đem lại tương đối thấp.‌

V. Công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư

1. Thực trạng hoạt động

Việt Nam chưa thực sự có các NHĐT song có hai định chế tài chính là CTCK và CTQLQ thực hiện một số chức năng của NHĐT, có thể coi đây là các NHĐT dạng giản đơn.

Theo quan điểm trên có thể chia NHĐT tại Việt Nam thành hai mô hình là: NHĐT độc lập và NHĐT tổng hợp.

NHĐT độc lập là các CTCK không trực thuộc NHTM.

NHĐT tổng hợp là các CTCK và CTQLQ trực thuộc NHTM. Về mặt nghiệp vụ, hoạt động NHTM và NHĐT tách bạch tương đối song rủi ro thua lỗ của NHĐT vẫn thuộc NHTM.

Bên cạnh đó, cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các định chế này cũng khác nhau. Cụ thể, CTCK và CTQLQ hoạt động tách bạch và chịu sự giám sát của UBCKNN, còn NHTM chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Sau đây xin gộp hai định chế CTCK và NHĐT và đề cập đến hoạt động của CTCK trên TTCK Việt Nam.

Kể từ ngày đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của TTCK Việt Nam, là sự lớn mạnh của các ĐCTC trung gian, đặc biệt là các CTCK. Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không những thể hiện về

sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Số lượng CTCK đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2001 khi thị trường mới thành lập, chỉ có 08 công ty. Đặc biệt giai đoạn cuối năm 2006 trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực, số lượng CTCK là 55 công ty, trong năm 2007 lên tới 78 công ty, năm 2008 đã lên đến 102 công ty. Tính đến quý I/2010, UBCKNN đã cấp phép hoạt động kinh doanh CK cho 105 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 25.949.756.388.000 đồng. Trong đó, có gần 1/3 số công ty đang hoạt động cả 04 nghiệp vụ: môi giới CK, tư vấn đầu tư CK, tự doanh CK và bảo lãnh phát hành CK.

Song song với sự gia tăng không ngừng về số lượng của CTCK, hoạt động của định chế này không ngừng phát triển và đến năm 2007 là “thời” của các CTCK. Tuy vậy, do tình hình kinh tế thế giới đi xuống và đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, kết quả kinh doanh của các CTCK Việt Nam giảm sút rõ rệt và kết thúc năm tài chính với 80% báo lỗ.

Theo các báo cáo kết quả kinh doanh 09 tháng đầu năm, các CTCK lớn với khoản lỗ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Thống kê cho thấy, chi phí duy trì hoạt động của một CTCK là 1,5 – 2 tỷ đồng/tháng, trong khi doanh thu từ môi giới chỉ đạt khoảng 500 triệu mỗi công ty và khoản lỗ lớn nhất đến từ hoạt động tự doanh.

Năm 2008, cá biệt có SSI – CTCK Sài Gòn vẫn ghi nhận mức lãi 300 tỷ đồng, dù chỉ đạt 60% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên khoản lãi này có được cũng là nhờ vào việc mua bán trái phiếu, chứ không phải lợi nhuận từ mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Kinh doanh thua lỗ khiến nhiều CTCK tiến hành cắt giảm nhân lực, thu gọn công sở, giảm tối đa chi phí duy trì hoạt động của công ty. Và cho dù các công ty này không sử dụng tất cả tiền của mình để đầu tư nhưng số tiền lỗ từ việc thị trường sụt giảm đã làm hao hụt đến 30 - 40% vốn chủ sở hữu của họ.

Tuy nhiên, TTCK vốn là “sân chơi đầy sôi động và bất ngờ” của nền kinh tế đã mang lại những con số khả quan trong năm 2009. Tổng kết năm 2009, thị trường “đảo chiều” với kết quả là 80% CTCK báo lãi.

Kết quả kinh doanh của các CTCK lớn khá tốt, lợi nhuận của SSI tiếp tục khẳng định vị trí cao nhất với 804 tỷ đồng, nổi lên là BSC – CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong khi năm 2008 công ty lỗ 516,36 tỷ đồng.

Bảng 11. Kết quả kinh doanh năm 2009 của một số CTCK lớn


Mã công ty

Vốn điều lệ

(tỷ đồng)

Doanh thu

thuần (tỷ đồng)

LNST (tỷ

đồng)

EPS (đồng)

ACBS

1.500

522,5

318,3

-

SSI

1.367

1.121,5

804

5.360

AGRISECO19

1.200

517,9

155

1.291

SBS

1.100

770,3

254,5

-

KLS

1.000

434,8

352

5.088,99

TSC

800

676,3

97,3

1.959

Vietinbanksc20

783

172,4

60,1

760

BVSC

722

292,2

174,5

3.677

VCBS

700

326,9

324,5

-

BSC

700

619,6

436,7

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 9

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009 của các công ty Đối với các CTCK mới niêm yết cổ phiếu21 trên sàn CK, kết quả kinh doanh cũng khá tích cực, trong đó có CTCK VNDIRECT đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 450 tỷ đồng và đạt lợi nhuận sau thuế rất cao

211,7 tỷ đồng.


19 Năm tài chính: từ 10/7/2009 đến 31/12/2009. 20 Năm tài chính: từ 01/7/2009 đến 31/12/2009. 21 Tính đến tháng 4/2010.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022