Dạy học Bố cục cho học sinh ngành Mĩ thuật trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hưng Yên - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW


TRẦN PHẠM TUÂN


DẠY HỌC BỐ CỤC CHO HỌC SINH

MĨ THUẬT TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH HƯNG YÊN


LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MĨ THUẬT Khóa 1 (2015 - 2017)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Hà Nội, 2017

Dạy học Bố cục cho học sinh ngành Mĩ thuật trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hưng Yên - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW


TRẦN PHẠM TUÂN


DẠY HỌC BỐ CỤC CHO HỌC SINH

MĨ THUẬT TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH HƯNG YÊN


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật Mã số: 60.14.01.11


Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Đình Tuấn


Hà Nội, 2017

LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Trần Phạm Tuân, học viên cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy Mĩ thuật khóa 1 Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, xin cam đoan.

1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS-TS Trần Đình Tuấn

2- Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.


Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2018

Người viết cam đoan


Trần Phạm Tuân

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


DH Dạy học

GD Giáo dục

GDĐT Giáo dục Đào tạo

GV Giáo viên

HS Học sinh

MT Mĩ thuật

NT Nghệ thuật

Nxb Nhà xuất bản

PP Phương pháp

PPDH Phương pháp dạy học

TC Trung cấp

TCCN Trung cấp Chuyên nghiệp

VHNT&DL Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Những đóng góp của luận văn 6

7. Cấu trúc của luận văn 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9

1.1. Cơ sở lý luận về dạy học Bố cục cho học sinh ngành Mĩ thuật, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch 9

1.1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.1.2. Mục tiêu, vị trí, đặc trưng và nội dung của môn Bố cục trong chương trình khung ngành Mĩ thuật ở bậc đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp 11

1.2. Cơ sở thực tiễn của dạy học Bố cục cho học sinh trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hưng Yên 16

1.2.1. Giới thiệu về Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hưng Yên.. 16

1.2.2. Khái quát chương trình đào tạo ngành Mĩ thuật 18

1.2.3. Nội dung chương trình môn Bố cục 18

1.2.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh học môn Bố cục 21

1.3. Thực trạng học tập của học sinh đối với học môn Bố cục 23

1.3.1. Khả năng cảm nhận cái đẹp 24

1.3.2. Khả năng vẽ sáng tác 25

1.3.3. Khả năng bố cục 25

1.3.4. Khả năng vẽ hình 26

1.3.5. Khả năng vẽ đậm nhạt 27

1.3.6. Khả năng vẽ màu 28

1.3.7. Khả năng phân tích, đánh giá bài tập 29

1.4. Đánh giá chung về nội dung chương trình môn bố cục 30

1.5. Phương pháp dạy học bộ môn Bố cục 30

1.5.1. Thực trạng dạy học môn Bố cục hiện tại của nhà trường 30

1.5.2. Thực trạng phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn Bố cục 40

Tiểu kết chương 1 48

Chương 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC BỐ CỤC CHO HỌC SINH NGÀNH MĨ THUẬT, TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH HƯNG YÊN 50

2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 50

2.2. Các biện pháp đề xuất 52

2.2.1. Tăng cường năng lực tự học, tự tìm tòi, khám phá tri thức của học sinh 52

2.2.2. Tăng cường các hoạt động hợp tác giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với bạn học 56

2.2.3. Vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy học 57

2.2.4. Phát huy tính sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập 59

2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 62

2.4. Thực nghiệm sư phạm 63

2.4.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm 63

2.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 67

Tiểu kết chương 2 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 87

DANH MỤC BIỂU BẢNG


Bảng 1.1. Khung chương trình phần chuyên ngành 12

Bảng 1.2. Thời lượng giảng dạy các môn Bố cục 19

Bảng 1.3: Nội dung chi tiết học phần Bố cục kỳ V 20

Bảng 1.4. Kết quả điều tra nội dung tự tìm tòi khám phá ở môn Bố cục 33

Bảng 1.5- Kết quả điều tra mức độ hợp tác giữa thầy và học sinh trong quá trình học 34

Bảng1.6. Kết quả điều tra mức độ vận dụng kiến thức liên môn trong học tập môn Bố cục 36

Bảng 1.7. Kết quả điều tra quy trình thực hành luyện tập ở môn Bố cục 38

Bảng 1.8. Kết quả điều tra thực trạng phương pháp dạy học của giáo viên dạy Mĩ thuật , bộ môn Bố cục 41

Bảng 1.9 .Kết quả điều tra thực trạng việc tổ chức cho HS tham gia thảo luận xây dựng nội dung học tập của giáo viên 44

Bảng 1.10. Kết quả điều tra thực trạng phương pháp dạy học theo xu hướng tích hợp liên môn và xuyên môn của giáo viên bộ môn Bố cục. 46

Bảng 2.1: So sánh kết quả học tập học phần II - môn Bố cục 80


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bố cục là một môn học của ngành học Mĩ thuật . Bố cục không chỉ là kĩ thuật sắp xếp một hình vẽ có sẵn như kiểu các nhà nhiếp ảnh chỉ có chụp ảnh khác nhau; hoặc sắp đặt người và cảnh khác nhau, hiệu quả ánh sáng khác nhau; độ hài hòa màu sắc, đậm nhạt khác nhau, còn hình thể sẽ không có gì thay đổi. Học phần bố cục giúp các em bắt đầu làm quen với môn học hiểu được thế nào là bố cục trong hội họa, những điều cơ bản nhất của việc xây dựng được một bức tranh bố cục và tập làm quen với những bài tập thực hành đơn giản, sử dụng các chất liệu từ dễ đến khó.

Trong bất cứ lĩnh vực nào, để làm tốt một công việc gì cũng đều phải có phương pháp thực hiện đúng đắn. Phương pháp được xem như là những cách thức, quy trình, thao tác thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thực tiễn để đạt được mục tiêu nhất định. Phương pháp nào cũng đều phải chịu sự quy định bởi những tính chất, đặc điểm cơ bản của đối tượng. Đôí tượng nào thì phương pháp ấy. Một phương pháp tốt, phù hợp không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn nâng cao được hiệu quả công việc, thậm chí còn khơi gợi ở người thực hiện những cảm hứng, ý tưởng sáng tạo và tình cảm gắn bó với công việc.

Để tiếp cận, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng Mĩ thuật cũng cần phải có phương pháp học tập thích hợp. Điều đó sẽ giúp cho con đường nhận thức, sáng tạo cái đẹp trở nên dễ dàng hơn. Bởi lẽ, Mĩ thuật là hình thái ý thức xã hội tương đối đặc biệt, là phương thức nhận thức, khám phá thế giới bằng hình tượng. Mà hình tượng nghệ thuật lại có những nét riêng độc đáo. Nó vừa khái quát hóa lại vừa cá biệt hoá, vừa chứa đựng yếu tố khách quan lẫn chủ quan, vừa mang tính lý tính lại vừa mang tính chất tình cảm. Sự biểu hiện của Mĩ thuật vì thế đã trở nên vô cùng phong phú.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí