Quy Mô Niêm Yết Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (Tính Tới Tháng 3/2010)‌

Bảng 4. Quy mô niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Tính tới tháng 3/2010)‌


Toàn thị trường

Cổ phiếu

Trái phiếu

UPCoM

Số CK niêm yết

(1 CK)

831,00

272,00

508,00

51,00

Tỉ trọng (%)

100,00

32,73

61,13

6,14

KL niêm yết

(ngàn CK)

6.098.695,229

3.774.807,577

1.663.140,000

660.747,652

Tỉ trọng (%)

100,00

61,90

27,27

10,83

GT niêm yết

(triệu đồng)

210.669.552,29

37.748.075,77

166.314.000,00

6.607.476,52

Tỉ trọng (%)

100,00

17,92

78,95

3,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 7

Nguồn: http://www.hnx.vn/

II. Ngân hàng thương mại

1. Thực trạng hoạt động

1.1. Hoạt động trực tiếp

1.1.1. Trên thị trường sơ cấp

- Huy động vốn

Là chủ thể hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, NHTM cổ phần (NHTMCP) có thể phát hành cổ phiếu lần đầu để thành lập ngân hàng, phát hành các lần tiếp theo để tăng vốn điều lệ, hoặc để tăng năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô cho vay trung – dài hạn, hùn vốn liên doanh và mở rộng phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực mới. Thời gian TTCK Việt Nam mới hoạt động, các NHTMCP Việt Nam hầu hết chỉ thực hiện phương thức phát hành riêng lẻ, nghĩa là huy động vốn cổ phần dưới hình thức kêu gọi các cổ đông hoặc nhóm cổ đông quen biết lẫn nhau cùng góp vốn. Sau đó, để đáp ứng lộ trình tăng vốn theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP là đến cuối năm 2010 vốn điều lệ của các NHTMCP phải đạt 3.000 tỷ đồng, từ năm 2006 đến nay, vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Ngay cả các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ với


vốn điều lệ vài trăm tỷ, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc gọi vốn từ cổ đông và do tác động bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh, nhưng hầu hết đã nâng vốn lên trên 1.000 tỷ đồng.

Cuối năm 2009, các NHTM đẩy mạnh thực hiện kế hoạch gọi vốn từ cổ đông, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô vốn còn khiêm tốn dưới 1.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên con số 3.000 tỷ đồng. Trong đó, NHTMCP Tín Nghĩa phát hành 226,4 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ 1.133 tỷ đồng lên 3.399 tỷ đồng, NHTMCP Việt Á phát hành 27 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 1.631 tỷ đồng với tỷ lệ bán cho cổ đông hiện hữu là 5:1, NHTMCP Hàng hải phát hành 76 triệu cổ phiếu...

Tính đến hết năm 2009, trên HOSE và HNX đã có 06 ngân hàng thực hiện niêm yết cổ phiếu, gồm NHTMCP Á châu (mã ACB), NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (mã STB), NHTMCP Ngoại thương (mã VCB), NHTMCP Công thương (mã CTG), NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (mã SHB) và NHTMCP Xuất nhập khẩu (mã EIB). Trên sàn OTC, cổ phiếu của NHTMCP Xuất nhập khẩu (trước khi niêm yết) và NHTMCP Quân Đội rất được các NĐT chú ý.

Bên cạnh phát hành cổ phiếu, trong tình thế phải đẩy mạnh các hình thức huy động vốn linh hoạt để có nguồn cung ứng cho thị trường, các NHTM có thể phát hành trái phiếu. Đây được xem là giải pháp khả thi bởi trái phiếu NHTM có tính thanh khoản tốt, có thể sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh hoạt.

Năm 2009, một số NHTM nhờ phát hành trái phiếu mà thu về hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn: NHTMCP Hàng hải phát hành thành công được

2.100 tỷ đồng trái phiếu dài hạn năm 2009, trong đó, 1.800 tỷ đồng kỳ hạn 2 năm và 300 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã huy động được 1.362 tỷ đồng đợt đầu năm 2009; đến cuối tháng 8/2009, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức do ANZ, Citibank và CTCK Sacombank (SBS) đồng thu xếp…

- Đầu tư trực tiếp

Theo Dữ liệu TPCP – Bộ Tài chính kết quả phát hành TPCP cho các tổ chức tín dụng (tính riêng với các NHTM) đạt 107.647,4 tỷ đồng (từ năm 2000 – 2006). Tuy nhiên, khác với những năm trước, các đợt phát hành TPCP năm 2009 không thu hút được các NHTM. Cụ thể, năm 2009, 58 phiên đấu thầu TPCP đạt kết quả rất thấp, tỷ lệ thành công chỉ đạt 12,93% (khối lượng trúng thầu 9.352 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu 72.325 tỷ đồng). Một trong những lý do khiến cho tỷ lệ thành công của các phiên đấu thầu thấp là công tác điều hành lãi suất trần chưa thực sự linh hoạt và điều chỉnh sát với tốc độ tăng lãi suất của thị trường, trong khi lãi suất TPCP thường phải thấp hơn lãi suất huy động vốn của các tổ chức khác trên thị trường và là lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác tham chiếu.

Thật vậy, trong những tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 2 và tháng 3, lãi suất trên thị trường bình quân ở mức 7%/năm, nhưng trần lãi suất ở mức 6%/năm đối với tín phiếu 364 ngày, 6,7%/năm đối với kỳ hạn 2 năm và 6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm. Hơn nữa, cùng thời điểm, lãi suất huy động tiết kiệm của các NHTM đều tăng cao (lãi suất kỳ hạn 1 năm của nhóm NHTM Nhà nước: 9,0 - 9,4%/năm, của nhóm NHTMCP: 9,24 - 9,9%/năm).

- Phân phối, bảo lãnh phát hành

Bảng 5. Kết quả một số đợt bảo lãnh phát hành TPCP năm 2009


Đợt

Tên đơn vị bảo lãnh

Khối lượng nhận bảo lãnh

Kỳ hạn 2 năm (đồng)

Kỳ hạn 3 năm (đồng)


1

Ngân hàng Công thương Việt Nam

200.000.000.000

150.000.000.000

NHTMCP Quốc tế Việt Nam

100.000.000.000

NHTMCP Nhà Hà Nội

30.000.000.000

9

Ngân hàng Công thương Việt Nam

100.000.000.000

100.000.000.000

11

Ngân hàng Công thương Việt Nam


100.000.000.000

Nguồn: Dữ liệu TPCP – Bộ Tài chính

Năm 2009, các đợt phát hành TPCP diễn ra trầm lắng nên hoạt động phân phối và bảo lãnh phát hành của các NHTM cũng không có kết quả khả quan. Bên cạnh đó, do Việt Nam chưa có hệ thống các đại lý sơ cấp với sự tham gia của các NHTM nên chưa thể đẩy nhanh và hiệu quả quá trình phân phối TPCP.

1.1.2. Trên thị trường thứ cấp

- Kinh doanh trái phiếu

Nhìn chung các NHTM khá chú trọng đến nghiệp vụ kinh doanh trái phiếu. Danh mục đầu tư vào loại CK này thường bao gồm các trái phiếu, kỳ phiếu của các NHTM khác, các trái phiếu công ty. Tuy đây không phải là CK có thể sinh lời nhiều và thu hồi vốn nhanh chóng nhưng vẫn được các NHTM duy trì để đảm bảo không để nguồn vốn nhàn rỗi mà gặp ít rủi ro (các ngân hàng trích lập dự phòng rất ít cho các loại CK này hoặc thậm chí không trích lập).

Bảng 6. Danh mục chứng khoán nợ năm 2009 của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng



Mệnh

giá

Giá trị ghi sổ

31/12/2009

Mệnh

giá

Giá trị ghi sổ

31/12/2008

CK nợ do các TCTD khác trong nước phát hành




-

- Trái phiếu NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

300.000

302.095


-

- Trái phiếu NH TMCP Nhà Hà Nội

100.000

100.000


-

- Trái phiếu NH Sài Gòn Thương Tín

100.000

100.000

5.000

5.000

- Trái phiếu NH Hàng hải Việt Nam

100.000

100.000


-

- Kỳ phiếu NH Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam

500.000

500.000

1.000.000

1.000.000

CK nợ do các TCKT trong nước phát hành




-

- Trái phiếu Tổng công ty lắp máy Việt Nam

36.000

36.000

5.000

5.000

- Trái phiếu Tổng công ty Xây dựng Số 1

300.000

300.000

-

-

- Trái phiếu CTCP Phú Hoàng Anh

100.000

100.000

-

-

Nguồn: Báo cáo thường niên 2009

- Sản phẩm phái sinh

Mục đích của các NHTM khi tham gia công cụ phái sinh (chủ yếu là các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ) là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Trong quá trình hoạt động, nếu hoạt động này có sinh lời cho ngân hàng thì bản chất vẫn là phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không hẳn là kiếm lời. Vì vậy, danh mục sản phẩm phái sinh của các NHTM thường rất phong phú: NHTMCP Á Châu gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, mua/bán quyền chọn tiền tệ, hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi lãi suất, NHTMCP Kỹ thương có giao dịch kỳ hạn tiền tệ, giao dịch hoán đổi tiền tệ, giao dịch tương lai vàng, NHTMCP Việt Á có giao dịch kỳ hạn tiền tệ...

- Cho vay chứng khoán

Trên TTCK Việt Nam, hoạt động cho vay CK diễn ra mạnh vào giai đoạn năm 2006 – 2007. Khi đó, hầu hết các CTCK đều vay tiền ngân hàng để phục vụ cho việc kinh doanh CK của DN (ngoài việc dành khoản tín dụng lớn cho NĐT còn để hoạt động tự doanh). Hậu quả của làn sóng này là gây ra lạm phát, TTCK bất ổn định, nhiều NĐT thua lỗ, hệ thống ngân hàng bị đe doạ nợ xấu tăng.

Sau đó, việc cho vay đầu tư trở lại vào tháng 7/2008 khi tiến trình xử lý nợ vay kết thúc, đồng thời lạm phát đã được kiểm soát, TTCK phục hồi. Tuy nhiên hoạt động cho vay chứng khoán nhanh chóng bị ngừng trệ từ tháng 9/2008 do Việt Nam bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ba quý đầu năm 2009, khi thị trường cổ phiếu hồi phục, kéo theo nhu cầu vốn của NĐT gia tăng, các ngân hàng đã tranh thủ tái kết hợp với CTCK để triển khai tín dụng cầm cố chứng khoán, ứng tiền ngày T…, nhưng hoạt động vay vốn cầm cố CK diễn ra rất hạn chế. NHTMCP Liên Việt đưa 80 mã CK vào danh sách cổ phiếu được cầm cố, trong đó trên sàn OTC, chỉ chấp nhận 03 cổ phiếu là VCB, MB và EIB. NHTMCP Xuất nhập khẩu thì thận trọng hơn khi danh sách chỉ có 30 mã trên cả hai sàn HOSE và HASTC, hạn mức cho vay cao nhất không quá 30% thị giá và gấp 03 lần mệnh giá, thời gian cho vay tối đa 03

tháng, lãi suất 0,83%/tháng, ngoài ra cổ phiếu phải có thị giá trên 15.000 đồng mới được cho vay. Ở NHTMCP An Bình, mặc dù có triển khai tín dụng cầm cố chứng khoán, nhưng chỉ cung ứng một số vốn rất nhỏ cho NĐT, với lãi suất phù hợp. Thậm chí, NHTMCP Ngoại thương không có chủ trương đẩy vốn vào lĩnh vực này, kể cả với tín dụng bất động sản.

Có hai nguyên nhân dẫn đến việc các NHTM không mở rộng cho vay cầm cố CK. Thứ nhất là áp lực về huy động vốn vì người gửi tiền không mặn mà với lãi suất tiết kiệm. Thứ hai, với tín dụng cầm cố CK, hiện các ngân hàng phải áp dụng mức lãi suất trần cho vay theo Văn bản số 8883/NHNN-CSTT của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 12/11/2009. Theo đó, các ngân hàng không được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với khoản cho vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán…) và các hoạt động có liên quan đến sản xuất – kinh doanh. Những trường hợp cho vay lãi suất thỏa thuận chưa đúng quy định phải khắc phục, xử lý dứt điểm trước ngày 31/3/2010.

- Ngân hàng lưu ký chứng khoán

Đến nay, UBCKNN đã cấp phép hoạt động lưu ký CK cho 08 ngân hàng, bao gồm 06 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 02 NHTM nội địa là NHTMCP Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, sự tham gia của các ngân hàng nói trên, đặc biệt là 02 ngân hàng nội địa làm thành viên lưu ký được xem là sự tham gia trực tiếp của các NHTM vào dịch vụ CK mà không cần phải thành lập các công ty con.

- Ngân hàng chỉ định thanh toán

Đây là mô hình thanh toán mới ở Việt Nam và không được áp dụng ở nước ngoài. Hiện nay, UBCKNN mới chỉ cấp giấy phép hoạt động ngân hàng chỉ định thanh toán cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP. Hồ Chí Minh – đơn vị chuyên biệt của BIDV phục vụ thị trường chứng khoán.

Là NHTM Nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh

nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1.551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB… Năm 2008, thu phí ròng từ hoạt động thanh toán của BIDV đạt 426 tỷ đồng, chiếm 24% trong tổng thu ròng từ hoạt động dịch vụ, tăng trưởng 42% so với năm 200713. Bên cạnh hoạt động thanh toán trong nước tương đối ổn định, hoạt động chuyển tiền quốc tế của BIDV cũng rất phát triển thông qua hệ thống SWIFT, dịch vụ Western Union, thanh toán séc quốc tế, phát hành Bank draft (hối phiếu ngân hang). Đây chính là điều kiện đặc biệt quan trọng để BIDV được UBCKNN lựa chọn làm ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ cho hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán.

1.2. Hoạt động gián tiếp

1.2.1. Tham gia thành lập công ty chứng khoán

Thực hiện Quyết định số 172/1999-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc các tổ chức tín dụng thành lập Công ty chứng khoán và tham gia niêm yết chứng khoán, ngày 02/11/1999, NHNN đã có Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5 hướng dẫn về việc thành lập CTCK của NHTM, theo đó NHTM Nhà nước, NHTMCP của Nhà nước và của nhân dân được thành lập CTCK trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, 100% vốn của NHTM.

Các NHTM chính là chủ thể có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tham gia thành lập CTCK. Trước hết phải kể đến tiềm lực tài chính vì hầu hết các ngân hàng không gặp khó khăn đối với việc đáp ứng các yêu cầu về vốn pháp định trong hoạt động kinh doanh CK. Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, nền tảng khách hàng sẵn có và đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng là những lợi thế quan trọng giúp các NHTM triển khai và mở rộng phạm vi hoạt động của các CTCK sau này.

Hiện nay, các CTCK có sự tham gia thành lập của các NHTM đang hoạt động khá hiệu quả trên thị trường.

13 Báo cáo thường niên của BIDV năm 2008.

Tính đến tháng 3/2010, có khoảng 11 CTCK do các NHTM trực tiếp thành lập, trong đó có 03 NHTM Nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long) và 08 NHTMCP (NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Á Châu, NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Đông Nam Á, NHTMCP Nhà Hà Nội, NHTMCP Đông Á). Ngoài ra, nhiều NHTM cũng là cổ đông sáng lập ra các CTCK, ví dụ: NHTMCP Quân Đội (CTCP CK Thăng Long), NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (CTCP CK Sài Gòn – Hà Nội), NHTMCP Đại Dương (CTCP CK Đại Dương), NHTMCP An Bình (CTCP CK An Bình), NHTMCP Phương Đông (CTCP CK Phương Đông)…

1.2.2. Kinh doanh chứng khoán và các nghiệp vụ trung gian

Các mảng nghiệp vụ này sẽ được đề cập cùng với các hoạt động của công ty chứng khoán dưới đây (phần V).

2. Đánh giá

Không thể phủ nhận vai trò rất quan trọng của các NHTM trên TTCK Việt Nam, mà thể hiện rõ nhất trong việc tạo hàng hóa cho thị trường. Dưới góc độ trực tiếp, nhóm cổ phiếu ngân hàng thường thu hút được các NĐT bởi lĩnh vực ngân hàng được đánh giá là có chất lượng hoạt động và giám sát tốt nhất. Năm 2009, các NHTM được lợi nhiều từ chính sách kích cầu của Chính phủ, hơn nữa, các NHTM đã niêm yết luôn được các tạp chí uy tín nước ngoài đánh giá cao về nghiệp vụ càng khiến nhiều NĐT an tâm vào nhóm cổ phiếu này. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ổn định và phát triển nên hoạt động mua bán TPCP và kinh doanh trái phiếu giữa các định chế tài chính của NHTM khá hiệu quả và các đợt phát hành trái phiếu ngân hàng cũng thu hút được các NĐT. Dưới góc độ gián tiếp, các CTCK trực thuộc hoạt động rất hiệu quả, nhờ nguồn vốn không nhỏ từ các ngân hàng mẹ nên có khả năng thực hiện mọi nghiệp vụ CTCK, đặc biệt là hoạt động bảo lãnh phát hành và tư vấn niêm yết.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí