Biện Pháp 3: Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Giáo Viên Thực Hành

75


- Xác định địa điểm thăm quan, địa điểm tổ chức hội thảo hoặc tập huấn.

- Mời báo cáo viên chuyên đề hoặc cán bộ lớp tập huấn những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

- Tổ chức thăm quan, hội thảo hoặc tập huấn theo nội dung xây dựng.

- Viết báo cáo thu hoạch.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp 2 cần có những điều kiện sau:

- Có chuẩn của giáo viên, giảng viên dạy nghề do nhà nước quy định để đối chiếu và xác định các đối tượng cần bồi dưỡng, lựa chọn hoặc xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp.

- Có các chương trình bồi dưỡng giáo viên được xây dựng và đang sử dụng trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Có sự hợp tác và giúp đỡ của các chuyên gia giỏi, các thợ bậc cao, nghệ nhân trong quá trình xây dựng chương trình bồi dưỡng tay nghề.

- Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên... phục vụ cho việc tổ chức lớp bồi dưỡng, tổ chức hội thảo, tổ chức tập huấn.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 11

- Các cơ sản xuất trong khu vực được đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu về thăm quan, tìm hiểu thực tiễn sản xuất của giáo viên.

3.3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên thực hành

3.3.3.1. Mục tiêu

Bồi dưỡng nâng cao năng lực nhằm giúp các GVTH hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mức cao hơn, có đầy đủ năng lực cần thiết để tổ chức và thực hiện quá trình dạy nghề đạt hiệu quả cao [54].

3.3.3.2. Nội dung

* Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm dạy nghề

Nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm dạy nghề cho GVTH là những vấn đề mới hoặc những vấn đề do thực tế nghề nghiệp đòi hỏi được các

76


nhà khoa học nghiên cứu, đề xuất, đáp ứng được thực tiễn đào tạo nghề bao gồm các nội dung sau:

- Bồi dưỡng phương pháp dạy thực hành trên cơ sở phương pháp dạy học theo công nghệ tích cực [45]: Dạy thực hành có đặc thù riêng. Dạy thực hành là dạy cho người học hiểu và hình thành được các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Phương pháp dạy thực hành đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh. Phương pháp dạy thực hành rất đa dạng và phong phú. Bồi dưỡng phương pháp dạy thực hành trên cơ sở phương pháp dạy học theo công nghệ tích cực nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, giúp giáo viên truyền tải đến học sinh các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách hiệu quả nhất. Phương pháp dạy học theo công nghệ tích cực khác hẳn phương pháp dạy học truyền thống, thể hiện theo 9 vấn đề sau:

+ Cơ sở của quá trình dạy học: Dưạ trên cơ sở khoa học (sư phạm, xã hội, tự nhiên, công nghệ) kết hợp với kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể các nhà sư phạm.

+ Mục tiêu dạy học: Xác định rõ mục tiêu cuối cùng và các mục tiêu trung gian. Tăng khả năng định lượng kết quả. Chú trọng năng lực thực hành sáng tạo.

+ Nội dung dạy học: Được chọn lọc chặt chẽ theo từng mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng. Theo logic công việc, hệ thống thao tác tư duy, kỹ năng hành động.

+ Tổ chức dạy học: Theo lớp, nhóm hoặc từng cá nhân và ở nhiều nơi (lớp, xưởng trường, cơ sở sản xuất...).

+ Phương pháp dạy học cụ thể: Đề cao tính tích cực, chủ động của người học; chú ý đến vốn hiểu biết, kinh nghiệm và phương pháp học tập của học sinh (kể cả phương pháp tự học, tự nghiên cứu); sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp trực quan, vấn đáp, thảo luận, tranh luận, xử lý tình huống, thử nghiệm...

+ Phương tiện dạy học: Đa dạng, phong phú gồm giáo cụ trực quan (mô hình, bảng biểu, bản vẽ, sơ đồ...), mẫu vật thật, phương tiện nghe nhìn, máy dạy học, máy tính.

77


+ Vị trí, vai trò của người dạy và người học: Người học giữ vai trò trung tâm, chủ động, tích cực nhận thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Người dạy có vai trò chủ đạo, định hướng, hướng dẫn và cố vấn cho người học.

+ Quá trình dạy học: Theo quy trình tối ưu, đảm bảo đạt được mục tiêu và kiểm soát được quy trình dạy học.

+ Kiểm tra, đánh giá: Đánh giá theo từng mục tiêu, đánh giá khách quan,

đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ sư phạm dạy nghề

Như trên đã nêu, điểm yếu còn tồn tại của GVTH là năng lực sư phạm. Nâng cao năng lực sư phạm để tương xứng với năng lực chuyên môn của giáo viên (cơ bản giáo viên đã có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành), xóa bỏ khoảng cách chênh lệch giữa hai năng lực trên giúp người giáo viên trở lên toàn diện hơn. Bồi dưỡng nâng cao trình độ sư phạm để có một tỷ lệ nhất định giáo viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ trong lĩnh vực sư phạm kỹ thuật.

* Bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề

Tay nghề là nét đặc trưng về năng lực của GVTH mà các loại giáo viên khác không có. GVTH có tay nghề bậc cao có khả năng giải quyết tốt những công việc phức tạp trong quá trình dạy nghề, làm chủ được thiết bị mới, am hiểu tường tận về các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Giáo viên có tay nghề bậc cao là lực lượng nòng cốt trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường, trong mở rộng ngành nghề đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới giữa nhà trường và cơ sở sản xuất ngoài xã hội.

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ giáo viên có tay nghề bậc cao (tay nghề bậc > 5) trong các trường còn rất thấp (chỉ chiếm 2,5%). Bồi dưỡng tay nghề bậc cao để GVTH có tay nghề đạt bậc 6, bậc 7.

* Bồi dưỡng nâng cao năng lực bổ trợ

Năng lực bổ trợ giúp hoàn thiện nhân cách của người giáo viên, giúp giáo viên bổ sung kiến thức cho bài giảng từ các tài liệu của nước ngoài, tìm hiểu, tiếp thu kiến thức chuyên môn, nắm bắt công nghệ tiên tiến... qua tạp chí, tập

78


san, báo cáo khoa học, các thông tin trên mạng Internet... Năng lực bổ trợ còn giúp giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học mới, phương pháp dạy học tích cực trong đó có sự trợ giúp của máy tính để soạn bài và giảng bài.

- Bồi dưỡng ngoại ngữ: Năng lực sử dụng ngoại ngữ của đa số GVTH là yếu. Việc bồi dưỡng ngoại ngữ tập trung giải quyết theo từng bước, trước hết cần bồi dưỡng ngoại ngữ cơ bản để có một mặt bằng ngoại ngữ chung cho tất cả giáo viên, sau đó tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành cho các giáo viên có năng lực, có năng khiếu để làm nòng cốt cho công tác học tập, nghiên cứu, chọn lựa tài liệu của các nước tiên tiến trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

+ Bồi dưỡng ngoại ngữ cơ bản: Hiện tại, giáo viên không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ với người nước ngoài, không có khả năng đọc, dịch tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy. Bồi dưỡng ngoại ngữ cơ bản để làm nền tảng cho việc bồi dưỡng nâng cao. Giáo viên phải bồi dưỡng để có trình độ ngoại ngữ tối thiểu thực hiện trong giao tiếp thông thường và có một tỷ lệ từ 15% - 20% giáo viên có trình độ ngoại ngữ thành thạo để làm việc với chuyên gia và hướng dẫn giáo viên khác tìm tài liệu, sử dụng tài liệu nước ngoài hiệu quả.

+ Bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành: Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thì nhu cầu giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế ở mọi lĩnh vực đều phát triển trong đó có giáo dục đào tạo. Muốn vậy giáo viên cần có năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành để làm việc với chuyên gia nước ngoài, để đọc và dịch tài liệu chuyên môn. Thực tế cho thấy, những giáo viên có năng lực sử dụng ngoại ngữ tốt có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực dạy nghề bằng con đường học hỏi, tiếp thu kiến thức tiên tiến từ sách, tài liệu và các thông tin kinh tế kỹ thuật của nước ngoài trên mạng Internet.

- Bồi dưỡng tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học làm thay đổi toàn diện cách dạy và cách học, giúp quá trình dạy học đạt hiệu quả bằng việc sử dụng bài giảng điện tử, sử dụng phần mềm trợ giúp soạn bài và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có sự hỗ trợ của máy tính.

Bồi dưỡng tin học cho giáo viên cần chú trọng cả hai nội dung: Bồi dưỡng tin học sơ sở để nắm bắt nội dung cơ bản về công nghệ thông tin và bồi dưỡng

79


ứng dụng tin học trong dạy học để làm chủ được công nghệ thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng vào dạy học.

+ Bồi dưỡng tin học cơ sở: Tin học cơ sở cung cấp các kiến thức cơ bản về tin học cho giáo viên gồm các kiến thức về cấu trúc của máy tính, các thao tác trên máy tính, tính năng, tác dụng của các chương trình, các phần mềm tiện ích các phần mềm chuyên dụng. Việc bồi dưỡng cần chú trọng đến hiệu quả và tiết kiệm thời gian, bồi dưỡng lý thuyết kết hợp vận dụng thực tế ngay trong biên soạn tài liệu giảng dạy.

+ Bồi dưỡng ứng dụng tin học trong dạy học [46]: Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là trang bị cho giáo viên các kỹ năng sử dụng các phần mềm tiện ích trong xây dựng và trình diễn bài giảng.

3.3.3.3. Tổ chức thực hiện

* Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm dạy nghề gồm các bước sau:

- Lựa chọn chương trình bồi dưỡng: Các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm dạy nghề, nâng cao năng lực bổ trợ được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu đề ra cho khóa bồi dưỡng. Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm dạy nghề gồm các chương trình:

+ Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm.

+ Chương trình bồi dưỡng các kỹ năng dạy học.

+ Chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy các mô đun tích hợp...

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao được xây dựng trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng, điều kiện thực tế của các nhà trường và các yếu tố khách quan khác (vấn đề giảng viên, số lượng người tham gia...) và là một kế hoạch mềm dẻo, linh hoạt trong tổ chức, thực hiện.

+ Lựa chọn hình thức tổ chức: Bồi dưỡng ngắn hạn, tại chỗ.

+ Xác định thời gian bồi dưỡng: Thời gian tối đa 1 tuần.

+ Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng: Phòng học chuyên môn; máy tính, máy chiếu, tài liệu bồi dưỡng...

80


- Tổ chức bồi dưỡng:

+ Tổ chức lớp, mời giảng viên (có học hàm, học vị và kinh nghiệm) thuộc chuyên ngành SPKT tham gia giảng dạy.

+ Thực hiện bồi dưỡng theo chương trình và tiến độ đã xây dựng.

+ Tổ chức thi và cấp chứng chỉ (nếu có).

* Bồi dưỡng nâng cao tay nghề gồm các bước sau:

- Xác định nghề cần xây dựng chương trình bồi dưỡng tay nghề.

- Tiến hành xây dựng chương trình bồi dưỡng tay nghề bậc 5/7:

+ Cơ sở xây dựng chương trình: Yêu cầu về hiểu biết và làm được quy

định đối với tay nghề bậc 5/7.

+ Quy trình thực hiện theo 5 bước (được nêu trong sơ đồ hình 3.1).

+ Xây dựng nội dung bồi dưỡng theo mục 2, mục 3 (được nêu trong sơ đồ hình 3.1).

• Phần lý thuyết: 4 đvht.

• Phần thực hành: 320 giờ.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

+ Lựa chọn hình thức tổ chức: Bồi dưỡng ngắn hạn, tại chỗ.

+ Xác định thời gian bồi dưỡng: 10 tuần.

+ Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng: Phòng học chuyên môn; xưởng thực hành; thiết bị, vật tư, dụng cụ thực hành...

- Tổ chức bồi dưỡng:

+ Tổ chức nhóm, mời GVTH có tay nghề bậc ≥ 6/7 hướng dẫn.

+ Thực hiện bồi dưỡng theo chương trình và tiến độ đã xây dựng.

+ Tổ chức thi và cấp chứng nhận trình độ tay nghề bậc 5/7.

* Bồi dưỡng nâng cao năng lực bổ trợ gồm các bước sau:

- Lựa chọn chương trình bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng:

81


+ Lựa chọn chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ cơ bản, ngoại ngữ chuyên ngành.

+ Lựa chọn chương trình bồi dưỡng tin học cơ bản, tin học ứng dụng (chủ yếu là các phần mềm trợ giúp soạn bài, giảng bài: Microsoft Word, Autocad, Powerpoint, CAD/CAM...).

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

+ Lựa chọn hình thức tổ chức: Xác định loại hình bồi dưỡng ngắn hạn, tại chỗ hoặc bồi dưỡng dài hạn tập trung tùy thuộc thời gian và chương trình bồi dưỡng.

+ Xác định thời gian bồi dưỡng: Xác định theo phân bố thời gian trong nội dung chương trình bồi dưỡng.

+ Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng: Phòng học, phòng máy, thiết bị nghe nhìn, tài liệu bồi dưỡng...

- Tổ chức bồi dưỡng:

+ Tổ chức lớp, mời giảng viên có trình độ, có kinh nghiệm tham gia giảng dạy.

+ Thực hiện bồi dưỡng theo chương trình và tiến độ đã xây dựng.

+ Tổ chức thi và cấp chứng chỉ.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp 3 cần có những điều kiện sau:

- Về phía nhà trường

+ Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên hàng năm.

+ Lựa chọn các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên phù hợp với mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng.

+ Phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch.

+ Tổ chức lớp bồi dưỡng hoặc gửi giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng do đơn vị khác hoặc đơn vị chủ quản tổ chức.

+ Có sự hợp tác và giúp đỡ của các chuyên gia giỏi, các thợ bậc cao, nghệ nhân trong quá trình xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao tay nghề .

82


+ Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên... phục vụ cho việc tổ chức lớp bồi dưỡng.

- Về phía giáo viên:

+ Xác định bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên là nhu cầu, là nhiệm vụ của người giáo viên.

+ Chủ động bố trí thời gian tham gia khóa bồi dưỡng.

3.3.4. Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học

3.3.4.1. Mục tiêu

Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tự bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên tự nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và các năng lực khác thông qua nghiên cứu khoa học.

3.3.4.2. Nội dung

* Tự bồi dưỡng

- Tự bồi dưỡng do cá nhân mỗi giáo viên thực hiện theo nhu cầu công việc của giáo viên đòi hỏi.

- Tự bồi dưỡng do giáo viên chủ động tìm kiếm kiến thức, thu thập thông tin liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm trong thực tế, trong tài liệu, sách, báo, tập san, mạng Internet... để nghiên cứu, tìm hiểu, rút ra kết luận, bài học kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng vào hoạt động chuyên môn.

- Tự bồi dưỡng có tính độc lập, tính tự chủ cao. Từng cá nhân chủ động thực hiện toàn bộ quá trình bồi dưỡng, bao gồm: Xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.

* Nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa học là một trong các hoạt động có mục đích, có tổ chức, có yêu cầu cao về nội dung đòi hỏi người giáo viên phải có tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí