Quản Lí Chỉ Đạo Việc Thực Hiện Nội Dung Và Hình Thức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Các Môn Tự Chọn Cho Giáo Viên Các Trường Thpt Ở Huyện Hà

* Đối với GV:

Mỗi GV phải tự giác, tự nguyện, ý thức được rằng GV là người học suốt đời nên BD, tự BD vừa là quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Đặc biệt GV phải có năng lực tự học, tự liên tục phát triển nghề nghiệp.

* Tổ chuyên môn:

Phải được xây dựng, kiện toàn để trở thành đơn vị cơ sở triển khai, hiện thực hóa kế hoạch BD và quản lý BD NLDH các môn tự chọn cho GV. Trong đó TTCM phải là người được lựa chọn, BD để trở thành cốt cán, đầu đàn về tri thức khoa, tri thức nghiệp vụ sư phạm và quản lý học, quá trình học, phát triển nghề nghiệp.

* Mỗi nhà trường có GV cốt cán cho mỗi môn có chủ đề tự chọn. Đội ngũ này được xây dựng, BD với chính sách phù hợp để họ là nòng cốt tư vấn cho lãnh đạo trường và trực tiếp phát triển chương trình BD NLDH các môn tự chọn cho đồng nghiệp.

* Bảo đảm được nguồn tài chính, CSVC tối thiểu cho BD NLDH các môn tự chọn.

* Có chính sách khích lệ GV tự BD phát triển năng lực nghề nghiệp.

3.2.3. Quản lí chỉ đạo việc thực hiện nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng theo mức độ ưu tiên

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Bổ sung và củng cố những nội dung cơ bản, cần thiết như hệ thống tri thức, NLDH, NL kiểm tra đánh giá, NL quản lý hồ sơ,… trong dạy học các môn có chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, giúp cho các GV bên cạnh việc nắm vững kiến thức môn học cần nắm vững hệ thống kiến thức phần tự chọn trong môn học mình phụ trách. Biện pháp này yêu cầu người GV cần hệ thống được những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong DH các môn tự chọn để từ đó xác định tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng. Biện pháp này vừa đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của GV, vừa giúp cho các nhà quản lý tránh được sự lãng phí về kinh phí vì tránh được những việc bồi dưỡng lại những nội dung mà GV đã nắm được. Từ đó, xác định đúng vấn đề cần thiết bồi dưỡng, tạo được hứng thú cho GV, từ đó nâng cao hiệu quả của việc bồi dưỡng NLDH cũng như nâng cao hiệu quả quản lý BD NLDH các môn tự chọn của các Hiệu trưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Lựa chọn những hình thức bồi dưỡng đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp và hạn chế chi phí mà nâng cao được chất lượng của quá trình BD.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 12

* Về nội dung BD:

- Xác định đúng những nội dung cần BD bằng cách sau: Đề xuất nội dung cần BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn mà GV thấy cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Có thể thực hiện kết hợp theo hai cách sau:

+ Một là: Hiệu trưởng, với vai trò là nhà quản lý hoạt động chuyên môn, đề xuất nội dung cần BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn.

+ Hai là: GV đề xuất nội dung cần BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn.

- Từ đó, Hiệu trưởng cùng các tổ trưởng chuyên môn tiến hành khảo sát, phân loại nội dung kiến thức, kỹ năng cần BD thành ba nhóm cơ bản sau:

+ Nhóm 1: Tập hợp những kiến thức, kỹ năng mà GV có thể tự BD.

+ Nhóm 2: Tập hợp những kiến thức, kỹ năng mà các GV có thể BD ở cấp TCM, dưới sự điều hành của tổ trưởng chuyên môn.

+ Nhóm 3: Tập hợp những kiến thức, kỹ năng cần tổ chức BD theo hình thức tập trung, do các cấp quản lý điều hành.

- Với việc xác định nội dung BD như trên, mục tiêu và kế hoạch BD sẽ sát với thực tế, phù hợp với yêu cầu thực tại, đem lại lợi ích thiết thực cho GV trong quá trình BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn. Trong quá trình khảo sát, phân loại những kiến thức, kỹ năng cần BD phải chú ý bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học có chủ đề tự chọn để làm căn cứ xây dựng nội dung chương trình, nội dung BD để đảm bảo tính xác thực, cần thiết, phát huy tính khả thi sau khi BD.

- Trong giai đoạn hiện nay, các nội dung về NLDH cần BD cho GV trong qua trình DH các môn tự chọn có thể là:

+ BD kiến thức chuyên môn của tám môn tự chọn

+ BD kiến thức các chủ đề tự chọn trong tám môn tự chọn

+ BD kỹ năng lập kế hoạch DH các môn tự chọn

+ BD kỹ năng sử dụng, ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học các môn tự chọn.

+ BD kỹ năng sử dụng các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại vào dạy học các môn tự chọn.

+ BD kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, vận dụng kiến thức của HS khi học các môn tự chọn.

- Trong những nội dung trên, có thể chia theo nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Có thể gồm các nội dung: BD kỹ năng sử dụng, ứng dụng CNTT; kỹ năng sử dụng các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại,…

+ Nhóm 2: Có thể gồm các nội dung: BD kỹ năng lập kế hoạch DH các môn tự chọn; BD kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, vận dụng kiến thức của HS khi học các môn tự chọn,…

+ Nhóm 3: Có thể gồm các nội dung: BD kiến thức các chủ đề tự chọn trong tám môn tự chọn; BD kiến thức các chủ đề tự chọn trong tám môn tự chọn,…

- Như vậy, để có được nội dung BD NLDH các môn tự chọn cho GV các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cần tiến hành phân tích các đòi hỏi từ thực trạng khách quan, từ yêu cầu của môn học tự chọn để đề xuất những nội dung phù hợp. Các nội dung đó được xác định rõ theo từng chuyên đề, theo từng mức độ để hiệu quả BD luôn được nâng cao.

* Về hình thức BD:

- Hình thức tự học, tự BD: Mỗi GV cần không ngừng nâng cao ý thức tự BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn của mình sao cho hợp lý và hiệu quả, chẳng hạn như tự nghiên cứu trên mạng internet, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp,…

- Hình thức BD tại tổ chuyên môn:

+ Hình thức sinh hoạt chuyên môn trên trang “Trường học kết nối”. Hiện nay, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, mỗi GV đều có một tài khoản trên trang “Trường học kết nối” do Bộ GD&ĐT quản lý. Ở đó, GV có thể tham gia sinh hoạt chuyên môn với các GV trong trường, ở các trường bạn, có thể học hỏi kinh nghiệm từ nhiều đồng nghiệp. Do đó, Hiệu trưởng các trường cần tạo động lực, yêu cầu, khích lệ GV tăng cường kết nối sinh hoạt chuyên môn trên trang “Trường học kết nối” - trang web chính thức của Bộ GD&ĐT.

+ Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Đây là một hình thức sinh hoạt chuyên môn khá mới mẻ, được áp dụng vào nhà trường trong khoảng những năm gần đây. Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học gồm bốn bước cơ bản sau:

o) Bước 1, chuẩn bị bài dạy: Các GV trong tổ chuyên môn cùng nhau thảo luận chi tiết về mục tiêu bài học, dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình, thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS, cách rèn kĩ năng, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn... đồng thời dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập, các tình huống có thế xảy ra và cách xử lý. Tổ trưởng chuyên môn giao cho một GV trong nhóm lập kế hoạch bài học nghiên cứu. Sau đó, trao đổi với các thành viên trong tổ để bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.

o) Bước 2, tiến hành bài dạy và dự giờ: Sau khi tổ chuyên môn cùng nhau hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết của bài học nghiên cứu, một GV sẽ dạy bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS; không gây khó khăn cho GV đang dạy; Người dự giờ cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy và luôn đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết. Trong quá trình dự giờ, cần luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS, phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với việc học của HS; hình thành thói quen lắng nghe, rèn luyện cách chia sẻ ý kiến để thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

o) Bước 3, suy ngẫm thảo luận về bài dạy: Ảnh hưởng, tác động của việc dự giờ đối với người dạy và người dự giờ phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức thực hiện bước 3. Do vậy, tổ trưởng chuyên môn cần hiểu rõ triết lí sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, mục đích, yêu cầu đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy HS làm trung tâm khi chủ trì cuộc thảo luận về bài dạy. Khuyến khích, động viên toàn bộ GV trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài dạy.

o) Bước 4, áp dụng: Năng lực dạy học, giáo dục của GV có phát triển hay không, hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đạt đến mức nào tùy thuộc chủ yếu vào việc thực hiện bước 4 của mỗi GV sau khi dự giờ. Do vậy, GV cần tiếp tục nghiên cứu những kinh nghiệm rút ra được qua dự giờ, thảo luận, suy ngẫm để áp dụng vào việc giảng dạy của bản thân cho phù hợp

Như vậy, có thể nói hình thức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tuy mất nhiều thời gian nhưng là một hình thức phát huy tính tích cực của hoạt động thăm lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả BD NLDH các môn tự chọn.

- Hình thức BD tại trường hoặc cấp cao hơn:

+ Tổ chức hội thảo về nâng cao NLDH các môn tự chọn trong trường học hoặc cụm trường, nhằm tạo cơ hội cho GV các trường được trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó nâng cao NLDH của mình đối với các môn tự chọn.

+ Giao lưu chuyên môn giữa các trường THPT trên địa bàn huyện nhằm trao đổi thảo luận, tháo gỡ những vướng mắc về dạy học các môn tự chọn.

- Hình thức BD từ xa (qua mạng internet): Đây là một hình thức có hiệu quả cao nếu các GV tích cực thực hiện. Bởi hiện nay, CNTT và truyền thông rất phát triển, qua mạng internet, GV học tập và lĩnh hội được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn, trong đó có nội dung của các môn tự chọn, biết cách tự làm mới mình, để mình không trở nên lỗi thời trước thời đại và trước học sinh.

c. Điều kiện thực hiện:

* Trách nhiệm của Hiệu trưởng

- Hiệu trưởng cần nắm vững nội dung yêu cầu, phương pháp của dạy học các môn tự chọn trong chương trình. Nắm vững đặc điểm giáo dục của nhà trường, thực trạng NLDH các môn tự chọn của đội ngũ GV trong đơn vị mình quản lý.

- Hiệu trưởng nắm vững tinh thần, yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Đề xuất được những nội dung cần thiết cần phải BD về NLDH các môn tự chọn cho GV đảm bảo tính thiết thực kịp thời.

- Xác định hình thức BD phù hợp cho từng nội dung BD nhằm nâng cao hiệu quả của việc BD.

* Trách nhiệm của GV

- GV cần nắm vững yêu cầu về DH tự chọn trong môn học mình phụ trách, nắm vững thực trạng về NL DH các chủ đề tự chọn của mình.

- Tự đề xuất được những nội dung mình còn yếu, cần BD.

- Tích cực tham gia các hoạt động BD: Tự BD những nội dung phù hợp với mình; Chủ động học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp; Tích cực tham gia BD NLDH các môn tự chọn tại TCM, tại đơn vị,…

3.2.4. Hiệu trưởng kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn cho giáo viên

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá quá trình bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho giáo viên để điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn của GV suy cho cùng chính là hiệu quả chất lượng giáo dục học sinh do chất lượng nghề nghiệp GV được nâng cao nhờ hoạt động BD NLDH các môn tự chọn. Như vậy việc đánh giá hiệu quả BD GV phải kết hợp đánh giá sự tiến bộ nghề nghiệp thông qua đánh giá tr ực tiếp qua hoạt động giảng dạy các môn có chủ đề tự chọn của mỗi GV và đánh giá tác động của những hoạt động đó làm chuyển biến kết quả học tập của HS theo chiều hướng tích cực.

Từ trước đến nay, việc đánh giá chất lượng BD NLDH các môn tự chọn cho GV chủ yếu thiên về đánh giá kiến thức của GV bằng các hình thức quen thuộc, cổ điển như làm bài kiểm tra sau đợt, khóa bồi dưỡng, bài thu hoạch, ít chú ý đến kiểm tra về kỹ năng nghề nghiệp cũng như NLDH. Việc kiểm tra, đánh giá đó ít cho thông tin về kết quả BD NLDH, hơn nữa những thông tin đó có thể không chính xác, lại phiến diện vì chủ yếu là những thông tin về kiến thức, thiếu thông tin về kĩ năng nghề nghiệp. Tức là, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng các môn tự chọn cho GV chủ yếu là nhìn vào thu hoạch kiến thức của GV.

Để đổi mới hiệu quả, chất lượng BD dựa vào hiệu quả tác động làm chuyển biến HS cần phải tổ chức cho GV trải nghiệm trên lớp những kỹ năng nghề nghiệp, NLDH các môn tự chọn bằng cách vận dụng tri thức thu được từ hoạt động BD. Để thực hiện việc này một cách hiệu quả cần sử dụng hình thức nghiên cứu bài học, ít nhất là 02 giờ sau đợt BD. Như vậy, nghĩa là lấy quá trình thực hiện bài học của GV ở trên lớp làm nguồn minh chứng sống động, thuyết phục nhất cho sự chuyển biến năng lực nghề nghiệp của GV sau BD NLDH. Quá trình đó sẽ giúp cho cán bộ quản lý thu thập nhiều thông tin phản hồi về kết quả kiểm tra, đánh giá NLDH các môn tự chọn của GV sau BD từ nhiều đối tượng như: GV thực hiện bài học, đồng nghiệp dự giờ, HS và người quản lý giáo dục. Với cách kiểm tra, đánh giá từ nhiều góc độ như vậy sẽ đem lại giúp cho nhà quản lý thu hoạch được một cách hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá xác thực, phong phú, sinh động về kết quả BD NLDH các môn tự chọn của GV, đồng thời khích lệ sự học hỏi của cả tập thể giáo viên trong nhà trường. Hơn nữa, việc kiểm tra, đánh giá như vậy phải làm cho mỗi GV luôn có ý thức tự giác BD để nâng cao NLDH các môn tự chọn cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học các môn tự chọn, làm cho hiệu quả BD NLDH các môn tự chọn có sức sống lâu dài.

* Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn của giáo viên:

- Căn cứ đánh giá kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn của giáo viên đã được cấp trên phê duyệt.

- Xếp loại kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn cho giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi (G), loại khá (K), loại trung bình (TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.

* Phương thức đánh giá kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn:

- Nhà trường đánh giá kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn cho GV: GV trình bày kết quả vận dụng kiến thức BD năng lực DH các môn tự chọn của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:

+ Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BD năng lực DH các môn tự chọn (5,0 điểm).

+ Vận dụng kiến thức BD năng lực DH các môn tự chọn vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học (5,0 điểm).

- Thang điểm đánh giá kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn: Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn đối với nội dung bồi dưỡng (gọi là các điểm thành phần).

- Điểm trung bình kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn

Điểm trung bình kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn (ĐTB BDNL TC) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDNL TC = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn của giáo viên)/ số nội dung được BD.

Ví dụ, nếu GV được BD ba nội dung thì cách tính ĐTB BDNL TC = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm nội dung bồi dưỡng 3)/3.

ĐTB BD năng lực DH các môn tự chọn được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định.

* Xếp loại kết quả BD năng lực DH các môn tự chọn cho GV:

Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn cho GV nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BD như sau:

- Loại TB nếu điểm trung bình BD năng lực DH các môn tự chọn đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;

- Loại K nếu điểm trung bình BD năng lực DH các môn tự chọn đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

- Loại G nếu điểm trung bình BD năng lực DH các môn tự chọn đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn của năm học.

Kết quả đánh giá BD năng lực DH các môn tự chọn của GV được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng cuối năm của GV.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí