Biện Pháp 2: Bồi Dưỡng Chuẩn Hóa Giáo Viên Thực Hành

67


- Lập danh mục các nội dung cần bồi dưỡng, dự kiến thời gian thực hiện, đối tượng tham gia, địa điểm tổ chức, ... thông báo cho giáo viên đăng ký bồi dưỡng.

* Lựa chọn chương trình bồi dưỡng gồm các bước:

- Tập hợp và phân loại các chương trình bồi dưỡng đã và đang sử dụng bồi dưỡng giáo viên.

- Xem xét sự phù hợp của các chương trình bồi dưỡng hiện có với các nội dung bồi dưỡng đã được xác định.

- Lựa chọn chương trình bồi dưỡng phù hợp với mục đích, yêu cầu bồi dưỡng.

* Xây dựng chương trình bồi dưỡng gồm các bước:

- Xác định chương trình bồi dưỡng cần xây dựng: Tên gọi, quỹ thời gian, đối tượng áp dụng, trình độ đầu vào, trình độ đầu ra...

Phân tích nhu cầu bồi dưỡng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

(1)

- Tiến hành xây dựng chương trình bồi dưỡng theo quy trình 5 bước (sơ đồ hình 3.1):

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 10


Đánh giá chương trình bi dưỡng

(5)

Thiết kế chương trình bồi dưỡng

(2)



Áp dụng

(tổ chức bồi dưỡng) (4)

Triển khai xây dựng chương trình bồi dưỡng (3)


Hình 3.1. Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng

68


+ Phân tích nhu cầu (1): Phân tích, kiểm tra lại các nhu cầu bồi dưỡng, xác nhận tính cấp thiết.

+ Thiết kế chương trình (2):

• Xây dựng mục tiêu bồi dưỡng.

• Xác định các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có.

• Xây dựng khung chương trình và chương trình chi tiết (theo chương mục hoặc theo bài học, bài tập...).

• Phân phối thời gian.

+ Triển khai xây dựng chương trình (3):

• Viết đề cương chi tiết.

• Xây dựng các giáo án.

• Lập danh mục thiết bị, dụng cụ và vật tư thực tập.

• Viết hướng dẫn thực hiện chương trình.

• Liệt kê các tài liệu tham khảo.

• Tham khảo ý kiến chuyên gia về nội dung chương trình bồi dưỡng và hiệu chỉnh chương trình (nếu có).

+ Tổ chức bồi dưỡng (4):

• Thực hiện bồi dưỡng và đánh giá kết quả.

• Lấy ý kiến phản hồi của người học về chương trình bồi dưỡng.

+ Đánh giá chương trình (5):

• Phân tích thông tin phản hồi từ người dạy, người học.

• Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của chương trình về nội dung kiến thức, kỹ năng, tính cập nhật, tính phù hợp, tính khoa học, phân phối thời gian và các điều kiên thực hiện.

• Bổ sung, hoàn thiện chương trình bồi dưỡng

69


3.3.1.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp 1 cần có những điều kiện sau:

- Giáo viên hiểu rõ chức năng nhiệm vụ, yêu cầu về chuẩn trình độ của mỗi loại giáo viên để xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng.

- Nhà trường có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong chiến lược phát triển nhà trường.

- Có các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.

- Có các nội dung bồi dưỡng đã được các bộ phận chuyên trách xây dựng, biên soạn dùng chung cho các cơ sở đào tạo nghề, cho các GVDN.

- Có các chuyên gia đầu ngành hoặc tập hợp được các giáo viên giỏi, thợ bậc cao, nghệ nhân ở trong và ngoài trường tham gia xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên ngành.

- Có các chế độ, chính sách đối với giáo viên tham gia công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện bồi dưỡng giáo viên.

3.3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên thực hành

3.3.2.1. Mục tiêu

Bồi dưỡng chuẩn hóa nhằm giúp GVTH chưa đạt chuẩn theo quy định của nhà nước được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và các tiêu chuẩn khác để đạt chuẩn và tiếp tục hoàn thiện, phát triển nhân cách người giáo viên [54].

3.3.2.2. Nội dung

* Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề [59].

Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề được đánh giá trên 4 tiêu chí với 16 tiêu chuẩn:

- Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống với 3 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1- phẩm chất chính trị; tiêu chuẩn 2 - đạo đức nghề nghiệp; tiêu chuẩn 3 - lối sống, tác phong).

- Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn với 2 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1- kiến thức chuyên môn; tiêu chuẩn 2 - kỹ năng nghề).

70


- Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề với 9 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1 - trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy; tiêu chuẩn 2 - chuẩn bị hoạt động giảng dạy; tiêu chuẩn 3 - thực hiện hoạt động giảng dạy; tiêu chuẩn 4 - kiểm ra, đánh giá kết quả học tập của người học; tiêu chuẩn 5 - quản lý hồ sơ dạy học; tiêu chuẩn 6 - xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; tiêu chuẩn 7 - xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục; tiêu chuẩn 8 - quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập; tiêu chuẩn 9 - hoạt động xã hội).

- Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiện cứu khoa học với 2 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1 - trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện; tiêu chuẩn 2 - nghiên cứu khoa học).

Luận án đề cập đến nội dung các tiêu chí, tiêu chuẩn trong quy định chuẩn cho giáo viên trung cấp nghề mà phần thực trạng đánh giá là còn một số GVTH chưa đạt chuẩn. Đó là:

- Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn. Tiêu chuẩn 1: Kiến thức chuyên môn

Năng lực chưa đạt chuẩn so với yêu cầu:

Yêu cầu: Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.

Thực trạng: Hiểu biết ở mức 3 (mức trung bình) có 58,3% (bảng 2.3, trang 42). Tiêu chuẩn 2: Kỹ năng nghề

Kỹ năng chưa đạt chuẩn so với yêu cầu:

Yêu cầu: Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc tay nghề bậc 4/7 trở lên hoặc nghệ nhân cấp quốc gia.

Thực trạng: Tay nghề bậc 3/7 có 22,8%; tay nghề bậc 4/7 có 51,4%; (bảng 2.2, trang 39).

- Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề.

71


Tiêu chuẩn 1: Có trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, có đủ thời gian tham gia giảng dạy theo từng cấp trình độ đào tạo.

Trình độ nghiệp vụ sư phạm chưa đạt chuẩn so với yêu cầu:

Yêu cầu: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp với cấp trình độ đào tạo hoặc tương đương.

Thực trạng: Trình độ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 có 27,7% (bảng 2.1, trang 36).

* Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa

Trên cơ sở so sánh chuẩn quy định với thực trạng của đội ngũ giáo viên, nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa đối với GVTH bao gồm: Bồi dưỡng sư phạm dạy nghề; bồi dưỡng tay nghề; bồi dưỡng hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.

- Bồi dưỡng sư phạm dạy nghề [52], [53]: Chương trình sư phạm dạy nghề cung cấp cho giáo viên nh÷ng hiÓu biÕt c¬ b¶n vÒ khoa häc gi¸o dôc nghÒ nghiÖp, cã n¨ng lùc s− ph¹m d¹y nghÒ, vËn dông ®−îc nh÷ng kiÕn thøc vµ kü n¨ng s− ph¹m vµo d¹y nghÒ theo chuyªn ngµnh ®−îc ®µo t¹o, rÌn luyÖn phÈm chÊt ®¹o ®øc nhµ gi¸o vµ h×nh thµnh nh©n c¸ch ng−êi gi¸o viªn d¹y nghÒ trong quá trình tiến hành hoạt động nghề nghiệp. Hiện nay, đa số giáo viên đã được bồi dưỡng chương trình sư phạm bậc 1. Chương trình này mới chỉ trang bị cho giáo viên kiến thức sư phạm tối thiểu để có thể tham gia giảng dạy. Số GVTH hiện có trình độ sư phạm bậc 1 (chiếm 27,7%) được bồi dưỡng hoàn thiện sư phạm dạy nghề để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ.

- Bồi dưỡng tay nghề: Điểm khác biệt cơ bản về năng lực giữa GVTH (GVDN) và giáo viên trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên nghiệp là trình độ tay nghề. GVTH không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết chuyên môn mà còn phải có tay nghề thuần thục vì mục đích chính của dạy nghề là hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người học. Theo số liệu thống kê, hiện có 22,8% GVTH có trình độ tay nghề bậc 3/7 (bằng trình độ tay nghề cần đào tạo), 51,4% GVTH có trình độ tay nghề bậc 4/7 và 25,8% GVTH có trình độ tay nghề đạt bậc 5/7 và lớn hơn bậc 5/7. Với yêu cầu trình độ tay nghề của GVTH phải cao hơn trình độ

72


tay nghề được đào tạo tối thiểu là 1 bậc thì rõ ràng nhiệm vụ bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa trình độ tay nghề của GVTH là nhiệm vụ trọng tâm của ngành dạy nghề cũng như của các nhà trường.

- Bồi dưỡng hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề:

Tìm hiểu thực tế để bổ xung kiến thức, nâng cao năng lực hiểu biết nghề nghiệp là vấn đề các nhà trường cần quan tâm. Có thể tổ chức các chuyến tham quan thực tế trong nước và ở nước ngoài. Qua các đợt tìm hiểu thức tế đó, giáo viên có cơ hội tiếp xúc, giao lưu, tìm hiểu và mở rộng hiểu biết về các mặt văn hóa, xã hội, con người và quan trọng hơn là thu lượm được các kiến thức về hiểu biết nghề nghiệp, có điều kiện so sánh trình độ đào tạo của nhà trường và nhu cầu xã hội để từ đó có định hướng đổi mới quá trình đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của cơ sở sử dụng lao động. Mặt khác các nhà trường cần tăng cường đầu tư thiết bị mới để tổ chức đào tạo, từ đó GVTH mới có điều kiện tìm hiểu, khai thác thiết bị phục vụ đào tạo để qua đó làm chủ được thiết bị mới, ứng dụng công nghệ mới trong dạy học.

Cùng với thực tế sản xuất ngày càng đa dạng và phong phú thì khoa học và công nghệ cũng phát triển không ngừng. Trong xu thế toàn cầu hóa và công nghệ thông tin phát triển, kiến thức mới được lan truyền rộng khắp, nhanh chóng. Nhiều thiết bị mới, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời đáp ứng việc cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm công nghệ cao, tiện ích cho cuộc sống xã hội. Điều đó đòi hỏi GVTH phải nắm bắt, cập nhật kiến thức để giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng trong thực hành, thực tập.

Bồi dưỡng hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề căn cứ trên cơ sở xu thế đổi mới công nghệ trong nước và khu vực, trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Lưu ý đến các loại vật liệu mới, thiết bị phục vụ công nghệ mới.

Việc bồi dưỡng hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề tùy thuộc vào từng chuyên ngành đào tạo và khả năng ứng dụng trong đào tạo tại các nhà trường.

73


3.3.2.3. Tổ chức thực hiện

* Bồi dưỡng sư phạm dạy nghề được tiến hành theo các bước sau:

- Lựa chọn chương trình bồi dưỡng: Chương trình sư phạm dạy nghề được TCDN - Bộ LĐTB&XH ban hành theoquyết định số 742/QĐ-TCDN ngày 7/12/2005 với các học phần quy định đối với các giáo viên đã có chứng chỉ sư phạm bậc 1 [55], gồm các học phần:

+ Lô gic (2 đvht).

+ Kỹ năng dạy học (5 đvht).

+ Phương pháp dạy học chuyên ngành (3 đvht).

+ Thực tập sư phạm (240 giờ).

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp (2 đvht).

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (2 đvht).

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

+ Lựa chọn hình thức tổ chức: Bồi dưỡng dài hạn, tập trung

+ Xác định thời gian bồi dưỡng: 14 tuần.

+ Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng: Phòng học chuyên môn; xưởng thực hành; thiết bị, vật tư, dụng cụ thực hành...

- Tổ chức bồi dưỡng:

+ Tổ chức lớp, mời giảng viên (có học hàm, học vị và kinh nghiệm) thuộc chuyên ngành SPKT giảng dạy.

+ Thực hiện bồi dưỡng theo chương trình và tiến độ đã xây dựng.

+ Tổ chức thi và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề.

* Bồi dưỡng tay nghề gồm các bước sau:

- Xác định nghề cần xây dựng chương trình bồi dưỡng tay nghề.

- Tiến hành xây dựng chương trình bồi dưỡng tay nghề bậc 4/7:

+ Cơ sở xây dựng chương trình: Yêu cầu về hiểu biết và làm được quy

định đối với tay nghề bậc 4/7.

74


+ Quy trình thực hiện theo 5 bước (được nêu trong sơ đồ hình 3.1).

+ Xây dựng nội dung bồi dưỡng theo mục 2, mục 3 (được nêu trong sơ đồ hình 3.1).

• Phần lý thuyết: 4 đvht.

• Phần thực hành: 200 giờ.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

+ Lựa chọn hình thức tổ chức: Bồi dưỡng ngắn hạn, tại chỗ.

+ Xác định thời gian bồi dưỡng: 7 tuần.

+ Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng: Phòng học chuyên môn; xưởng thực hành; thiết bị, vật tư, dụng cụ thực hành...

- Tổ chức bồi dưỡng:

+ Tổ chức nhóm, mời GVTH có tay nghề bậc ≥ 5/7 hướng dẫn.

+ Thực hiện bồi dưỡng theo chương trình và tiến độ đã xây dựng.

+ Tổ chức thi và cấp chứng nhận trình độ tay nghề bậc 4/7.

* Bồi dưỡng hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới gồm các bước sau:

- Khảo sát nhu cầu của giáo viên.

- Lựa chọn nội dung phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng:

+ Lựa chọn lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần tìm hiểu thực tiễn sản xuất.

+ Xác định và lựa chọn nội dung chuyên đề hội thảo hoặc tập huấn.

- Lựa chọn hình thức tổ chức:

+ Tổ chức thăm quan tìm hiểu thức tiễn sản xuất.

+ Tổ chức hội thảo chuyên đề hoặc tổ chức lớp tập huấn tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

- Tìm kiếm các đối tác có đủ điều kiện theo yêu cầu để tổ chức thăm quan, tìm hiểu thực tiễn sản xuất.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí