Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 10

tục giả bệnh, vẫn cười, vẫn tỏ vẻ ngu ngơ và bất hợp tác bằng cách im lặng, không nói năng gì trong suốt phiên xử. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM nhận định lời khai của Cường khi mới bị bắt được lấy trong tình trạng sức khỏe bình thường, không có biểu hiện lạ; nội dung các câu hỏi và câu trả lời chặt chẽ về tình tiết vụ án. Đồng thời, những lời khai của Cường phù hợp với lời khai của các bị cáo cùng vụ, của các nạn nhân cùng biên bản khám nghiệm hiện trường... Như vậy đã đủ cơ sở xác định Cường có phạm tội nhưng chưa đủ chứng cứ để xác định Cường là người trực tiếp dùng dây dù giết chết nạn nhân hay là Sang (người cầm đầu). Hơn nữa, có các lời khai rằng Sang thường mang theo dây dù trong người khi phạm tội. Do đó, bản án sơ thẩm nhận định Cường chỉ là đồng phạm tích cực trong vụ giết người là có cơ sở. Từ đó, Tòa đã bác kháng nghị của VKS cùng kháng cáo xin giảm án của bị cáo và tuyên y án sơ thẩm.

Ngược lại, cũng có trường hợp trớ trêu là người không có năng lực TNHS lại bị truy cứu TNHS và bị phạt tù. Ví dụ: Bản án hình sự sơ thẩm số 44/2008 ngày 21/02/2008 của TAND Tp. Hải Phòng, tuyên phạt Phạm Văn Thắng (SN 1980, thường trú tại xã Thái Sơn, huyện An Lão, Tp. Hải Phòng) 7 năm tù vì Thắng là một đồng phạm trong một vụ trộm cắp tài sản trị giá gần 400 triệu đồng vào đêm 19/3/2006. Vấn đề khiến dư luận băn khoăn là việc xử tù một người tâm thần. Tại kết quả Giám định pháp y tâm thần số 03 ngày 05/01/2007 của Tổ chức Giám định pháp y tâm thần Hải Phòng ghi: “Bệnh nhân Phạm Văn Thắng, sinh năm 1980 có mắc bệnh tâm thần: Bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng (Theo phân loại bảng quốc tế lần X có mã số F20.5). Khi thực hiện hành vi phạm tội bệnh nhân có mắc bệnh này; Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bệnh nhân bị hạn chế; Bệnh nhân cần theo dõi và điều trị lâu dài”. Khoản 1 Điều 13 BLHS quy định rõ: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”. Căn cứ vào quy định trên cùng bản kết luận giám định, VKSND Tp. Hải Phòng đã có quyết định áp dụng BPBBCB đối với Phạm

Văn Thắng tại Bệnh viện tâm thần trung ương từ tháng 3/2007 đến tháng 12/2007. Khi rời Bệnh viện tâm thần trung ương, giấy ra viện ghi: “Tình trạng tâm thần của Thắng đã ổn định, không cần phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”. Từ Bệnh viện tâm thần trung ương, Thắng được đưa thẳng vào trại tạm giam rồi ra Tòa lĩnh án. Sau phiên toà sơ thẩm, trên cơ sở đơn kháng cáo, ngày 09/6/2008, Toà phúc thẩm TANDTC có quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần, đến ngày 08/9/2008, bị cáo Phạm Văn Thắng rời trại tạm giam nhập viện để theo dõi giám định nội trú. Sau đó Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư kết luận: Bị cáo Phạm Văn Thắng mắc bệnh tâm thần phân liệt thể pananoit. Điều đáng lưu ý là bị cáo Phạm Văn Thắng có sổ điều trị bệnh tâm thần mạn tính tại BV Tâm thần Hải Phòng từ năm 2000 (Thắng là nạn nhân chất độc da cam do Bố của Thắng trước đây đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ nên bị nhiễm độc). Khi Phạm Văn Thắng bị bắt, gia đình cũng đã xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh Phạm Văn Thắng bị bệnh tâm thần mãn tính, nhưng không hiểu vì lý do gì, cơ quan điều tra vẫn quyết định khởi tố “cho bằng được” người không phải chịu TNHS. Tại phiên toà phúc thẩm ngày 24/2/2009, HĐXX TANDTC đã tuyên huỷ bản án sơ thẩm do có quá nhiều sai phạm này [55].

Có những tiêu cực như trên xảy ra là do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, do còn tồn tại sự yếu kém trong công tác giám định pháp y tâm thần. Giám định pháp y là vấn đề phức tạp nhưng đội ngũ giám định viên phần lớn lại kiêm nhiệm, cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho việc theo dõi, chuẩn đoán bệnh. Giám định pháp y tâm thần phức tạp bởi vì trừ trường hợp các bệnh nhân bị động kinh hay tổn thương não có thể đọc triệu chứng bệnh trên điện não đồ hay qua phim chụp; còn lại các giám định viên đều phải trực tiếp theo dõi các triệu chứng qua hành động của bệnh nhân. Mà những triệu chứng đó rất khó phân biệt thật giả nếu như họ được tư vấn và cố tình giả tạo. Do đó, các tổ chức giám định pháp y tâm thần cần phải được trang bị phương tiện, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại như camera, máy ghi âm, thiết bị phát hiện nói dối,... để bí mật theo dõi bệnh nhân. Chính những

khó khăn đó mà trong thực tế vẫn còn tồn tại sự khác nhau trong kết luận giám định của các tổ chức giám định khác nhau về cùng một trường hợp. Từ đó, gây nên sự mất lòng tin trong quần chúng nhân dân và cả ở những người tiến hành tố tụng.

Thứ hai, là sự chưa đầy đủ và rõ ràng trong các quy định của pháp luật. Chẳng hạn như có nhiều bản kết luận giám định khác nhau thì Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào kết luận nào để xác định tình trạng năng lực TNHS của bị can, bị cáo ? Lỗ hổng này dễ dẫn đến tiêu cực của những người tiến hành tố tụng. Vấn đề nữa là bệnh tâm thần là loại bệnh phức tạp với khoảng 300 mã bệnh khác nhau, có bệnh kéo dài liên tục, có bệnh kéo dài đứt quãng, có bệnh chỉ xuất hiện nhiều năm một lần và không phải ai mắc bệnh tâm thần cũng đều mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Luật lại không quy định cụ thể về việc xác định các vấn đề cần giám định trong giám định pháp y tâm thần. Dẫn đến những sai sót của một số cơ quan tiến hành tố tụng khi yêu cầu đã không nêu rõ yêu cầu một cách rõ ràng đối với kết quả giám định. Trong yêu cầu giám định của đa số cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay chỉ ghi một cách chung chung là “bị cáo có mắc bệnh tâm thần hay không”, có khi còn hỏi thẳng là “bị cáo có năng lực TNHS hay không”. Trong khi tổ chức giám định chỉ có trách nhiệm xác định tình trạng bệnh tật của bị can, bị cáo còn việc xác định, bị can, bị cáo có năng lực TNHS hay không, có bị truy cứu TNHS hay không là nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ ba, nội dung của bản kết luận giám định pháp y tâm thần ghi nhận không rõ ràng về tình trạng bệnh của bị can, bị cáo đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng và mỗi nơi hiểu một kiểu dẫn đến sự tùy tiện trong quá trình áp dụng như trường hợp của Phạm Văn Thắng trong vụ án nói trên: tại kết quả Giám định pháp y tâm thần số 03 ngày 05/01/2007 của Tổ chức Giám định pháp y tâm thần Hải Phòng đã khẳng định: “Khi thực hiện hành vi phạm tội, bệnh nhân có mắc bệnh này” chứ không phải bệnh mới phát sau khi phạm tội. Tuy nhiên, theo quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án này thì cho rằng kết luận giám định cho biết là có bệnh nhưng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của Thắng chỉ bị “hạn chế” chứ không phải bị “mất”. Thiết nghĩ, khi có trưng cầu giám

định về tâm thần, các Giám định viên cần phải trả lời rõ ràng, dứt khoát vào thẳng câu hỏi mà cơ quan trưng cầu giám định đưa ra, tức là cụ thể bệnh nhân này có hay mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Câu trả lời hoặc là khẳng định, hoặc là phủ định chứ không thể chung chung... “hạn chế”. Bởi theo cách trả lời này thì “hạn chế” có thể được hiểu là “giảm” khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi ? Vậy giảm 99% khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi cũng là “hạn chế” và giảm 0,1% cũng là “hạn chế”? Vậy thì ý nghĩa của bản kết luận giám định pháp y tâm thần là ở đâu? Như vậy, khi đưa ra kết luận mập mờ “hạn chế” là một thiếu sót của cơ quan giám định.

Việc áp dụng BPBBCB đã cho thấy vướng mắc đầu tiên khi áp dụng biện pháp này chính là quy định về cơ quan thi hành quyết định bắt buộc chữa bệnh, khoản 4 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh”. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 64/2011 thì tổ chức cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thi hành BPBBCB hiện nay là Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (Thường tín, Hà Nội) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực phía Bắc; Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên; Phân viện Giám định pháp y tâm thần phía Nam và Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực phía Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Vấn đề quan tâm ở đây là, trên thực tế các cơ sở này đồng thời cũng là những trung tâm thực hiện chức năng quản lý và điều trị cho những bệnh nhân thông thường khác. Việc quy định chung một cơ sở quản lý và điều trị như thế giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (trong đó có cả người phạm tội) và những bệnh nhân thông thường rõ ràng không phải là một giải pháp hợp lí, vô hình chung chúng ta đã đánh đồng giữa những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

với những bệnh nhân bình thường khác trong khi địa vị pháp lý của họ là hoàn toàn khác nhau, bởi lẽ những người bị áp dụng BPBBCB ngoài việc là những bệnh nhân tâm thần như những người bệnh khác thì họ còn là người phạm tội hoặc là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, là đối tượng được điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật hình sự và đang phải gánh chịu loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất của Nhà nước [52, tr.67]. Do vậy đối với những người này cần được chữa trị ở những nơi riêng biệt với chế độ sinh hoạt, nội qui và cách thức quản lý mang tính đặc thù.

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 10

Điều 43 BLHS hiện hành quy định đối tượng bị áp dụng BPBBCB phải là “người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi”, thực tế hiện nay cho thấy tuy dành hẳn một chương (chương XXXIII) với 07 điều luật (từ Điều 311 đến Điều 317) để quy định về trình tự thủ tục tiến hành biện pháp tư pháp“bắt buộc chữa bệnh” trong BLTTHS năm 2003, tuy nhiên không thấy có bất kì một văn bản nào quy định và hướng dẫn xác định bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là những loại bệnh gì, như vậy dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng việc áp dụng biện pháp này trên thực tế, giống như trong ví dụ của tác giả Đỗ Văn Chỉnh nêu ra trong bài viết “Bắt buộc chữa bệnh và những thiếu xót cần khắc phục” đăng trên tạp chí Toà án nhân dân số 03/1999: “Nguyễn Phước Vĩnh Thưởng bị xử phạt 15 tháng tù, nhưng Thưởng bị bệnh hủi. Sau khi có quyết định thi hành án phạt tù đối với Thưởng, Toà án huyện B đã trưng cầu giám định y khoa. Hội đồng giám định y khoa tỉnh kết luận Nguyễn Phước Vĩnh Thưởng bị bệnh hủi ở giai đoạn co rút ngón tay, ngón chân. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng y khoa tỉnh, Toà án huyện B đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với Nguyễn Phước Vĩnh Thưởng và đưa vào cơ sở chuyên khoa y tế chữa bệnh hủi của tỉnh để điều trị” [18,

tr.2]. Chúng ta không vôi

bàn đến tính đúng hay sai về trình tư ̣ thủ tuc

trong viê ̣ c áp

dụng BPBBCB trong ví dụ nêu trên , cái chúng ta quan tâm ở đây là đối tượng áp dụng của quyết định bắt buộc chữa bệnh nêu trên , rõ ràng “bêṇ h hủi” đúng là môt

bêṇ h hiểm nghèo nhưng thưc tế nghiên cứ u y khoa cho thâý đây không phaỉ là bêṇ h

có thể làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi . Cho nên áp dụng BPBBCB đối với người bị bệnh hủi là không chính xác.

Một quy định nữa cũng rất dễ bị lạm dụng khi ra quyết định bắt buộc chữa bệnh đó là quy định thời gian bắt buộc chữa bệnh được quy định tại Điều 44: “…Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù” áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và bị áp dụng BPBBCB. Thiết nghĩ qui điṇ h này nên xem xét laị và theo ý kiến tác giả thì không

nên quy điṇ h “… thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành

hình phạt tù…” đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà mắc bệnh tới mức

mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để tránh bi ̣lam

duṇ g .

Một vấn đề khác có liên quan đến BPBBCB quy định tại Điều 43 BLHS 1999 là vấn đề TNHS của một người khi thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng có năng lực TNHS nhưng sau đó lâm vào tình trạng không có năng lực TNHS, đã áp dụng BPBBCB và đã khỏi bệnh thì có phải chịu TNHS nữa hay không. Khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 43 và cả quy định của BLTTHS 2003 liên quan đến vấn đề này đều là các quy phạm tuỳ nghi, cho phép cơ quan tiến hành tố tụng có thể lựa chọn cách xử lý, theo đó thì đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 43 có thể phải chịu TNHS; khoản 2 Điều 13 quy định: “Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng BPBBCB. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu TNHS”. Liên ngành Trung ương đã ban hành thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày 24/09/1997 hướng dẫn về vấn đề này nhưng cũng không đề cập gì tới việc cụ thể hoá trường hợp nào thì người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu TNHS, trường hợp nào không. Hậu quả tất yếu là hầu hết các địa phương khi gặp phải vấn đề này đều có những biểu hiện vừa lúng túng, vừa tuỳ tiện, gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân và những tranh cãi không cần thiết giữa các cơ quan tiến hành tố tụng [41,tr.34]. Mặt khác, khoản 2 Điều 43 BLHS 1999 quy định: “Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng

trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh…”. Nghĩa là trong trường hợp này thẩm quyền áp dụng BPBBCB là thuộc thẩm quyền của Tòa án hay nói cách khác trong trường hợp này CQĐT phải chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng BPBBCB cho Tòa án để Tòa án ra quyết định áp dụng BPBBCB trên cơ sở kết luận của Hội đồng giám định, nhưng trong thực tế lại có những trường hợp mặc dù người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong khi có năng lực TNHS nhưng trước khi xét xử lại mắc bệnh tâm thần thì CQĐT lại chuyển đề nghị áp dụng BPBBCB cho VKS, mặc dù thẩm quyền áp dụng BPBBCB trong trường hợp này không phải của VKS.

Mặc dù, việc thi hành BPBBCB đã được ban hành Nghị định hướng dẫn - Nghị định 64/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc chữa bệnh bắt buộc này chỉ được áp dụng từ giai đoạn điều tra theo quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng (VKS, TA), tức là khi đã có hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Ngoài ra, không thấy văn bản pháp luật nào khác quy định người nào, cơ quan nào... có trách nhiệm đưa người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi đến cơ sở khám chữa bệnh để điều trị, cơ sở khám chữa bệnh phải tiếp nhận người mắc bệnh hay cơ quan có thẩm quyền bắt buộc người mắc bệnh phải điều trị để ngăn ngừa người mắc bệnh có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Nói một cách khác, hiện nay không tìm ra bóng dáng trách nhiệm của Nhà nước khi không xây dựng một cơ chế để quản lý và điều trị người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, để cho người bệnh thực hiện hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội thì mới xử lý là đã quá muộn do người mắc bệnh không được quan tâm, theo dõi, sớm phát hiện và đưa đi điều trị. Như khi nói đến một số vụ án thương tâm do người bị bệnh tâm thần gây ra với Báo tuổi trẻ, Bác sĩ La Đức Cương (giám đốc bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, kể: “Trước đó, hôm 16/8/2011, bệnh nhân Vũ Tiến Thành ở Phú Xuyên, Hà Nội vốn bị rối loạn tâm thần do uống rượu quá nhiều đã

đến khám tại bệnh viện Tâm thần T.Ư và được khuyên nhập viện, nhưng cả hai vợ chồng bệnh nhân đều từ chối. Chiều cùng ngày, Thành đã chém chết vợ và hai con tại nhà vì không kiểm soát được hành vi. Tôi đã thấy bất thường ngay từ lúc cả hai vợ chồng bệnh nhân từ chối nhập viện, nhưng không ngờ sự việc xảy ra quá nhanh”

Ông Cương nói [57].

Thực trạng hiện nay cho thấy tuy người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi bị áp dụng BPBBCB và đã được điều trị ổn định hoặc bệnh đã giảm nhưng gia đình, người thân thậm chí cả chính quyền địa phương “ngại” không chịu tiếp nhận người đã được điều trị (người bệnh) trở về để quản lý, chăm sóc hoặc kết hợp với bệnh viện để tiếp tục điều trị cho người bệnh; còn đối với bệnh viện nơi đã điều trị cho người bệnh trước đây thì không chịu tiếp tục nhận do người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh hoặc đã được điều trị ổn định và buộc phải xuất viện vì không đủ cơ sở vật chất và tài chính cho những bệnh nhân này. Điển hình là trường hợp của Hà Văn Pẩu, bệnh nhân tâm thần từng giết hại và ăn thịt trẻ em năm 2008, được điều trị khỏi bệnh về nhà, sau ba năm điều trị tại Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư vào tháng 10/2011, làm cho cả xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đều lo lắng. Thuộc diện bắt buộc chữa bệnh, Pẩu chỉ được ra viện khi có người nhà tiếp nhận, nhưng cả hai người anh em của Pẩu lại chối đây đẩy với lý do họ lam lũ cả ngày ngoài đồng ruộng, không thể trông giữ anh. Bệnh viện cho là đã điều trị ổn định cho Pẩu, nhưng ngoài cộng đồng ai cũng lo sợ. Gia đình từ chối, dân làng hoang mang, cuối cùng giải pháp tạm thời là chính quyền phối hợp với gia đình đưa Pẩu... trả lại bệnh viện. Tuy nhiên, đây cũng vẫn chỉ là giải pháp tạm thời và gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí và tính pháp lý bởi nếu để những người như vậy ở lại bệnh viện mãi thì chi phí điều trị do bên nào chi trả cũng chưa có hướng dẫn cụ thể. Trong khi bệnh nhân tâm thần dù đã được điều trị ổn định nhưng vẫn có nguy cơ tái phát, có thể có lúc gây nên hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó, cần thiết phải có những quy định cụ thể để điều chỉnh về những

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí