Thực Trạng Về Chủ Thể Thực Hiện Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Nghề Cho Giáo Viên Dạy Nghề Các Ttgdnn Tỉnh Bắc Kạn

- Hình thức Bồi dưỡng chuyên đề theo cụm trung tâm xếp thứ 5 đạt điểm trung bình là 2,8 điểm.

Như vậy, các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn là khá phong phú, được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức bồi dưỡng thường xuyên được sử dụng là tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tập trung do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức. Ngoài ra, các trung tâm cũng đã chủ động triển khai nhiều hình thức tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ giáo viên của mình.

2.3.6. Thực trạng về chủ thể thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn

Theo quy định của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định các đơn vị được tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; trong đó có Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, Vụ dạy nghề chính quy, Vụ giáo viên (của của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) và một số trường có Khoa sư phạm dạy nghề được phép tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Trong đó quy định những giáo viên, chuyên gia tham gia công tác bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể như sau:

- Tiêu chuẩn về Trình độ chuyên môn

+ Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;

+ Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;

+ Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;

+ Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

+ Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

+ Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.

- Tiêu chuẩn về Trình độ ngoại ngữ:

+ Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

+ Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy; mô tả được một số công việc cơ bản của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

- Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học:

+ Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.

+ Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng, tài liệu giảng dạy.

- Tiêu chuẩn về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy:

+ Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương.

+ Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.

+ Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.

+ Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.

+ Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.

+ Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.

+ Tự làm các thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy.

+ Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

+ Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.

+ Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

+ Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng; chương trình bồi dưỡng nghề nghiệp.

+ Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.

+ Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.

+ Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học.

+ Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của phòng, khoa, tổ bộ môn.

+ Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.

+ Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên.

Như vậy, căn cứ vào các tiêu chuẩn nêu trên, hàng năm trong quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu đơn vị tham gia hoạt động bồi dưỡng cung cấp hồ sơ về giáo viên, chuyên gia thực hiện bồi dưỡng cho giáo viên phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên.

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng GVDN ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng

Trong giai đoạn từ năm 2013-2017, thực hiện quy định của Tổng cục Dạy nghề (hiện nay là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan; hàng năm, căn cứ vào nguồn kinh phí được cấp và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện; trong 5 năm tổng số có 460 lượt giáo viên dạy nghề của tỉnh được bồi dưỡng, (kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được xây dựng chung trong kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm), cụ thể:

- Năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 21/3/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và người dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh năm 2013 (trong đó số kinh phí bồi dưỡng giáo viên là 498,5 triệu đồng, tổ chức 04 lớp, đào tạo cho 80 giáo viên);

- Năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 576/QĐ- UBND ngày 10/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển chương trình, học liệu dạy nghề, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2014 (trong đó số kinh phí bồi dưỡng giáo viên là 240 triệu đồng, tổ chức 03 lớp, đào tạo cho 60 giáo viên);

- Năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 527/QĐ- UBND ngày 23/4/2015 về việc nhân rộng, phát triển mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho người khuyết tật; bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, người dạy nghề; xây dựng chương trình, giáo trình theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2015 (trong đó số kinh phí bồi dưỡng giáo viên là 650 triệu đồng, tổ chức 04 lớp, đào tạo cho 100 giáo viên);

- Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 643/QĐ- UBND ngày 9/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, người dạy nghề; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2016 (trong đó số kinh phí bồi dưỡng giáo viên là 346,27 triệu đồng, tổ chức 05 lớp, đào tạo cho 110 giáo viên);

- Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 847/QĐ- UBND ngày 20/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017 (trong đó số kinh phí bồi dưỡng giáo viên là 397,5 triệu đồng, tổ chức 04 lớp, đào tạo cho 110 giáo viên).

Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn‌


STT


Nội dung

Mức độ kết quả thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tổng

TB

Thứ

bậc


1

Kế hoạch xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng được dựa trên các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho việc thực hiện tổ chức hoạt động dạy thực

hành nghề


24


21


4


1


50


3.1


4


2

Kế hoạch xác định rõ nội dung chương trình bồi dưỡng bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ cho Gv về

năng lực tổ chức dạy thực hành nghề


20


21


6


1


48


3.0


5

3

Lựa chọn phương pháp, hình thức

bồi dưỡng

32

15

4

1

52

3.3

2


4

Dự trù kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần

thiết cho hoạt động bồi dưỡng.


36


18


2


0


56


3.5


1

5

Lựa chọn giáo viên dạy nghề cần

đào tạo, bồi dưỡng

28

18

6

0

52

3.2

3


Trung bình

28

19

4

1

52

3.2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 8

(Quy định mức độ: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; TB: 2 điểm; Yếu: 1 điểm)

Nhìn vào số liệu thống kê nêu trên cho thấy Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm thực hiện tốt trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN đó là:

- Hoạt động Dự trù kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động bồi bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN xếp thứ 1 đạt điểm trung bình trung 3,5 điểm.

- Hoạt động lựa chọn phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho hoạt động bồi bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN xếp thứ 2 đạt điểm trung bình trung 3,3 điểm.

- Hoạt động lựa chọn giáo viên dạy nghề cần đào tạo, bồi dưỡng cho hoạt động bồi bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN xếp thứ 3 đạt điểm trung bình trung 3,2 điểm.

- Kế hoạch xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng được dựa trên các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho việc thực hiện tổ chức hoạt động dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN xếp thứ 4 đạt điểm trung bình trung 3,1 điểm.

- Kế hoạch xác định rõ nội dung chương trình bồi dưỡng bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ cho Gv về năng lực tổ chức dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN xếp thứ 5 đạt điểm trung bình trung 3,0 điểm.

Khi trao đổi với một số cán bộ quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn về những hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn và thu được các thông tin sau đây:

- Việc dự báo nhu cầu, khảo sát và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV của các trung tâm chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch định hướng dài hạn.

- Hầu hết các trung tâm thực hiện theo kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do vậy gặp khó khăn trong việc sắp xếp giáo viên đi bồi dưỡng.

- Nguồn kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn hàng năm chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia, do đó do đó việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn hàng năm gặp khó khăn.

Như vậy, để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN thì việc lập kế hoạch bồi dưỡng phải được triển khai thực hiện kịp thời. Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải triển khai thực hiện thường xuyên; bên cạnh đó các trung tâm cần chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phù hợp theo điều kiện hiện có. Qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN của tỉnh Bắc Kạn.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề hàng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện.

Lựa chọn đơn vị tổ chức bồi dưỡng theo quy định Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; căn cứ theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Căn cứ vào năng lực thực tế của các trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề và nội dung chương trình bồi dưỡng theo quy định; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã hợp tác với các đơn vị để tham gia bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp của tỉnh.

Việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng cho giáo viên trong những năm qua do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các trường tổ chức chủ yếu theo hình thức tập trung và tổ chức thành các lớp theo từng chuyên đề và theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Các trường tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho các TTGDNN của tỉnh Bắc Kạn, gồm 2 trường: Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, tỉnh Thái Nguyên và Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí