59
2. Khảo sát thực trạng năng lực của GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cho thấy đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn khá cao. Tuy nhiên các năng lực cần thiết cho người GVTH là năng lực sư phạm, trình độ tay nghề, hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới... để vận dụng trong quá trình giảng dạy còn nhiều bất cập. Thực trạng trên được đánh giá qua việc xếp loại và tự xếp loại NLDH đạt loại trung bình của GVTH còn chiếm phần lớn. Điều đó cũng chứng tỏ chất lượng đội ngũ GVTH chưa cao tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.
3. Khảo sát thực trạng bồi dưỡng giáo viên chứng tỏ công tác bồi dưỡng đội ngũ chưa thực sự được quan tâm. Nội dung bồi dưỡng, số giáo viên tham gia bồi dưỡng rất hạn chế. Các nội dung liên quan đến bồi dưỡng giáo viên đều ở mức thấp, chưa đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.
4. Mối quan hệ nhân quả giữa năng lực của thầy và kỹ năng của học trò được thể hiện rõ qua thực trạng kết quả học thực hành của học sinh. Kết quả học thực hành của học sinh còn ở mức trung bình có nghĩa là năng lực của GVTH còn hạn chế cần được bồi dưỡng.
5. Xác định rõ nguyên nhân của thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên làm cơ sở cho việc định hướng xây dựng, đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nhằm khắc phục tồn tại, nâng cao tính thực tiễn, tính khả thi của các biện pháp, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên.
60
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Của Học Sinh Học Nghề Các Trường Dạy Nghề Khu Vực Miền Núi Phía Bắc
- Biểu Đồ Thực Trạng Mức Độ Hiểu Biết Thực Tế Sản Xuất Và Tiếp Cận Công Nghệ Mới Của Gvth
- Thực Trạng Đáp Ứng Các Nội Dung Bồi Dưỡng Giáo Viên Thực Hành
- Biện Pháp 2: Bồi Dưỡng Chuẩn Hóa Giáo Viên Thực Hành
- Biện Pháp 3: Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Giáo Viên Thực Hành
- Biện Pháp 5: Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Giáo Viên Thực Hành
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.1. Định hướng xây dựng các biện pháp bồi dưỡng
Bồi dưỡng trước hết nhằm chuẩn hóa đội ngũ để đạt chuẩn theo chức danh GVTH qua đó nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Bồi dưỡng nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp còn còn yếu trong hoạt động dạy học của GVTH, đồng thời trang bị thêm các hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ mới cho giáo viên, thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo trong nhà trường với thực tế sản xuất của các doanh nghiệp.
Việc tổ chức bồi dưỡng phải linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường và tạo điều kiện tốt nhất để nhiều giáo viên tham gia bồi dưỡng. Bên cạnh đó công tác tự bồi cần được quan tâm và khuyến khích.
Tính hiệu quả trong công tác bồi dưỡng phải cao, tránh hình thức, gây tốn kém, lãng phí.
3.2. Các nguyên tắc trong việc đề xuất biện pháp bồi dưỡng
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày, việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cần đảm bảo các nguyên tắc về tính mục đích, tính toàn diện, tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp.
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Mục đích có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động. Chất lượng, hiệu quả của một hoạt động phụ thuộc vào việc xác định mục đích ban đầu. Mục đích là một trong những phạm trù quan trọng trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Vì vậy khi đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cần xác định đúng mục đích bồi dưỡng: Bồi dưỡng NLDH để GVTH có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ dạy học, hình thành được kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh.
61
Nguyên tác đảm bảo tính mục đích của các biện pháp là nguyên tắc chủ đạo trong tiến trình bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
NLDH của GVTH không phải là năng lực đơn nhất mà là sự tổng hợp của nhiều năng lực khác nhau được tập hợp, hỗ trợ tác động lẫn nhau để tạo nên NLDH. Khi nói người GVTH có NLDH có nghĩa là người giáo viên đó đã hội tụ được cả 3 năng lực thành phần của NLDH, bao gồm:
- Năng lực chuẩn bị quá trình dạy nghề với 7 kỹ năng.
- Năng lực thực hiện quá trình dạy nghề với 20 kỹ năng thuộc lĩnh vực sư phạm và chuyên môn.
- Năng lực đánh giá kết quả học thực hành với 3 kỹ năng.
Để hoàn tất được 30 kỹ năng nêu trên, biện pháp đưa ra phải có tính toàn diện, bao trùm để mọi giáo viên đều có thể lựa chọn nội dung phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng.
Ví dụ: Biện pháp đưa ra có thể giúp giáo viên yếu về nghiệp vụ sư phạm thì chỉ cần đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc yếu về một kỹ năng nào đó thì chỉ cần bồi dưỡng chuyên về kỹ năng đó và những nội dung bồi dưỡng đều được xây dựng hoàn thiện để khi cần bồi dưỡng là tổ chức thực hiện được.
Tính toàn diện của các biện pháp không có nghĩa là ôm đồm mà cần có sự tìm tòi, chọn lọc khi đề xuất những nội dung có tính quyết định đến việc nâng cao NLDH cho GVTH. Tính toàn diện nhìn ở góc độ quản lý nhà nước còn có nghĩa các biện pháp nêu ra không vượt ra ngoài chuẩn GVTH được nhà nước quy định.
Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc được đề xuất có thể đáp ứng tối đa nhu cầu bồi dưỡng của GVTH, nâng cao được NLDH, giúp GVTH từng bước tiến tới đạt chuẩn giáo viên theo quy định.
62
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa được chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các quy định của Bộ, Ngành về nhiệm vụ của ngành dạy nghề trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cũng như những đòi hỏi và yêu cầu về phát triển đội ngũ GVDN (trong đó có GVTH) để đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật đáp ứng cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Yêu cầu về tính thực tiễn đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên. Các biện pháp đưa ra nhằm giải quyết những tồn tại hiện có được nêu ra qua kết quả khảo sát, điều tra thực trạng để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH.
Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc được đề xuất dựa trên cơ sở khảo sát thực trạng năng lực của đội ngũ GVTH, thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu về các năng lực hiện có của đội ngũ GVTH, nguyên nhân của thực trạng để bồi dưỡng bổ sung những năng lực còn thiếu, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và cập nhật công nghệ mới.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất có khả năng vận dụng linh hoạt cho nhiều đối tượng trong thực tiễn bồi dưỡng GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc một cách thuận lợi và hiệu quả, cụ thể là: Có thể được tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau như bồi dưỡng chuyên đề lớn, tập trung theo chương trình của các Bộ, Ngành; bồi dưỡng từng phần do các trường hay một nhóm trường thực hiện; bồi dưỡng chuyên sâu, chuyên ngành hẹp do các đơn vị đào tạo (khoa chuyên môn, bộ môn) chủ trì và thực hiện tự bồi dưỡng của giáo viên.
3.3. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành
Luận án đề xuất 5 biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc, bao gồm:
- Biện pháp 1: Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng GVTH.
63
- Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH.
- Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GVTH.
- Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.
- Biện pháp 5: Đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH.
3.3.1. Biện pháp 1: Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên thực hành
3.3.1.1. Mục tiêu
Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao năng lực GVTH trong chiến lược phát triển nhà trường.
3.3.1.2. Nội dung
1) Xác định nhu cầu bồi dưỡng
Quá trình đào tạo trang bị cho giáo viên các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình đào tạo để có thể hoạt động nghề nghiệp ở mức độ nhất định. Muốn làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, người giáo viên phải tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tìm hiểu thực tế sản xuất, tiếp cận khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để hoàn thiện năng lực bản thân. Đòi hỏi đó làm xuất hiện nhu cầu bồi dưỡng. Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên thường rất đa dạng và phong phú do đòi hỏi năng lực giáo viên đối với mỗi ngành nghề đào tạo rất khác nhau.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các nhà trường cũng thường xuyên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để bổ sung, hoàn thiện và phát triển đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo viên (trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm...) làm cơ sở cho nâng cao chất lượng đào tạo.
Từ nhu cầu bồi dưỡng của mỗi giáo viên và nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trong chiến lược phát triển nhà trường, xác định nhu cầu bồi dưỡng và
64
xây dựng thành một kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Kế hoạch bồi dưỡng đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên trong từng giai đoạn cụ thể.
2) Xác định nội dung bồi dưỡng [54]
Từ nhu cầu bồi dưỡng, tiến hành phân loại các nhu cầu và chia thành các loại bồi dưỡng. Để hoàn thiện và nâng cao năng lực giáo viên, bồi dưỡng giáo viên thường sử dụng loại hình bồi dưỡng chuẩn hóa và bồi dưỡng nâng cao. Tương ứng với loại hình bồi dưỡng là các nội dung bồi dưỡng.
- Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa: Bồi dưỡng chuẩn hóa giúp giáo viên đạt chuẩn chức danh theo quy định. Bồi dưỡng chuẩn hóa là bồi dưỡng bắt buộc đối với giáo viên chưa đạt chuẩn. Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa gồm:
+ Kiến thức chuyên môn.
+ Kỹ năng nghề.
+ Nghiệp vụ sư phạm.
+ Ngoại ngữ.
+ Tin học.
+ Những nội dung khác mà chức danh quy định.
So sánh yêu cầu của chuẩn chức danh với từng loại giáo viên, giáo viên còn thiếu, chưa đạt nội dung nào thì được bồi dưỡng nội dung đó để đạt chuẩn quy định.
- Nội dung bồi dưỡng nâng cao: Bồi dưỡng nâng cao thực hiện đối với các giáo viên đã đạt chuẩn nhằm nâng cao năng lực của mỗi giáo viên. Bồi dưỡng nâng cao cũng là một trong các nhiệm vụ của giáo viên. Nội dung bồi dưỡng nâng cao gồm:
+ Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.
+ Nâng cao năng lực và trình độ sư phạm dạy nghề.
+ Nâng cao năng lực thực hành, nâng cao tay nghề.
+ Nâng cao năng lực bổ trợ: Năng lực ngoại ngữ, tin học...
+ Những nội dung khác theo quy định của chức danh cao hơn.
65
Nội dung bồi dưỡng nâng cao được chọn phù hợp với điều kiện giảng dạy của mỗi giáo viên, khả năng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của mỗi nhà trường.
3) Lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng
Để có chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, nội dung bồi dưỡng có thể lựa chọn các chương trình bồi dưỡng đã được xây dựng (có sẵn) hoặc xây dựng chương trình bồi dưỡng mới (nếu chưa có chương trình).
Căn cứ loại hình và nội dung bồi dưỡng để lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng là chương trình bồi dưỡng chuẩn hóa hoặc chương trình bồi dưỡng nâng cao.
- Chương trình bồi dưỡng chuẩn hóa:
+ Lựa chọn chương trình bồi dưỡng chuẩn hóa: Chương trình bồi dưỡng chuẩn hóa được lựa chọn là chương trình bồi dưỡng sư phạm dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH xây dựng và ban hành (được trình bầy cụ thể trong biện pháp 2 và phụ lục 4 - trang 122).
+ Xây dựng chương trình bồi dưỡng chuẩn hóa: Chương trình bồi dưỡng chuẩn hóa được xây dựng là chương trình bồi dưỡng tay nghề bậc 4/7 của các chuyên ngành đào tạo (được trình bầy cụ thể trong biện pháp 2 và phụ lục 5 - trang 136).
- Chương trình bồi dưỡng nâng cao:
+ Lựa chọn chương trình bồi dưỡng nâng cao: Chương trình bồi dưỡng nâng cao được lựa chọn gồm:
• Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm và trình độ sư phạm dạy nghề.
• Chương trình bồi dưỡng các năng lực bổ trợ: Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành; chương trình bồi dưỡng tin học ứng dụng trong dạy học.
(Các chương trình trên được trình bày cụ thể trong biện pháp 3).
66
+ Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao: Chương trình bồi dưỡng nâng cao được xây dựng là chương trình bồi dưỡng tay nghề bậc 5/7 cho các ngành nghề đào tạo (được trình bầy cụ thể trong biện pháp 3).
3.3.1.3. Tổ chức thực hiện
* Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên gồm các bước:
- Xây dựng mẫu phiếu thăm dò nhu cầu bồi dưỡng của GVTH với đầy đủ các thông tin: Họ, tên giáo viên; tuổi đời; ngành đào tạo; thâm niên giảng dạy; học phần/môđun được phân công giảng dạy; danh mục các lĩnh vực bồi dưỡng để giáo viên lựa chọn theo nhu cầu của bản thân (bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng công nghệ mới; bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng tin học,...); hình thức tổ chức (bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng dài hạn).
- Phát và thu phiếu thăm dò cho toàn bộ giáo viên để lấy thông tin phản hồi.
- Lập bảng tổng hợp và xử lý thông tin để chọn ra lĩnh vực bồi dưỡng có nhu cầu nhiều nhất hoặc có tính cấp thiết nhất.
- Lập biểu xác định nhu cầu thực tế bồi dưỡng giáo viên của trường trong từng giai đoạn hoặc từng năm trên cơ sở tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân và của tập thể bao gồm: Số lượng giáo viên cần có; trình độ chuyên môn (tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân...); nghiệp vụ sư phạm; trình độ ngoại ngữ, tin học dự kiến cần đạt được theo từng giai đoạn.
* Xác định nội dung bồi dưỡng gồm các bước:
- Xem xét nhu cầu thực tế bồi dưỡng giáo viên của nhà trường (có lưu ý đến các nội dung được nhiều giáo viên đăng ký bồi dưỡng và tính cấp thiết của nội dung được đăng ký).
- Xác định sơ bộ các nội dung cần bồi dưỡng.
- Xem xét các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất, thời gian và các điều kiện đáp ứng cho việc tổ chức khóa bồi dưỡng để quyết định có thể lựa chọn nội dung nào hoặc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nội dung.