Tổ Chức Bồi Dưỡng, Thi Và Cấp Chứng Chỉ Sư Phạm Dạy Nghề

91


3.5.4. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm được giới hạn với các nội dung thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bồi dưỡng NLDH của GVTH và phù hợp với điều kiện thực tế trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên của khoa Đào tạo nghề - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH được xây dựng để tổ chức thực nghiệm là một hệ thống có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, không thể thực hiện riêng lẻ từng biện pháp. Do vậy, nội dung triển khai bồi dưỡng là sự tổng hòa các biện pháp được đề xuất để có một nội dung thống nhất, khoa học, đồng bộ được tiến hành đồng thời hoặc kế tiếp nhau đối với nhóm thực nghiệm (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm


Biện pháp

Nội dung

chính

Nội dung

thành phần

Nội dung thực nghiệm


Biện pháp 1


Biện pháp 2


Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng nội dung bồi dưỡng GVTH


Bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH


- Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng

- Lựa chọn, xây dựng nội dung bồi dưỡng


- Bồi dưỡng sư phạm dạy nghề

- Bồi dưỡng tay nghề

- Bồi dưỡng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới

1. Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa

2. Lựa chọn chương trình sư phạm dạy nghề do TCDN

– Bộ LĐTB&XH ban hành tháng 12/2005

3. Xây dựng chương trình nâng bậc tay nghề bậc 4/7

4. Bồi dưỡng sư phạm dạy nghề

5. Bồi dưỡng tay nghề bậc 4/7 (nghề Hàn điện, nghề Điện công nghiệp)


Biện pháp 5


Đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH

- Đánh giá kết quả trong bồi dưỡng

- Đánh giá kết quả

sau bồi dưỡng

6. Đánh giá kết quả trong bồi dưỡng

7. Đánh giá kết quả sau

bồi dưỡng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 13

92


Trên cơ sở chọn lọc 7 nội dung bồi dưỡng (bảng 3.2) phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về bồi dưỡng NLDH cho GVTH. Thực nghiệm tiến hành trong 2 năm (năm 2008, năm 2009). Quá trình thực nghiệm như sau:

3.5.4.1. Xác định nội dung bồi dưỡng

Nội dung bồi dưỡng được xác định là bồi dưỡng bổ sung, hoàn thiện năng lực để chuẩn hóa đội ngũ do thực trạng đội ngũ GVTH của nhà trường tính đến thời điểm tác giả thực hiện đề tài vẫn còn một số GVTH chưa đạt chuẩn quy theo quy định hiện hành.

Nội dung bồi dưỡng được xác định để tổ chức thực nghiệm là:

1) Bồi dưỡng sư phạm dạy nghề hoàn thiện

Các giáo viên dạy nghề được tuyển dụng từ năm 2000 đến nay đều mới chỉ có chứng chỉ sư phạm bậc 1 (bồi dưỡng theo chương trình sư phạm bậc 1 được ban hành theo quyết định số 1672/TH-DN ngày 18/8/1992 của Bộ GD&ĐT).

2) Bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ tay nghề

Đa số các GVTH đều tốt nghiệp tại các trường cao đẳng hoặc đại học kỹ thuật, trình độ tay nghề chỉ đạt bậc 2/7 hoặc bậc 3/7 và tự bồi dưỡng, luyện tập, bồi dưỡng theo các khóa bồi dưỡng chuyên ngành trong quá trình giảng dạy để đạt bậc 3/7 hoặc tương đương bậc 4/7trong khi yêu cầu trình độ tay nghề của GVTH (nghề Cơ khí, nghề Điện) quy định theo chuẩn là bậc 4/7.

3.5.4.2. Lựa chọn chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng giáo viên là trách nhiệm của các cấp quản lý cũng như trách nhiệm của các nhà trường và của mỗi giáo viên. Với trách nhiệm của cơ quản lý về dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH đã xây dựng được một số chương trình bồi dưỡng chung cho toàn ngành nhằm nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực bổ trợ. Những chương trình đó là chương trình chuẩn quốc gia, các cơ sở đào tạo tùy theo chức năng, nhiệm vụ và

93


điều kiện hiện có để triển khai thực hiện cho đạt hiệu quả cao nhất. Với quan điểm đó, thực nghiệm lựa chọn chương trình bồi dưỡng là chương trình bồi dưỡng sư phạm dạy nghề theo quyết định số 742/QĐ-TCDN ngày 7/12/2005 do Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH ban hành (phụ lục 4 - trang 122).

3.5.4.3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng

Ngoài việc sử dụng các chương trình bồi dưỡng theo chuẩn quốc gia, các cơ sở đào tạo cần chủ động xây dựng các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của cơ sở đào tạo để tự tổ chức bồi dưỡng nhằm chủ động nâng cao năng lực cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu của hoạt động giảng dạy. Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng bậc nghề từ tay nghề bậc 3/7 lên bậc 4/7 để chủ động bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa trình độ tay nghề cho GVTH theo quy định của nhà nước.

Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng bậc nghề dựa trên các yêu cầu về “hiểu biết” và “làm được” đối với trình độ tay nghề bậc 4/7 của nghề Hàn điện và nghề Điện công nghiệp (phụ lục 5 - trang 136).

3.5.4.4. Tổ chức bồi dưỡng, thi và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề

1) Tổ chức khóa bồi dưỡng sư phạm dạy nghề

- Đối tượng bồi dưỡng: Đối tượng bồi dưỡng sư phạm dạy nghề là các GVTH đã có chứng chỉ sư phạm bậc 1 được bồi dưỡng theo chương trình sư phạm bậc 1 ban hành tại quyết định số 1672/TH-DN ngày 18/8/1992 của Bộ GD&ĐT.

- Số GVTH tham gia: 25 người; thời gian bồi dưỡng: 14 tuần.

- Hình thức tổ chức: Bồi dưỡng ngắn hạn, tập trung, ngoài giờ hành chính (tối thứ 6, ngày thứ 7 và ngày chủ nhật hàng tuần).

- Địa điểm: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

- Nội dung chương trình: Bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng Chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoàn thiện và văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình của Tổng cục Dạy nghề tại công văn số 135/TCDN - GV ngày 15/3/2006.

- Phương pháp thực hiện bồi dưỡng:

94


+ Cung cấp tài liệu để học viên nghiên cứu (dành 1/3 quỹ thời gian của học phần cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học viên).

+ Giảng viên hệ thống hóa toàn bộ kiến thức của học phần (dành 2/3 quỹ thời gian của học phần cho hoạt động của giảng viên).

+ Trao đổi, giải quyết thắc mắc, hệ thống kiến thức và tổng hợp nội dung cơ bản của học phần.

2) Tổ chức thi và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề

- Tổ chức thi 6 học phần theo các hình thức sau:

+ Thi tự luận đối với học phần Logic.

+ Thi trắc nghiệm đối với học phần Kỹ năng dạy học và học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.

+ Làm chuyên đề đối với học phần Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và học phần Phương pháp dạy học chuyên ngành.

+ Viết thu hoạch đối với học phần Thực tập sư phạm.

- Kết quả thi: Kết quả xếp loại điểm thi các học phần trong chương trình bồi dưỡng sư phạm dạy nghề của giáo viên nhóm TN được tổng hợp tại bảng 3.3:

Bảng 3.3. Kết quả xếp loại điểm thi các học phần sư phạm dạy nghề



TT


Tên học phần

Kết quả thi (%)

XS

Giỏi

Khá

TB khá

TBình

Yếu

1

Logic

0

0

52

12

36

0

2

Kỹ năng dạy học

8

32

40

20

0

0

3

PP dạy học chuyên ngành

8

28

48

16

0

0

4

PP nghiên cứu khoa học GDNN

0

12

40

40

8

0

5

Ứng dụng CNTT trong dạy học

4

40

40

16

0

0

6

Thực tập sư phạm

0

12

60

28

0

0


Trung bình (%) :

3,3

20,7

46,7

22,0

7,3

0

95


- Cấp chứng chỉ: Học viên tốt nghiệp được cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoàn thiện.

3.5.4.5. Tổ chức bồi dưỡng, thi nâng bậc và công nhận tay nghề bậc 5/7.

1) Tổ chức khóa bồi dưỡng nâng bậc tay nghề

- Đối tượng bồi dưỡng: Đối tượng bồi dưỡng nâng bậc tay nghề là các GVTH nghề Hàn điện và nghề Điện công nghiệp có đủ điều kiện nâng bậc tay nghề theo quy định của nhà nước (hiện có tay nghề bậc 3/7, có thời gian giảng dạy thực hành tối thiểu 3 năm).

- Số lượng: 10 người, thời gian bồi dưỡng: 7 tuần.

- Hình thức tổ chức: Bồi dưỡng ngắn hạn, tập trung ngoài giờ hành chính (ngày thứ 7 và ngày chủ nhật hàng tuần).

- Địa điểm: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

- Nội dung chương trình: Chương trình bồi dưỡng nâng bậc tay nghề thực hiện theo chương trình bồi dưỡng nâng bậc tay nghề bậc 4/7 nghề Hàn điện và nghề Điện công nghiệp.

2) Tổ chức thi và cấp chứng nhận

- Thành lập Hội đồng thi nâng bậc tay nghề gồm:

+ Hội đồng thi (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thi, các ủy viên).

+ Ban Giám khảo (tối thiểu có 3 thành viên).

+ Ban Thư ký.

- Tổ chức thi nâng bậc tay nghề gồm 2 phần:

+ Thi lý thuyết: Đề thi yêu cầu học viên giải quyết tốt một số nội dung cần “hiểu được” đối với tay nghề bậc 4/7.

+ Thi thực hành: Học viên thực hiện một bài thực hành trọn vẹn trong nội dung cần “làm được” đối với tay nghề bậc 4/7.

+ Kết quả thi: Tính theo thang điểm 10 và là tổng điểm của 2 phần lý thuyết và thực hành (tỷ lệ phân chia điểm lý thuyết/điểm thực hành quy định là 3/7). Kết quả xếp loại điểm thi nâng bậc tay nghề của giáo viên nhóm TN được tổng hợp như sau (bảng 3.4):

96


Bảng 3.4. Kết quả xếp loại điểm thi nâng bậc tay nghề


TT

Tên môn thi

Kết quả thi (%)

XS

Giỏi

Khá

TB khá

T.Bình

Yếu

1

2

Lý thuyết

Thực hành

0

20

40

60

60

20

0

0

0

0

0

0


Trung bình (%):

10

50

40

0

0

0

- Cấp chứng nhận: GVTH thi đạt yêu cầu trở lên được cấp giấy chứng nhận trình độ tay nghề bậc 4/7.

3.5.4.6. Tự đánh giá NLDH sau bồi dưỡng

Thực nghiệm sư phạm thực hiện từ nội dung 1 đến nội dung 5 là đã cơ bản hoàn thành quá trình bồi dưỡng. Giáo viên nhóm TN tự đánh giá theo 30 tiêu chí trong nội dung NLDH của GVTH. Kết quả tự đánh giá đạt 100% khá, giỏi (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Kết quả tự đánh giá NLDH của GVTH sau bồi dưỡng


TT

Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH

Đim

chuẩn

Đim

tự đánh giá

1

Năng lực chuẩn bị dạy thực hành

30

23,5 - 27,5

1.1

Xác định mục đích, yêu cầu của bài thực hành

5

4,0 - 4,5

1.2

Chuẩn bị các điều kiện (vật tư, dụng cụ, thiết

5

4,0 - 5,0


bị) cho bài thực hành



1.3

Biên soạn giáo án, đề cương bài thực hành

5

4,5 - 5,0

1.4

Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành

3

2,0 - 2,5

1.5

Lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học cho

5

4,0 - 4,5


bài thực hành (phần hướng dẫn ban đầu)



1.6

Dự kiến các tình huống sư phạm và phương án

2

1,0 - 1,5


xử lý trong quá trình thực hiện giáo án



1.7

Xây dựng tiêu chí, thang điểm đánh giá các nội

5

4,0 - 4,5


dung của bài thực hành



2

Năng lực thực hiện dạy thực hành

60

43,0 - 55,5

2.1

Sư phạm

40

28,0- 35,5

2.1.1

Tư thế, tác phong

5

4,0 - 5,0

97




TT

Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH

Đim chun

Đim

tự đánh giá

2.1.2

2.1.3

2.1.4

Ngôn ngữ

Đặt vấn đề, chuyển tiếp vấn đề

Phối hợp các phương pháp dạy thực hành

2

2

5

1,0 - 1,5

1,0 - 1,5

3,5 - 4,5

2.1.5

Lựa chọn các bước thao tác mẫu

Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học Phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học

Phát huy tính tích cực trong học tập (tham gia xây dựng bài) của học sinh

Giáo dục phẩm chất và tác phong nghề nghiệp

Xử lý các tình huống sư phạm trong giờ giảng Hướng dẫn cách học, cách luyện tập cho

học sinh Chuyên môn

Nội dung

Trình tự hướng dẫn Cấu trúc bài giảng Thao tác mẫu

Phân tích, làm mẫu các thao tác khó

Uốn nắn các thao tác sai, thao tác thiếu chính xác của học sinh trong thực hành bài tập

Kết hợp lý thuyết và thực hành Liên hệ thực tế

Củng cố bài

3

2,5 - 3,0

2.1.6

3

2,0 - 2,5

2.1.7

3

2,0 - 2,5

2.1.8

5

3,0 - 4,5

2.1.9

5

3,5 - 4,5

2.1.10

2

1,0 - 1,5

2.1.11

5

3,5 - 4,5

2.2

20

15,0 - 20,0

2.2.1

2

1,5 - 2,0

2.2.2

1

0,5 - 1,0

2.2.3

1

0,5 - 1,0

2.2.4

5

4,0 - 5,0

2.2.5

4

3,5 - 4,0

2.2.6

3

2,5 - 3,0

2.2.7

2

1,5 - 2,0

2.2.8

1

0,5 - 1,0

2.2.9

1

0,5 - 1,0

3

Năng lực đánh giá kết quả học tập

10

7,5 - 9,0

3.1

Phân tích kết quả thực hiện bài thực hành của

2

1,0 - 1,5


học sinh



3.2

Lượng hóa kết quả tiếp thu bài của học sinh

3

2,5 - 3,0

3.3

Xử lý thông tin phản hồi từ học sinh

5

4,0 - 4,5


Tổng số điểm

100

74,0 - 92,0

98


3.5.4.7. Tổ chức dự giờ đánh giá NLDH của GVTH

1) Lựa chọn chuẩn đánh giá

Việc kiểm tra, đánh giá trực tiếp NLDH theo 3 nhóm năng lực với 30 tiêu chí được sử dụng trong quá trình khảo sát, điều tra thực trạng qua nhiều nguồn thông tin (thông tin từ phiếu điều tra và phỏng vấn cán bộ, GVTH, từ biên bản họp hội đồng khoa học, từ kết quả dự giờ...). Nhưng nếu sử dụng chuẩn này để đánh giá bài giảng khi dự giờ sẽ có một số thông tin không xác định được, vì vậy luận án sử dụng “Phiếu đánh giá bài giảng thực hành” dùng trong hội thi giáo viên giỏi ngành dạy nghề toàn quốc để đánh giá. Kết quả đánh giá đủ thông tin và độ tin cậy cho việc xếp loại NLDH của GVTH.

2) Tổ chức dự giờ và tổng hợp kết quả đánh giá bài giảng

Nhóm TN và nhóm ĐC được phân công biên soạn, giảng dạy cùng một bài thực hành, trong cùng một khoảng thời gian, ở 2 nhóm của cùng 1 lớp và do một Ban Giám khảo dự giờ, đánh giá kết quả.

- Nghề Điện công nghiệp: Lớp K32-Điện A (nhóm Điện A1, Điện A2), khóa học 2008 - 2010. Mỗi nhóm 20 học sinh.

- Nghề Hàn điện: Lớp K32-Hàn A (nhóm Hàn A1, Hàn A2), khóa học 2008 - 2010. Mỗi nhóm 18 học sinh.

a) Tổ chức dự giờ và đánh giá bài giảng đối với nhóm TN

Nhóm TN gồm 5 giáo viên (3 giáo viên nghề Điện công nghiệp, 2 giáo viên nghề Hàn điện). Sau khi hoàn thành công tác bồi dưỡng thực hiện tự đánh giá và được phân công chuẩn bị 2 giáo án thực hành/1 giáo viên để tổ chức giảng dạy cho 4 nhóm học sinh (lớp K32 - Điện A1, A2; lớp K32 - Hàn A1, A2).

- 3 giáo án thực hành nghề Điện công nghiệp là GA1, GA2, GA3 được giảng dạy tại nhóm K32 - Điện A1; 3 giáo án thực hành còn lại là GA4, GA5, GA6 được giảng dạy tại nhóm K32 - Điện A2.

+ GA1: Bài Đ15.5. Quấn máy biến áp tự ngẫu 3 pha.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022