Chia Di Sản Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở Có Người Thừa Kế Mới Hoặc Người Bị Bác Bỏ Quyền Thừa Kế Và Thừa Kế Thế Vị

sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con”, vậy chỉ có một bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng có được công nhận không, hay một bên không trực tiếp chăm sóc, ít quan tâm mà chỉ gửi tiền cho để sinh sống thì có được coi là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng không? Để tránh nhiều cách hiểu khác nhau, pháp luật cần cụ thể hơn về điểm này.

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Theo BLDS năm 1995, hàng thừa kế thứ hai không có cháu ruột và hàng thừa kế thứ ba không có chắt ruột của người chết mà người chết là ông (bà) nội, ông (bà) ngoại, cụ nội, cụ ngoại. Việc quy định này có lẽ là do nhà làm luật cho rằng cháu và chắt sẽ được thừa kế thế vị nên không nhất thiết phải đưa vào hàng thừa kế. Đến BLDS 2005, việc bổ sung này đã tạo ra sự thừa kế triệt để hơn cho những người có quan hệ huyết thống gần gũi.

Khi hàng thừa kế thứ nhất đều đã chết không còn ai, thì các cháu (mà cha mẹ chúng là những người ở hàng thừa kế thứ nhất đã chết) được thừa kế thế vị, mà không phải được thừa kế ở hàng thứ hai.

Nếu những người ở hàng thừa kế thứ nhất đều không còn ai do đều từ chối quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hay không có quyền hưởng di sản (theo Điều 643 BLDS năm 2005), thì các cháu (con của những người ở hàng thừa kế thứ nhất) sẽ được thừa kế ở hàng thứ hai (mà không phải thế chân cha mẹ thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất như thừa kế thế vị). Đây chính là trường hợp cháu sẽ không được thừa kế nếu cháu không được bổ sung vào hàng thừa kế thứ hai.

Nhưng nếu ở hàng thừa kế thứ nhất ngoài những người từ chối quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, không có quyền hưởng di sản thì vẫn còn những người khác, trong trường hợp này di sản thừa kế sẽ được

chia cho những người thừa kế còn lại này, mà các cháu không được thừa kế ở hàng thứ hai.

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Tương tự như trường hợp thừa kế của cháu ở trên, cũng cần lưu ý trường hợp khi hàng thừa kế thứ hai đều không còn ai nhưng do đều đã chết thì chắt được thừa kế thế vị còn nếu do từ chối quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, không có quyền hưởng di sản thì chắt sẽ thừa kế ở hàng thứ ba [30]. Sau đây là vụ án chia di sản thừa kế có tính phức tạp.

Ông Nguyễn Chí Hòa và bà Vũ Diệu Châu kết hôn từ năm 1982, có 3 người con chung là Nguyễn Chí Danh, Nguyễn Chí Dũng và Nguyễn Chí Hùng. Tài sản chung hợp nhất của ông Hòa và bà Châu có căn nhà ở số 20 Ngõ Văn Hương, Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 2002, bà Châu qua đời không để lại di chúc. Năm 2004 ông Hòa kết hôn với bà Lê Thị Hòe. Cả ông Hoà và bà Hoè đều được hưởng lương hưu cho nên các con không cần phải chu cấp nuôi dưỡng. Nay ông Hoà và các con của ông phát sinh mâu thuẫn bố con ông mâu thuẫn sâu sắc cho nên không thể thoả thuận phân chia di sản thừa kế của bà Châu để lại. Vào ngày 25/2/2005, ông Hòa có đơn gửi yêu cầu TAND quận Đống Đa phân chia di sản thừa kế của bà Châu. Ông Hòa đề nghị được chia 1/2 diện tích tầng 01 để làm chỗ ở; anh Danh đề nghị được hưởng kỷ phần thừa kế tại tầng 01, còn các tầng trên thì yêu cầu được thanh toán theo giá trị và công sức đóng góp xây dựng; anh Dũng yêu cầu tiếp tục được ở lại ngôi nhà số 20 Ngõ Văn Hương và yêu cầu được thanh toán công sức đóng góp xây dựng ngôi nhà; anh Hùng cũng đề nghị được hưởng kỷ phần bằng hiện vật, mà không chấp nhận thanh toán theo giá trị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tại bản án số 25/2005/DSST, TAND Quận Đống Đa, Hà Nội đã ra quyết định:

- Chấp nhận đơn khởi kiện của ông Nguyễn Chí Hòa về chia di sản thừa kế.

Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam - 9

- Bà Vũ Diệu Châu chết không để lại di chúc, hàng thừa kế thứ nhất của bà Châu gồm 4 người là ông Hòa (chồng bà), và 3 người con trai là anh Danh, anh Dũng và anh Hùng.

- Ngôi nhà số 20 Ngõ Văn Hương được định giá là 3.588.000.000 đồng. Đây là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông Hòa và bà Châu. Nên di sản mà bà Diệu để lại có trị giá 1.794.000.000 đồng được chia làm 4 phần bằng nhau và mỗi kỷ phần được hưởng là 448.500.000 đồng.

- Chia hiện vật cụ thể: Chia ngang ngôi nhà. Chia cho anh Hùng diện tích của tầng 1 là 8,6m2. Toàn bộ diện tích nhà đất anh Hùng được chia có giá trị là 2.400.000 đồng. So với kỷ phần được hưởng, anh Hùng phải thanh toán cho những người đồng thừa kế 1.951.500.000 đồng. Cụ thể là thanh toán cho ông Hòa số tiền là 1.054.500.000 đồng, và anh Danh, anh Dũng mỗi người 448.500.000 đồng

- Chia cho ông Hòa diện tích còn lại của tầng 1 là 8m2. Toàn bộ diện

tích nhà đất của ông Hòa được hưởng là 1.188.000.000 đồng, so với tài sản được sở hữu của ông Hòa và kỷ phần thừa kế ông được hưởng thì ông còn thiếu 1.054.500 đồng, số tiền này ông được nhận thanh toán từ anh Hùng.

Anh Nguyễn Chí Danh không đồng ý với quyết định của Toà án, vì vậy anh đã có đơn kháng cáo vào ngày 24/11/2005, yêu cầu cho anh được hưởng di sản bằng hiện vật và cho rằng cách chia hiện vật theo chiều ngang như bản án sơ thẩm là không hợp tình, hợp lý. Ngày 25/11/2005 anh Nguyễn Chí Hùng cũng có đơn kháng cáo với nội dung yêu cầu xác định 1/2 ngôi nhà số 20 ngõ Văn Hương thuộc sở hữu của vợ chồng anh, với lý do là vợ chồng anh

đã có công tu sửa. Việc chia cho ông Hòa một phần tầng 01 là không hợp lý vì ông Hòa không có nhu cầu thực sự ở ngôi nhà đó!

Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định:

- Bác đơn kháng cáo của anh Nguyễn Chí Danh và của anh Nguyễn Chí Hùng.

- Công nhận bản án dân sự sơ thẩm. Vì xét thấy việc định giá tài sản, cách phân chia di sản trong bản án sơ thẩm là có căn cứ.

Đây là vụ việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là nhà ở. Xét thấy Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định đúng đắn vụ việc. Nhận thấy đề nghị của anh Danh yêu cầu hưởng di sản bằng hiện vật tại nhà số 20 nói trên là không có cơ sở. Thực tế, anh Danh đã có nơi ở ổn định và cũng không đang chung sống tại ngôi nhà số 20, ngõ Văn Hương nói trên. Về phía anh Hùng anh cũng không chứng mình được là anh có công tu sửa. Phương thức chia cắt ngang ngôi nhà trên như trong bản án sơ thẩm đã quyết định là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì nếu chia dọc thì diện thích quá hẹp và không thể sử dụng được vào việc ở và lãng phí. Trên cơ sở định giá do Tòa án và Toà án quận Đống Đa chia hiện vật cho những người đang trực tiếp quản lý, sử dụng và có nhu cầu thực sử dụng nhà ở là di sản thừa kế. Căn cứ vào qui định tại khoản 2 Điều 685 Bộ luật dân sự năm 2005:

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Tuy rằng pháp luật quy định cụ thể về hình thức phân chia di sản, nhưng còn tùy thuộc vào từng trường hợp trường hợp Tòa án chỉ có thể phân chia bằng hiện vật hoặc chỉ có thể phân chia bằng giá trị di sản. Với vụ việc trên, Toà án nhân dân quận Đống Đa đã căn cứ vào tình hình thực tế của di

sản thừa kế là nhà ở, căn cứ vào nhu cầu thực tế của người thừa kế để quyết định phù hợp. Việc quyết định này đã giải quyết thoả đáng việc chia di sản thừa kế là nhà ở, có xem xét đến thực trạng di sản và nhu cầu sử dụng thực tế của người thừa kế.

Đối với quyền sử dụng đất ở, từ BLDS năm 1995, Luật Đất đai năm 1993 đến BLDS năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đều quy định quyền được để lại thừa kế của cá nhân và cá nhân là thành viên hộ gia đình. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng có thể trở thành chủ thể được để lại thừa kế quyền sử dụng đất ở.

Theo Luật Đất đai năm 1993 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Nhưng Luật Đất đai năm 2003 đã quy định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài (người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam sinh sống lâu dài ở nước ngoài) có quyền để thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở nếu thuộc đối tượng quy định tại Điều 121 Luật Đất đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Theo qui định trong Luật Sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai thì đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được để lại thừa kế quyền sử dụng đất đã mở rộng rất nhiều so với trước. Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở tại Việt Nam để ở thì được nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Như đã phân tích tại phần trên về phương thức phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có thể phân chia bằng hiện vật hoặc phân chia giá trị. Riêng đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng trên thì được hưởng giá trị nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Theo Bản án số 44/2011/DS-ST, ngày 19/9/2011 giải quyết tranh chấp về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có di chúc.

Nguyên đơn: Ông Lộc Quang Sơn, sinh 1957, Trú tại số 84, phố Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;

Bị đơn: 1) Bà Lộc Thị Triều, sinh 1946, thường trú số 10, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội;

2) Lộc Thị Đức, sinh 1952, trú tại số 32, Hà Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội;

3) Lộc Thị Hoa, sinh 1954, trú tại 51, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Di sản là nhà đất tại số 84, phố Đồng Xuân, Hà Nội là của bố, mẹ ông

Lộc Quang Sơn. Vào ngày 04 tháng 05 năm 1993, bố, mẹ ông Sơn đã lập di chúc có chứng thực của Phòng Công chứng số 1 thành phố Hà Nội. Nội dung di chúc có viết:

Chúng tôi là đồng sở hữu một phần ngôi nhà số 84, phố Đồng Xuân. Phía ngoài diện tích chính là 46,56 mét vuông; diện tích phụ 12,48 mét vuông; ngõ đi chung của hai nhà là 15,2 mét vuông. Sau khi vợ chồng chúng tôi đều đã qua đời, toàn bộ nhà nói trên và mọi vật dụng khác, chúng tôi cho con trai Lộc Quang Sơn (tức Hùng) được thừa kế toàn bộ.

Các bị đơn thừa nhận bản di chúc của bố, mẹ họ được lập vào ngày 04/05/1993 tại Phòng Công chứng số 1 là đúng, nhưng ông Sơn chỉ được thừa kế toàn bộ ngôi nhà với điều kiện ông phải thanh toán cho bốn người em gái mỗi người 50 chỉ vàng 99,9. Ông Sơn chưa thực hiện, cho nên các bà không đồng ý cho ông Sơn đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các bà nói, mỗi bà đã nhận được đủ 50 chỉ vàng 99,9 nhưng số vàng này không phải của ông Sơn, mà của bố, mẹ họ cho ông.

Toà quyết định: Thừa nhận ông Lộc Quang Sơn (tức Hùng) được sở hữu, sử dụng toàn bộ nhà và diện tích đất ở tại số 84 phố Đồng Xuân. Buộc ông Sơn có nghĩa vụ thanh toán cho bà Lộc, bà Hoà, bà Đức mỗi người 50 chỉ vàng 99,9 tương đương với số tiền là 7.720.000 đồng/chỉ vàng x 50 chỉ = 236.000.000 đồng (theo giá vàng được đăng trên báo Hà Nội Mới ngày 16/9/2011).

Theo kết quả giải quyết tranh chấp trên nhận thấy: Ông Lộc Quang Sơn được hưởng di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở của bố, mẹ ông để lại theo di chúc. Còn các em gái của ông, bố mẹ cũng cho hưởng di sản theo di chúc nhưng với số lượng vàng cụ thể. Vì vậy, chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có những tình huống linh hoạt, theo ý chí của người lập di chúc. Những người em của ông Sơn cũng được thừa kế một phần giá trị nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc của bố, mẹ ông.

2.5. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có người thừa kế mới hoặc người bị bác bỏ quyền thừa kế và thừa kế thế vị

2.5.1. Trường hợp có người thừa kế mới

Người thừa kế mới ở đây được hiểu là những người thừa kế xuất hiện sau khi di sản đã được phân chia. Những người này có thể là:

+ Con của người để lại di sản, đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và sinh ra còn sống vào sau thời điểm phân chia di sản chỉ dành duy nhất một phần cho người này nhưng sau đó lại xuất hiện việc sinh đôi, sinh ba....

+ Hoặc sau khi đã phân chia di sản xong thì xuất hiện thêm người con hoặc cha, mẹ của người để lại di sản lúc này mới được Tòa án công nhận.

+ Con hoặc cha, mẹ của người để lại di sản bị Tòa án tuyên là đã chết trước đây nay quay trở về hay có tin tức xác thực là còn sống vào sau thời điểm phân chia di sản thừa kế.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:

Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định này tạo sự dễ dàng, thuận lợi trong việc phân chia di sản thừa kế khi người thừa kế mới xuất hiện sau thời điểm phân chia di sản thừa kế. Trên thực tế có nhiều trường hợp, các hiện vật đã phân chia cho người thừa kế, nếu yêu cầu chia lại sẽ rất phức tạp và khó thực hiện. Ngoài ra, việc xác định giá trị tài sản thừa kế để quy đổi thành tiền cho người thừa kế mới chỉ nhằm đảm bảo được quyền hưởng di sản của họ. Nhưng quy định này tồn tại bất cập. Nếu di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì ngoài giá trị vật chất còn mang ý nghĩa tinh thần đối với người thừa kế. Nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong nhiều trường hợp định giá bằng tiền không có nhiều ý nghĩa, vì tiền không thể mua được những lợi ích xã hội khác mà nhà ở mang lại.

Trong trường hợp những người thừa kế để lại một suất thừa kế chia theo pháp luật cho người thừa kế cùng hàng đã thành thai ra đời còn sống thì được hưởng. Nhưng bào thai được sinh ra hai người hoặc ba người thì những người đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới (hoặc những người thừa kế mới) khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó được hưởng tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận. Như vậy, người thừa kế mới không được nhận di sản hiện vật là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, mà chỉ được nhận phần giá trị tương ứng với phần nhà ở và phần đất ở được chia theo pháp luật mà cá nhân họ được hưởng. Pháp luật cũng cho phép những người thừa kế cùng nhau thoả thuận để có thể chia di sản theo phương thức thoả thuận nhưng thoả thuận không được trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội (khoản 1 Điều 687 BLDS năm 2005). Với những bất cập như đã phân tích, học viên sẽ có kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp có người thừa kế mới tại chương 3.

2.5.2. Trường hợp có người bị bác bỏ quyền thừa kế

Theo quy định tại khoản 2 Điều 687 BLDS năm 2005:

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 21/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí