Năm 1994, nhóm tác giả Nguyễn Duy Hồ, Nguyễn Văn Sự, Lê Trần Lâm trong tài liệu “Tổng luận giáo viên dạy nghề Việt Nam” đã tổng kết, đánh giá quá trình hình thành, phát triển đội ngũ GVDN; vai trò, nhiệm vụ của GVDN trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội; những thuận lợi và khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực; định hướng phát triển ngành dạy nghề [9].
Năm 2000, tác giả Nguyễn Đức Trí chủ trì đề tài nghiên cứu “Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học cho các trường THCN và dạy nghề”. Đề tài đưa ra mô hình nhân cách, mô hình hoạt động của người giáo viên làm cơ sở để xác định mô hình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCN và dạy nghề [10].
Năm 2003, tác giả Trần Hùng Lượng hoàn thành luận án tiến sỹ với đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho giáo viên dạy nghề Việt Nam hiện nay”. Đề tài khẳng định tính chất quan trọng, quyết định của năng lực sư phạm kỹ thuật trong quá trình tổ chức đào tạo nghề và nêu các giải pháp bồi dưỡng có tính định hướng cho việc bồi dưỡng đội ngũ GVDN toàn quốc [11].
Năm 2011, tác giả Trương Đại Đức hoàn thành luận án tiến sỹ với đề tài “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc”. Đề tài đã làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao NLDH cho GVTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của giáo viên dạy nghề. Trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên và thực trạng năng lực đội ngũ GVTH, đề xuất biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao năng lực cho GVTH [14].
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của các tác giả đề cập đến vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như tác giả Nguyễn Thanh Hà có bài “Chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề”
[22] đăng trên TCGD số 169 (8/2007), tác giả nêu ra 7 điều kiện cho việc đảm
bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề. Trong đó điều kiện tiên quyết chính là phẩm chất, năng lực của GVTH; tác giả Ngô Tự Thành viết bài “Cơ sở lý luận xây dựng tiêu chí giảng viên giỏi trong xu thế hội nhập”
[15] đăng trên TCGD số 181 (1/2008) với một số mô hình, bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên và khẳng định “Giáo viên giỏi phải am hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn của mình”; tác giả Phạm Hồng Quang với bài “Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực” đăng trên TCGD số 216 (6/2009), tác giả nhấn mạnh “Năng lực giáo viên - yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục” và nêu ra 4 giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo quan điểm mới của UNESCO [16]; nhóm tác giả Vũ Quốc Chung và Nguyễn Văn Cường có bài viết “Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp” đăng trên TCGD số 219 (8/2009), trình bày một số quan điểm về thực hiện cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ và học phần (mô đun) [17]; nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Hợi và Thái Văn Thành có bài viết trên TCGD số 224 (10/2009) với tiêu đề “Về quy trình đánh giá chất lượng bồi dưỡng giáo viên”. Các tác giả nêu ra một quy trình tổng quát gồm 3 giai đoạn với 9 bước thực hiện để đánh giá quá trình bồi dưỡng giáo viên. Trong giai đoạn tổ chức đánh giá, các tác giả rất chú trọng đến bước “Giáo viên tự đánh giá sau bồi dưỡng” [7].
Những nghiên cứu trên có các cách tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực bồi dưỡng giáo viên dạy thực hành. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về bồi dưỡng NLTH cho giáo viên ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Do vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 1
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 2
- Một Số Vấn Đề Về Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Cho Gv Dạy Nghề Các Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Cho Gv Dạy Nghề Tại Các Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp
- Khái Quát Về Các Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Tỉnh Bắc Kạn
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một hoạt động thiết yếu được hình thành để tổ chức, phối hợp và điều hành các hoạt động của các cá nhân khác nhau trong một nhóm nhỏ hay là tổ chức rộng lớn nhằm đạt mục đích nhất định. Quản lý là một hoạt động phổ biến và cần thiết diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Nếu không có quản lý thì sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, tuỳ tiện, hỗn loạn trong các tổ chức và hoạt động trở nên kém hiệu quả. Quản lý là hoạt động cần thiết, tất yếu của mọi cơ cấu, loại hình nhóm hay tổ chức lớn nhỏ và là một trong ba yếu tố cơ bản (lao động, tri thức, quản lý) duy trì và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Quản lý là sự kết hợp và vận dụng tri thức và lao động để phát triển sản xuất xã hội. Nếu kết hợp tốt thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, còn ngược lại kết hợp không tốt thì xã hội sẽ bị phát triển chậm lại hoặc trở nên rối ren. Sự kết hợp đó trước hết được thể hiện ở cơ chế; chế độ chính sách; biện pháp quản lý và ở các khía cạnh tâm lý - xã hội khác. Xã hội phát triển thì trình độ tổ chức, điều hành hay trình độ quản lý nói chung cũng được nâng cao và phát triển theo.
Có nhiều cách tiếp cận quản lý khác nhau, ở mỗi cách tiếp cận có những cách định nghĩa khác nhau:
Theo từ điển Tiếng Việt “Quản lý là tổ chức điều khiển, hoạt động theo những yêu cầu nhất định theo của một đơn vị, cơ quan" [12].
Một số quan niệm khác về quản lí như:
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là những tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [20].
Quản lý có các chức năng cơ bản là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Các chức năng này đồng thời cũng là quy trình của quản lý. Mọi công việc quản lý đều phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch tiếp
đến là hình thành tổ chức, bố trí nhân sự và các nguồn lực khác để thực hiện công việc tiếp đến là chỉ đạo triển khai công việc và thường xuyên kiểm tra đánh giá các bước, các khâu trong quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh tiến độ của kế hoạch, điều chỉnh nhân sự và các nguồn lực khác khi cần thiết. Khi công việc kết thúc cần đánh giá kết quả tổng thể để rút kinh nghiệm trong quản lý.
Do tính đa dạng và tính phức tạp của đối tượng quản lý và tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể mà khái niệm quản lý được định nghĩa một cách khác nhau như vậy. Trong các quan niệm về quản lí trên đều có điểm chung, Quản lý là:
- Hoạt động có định hướng, có mục đích, để thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được mục đích đề ra của tổ chức;
- Điều phối các hoạt động của các cá nhân trong một tổ chức hay nhóm xã hội nhằm hướng tới mục đích chung.
Từ những cách hiểu trên, tác giả luận văn cho rằng: Quản lí là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt được các mục tiêu quản lí đã đề ra.
1.2.2. Giáo viên dạy nghề
Căn cứ Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTB&XH, ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chuẩn giáo viên dạy nghề [3].
“Giáo viên dạy nghề là những người giảng dạy các môn kỹ thuật cơ sở, môn lý thuyết nghề và thực hành nghề, GVDN có chức năng đào tạo nhân lực có kỹ thuật trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội”.
Giáo viên dạy nghề có 3 loại: Giáo viên lý thuyết (chỉ giảng dạy các môn kỹ thuật cơ sở, lý thuyết nghề); giáo viên thực hành (chỉ giảng dạy các môn học/môđun thực hành nghề); giáo viên lý thuyết và thực hành (giảng dạy cả lý thuyết nghề và thực hành nghề). Theo chức danh, GVDN trong các cơ sở đào
tạo nghề được gọi là “giáo viên, giảng viên dạy nghề”. Giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề gọi là giáo viên sơ cấp nghề; giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề gọi là giáo viên trung cấp nghề; giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề gọi là giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề.
1.2.3. Năng lực, năng lực dạy thực hành nghề
* Năng lực:
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực, theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ. Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽ phản ứng mức độ năng lực của người đó. Chính vì thế, thuật ngữ “năng lực” khó mà định nghĩa được một cách chính xác. Do các nhiệm vụ cần phải giải quyết trong cuộc sống cũng như công việc và học tập hàng ngày là các nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự kết hợp của các thành tố phức hợp về tư duy, cảm xúc, thái độ, kĩ năng vì thế có thể nói năng lực của một cá nhân là hệ thống các khả năng và sự thành thạo giúp cho người đó hoàn thành một công việc hay yêu cầu trong những tình huống học tập, công việc hoặc cuộc sống, hay nói một cách khác năng lực là sự vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.
- Năng lực dạy thực hành nghề
Năng lực dạy thực hành nghề là một thành tố quan trọng trong cấu trúc năng lực SPKT của người GVDN. Năng lực dạy thực hành nghề là những năng lực cần phải có đối với người GVDN để tổ chức, thực hiện quá trình dạy nghề đạt chuẩn trình độ theo yêu cầu nghề nghiệp.
Từ các khái niệm năng lực, năng lực SPKT và cấu trúc năng lực SPKT, Năng lực dạy thực hành nghề có thể hiểu là sự tổ hợp một số đặc điểm tâm lý của nhân cách người GVDN nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động dạy
nghề để hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người lao động theo mục tiêu đào tạo.
Cấu trúc của năng lực dạy thực hành nghề (sau đây gọi tắt là năng lực dạy học - NLDH) bao gồm:
- Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề
Công tác chuẩn bị góp phần quan trọng để thực hiện thành công quá trình dạy nghề. Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề giúp giáo viên có khả năng xây dựng kế hoạch và triển khai công tác chuẩn bị cho việc thực hiện bài giảng đạt kết quả cao nhất.
- Nhóm năng lực chuẩn dạy nghề của GVDN, gồm:
+ Năng lực xác định mục tiêu bài giảng
+ Năng lực nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
+ Năng lực biên soạn bài giảng (giáo án, đề cương bài giảng...).
+ Năng lực lựa chọn phương pháp dạy nghề.
+ Năng lực lựa chọn thiết bị và đồ dùng dạy học.
+ Năng lực dự kiến các tình huống sư phạm phát sinh và phương án xử lý.
Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề là những năng lực cần được trang bị trước hết cho giáo viên để chuẩn bị tổ chức hoạt động dạy học.
- Nhóm năng lực thực hiện dạy nghề
Quá trình dạy học cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Chính hoạt động giảng dạy trên lớp hoặc trong xưởng thực tập giúp cho học sinh có được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp. Nhóm năng lực thực hiện quá trình dạy nghề giúp GVDN tổ chức và thực hiện thành công hoạt động dạy và học của thầy và trò trong giờ học, đảm bảo nội dung, đạt được mục tiêu của bài học.
- Nhóm năng lực thực hiện dạy nghề đối với GVDN, gồm:
+ Năng lực thực hành nghề gồm những kỹ năng: Kỹ năng thiết kế bài học; Kỹ năng tổ chức dạy học; Kỹ năng kiểm tra, đánh giá dạy học; Kỹ năng quản lý dạy học.
+ Năng lực phối hợp các phương pháp dạy nghề.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực xử lý các tình huống sư phạm.
- Năng lực sử dụng trang thiết bị dạy nghề.
+ Năng lực tổng hợp và kết luận vấn đề.
- Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập là khâu cuối của quá trình dạy học, kết quả học tập là thước đo hiệu quả dạy và học của thầy và trò. Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập giúp GVDN lựa chọn phương pháp kiểm tra, xác định kết quả công việc dựa trên sự phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn quy định.
Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập đối với GVDN, gồm:
+ Năng lực sử dụng các phương pháp kiểm tra.
+ Năng lực phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Năng lực xử lý thông tin phản hồi từ học sinh.
1.2.4. Bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề
- Bồi dưỡng
Có nhiều quan niệm khác nhau về bồi dưỡng:
Bồi dưỡng là quá trình làm cho năng lực hoặc phẩm chất của con người tăng thêm.
Bồi dưỡng là quá trình làm cho đối tượng tốt hơn, giỏi hơn.
Theo quan niệm của UNESCO thì bồi dưỡng với ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Từ các khái niệm nêu trên thì bồi dưỡng chính là quá trình bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng tương ứng nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho đối tượng được bồi dưỡng. Chủ thể bồi dưỡng là những
người đã được đào tạo và có một trình độ chuyên môn nhất định. Bồi dưỡng thực chất là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động.
- Bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề
GVDN là những người đã được trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp làm nền tảng ban đầu cho hoạt động dạy nghề thì bồi dưỡng là quá trình hoàn thiện, phát triển năng lực của GVDN sau đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Như vậy, bồi dưỡng NLDTH cho GVDN chính là quá trình tác động vào đối tượng (GVDN) nhằm trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để người giáo viên nâng cao NLDTH trong đào tạo nghề.
1.2.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề
Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề bao gồm việc thu thập thông tin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung, nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt động và kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu dạy thực hành cho GV dạy nghề. Nội dung của kế hoạch dạy bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề phải thể hiện được:
- Mục tiêu bồi dưỡng thực hành năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề.
- Thời gian và phân bổ thời gian cho khoá bồi dưỡng.
- Thời gian thực học tối thiểu trong hoạt động thực hành.
Quản lý nội dung, kế hoạch, chương trình giảng dạy thực hành cho GV dạy nghề: là một biện pháp quan trọng trong quá trình đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng và mục tiêu đào tạo về mặt kỹ thuật và chuyên môn, thường gọi là công tác giáo vụ bao gồm:
- Quản lý thực hiện kế hoạch tiến độ bồi dưỡng.
- Quản lý nội dung, kế hoạch bồi dưỡng.
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng dạy thực hành của giáo viên.
* Quản lý thực hiện tiến độ bồi dưỡng
Tức là theo dõi, điều độ để đảm bảo hoạt động đào tạo được thực hiện đủ nội dung và thời gian qui định, bảo đảm cho khoá học kết thúc đúng thời gian