83
- Nghiên cứu khoa học có nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực và nhiều loại hình khác nhau, đó là:
+ Về cấp độ: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
+ Về lĩnh vực nghiên cứu: Lĩnh vực tự nhiên; lĩnh vực xã hội nhân văn; lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực kỹ thuật; lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp; lĩnh vực y dược; lĩnh vực môi trường.
+ Về loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; nghiên cứu triển khai.
* Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học
- Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học tạo ra sự tương tác, hỗ trợ giữa hai quá trình do được cùng một chủ thể thực hiện.
- Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học tạo ra kết quả tổng hợp của hai quá trình:
+ Quá trình tự bồi dưỡng: Năng lực của giáo viên được nâng cao trong quá trình tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học thông qua hoạt động thực hiện đề tài với những yêu cầu cao của một nghiên cứu khoa học (xác định mục đích; xây dựng giả thuyết khoa học; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; trình bày cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan; khảo sát thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục tồn tại; tổ chức thực nghiệm; kết luận vấn đề) để có được năng lực cần thiết trong hoạt động nghiên cứu, hoạt động giảng dạy, đó là: Năng lực phân tích, tổng hợp các vấn đề; năng lực trình bày (viết báo cáo khoa học, trình bày báo cáo khoa học trước hội đồng nghiệm thu)...
+ Quá trình nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu có thể được chọn từ nội dung cần bồi dưỡng hoặc gắn với nội dung bồi dưỡng. Trong quá trình thực hiện đề tài, tư duy, trí tuệ, năng lực giáo viên dần được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành cũng như nâng cao hàm lượng tri thức của đề tài nghiên cứu khoa học.
84
- Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học trong các nhà trường thường là các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường thuộc lĩnh vực giáo dục hoặc lĩnh vực kỹ thuật và phần lớn thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng.
- Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học đồng thời có ý nghĩa về lý luận (chứng minh giả thuyết khoa học), về thực tiễn (thực trạng, nguyên nhân thực trạng ) và vận dụng thực tế (khắc phục tồn tại).
3.3.4.3. Tổ chức thực hiện
Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học gồm các bước sau:
- Xác định nội dung bồi dưỡng và sự phù hợp giữa nội dung bồi dưỡng với nội dung đề tài nghiên cứu dự kiến.
- Đăng ký tên đề tài, cấp đề tài, lĩnh vực nghiên cứu và loại hình nghiên cứu (thuyết minh đề tài).
- Lập kế hoạch về tiến độ, nội dung công việc, thời gian thực hiện.
- Tổ chức nghiên cứu:
+ Điều tra, khảo sát thực trạng.
+ Xử lý thông tin, số liệu.
+ Viết báo cáo khoa học.
- Tổ chức hội thảo khoa học về đề tài nghiên cứu
- Bảo vệ và nghiệm thu đề tài
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện biện pháp 4 cần có những điều kiện sau:
- Có chỉ tiêu và nguồn kinh phí cho đề tài nghiên cứu khoa học.
- Nội dung đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với nội dung bồi dưỡng năng lực của giáo viên (các vấn đề chuyên môn cần chuyên sâu hoặc mở rộng, các vấn đề về phương pháp dạy học, xây dựng bài giảng, thiết kế mô hình dạy học, chế tạo đồ dùng dạy học...).
85
- Có sự chỉ đạo, định hướng của hội đồng khoa học nhà trường trong việc gắn kết tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học.
- Giáo viên phải có năng lực nghiên cứu khoa học.
3.3.5. Biện pháp 5: Đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên thực hành
3.3.5.1. Mục tiêu
Xác định quá trình tổ chức, thực hiện bồi dưỡng đạt hay không đạt mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng.
3.3.5.2. Nội dung
Đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH: Kết quả bồi dưỡng được đánh giá trong quá trình tổ chức bồi dưỡng và đánh giá sau bồi dưỡng.
- Đánh giá kết quả trong quá trình tổ chức bồi dưỡng bao gồm các nội dung sau:
+ Số giáo viên tham gia khóa bồi dưỡng: Số liệu này cho thấy nội dung bồi dưỡng do các cấp tổ chức bồi dưỡng xây dựng phù hợp hay không phù với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Số giáo viên đăng ký nhiều, tập trung đủ chứng tỏ khóa bồi dưỡng là cần thiết đối với giáo viên và ngược lại, số giáo viên đăng ký ít, tập trung rời rạc thì khóa bồi dưỡng rõ ràng là không thu hút được giáo viên vì nội dung không phù hợp, không đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng.
+ Số giáo viên tham dự các buổi học tập: Khi nội dung bồi dưỡng là phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên thì số giáo viên tham dự các buổi học tập là thông số đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Nếu quá trình giảng dạy không tốt, thiếu sự thu hút, thiếu đầu tư dẫn đến việc các học viên nhận tài liệu để tự nghiên cứu làm cho kết quả của khóa bồi dưỡng không đạt hiệu quả.
+ Chất lượng các buổi thảo luận, tọa đàm: Bồi dưỡng giáo viên có thể coi là một hình thức sinh hoạt chuyên đề. Người giáo viên đến không chỉ để nghe mà cơ bản là tham gia thảo luận, tọa đàm các nội dung bồi dưỡng và phát biểu những hiểu biết, chính kiến của bản thân về các vấn đề trong nội dung học tập. Các ý kiến, các quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề sau khi thảo luận, tọa đàm để đi đến thống nhất chính là kết quả cần đạt được của khóa bồi
86
dưỡng. Thiếu việc thảo luận, tọa đàm là thiếu đi điều cần thiết và bổ ích trong hoạt động của khóa bồi dưỡng.
+ Góp ý của giáo viên về khóa bồi dưỡng: Ý kiến góp ý của giáo viên trong khóa bồi dưỡng về công tác tổ chức, nội dung bồi dưỡng, tài liệu học tập, công tác phục vụ, công tác giảng dạy... những mặt đạt được và những vấn đề cần rút kinh nghiệm đều được xem là kết quả của khóa bồi dưỡng để các đơn vị đăng cai tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm cho các khóa bồi dưỡng sau được tốt hơn, hiệu quả hơn.
+ Kết quả bản thu hoạch, bài kiểm tra hoặc thi kết thúc (nếu có): Điểm đánh giá kết quả bồi dưỡng và xếp loại học tập (nếu có) cũng là một yếu tố thể hiện kết quả đạt được của khóa bồi dưỡng và thành tích học tập của từng giáo viên.
- Đánh giá kết quả sau bồi dưỡng để rút kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng thông qua các phiếu điều tra sau bồi dưỡng hoặc thông qua các thông tin phản hồi từ các cơ sở đào tạo và từ các giáo viên. Những thông tin cho thấy sau bồi dưỡng giáo viên vận dụng được những gì, vận dụng như thế nào các nội dung được bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy, năng lực của giáo viên được nâng cao ra sao và các kiến nghị cho công tác bồi dưỡng tiếp theo. Cụ thể là:
+ Tự đánh giá NLDH của giáo viên theo tiêu chí NLDH của GVTH.
+ Tổ chức dự giờ, bình giảng.
+ Tổ chức thao giảng đánh giá, xếp loại bài giảng.
+ Lấy ý kiến phản hồi của học sinh về nội dung giảng dạy, chất lượng giảng dạy của giáo viên.
+ Kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
- Đánh giá kết quả bồi dưỡng thực hiện cho từng loại hình bồi dưỡng theo các nội dung nêu trên, bao gồm:
+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên.
+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên.
+ Đánh giá kết quả tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.
87
3.3.5.3. Tổ chức thực hiện
Đánh giá kết quả bồi dưỡng gồm các bước sau:
- Phân công cán bộ quản lý lớp hoặc nhóm và giao nhiệm vụ theo dõi quân số tham gia bồi dưỡng.
- Xây dựng biểu mẫu quản lý quân số, quản lý tiến độ bồi dưỡng.
- Xây dựng phiếu góp ý về công tác tổ chức, nội dung, tài liệu, giảng viên, phục vụ... của lớp bồi dưỡng và đánh giá kết quả thu được của giáo viên.
- Cử cán bộ theo dõi và quản lý lớp bồi dưỡng.
- Tổng hợp kết quả thi, kiểm tra của lớp bồi dưỡng.
- Tổ chức thực hiện tự đánh giá của giáo viên.
- Tổ chức các hoạt động chuyên môn liên quan đến việc đánh giá kết quả bồi dưỡng (dự giờ, thao giảng, kiểm tra học sinh, hội thảo...).
- Tổ chức hội nghị, hội thảo báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt
động bồi dưỡng.
3.3.5.4. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện biện pháp 5 cần có những điều kiện sau:
- Có ban cán sự lớp giúp việc theo dõi, nắm tình hình lớp bồi dưỡng.
- Có hệ thống biểu mẫu theo dõi, quản lý quá trình tổ chức, thực hiện bồi dưỡng.
- Có các khoa, bộ môn hỗ trợ thực hiện hoạt động chuyên môn để đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên.
3.4. Kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất
5 biện pháp cụ thể nhằm bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc được đề xuất trên cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề bồi dưỡng năng lực cho GVTH và thực trạng năng lực của đội ngũ GVTH trong các nhà trường.
Do không có điều kiện tổ chức thực nghiệm toàn bộ các biện pháp nên việc thăm dò ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo các nhà trường và giáo viên trong trường dạy nghề được khảo sát về mức độ cần thiết và tính
88
khả thi của các biện pháp là một minh chứng cho tính đúng đắn của các biện pháp được đề xuất.
3.4.1. Phạm vi tổ chức thăm dò ý kiến về các biện pháp
Thăm dò ý kiến về biện pháp bồi dưỡng NLDH của GVTH thực hiện bằng phiếu hỏi (Phiếu thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp) gửi đến các nhà trường (5 trường dạy nghề trong tỉnh Thái Nguyên và 5 trường dạy nghề của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc).
Số phiếu thăm dò phát ra: 500 phiếu. Số phiếu thăm dò thu về: 470 phiếu. Đối tượng thăm dò:
- Lãnh đạo các trường.
- Lãnh đạo các phòng, khoa, bộ môn.
- Các giáo viên (chủ yếu là GVTH).
3.4.2. Kết quả thăm dò ý kiến về các biện pháp
Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
được tổng hợp trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Các biện pháp đề xuất | Mức độ cần thiết (%) | Tính khả thi (%) | |
1 | Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng GVTH | 95 | 90 |
2 | Tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH | 95 | 95 |
3 | Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GVTH | 90 | 85 |
4 | Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học | 90 | 80 |
5 | Đánh giá kết quả bồi dưỡng | 90 | 90 |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Xây Dựng Các Biện Pháp Bồi Dưỡng
- Biện Pháp 2: Bồi Dưỡng Chuẩn Hóa Giáo Viên Thực Hành
- Biện Pháp 3: Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Giáo Viên Thực Hành
- Tổ Chức Bồi Dưỡng, Thi Và Cấp Chứng Chỉ Sư Phạm Dạy Nghề
- Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 14
- Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
89
Kết quả thăm dò cho thấy các biện pháp đưa ra cơ bản phù hợp với nhu cầu thực tế về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các nhà trường, thể hiện ở mức độ cần thiết (cao nhất: 95% đồng ý, thấp nhất: 90% đồng ý) và tính khả thi (cao nhất: 95% đồng ý, thấp nhất: 80% đồng ý).
3.5. Thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp
Trong 5 biện pháp được đề xuất, có một số biện pháp đã được các cấp, các ngành, các cơ quan chủ quản (Tổng cục Dạy nghề, các Bộ chủ quản, các Viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế...) tổ chức với sự đầu tư lớn trong phạm vi khu vực hoặc toàn quốc để tăng cường năng lực cho đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh, các vùng miền và trong toàn quốc, gồm một số biện pháp:
- Biện pháp 1: Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng.
- Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH.
- Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên.
Cùng với việc tổ chức bồi dưỡng nêu trên, các cơ sở đào tạo, các giáo viên cũng chủ động thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực bởi đây là một trong các nhiệm vụ của nhà trường và của mỗi giáo viên, đó là các biện pháp:
- Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH.
- Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVTH.
- Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.
Trong điều kiện và phạm vi cho phép, đề tài thực hiện thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp được đề xuất.
3.5.1. Giả thuyết thực nghiệm
NLDH của GVTH được nâng cao hơn, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên nếu họ được bồi dưỡng hoàn thiện
90
chứng chỉ sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề đạt chuẩn quy định.
3.5.2. Mục tiêu thực nghiệm
Đánh giá tính đúng đắn của biện pháp đề xuất thông qua so sánh kết quả kiểm tra, đánh giá NLDH của nhóm TN và nhóm ĐC.
3.5.3. Địa điểm tổ chức và đối tượng thực nghiệm
3.5.3.1. Địa điểm tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được tổ chức tại khoa Đào tạo nghề Trường Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. Tiền thân của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là Trường Công nhân Kỹ thuật (1974 - 1994). Sau khi thành lập trường cao đẳng, hệ đào tạo công nhân được tập trung thành một khoa. Khoa Đào tạo nghề hiện đào tạo 5 nghề với gần 2000 học sinh, gồm các nghề: Nghề Hàn điện; nghề Điện công nghiệp; nghề Cắt gọt kim loại; nghề Công nghệ ôtô; nghề Nguội sửa chữa thiết bị công nghiệp.
3.5.3.2. Đối tượng thực nghiệm
- Lựa chọn một số GVTH thuộc khoa Đào tạo nghề có các điều kiện ban
đầu về năng lực và trình độ như sau:
+ Trình độ chuyên môn: Kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật (cơ khí, điện).
+ Trình độ sư phạm: Sư phạm bậc 1.
+ Trình độ tay nghề: Bậc 3/7.
- Số giáo viên trên được chia làm 2 nhóm: Nhóm TN và nhóm ĐC, mỗi nhóm có 5 giáo viên tham gia (3 giáo viên nghề Điện công nghiệp, 2 giáo viên nghề Hàn điện).
+ Nhóm TN: Được bồi dưỡng chuẩn hóa để có chứng chỉ sư phạm dạy nghề và chứng nhận trình độ tay nghề bậc 4/7.
+ Nhóm đối chứng: Chưa được bồi dưỡng (có trình độ sư phạm sư phạm bậc 1, trình độ tay nghề bậc 3/7).