Thực Trạng Về Nội Dung Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Cho Giáo Viên Dạy Nghề Các Ttgdnn Tỉnh Bắc Kạn

- Các kỹ năng: Kỹ năng kết hợp lý thuyết và hướng dẫn thực hành; Kỹ năng phân tích kết quả thực hiện bài tập của học sinh; Kỹ năng phân tích các thao tác khó; Kỹ năng xử lý thông tin phản hồi được đánh giá ở mức đạt yêu cầu.

Như vậy, căn cứ vào thực trạng năng lực dạy thực hành nghề của đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn để xác định chính xác nhu cầu bồi dưỡng cho phù hợp với thực trạng hiện tại và làm tăng tính hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng.

2.3.3. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn

Tổng hợp số liệu về nội dung bồi dưỡng và số GVDN tại các Trung tâm GDNN tỉnh Bắc Kạn bồi dưỡng (bảng 2.5) trong 5 năm (2013 - 2017) cho thấy, trong 5 năm tỉnh Bắc Kạn tổ chức bồi dưỡng được 246 lượt giáo viên.

Bảng 2.5. Thực trạng bồi dưỡng GVTH trong 5 năm (2013 - 2017)

Đơn vị: lượt người



TT


Tên cơ sở GDNN


Tổng số

Nội dung bồi dưỡng

Số lượt GVBD/

năm

SP

KT

SP DN

bậc 1

Ngoại

ngữ

Tin

học

Khác

1

TT GDNN-GDTX

huyện Ba Bể

40

0

27

0

0

13

8

2

TT GDNN-GDTX

huyện Bạch Thông

35

0

23

0

0

12

7

3

TT GDNN-GDTX

huyện Chợ Đồn

40

0

27

0

0

13

8

4

TT GDNN-GDTX

huyện Chợ Mới

40

0

29

0

0

21

8

5

TT GDNN-GDTX

huyện Na Rì

32

0

21

0

0

11

6

6

TT GDNN-GDTX

huyện Ngân Sơn

34

0

21

0

0

13

6

7

TT GDNN-GDTX

huyện Pác Nặm

25

0

13

0

0

12

5


Tổng cộng

246

0

161

0

0

85

48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 7

Theo bảng số liệu cho thấy, nội dung bồi dưỡng GVDN của các TT GDNN trong 5 năm (2013 - 2017) chủ yếu là bồi dưỡng về sư phạm dạy nghề bậc 1và các năng lực bổ trợ khác, cụ thể:

- Bồi dưỡng về SP KT: 0/246 giáo viên (đạt 0%).


- Bồi dưỡng SPDN bậc 1: 161/246 giáo viên (đạt 65,5%).


- Bồi dưỡng ngoại ngữ: 0/246 giáo viên (đạt 0%).


- Bồi dưỡng tin học: 0/246 giáo viên (đạt 0%).


- Bồi dưỡng các chuyên đề khác: 85/246 giáo viên (đạt 34,5%).


Đa số giáo viên của các TTGDNN của tỉnh được tham gia bồi dưỡng. Tuy nhiên việc tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật, bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng tin học cho đội ngũ GVDN của các TTGDNN của tỉnh Bắc Kạn trong 5 năm qua là chưa thực hiện được. Thực trạng trên làm cho đội ngũ GVDN còn yếu trong công tác đào tạo thực hành và các năng lực cần thiết trong hoạt động giảng dạy.

Bảng 2.6. Thực trạng về các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn


STT


Nội dung bồi dưỡng

Mức độ kết quả thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tổng

TB

Thứ

bậc


1

Bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn theo nhóm nghề, năng lực

chuyên môn.


12


27


6


1


47


2.2


5


2

Bồi dưỡng kiến thức về năng lực

sư phạm và các năng lực bổ trợ cho GVDN.


20


24


4


2


50


3.1


1

3

Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm

kỹ thuật cho đội ngũ GVDN.

16

24

6

1

48

2.9

2

STT


Nội dung bồi dưỡng

Mức độ kết quả thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tổng

TB

Thứ

bậc


4

Bồi dưỡng kỹ năng thuộc nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành (kỹ năng biên soạn giáo án, kỹ năng thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành và kỹ năng lựa chọn phương pháp

và đồ dùng dạy học).


12


15


10


3


40


2.5


4

5

Bồi dưỡng kỹ năng thuộc nhóm

năng lực dạy thực hành

16

18

8

2

44

2.7

3


6

Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng thuộc nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập (kỹ năng phân tích kết quả thực hiện bài tập của học sinh, năng lực xử lý thông tin

phản hồi).


24


21


4


1


50


3.1


1


Trung bình

17

21

6

1

45

2.8



(Quy định mức độ: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; TB: 2 điểm; Yếu: 1 điểm)


Nhìn vào số liệu thống kê nêu trên cho thấy các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn quan tâm thực hiện tốt đó là:

- Bồi dưỡng kiến thức về năng lực sư phạm và Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng thuộc nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên xếp thứ 1 đạt điểm trung bình trung 3,1 điểm.

- Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật cho đội ngũ GVDN xếp thứ 2 đạt điểm trung bình là 2,9 điểm.

- Bồi dưỡng kỹ năng thuộc nhóm năng lực dạy thực hành cho giáo viên xếp thứ 3 đạt điểm trung bình là 2,7 điểm.

Các nội dung chưa thực hiện hiện tốt đó là:

- Bồi dưỡng kỹ năng thuộc nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành cho giáo viên xếp thứ 4 và đạt điểm trung bình là 2,5.

- Bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn theo nhóm nghề, năng lực chuyên môn cho giáo viên xếp thứ 5 và đạt điểm trung bình là 2,2.

Khi trao đổi với một số cán bộ quản lý của các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn về những hạn chế trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV và thu được các thông tin sau đây:

- Việc dự báo nhu cầu, khảo sát và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV của các trung tâm chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch định hướng dài hạn.

- Hầu hết các trung tâm bị động thực hiện theo kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, của tổng cục giáo dục nghề nghiệp, do vậy gặp khó khăn trong việc sắp xếp giáo viên đi bồi dưỡng và kế hoạch đào tạo của trung tâm.

- Chất lượng một số lớp bồi dưỡng chưa tốt, đặc biệt là một số lớp bồi dưỡng, tập huấn chưa chuẩn bị tốt về chuyên môn và thời gian.

- Một số trung tâm chưa có kế hoạch cụ thể khai thác phát triển nguồn nội lực của mình trong công tác tự bồi dưỡng của đội ngũ GV; chưa có chỉ tiêu và kinh phí cụ thể cho công tác bồi dưỡng giáo viên hàng năm.

- Hoạt động phối hợp giữa các trung tâm với doanh nghiệp chưa thực hiện tốt, chưa thường xuyên trong các hoạt động, công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên và hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa có công cụ đánh giá và giám sát quá trình phát triển đội ngũ giáo viên, chưa sử dụng kết quả đánh giá để tạo động lực cho giáo viên phát triển.

2.3.4. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn


STT


Phương pháp bồi dưỡng

Mức độ kết quả thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tổng

TB

Thứ

bậc

1

Phương pháp thuyết trình giảng giải

44

81

16

3

144

2.9

4

2

Phương pháp đàm thoại

52

84

14

1

145

3.0

3

3

Phương pháp dạy học trực quan

40

75

18

5

139

2.8

5

4

Phương pháp day học nêu vấn đề

36

78

20

4

138

2.8

5

5

Phương pháp làm việc theo nhóm

60

81

10

2

153

3.1

2

6

Phương pháp nghiên cứu tình huống

32

51

42

3

128

2.6

7

7

Phương pháp đóng vai

20

54

44

4

122

2.4

8

8

Phương pháp thực hành

64

78

12

1

155

3.2

1

9

Phương pháp dạy học trải nghiệm

32

78

20

5

135

2.7

6

10

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

56

63

22

3

144

2.9

4

11

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

72

72

10

2

156

3.2

1


Trung bình

46

72

21

3

142

2.9


(Quy định mức độ: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; TB: 2 điểm; Yếu: 1 điểm)

Các phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV tại các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn được đánh giá trên cơ sở lấy ý kiến của 49 giáo viên, với giá trị trung bình là 2,9 điểm. Từ kết quả khảo sát nêu trên cho thấy công tác bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV tại các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn chưa thực hiện tốt kết quả cao nhất mới chỉ đạt ở mức khá cụ thể như sau:

- Nội dung được thực hiện tốt nhất là bồi dưỡng Phương pháp thực hành và bồi dưỡng Phương pháp kiểm tra, đánh giá đạt điểm trung bình trung 3.2 điểm (loại khá) và xếp thứ nhất.

- Nội dung bồi dưỡng về Phương pháp làm việc theo nhóm được xếp thứ 2 và đạt điểm trung bình trung 3,1 điểm (loại khá).

- Nội dung bồi dưỡng Phương pháp đàm thoại đạt điểm trung bình trung 3,0 điểm (Khá) xếp thứ 3.

Nội dung các hoạt động bồi dưỡng còn lại đạt mức điểm trung bình và xếp vào loại đạt đó là các nội dung sau đây:

- Bồi dưỡng Phương pháp thuyết trình giảng giải và Phương pháp nghiên cứu tài liệu đạt điểm trung bình trung 2,9 điểm xếp thứ 4.

- Bồi dưỡng Phương pháp dạy học trực quan và Phương pháp day học nêu vấn đề đạt điểm trung bình trung 2,8 điểm xếp thứ 5.

- Bồi dưỡng Phương pháp dạy học trải nghiệm đạt điểm trung bình trung 2,7 điểm xếp thứ 6.

- Bồi dưỡng Phương pháp nghiên cứu tình huống đạt điểm trung bình trung 2,6 điểm xếp thứ 7.

- Bồi dưỡng Phương pháp đóng vai đạt điểm trung bình trung thấp nhất 2,4 điểm xếp thứ 8.

Khi trao đổi với cán bộ quản lý của các trung tâm về những hạn chế trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV tại các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn và nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, chúng tôi thu được các thông tin sau đây:

+ Do kinh phí hạn chế nên đa phần việc giải quyết cho GVDN đi đào tạo, bồi dưỡng phải tự túc 1 phần còn lại kinh phí nhà nước, trung tâm chỉ hỗ trợ chi phí một phần. Ở các trung tâm mà CBQL tích cực chủ động trong lập kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng NGV hằng năm thường đạt hiệu quả cao hơn.

+ Hoạt động bồi dưỡng Phương pháp dạy học trực quan và Phương pháp day học nêu vấn đề chưa đạt kết quả cao do NGV tại các trung tâm chưa được vận dụng thường xuyên, liên tục trong công tác đào tạo. Bên cạnh đó do các cơ sở tham gia bồi dưỡng chưa có nhiều chuyên gia giỏi tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề.

+ Hoạt động bồi dưỡng Phương pháp đóng vai, Phương pháp nghiên cứu tình huống chưa được giáo viên quan tâm, nguyên nhân do công tác kiểm tra, đánh giá về chất lượng giảng dạy, phong cách dạy học và huấn luyện nghề nghiệp của giáo viên cho học sinh chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên. Nội dung bồi dưỡng của một số lớp chưa thực sự hiệu quả và thiết thực, giáo viên còn có hiện tượng tư duy hoàn thiện chứng chỉ để nâng chuẩn nghề nghiệp.

Đánh giá chung: Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV tại các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hàng năm; các trung tâm đã tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của mình; tuy nhiên kết quả chưa cao, chỉ có các hoạt động bồi dưỡng Phương pháp thực hành và bồi dưỡng Phương pháp kiểm tra, đánh giá đạt mức khá còn lại các nội dung bồi dưỡng dừng ở mức đạt. Để làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV tại các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn, nhằm xây dựng đội ngũ GVDN bảo có chất lượng đạt chuẩn và trên chuẩn thì cơ quan chức năng và các trung tâm cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể khắc phục các hạn chế đã nêu trên.

2.3.5. Thực trạng về hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn


STT


Hình thức tổ chức bồi dưỡng

Mức độ kết quả thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tổng

TB

Thứ

bậc


1

Bồi dưỡng ngắn hạn, tập trung do

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức


80


66


14


0


160


3.3


1

2

Bồi dưỡng chuyên đề theo cụm

trung tâm

48

45

42

1

136

2.8

5

3

Tổ chức hội giảng tại trung tâm

76

63

16

1

156

3.2

2

4

Tổ chức học tập, hội thảo theo

chuyên đề tại tại trung tâm

60

72

14

3

149

3.0

3

5

Khuyến khích động viên GV viết

sáng kiến và làm đồ dùng dạy học

64

60

18

4

146

2.9

4

6

Bồi dưỡng qua tự học, tự rèn

luyện của GV

76

63

16

1

156

3.2

2


Trung bình

67

61

20

2

150

2.5


(Quy định mức độ: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; TB: 2 điểm; Yếu: 1 điểm)


Các hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV tại các TTGDNN tinh Bắc Kạn được đánh giá thực hiện là khá tốt, với giá trị trung bình là 2,5 điểm, cụ thể như sau:

- Hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tập trung do Sở Lao động thương binh xã hội tổ chức được đánh giá cao, xếp thứ 1 đạt điểm trung bình trung 3,3 điểm.

- Hình thức Tổ chức hội giảng tại trung tâm và Bồi dưỡng qua tự học, tự rèn luyện của GV xếp thứ 2 đạt điểm trung bình trung 3,2 điểm.

- Hình thức Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề tại tại trung tâm xếp thứ 3 đạt điểm trung bình trung 3,0 điểm.

- Hình thức Tổ chức Khuyến khích động viên GV viết sáng kiến và làm đồ dùng dạy học xếp thứ 4 đạt điểm trung bình là 2,9 điểm.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí