Thực Trạng Đáp Ứng Các Nội Dung Bồi Dưỡng Giáo Viên Thực Hành

51


- Áp lực về giảng dạy trong từng học kỳ rất lớn (đa số giáo viên đều dạy vượt giờ) khó bố trí thời gian cho khóa bồi dưỡng.

- Chế độ chính sách về bồi dưỡng, sử dụng giáo viên sau bồi dưỡng chưa thu hút, động viên được giáo viên tham gia.

- Các giáo viên chưa ý thức, chưa làm tốt nhiệm vụ bồi dưỡng.

2.4.2. Thực trạng đáp ứng các nội dung bồi dưỡng giáo viên thực hành

2.4.2.1. Thực trạng

Thăm dò ý kiến GVTH về việc các đơn vị chủ quản (Bộ, Ngành), các trường đáp ứng các nội dung bồi dưỡng GVTH, gồm:

- Mức độ phù hợp của các nội dung bồi dưỡng.

- Mức độ phù hợp của hình thức tổ chức bồi dưỡng.

- Hiệu quả bồi dưỡng.

- Thời gian bồi dưỡng.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.

Số phiếu thăm dò phát ra: 500 phiếu, số phiếu thu về: 450 phiếu. Kết quả được tổng hợp như sau (bảng 2.8):

Bảng 2.8. Thực trạng việc đáp ứng các nội dung bồi dưỡng GVTH


TT

Các nội dung liên quan

đến bi dưỡng

Mức độ phù hợp (%)

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

1

Nội dung bồi dưỡng

0

35

60

5

2

Hình thức tổ chức bồi dưỡng

0

20

70

10

3

Hiệu quả bồi dưỡng

0

15

55

30

4

Thời gian bồi dưỡng.

0

30

60

10

5

Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng

0

5

25

70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 8

Trong đó: Mức 1: Rất tốt; Mức 2: Tốt; Mức 3: Đạt; Mức 4: Chưa đạt.

Số liệu trên cho thấy các nội dung bồi dưỡng giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển đội ngũ GVTH. Nội dung bồi dưỡng là yếu tố quan trọng giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, trình độ tay nghề và các năng lực bổ trợ để góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo chỉ đạt hơn 1/3 giáo viên đánh giá là tốt. Các nội

52


dung bồi dưỡng giáo viên khác đều được đánh giá ở mức không cao (chủ yếu ở

mức 3 - mức đạt).

Kết quả: Số lượng giáo viên được bồi dưỡng thấp. Nội dung, hình thức tổ chức và hiệu quả bồi dưỡng chưa cao. Phần lớn giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng chưa được tham gia bồi dưỡng nên chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

2.4.2.2. Nguyên nhân


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:

- Nguồn tuyển GVTH là đa dạng về ngành nghề đào tạo, về trình độ chuyên môn, vì thế việc mở lớp bồi dưỡng để đáp ứng trình độ chuyên môn đồng đều cho mọi ngành nghề là khó thực hiện.

- Trình độ tay nghề ban đầu của GVTH còn thấp, do đó bồi dưỡng để đạt và vượt chuẩn cần rất nhiều thời gian. Nếu từng nhà trường tổ chức sẽ không hiệu quả, còn tập trung theo cụm hoặc đợi cấp chủ quản tổ chức sẽ không đáp ứng tiến độ hoàn thiện đội ngũ.

- Trình độ sư phạm dạy nghề của đa số GVTH chưa được hoàn thiện do các trường không thể chủ động trong việc mở lớp. Chương trình bồi dưỡng hoàn thiện sư phạm dạy nghề theo quyết định số 742/QĐ-TCDN ngày 7/12/2005 của Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH ban hành chỉ có một số ít đơn vị đào tạo trên toàn quốc có chức năng tổ chức khóa học.

- Nhu cầu bồi dưỡng lớn, diện bồi dưỡng rộng, nhiều cấp, nhiều trình độ trong khi khả năng của Bộ, Ngành và các trường còn một số hạn chế về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, nguồn kinh phí...

* Nhận xét về thực trạng bồi dưỡng GVTH:

Từ số liệu điều tra và từ thực tế khảo sát thực trạng bồi dưỡng GVTH hàng năm tại các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc có thể nêu ra một số tồn tại sau:

53


- Về tổng thể: Các nhà trường chưa có kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài để củng cố, hoàn thiện, tăng cường và phát triển đội ngũ trong kế hoạch xây dựng, phát triển nhà trường theo từng giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng thường thiếu tính chủ động, thiếu tính kế hoạch (nếu Bộ, ngành, đơn vị chủ quản thông báo mở lớp bồi dưỡng thì cử giáo viên tham gia). Do không chủ động kế hoạch nên xảy ra trường hợp những người cần bồi dưỡng thì bận công tác không thể tham dự, người không phù hợp với nội dung khóa bồi dưỡng phải đi thay cho đủ chỉ tiêu...). Vì vậy chất lượng các khóa bồi dưỡng thường không cao, kém hiệu quả, học nhiều nhưng vận dụng ít.

- Về cụ thể: Các nhà trường đều thấy rõ điểm yếu của GVTH, đã tập trung giải quyết được một phần để giáo viên đáp ứng yêu cầu cho hoạt động giảng dạy nhưng công tác bồi dưỡng vẫn chưa đạt mục tiêu nâng cao năng lực cho giáo viên, thể hiện ở các mặt sau:

+ Năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm là điều kiện cần và đủ cho một người giáo viên. Số liệu điều tra trong 2 năm (2007 - 2009) cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng các năng lực trên chưa đạt yêu cầu, đã có nhiều giáo viên không được bồi dưỡng về chuyên môn (chỉ có 175 lượt người/2 năm) và không được bồi dưỡng về sư phạm (chỉ có 85 lượt người/2 năm). Thực trạng này dẫn đến giáo viên yếu kém về chuyên môn, lạc hậu về khoa học kỹ thuật và công nghệ, chỉ biết dạy công nghệ cũ (lạc hậu) mà không tiếp cận được công nghệ mới. Dạy học theo phương pháp truyền thống còn chiếm đa số, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Trình độ tay nghề của GVTH chưa cao (26,3% GVTH có tay nghề bậc 3/7 và 51,2 % GVTH có tay nghề bậc 4/7). Công tác bồi dưỡng nâng bậc tay nghề chưa được chú trọng, số GVTH có tay nghề bậc cao rất thấp (22,1% có tay nghề bậc 5/7 và lớn hơn bậc 5/7). Nhiều năm qua ngành chủ quản (Tổng cục Dạy nghề, các Bộ chủ quản), các nhà trường không tổ chức được các khóa bồi dưỡng thi nâng bậc tay nghề, thi sát hạch và công nhận trình độ tay nghề cho GVTH.

54


+ Bồi dưỡng năng lực sư phạm mới chỉ được thực hiện tốt ở giai đoạn 1 - Cung cấp kiến thức sư phạm tối thiểu để GVTH được tham gia công tác giảng dạy (bồi dưỡng sư phạm bậc 1). Nếu GVTH chỉ dừng lại trình độ sư phạm bậc 1 thì chưa đủ bởi vì với trình độ đó GVTH mới được cung cấp những kiến thức sư phạm cơ bản giúp cho việc biết làm thế nào, làm gì để lên lớp giảng dạy... Trình độ sư phạm bậc 1 chưa giúp GVTH nắm được nội dung của các kỹ năng dạy học, chưa hiểu thế nào là lôgic học, chưa có khái niệm về nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp... Những kiến thức trên chỉ có ở chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 2 (sau này là chương trình bồi dưỡng sư phạm dạy nghề - do TCDN ban hành năm 2005).

+ Bồi dưỡng các năng lực hỗ trợ cũng còn là điểm yếu của các nhà trường, nhất là trình độ ngoại ngữ. Các lớp ngoại ngữ được mở đại trà, số lượng đông (không phù hợp với việc học ngoại ngữ), nội dung chương trình không đáp ứng theo chuyên ngành mà cơ bản là dạy chương trình thông dụng, xóa mù ngoại ngữ, chưa chú trọng đầu tư trọng điểm, nâng cao để đào tạo được những người sử dụng hiệu quả ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn.

Việc bồi dưỡng các năng lực hỗ trợ khác như: Kỹ năng năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp... cũng ít được tổ chức để hoàn thiện, phát triển nhân cách người giáo viên.

2.5. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề

2.5.1. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề trong toàn quốc

Cơ cấu lao động xã hội đang dần thay đổi theo xu thế hội nhập. Do vậy nguồn nhân lực có kỹ thuật được đào tạo trong các trường dạy nghề chiếm một tỷ lệ lớn trong lao động xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với việc đầu tư xây dựng các trường dạy nghề là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVDN.

Năm 2007, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH xây dựng kế hoạch tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2008 - 2015: Năm 2007 tuyển sinh 1.436.500 học sinh, 2008 tuyển sinh 1.710.000 học sinh, năm 2009 tuyển sinh 1.936.900 học

55


sinh, năm 2010 tuyển sinh 2.213.300 học sinh và đến năm 2015 tuyển sinh đạt 2.536.600 học sinh (Ngun: Tng cc Dy ngh- BLĐTB&XH).

Trên cơ sở kế hoạch tuyển sinh tiến hành khảo sát, điều tra, dự báo nhu cầu GVDN tương ứng và dự kiến đào tạo, bồi dưỡng GVDN đến năm 2015 để đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Bảng 2.9 cho biết nhu cầu GVDN giai đoạn 2008 - 2015 của toàn ngành dạy nghề. Cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Nhu cầu GVDN giai đoạn 2008 - 2015

Đơn vtính: người


TT

Các loại GVDN

Thời điểm tính

Số GVDN

cần bổ sung

2007

2008

2009

2010

2015

1

Giáo viên CĐN

- Cần có

- Cần bổ sung


1.652


3.409

1.467


6.701

2.749


10.500

3.172


19.833

7.793


13.715

2

Giáo viên TCN

- Cần có

- Cần bổ sung


11.592


11.641

43


12.667

902


15.398

2.404


30.263

13.081


16.387

3

Giáo viên SCN

- Cần có

- Cần bổ sung


8.836


11.664

2.687


13.052

1.318


15.084

2.614


17.728

1.828


5.761

Giáo viên CĐN, TCN, SCN

- Cần có

- Cần bổ sung


22.080


26.714

4.197


32.419

4.970


41.702

8.190


67.825

22.703


35.863

(Nguồn: Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH – năm 2007)

Số liệu bảng 2.9 cho thấy dự báo nhu cầu về GVDN đáp ứng cho đào tạo nghề đến năm 2015 là rất lớn mới có thể cung cấp đủ giáo viên cho các cơ sở đào tạo nghề hoàn thành nhiệm vụ đào tạo mới trên 2,5 triệu lao động/năm.

Xuất phát từ nhu cầu về GVDN, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH dự kiến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 20.000 GVDN từ năm 2009 đến năm 2015.

56


Bảng 2.10. Dự kiến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GVDN (2009 - 2015)

Đơn vtính: người



Đối tượng

Khả

Nội

Thời

Dự kiến

TT

đào to

năng

dung

gian

năm thực hiện


bồi dưỡng

giảng

đào to

ĐT,

Tỷ

2009

2011


(nguồn tuyển

dạy

bồi

BD

lệ

đến

đến


GVDN)


dưỡng

(tháng)


2010

2015

1

Tốt nghiệp

Dạy tích hợp

SPDN

06





đại học chuyên ngành

CĐN, TCN, SCN

Kỹ năng nghề


06


50%


2.500


7.500

2

Tốt nghiệp

đại học SPKT

Dạy tích hợp CĐN, TCN, SCN

Kỹ năng nghề


06


10%


500


1.500

3

Kỹ sư có

kỹ năng nghề

Dạy tích hợp CĐN, TCN, SCN

Sư phạm dạy nghề


06


5%


250


750

4

Công nhân bậc cao, nghệ nhân

Dạy thực hành CĐN, TCN, SCN

Sư phạm dạy nghề


03


5%


250


750

5

Tốt nghiệp cao đẳng nghề

Dạy thực hành CĐN, TCN, SCN

Sư phạm dạy nghề


03


20%


1.000


3.000

6

Tốt nghiệp

Dạy thực hành

SPDN

03





Cao đẳng chuyên nghiệp

CĐN, TCN, SCN

Kỹ năng nghề


06

5%

250

750

7

Tốt nghiệp

trung cấp nghề

Dạy tích hợp SCN

Sư phạm

dạy nghề

03

5%

250

750


Tổng




100%

5.000

15.000

(Nguồn: Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH – năm 2007)

57


Số liệu bảng 2.10 cho thấy để có được 20.000 GVDN đến năm 2015, ngành đào tạo nghề phải huy động 7 đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề với thời gian từ 3 tháng đến 12 tháng để đủ điều kiện làm GVDN.

2.5.2. Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc

Tiến hành khảo sát, điều tra nhu cầu bồi dưỡng hàng năm với 610 GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc, số liệu được tổng hợp tại bảng 2.11.

Bảng 2.11. Nhu cầu bồi dưỡng của GVTH hàng năm


TT

Nội dung bồi dưỡng

Số lượt GVTH

đăng ký

Thời gian

bồi dưỡng

I

Kiến thức sư phạm



1

Nâng cao sư phạm dạy nghề

120

(8 - 10) tuần

2

Kỹ năng dạy học

145

(1,5 - 2) tuần

3

Phương pháp dạy học chuyên ngành

200

1 tuần

4

Đổi mới phương pháp dạy học

250

1 tuần


Cộng (I)

715


II

Kiến thức chuyên môn



1

Lý thuyết chuyên ngành

100

(1,5 - 2) tuần

2

Nâng bậc tay nghề

250

(10 - 12) tuần


Cộng (II)

350


III

Kiến thức bổ trợ



1

Công nghệ thông tin

200

(1 - 2) tuần

2

Ngoại ngữ

150

(4 - 12) tuần


Cộng (III)

350


IV

Kiến thức khác



1

Tham quan thực tế (trong và ngoài

400

(1 - 1,5) tuần


nước)



2

Công nghệ mới (công nghệ cao)

150

(1,5 - 2) tuần


Cộng (IV)

550



Cộng: (I) + (II) + (III) + (IV)

1965


58


Kết quả cho thấy:

Nhu cầu bồi dưỡng của GVTH trong cả 3 lĩnh vực: Kiến thức sư phạm, kiến thức chuyên môn và kiến thức bổ trợ rất cao (1965 lượt người/năm). Đặc biệt trong lĩnh vực sư phạm luôn cần sự đổi mới, cần tiếp cận phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học (trên 700 lượt người/năm).

2.6. Sự cần thiết bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành

Từ sự tổng hợp, phân tích kết quả, nguyên nhân của các thực trạng như: Thực trạng năng lực đội ngũ GVTH (trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm, trình độ tay nghề, hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới, trình độ tin học và ngoại ngữ); Thực trạng kết quả học thực hành của học sinh; Thực trạng bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên cho thấy việc bồi dưỡng năng lực mà cụ thể là NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc là rất cần thiết, đồng thời có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện.

Sự cần thiết thể hiện ở các mặt sau:

Một là, người giáo viên luôn có xu hướng, nhu cầu bồi dưỡng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện nhân cách của bản thân nhằm đạt chuẩn chức danh do nhà nước quy định và giúp họ có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng của người giáo viên.

Hai là, công tác bồi dưỡng đội ngũ là trách nhiệm của các nhà trường, bồi dưỡng đội ngũ nhằm đáp ứng cho chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn.

Ba là, xuất phát từ thực trạng của đội ngũ giáo viên, từ yêu cầu chung của mọi giáo viên và của từng giáo viên, việc tổ chức bồi dưỡng được các nhà trường xây dựng và thực hiện nhằm hoàn thiện đội ngũ và thỏa mãn nhu cầu học tập của mỗi giáo viên.

Bốn là, tay nghề của học sinh phụ thuộc cơ bản vào năng lực thực hành của người giáo viên. Muốn có học sinh giỏi phải có giáo viên giỏi. Năng lực của giáo viên được nâng cao phần lớn được thông qua con đường bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng.


Kết luận chương 2

1. Đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều chuyên môn, nhiều cấp trình độ, nhiều hệ đào tạo khác nhau và một phần không nhỏ không được đào tạo tại các trường SPKT nên năng lực của GVDN còn nhiều mặt hạn chế, trong đó có hạn chế về NLDH.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí