Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam - 7

Câu 5: Giáo viên đang giảng dạy ở các cấp tại địa phương của đồng chí có nhu cầu nâng cao trình độ trong lĩnh vực giáo dục không?

Số người trả lời:


a) Có nhiều: 13/13 b) Có ít: 0/13 c) Không có: 0/13


Câu 6: Nếu có chương trình đào tạo giáo viên các cấp học theo địa chỉ (để có trình độ cử nhân) do Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh thực hiện, địa phương của đồng chí có ủng hộ không?

Số người trả lời:


a) Rất ủng hộ: 10/13 b) Tùy ngân sách: 3/13 c) ít có nhu cầu: 0/13


Câu 7: Những môn học mới nào (ngoài chương trình đào tạo hiện nay có sẩn) cần thêm vào chương trình để có thể đáp ứng được nhu cầu của địa phương? (ghi tên bộ môn):

Câu hỏi trên hầu hết các lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời: Hiện nay đang cần bổ sung vào chương tình: một giáo viên dạy cùng 2 môn Lịch Sử và Địa Lý; Cán bộ thiết bị; Thư viện; Quản lý trường học.

Câu 8: Theo đồng chí, trước khi tuyển vào các lớp đào tạo theo địa chỉ, nên chuẩn bị bồi dưỡng cho học viên theo hĩnh thức nào là tốt nhất?

Câu hỏi trên hầu hết các lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời: Ôn tập những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống trong khoảng một thời gian nhất định. Thậm chí có người nêu cho học dự bị một năm trước khi thi tuyển.

Câu 9: Hiện nay tại địa phương của đồng chí có một số khóa đào tạo tại chức, chính qui theo hĩnh thức hợp đồng với trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Xin đồng chí ghi nhận xét tổng quát về loại hình đào tạo đó:

Câu hỏi trên các lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời tập trung vào mấy vấn đề sau đây:

- Với số lượng sinh viên đang đào tạo hiện nay sẽ đáp ứng nhu cầu giáo viên cho 2 năm

tới.

- Đề nghị nhà trường và đơn vị tham gia đào tạo cần quản lý chặt chẽ việc học tập của sinh viên, có biện pháp giúp đỡ những sinh viên có học lực kém

- Do đầu vào chất lượng kém hơn hệ chính qui có ngân sách học tại trường, nên kéo dài thời gian đào tạo một năm.

g) Tuy có thể đáp ứng được nhu cầu, xong chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, cần có biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của phương đào tạo theo địa chỉ.

Câu 10: Ở địa phương của đồng chí, các khóa đào tạo tại chức, chính qui theo địa chỉ đã tổ chức thành công nhất ở mặt nào

Câu hỏi này, các lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo hiểu là dành cho hệ chính qui địa phương (hệ đào tạo theo địa chỉ) do đó đã trả lời theo mấy vấn đề sau đây:

- Chưa có khóa nào tốt nghiệp ra trường nên chưa đánh giá được kết quả về số lượng cũng như chất lượng.

- Sẽ đáp ứng dần số lượng giáo viên hiện còn thiêu cho các địa phương trong những năm sắp tới.

Câu 11: Ở địa phương của quý đồng chí, các khóa đào tạo tại chức, chính qui theo địa chỉ đã tổ chức yếu kém nhất ở mặt nào?

Trong câu hỏi này, lãnh đạo các Sở Giáo dục - Đào tạo đã trả lời mấy vấn đề sau đây:


- Khâu quản lý tổ chức theo dõi học tập của sinh viên, nhất là sinh viên của các địa phương học tại TP. Hồ Chí Minh.

- Tỷ lệ sinh viên đạt loại học lực khá giỏi rất ít, do nhiều yếu tố, trong đó điều kiện học tập là chủ yếu: như lịch học, tài liệu tham khảo, thời gian tự học ít...

Câu 12: Theo đồng chí, nếu tổ chức đào tạo giáo viên cho địa phương theo nhu cầu nên đặt tại địa phương hay tại TP. Hồ Chí Minh?

Số người trả lời:


a) Ở tại địa phương: 6/13 b) Tại TP. Hồ Chí Minh: 07/13

Câu 13: Theo đồng chí, nếu tổ chức đào tạo giáo viên cho địa phương theo nhu cầu thì nên tuyển sinh bằng cách nào có chất lượng và bảo đảm chỉ tiêu:

Số người trả lời:


a) Lấy điểm lần thi chính thức của Trường để xét tuyển: 07/13


b) Tổ chức cho đăng ký và thi cùng đợi với đợi thi chính thức của Trường: 1/13


c) Tổ chức thi riêng sau khi các đợi thi vào các trường ĐH: 8/13


(trong đó có đ/c đề nghị lấy cả hai phương án: Lấy điểm kế cận một số, còn lại tổ chức thi sau khi các trường ĐH thi)

Câu 14: Xin đồng chí vui lòng cho biết tình hình sinh viên (hệ chính qui có ngân sách) tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh về địa phương nhận nhiệm sở:

a) Đăng ký dự thi công chức : 80 %


b) Đạt yêu cầu thi công chức và nhận nhiệm vụ: 80 %


c) Đạt yêu cầu thi công chức nhưng không nhận nhiệm vụ: 25 %


d) Không đạt yêu cầu thi công chức: 20 %


Câu 15: Xin đồng chí cho biết hàng năm sinh viên tốt nghiệp đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng số sinh viên tốt nghiệp ĐHSP về tỉnh công tác :

Hầu hết trả lời: Bình quân đạt 60 %.


Các số liêu thu thập trên đã nêu lên những vấn đề hết sức quan trọng:


1) Nhu cầu về bổ sung đội ngũ giáo viên các cấp học phổ thông hiện nay và trong vòng 5 năm tới là rất lớn.

2) Nhu cầu về việc nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên hiện nay cũng rất cần thiết.


3) Những giáo viên bộ môn hiện còn thiếu sẽ làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo không bị lảng phí.

4) Địa điểm tổ chức đào tạo để bảo đảm chất lượng.


5) Chất lượng đào tạo chưa cao.

6) Hiệu quả đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp trong thời gian qua sẽ làm cơ sở cho việc đề nghị các chủ trương chính sách đối với giáo viên nói chung và giáo viên đi nhận nhiệm vụ ở các vùng sâu, vùng xa nói riêng.

Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đào tạo giáo viên theo địa chỉ nhiều năm nay, trong đó đào tạo giáo viên hệ chính qui theo yêu cầu mới có từ năm 1997 đến nay chuẩn bị có khóa tốt nghiệp đầu tiên. Trong quá trình đào tào Trường đã nhận thấy một số vấn đề nổi cộm trong việc tổ chức loại hình này, do đó sẽ tổ chức một cuộc hội thảo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Để chuẩm bị cho hội thảo về "Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên theo địa chỉ", Trường đã đề nghị các đơn vị tham gia trao đổi và đã có một số tham luận của các Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá các mặt nhu cầu, mạnh, yếu, tính hiệu quả của loại hình này. Chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến sau đây:

a) Đánh giá nhu cầu quả đào tạo, mạnh yếu:


- Đây là những lớp được mở dựa trên nhu cầu bức thiết của ngành để nhằm đào tạo giáo viên thiếu, nâng chuẩn trình độ đào tạo và xây dựng lực lượng nòng cốt ở các cấp học, ngành học. Do đó mục tiêu đã được đề ra và xác định trước khi tuyển sinh, ương quá trình đào tạo và sử dụng sau khi đào tạo là có hiệu qua. Do đó giải quyết kịp thời tình trạng thiếu giáo viên của tất cả các trường trang học phổ thông trong tỉnh.

- Việc đào tạo theo địa chỉ đã giúp tránh tình trạng "chảy máu chất xám" thường xẩy ra ra đối với các tình: sau khi tốt nghiệp nhiều sinh viên không muốn về quê mà tìm mọi cách để ở lại thành phố Hồ Chí Minh. Nay việc đào tạo theo địa chỉ đã giúp các sinh viên có thêm trách nhiệm đối với địa phương mình.

- Về mặt quản lý, với việc đào tạo theo địa chỉ, giúp các Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có nhiều điều kiện chủ động ương việc dự kiến về số lượng giáo viên cần đào tạo lẫn việc cân đối cơ cấu các chuyên ngành cần đào tạo.

- Sinh viên được tiếp cận, học tập, trao đổi với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy vào loại hàng đầu cả nước, với qui trình đào tạo chặt chẽ, ổn định, đã góp phần khắc phục những khiếm khuyết về phía đối tượng người học. Chính vì vậy chất lượng đào tạo khá cao.

- Việc sớm mở các lớp đào tạo giáo viên Giáo dục công dân có trình độ Đại học Sư phạm, giảng dạy và công tác ở bậc Trung học phổ thông, Trung học cơ sở đã khắc phục tình hình thiếu trầm trọng giáo viên bộ môn này ở những năm trước.

- Các lớp loại hình chính qui địa phương: chưa giải quyết bài toán về số lượng và yêu cầu của chất lượng đào tạo (Tuyển sinh quá chậm, qui mô sĩ số lớp quá lớn)

- Ở một số môn khoa học tự nhiên: việc bố trí dạy cuốn chiếu theo học phần trong một thời gian ngắn làm cho việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của sinh viên rất khó khăn.

- Tình hình thiếu thốn tài liệu, phương tiện, trang thiết bị... đối với các lớp học tại địa phương đã ảnh hương không ít đến việc học tập, nghiên cứu của sinh viên.

- Môi trường giáo dục, điều kiện sống và công tác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Hầu hết các giảng viên đều phải giảm "yêu cầu" cho đối tượng này.

b) Đánh giá về mặt hiệu quả:


- Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bình Thuận cho rằng: "Đây là một thành công có ý nghĩa hết sức to lớn: lần đầu tiên, sau 27 năm xây dựng và phát triển, ngành giáo dục Bình Thuận đã chủ động đào tạo được 495 giáo viên Trung học phổ thông được "dán tem chất lượng" Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, thành công này của chúng tôi cũng là thành công của nhà Trường. Với 495 sinh viên sắp ra trường này sẽ khắc phục những khó khăn gặp phải trước đây khi cần phân công sinh viên mới tốt nghiệp hoặc thuyên chuyển giáo viên trong biên chế về công tác ở những vùng sâu, vùng xa. Do điểm tuyển sinh lấy theo từng huyện nên số sinh viên này sẽ được công tác gần nhà, tại địa phương mà các em sinh ra và lớn lên, tại trường trung học phổ thông mà em đã theo học..."

- Ý kiến của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau (đơn vị được ủy ban nhân tỉnh giao cho nhiệm vụ liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh), phát biểu như sau: " Đối với sinh viên được trúng tuyển vào các lớp đại học chính qui tại địa phương và nhất là đối với các bậc phụ huynh, khi con em mình được vào học các lớp chính qui tại tỉnh nhà mà trước đây đối với họ chỉ là những điều mơ ước, nay đã là hiện thực. Là tầng lớp nhân dân lao động ở tỉnh lẻ xa xôi thuộc vùng sâu, vùng xa, cuộc sống gia đình vô cùng chật vật, khó khăn thì có lẽ không có niềm vui, niềm hạnh phúc nào bằng khi con em mình trúng tuyển vào các lớp học chính qui đào tạo tại địa phương, được hưởng mọi chính sách ưu đãi về học phí, học bổng... Và một hạnh

phúc lớn hơn hết là khi sinh viên tốt nghiệp sẽ có ngay một công ăn việc làm ổn định, đảm bảo cho tương lai. Đây cũng chính là điều mà trường Đại học Sư phạm và các cấp lãnh đạo cần suy nghĩ để có dự án đầu tư xây dựng một kế hoạch đào tạo và quản lý phù hợp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao sắp tới. Nếu có một sự phối hợp trách nhiệm chặt chẽ, tinh thần tương hỗ bền vững giữa hai đơn vị, tin tưởng rằng tương lai không xa Cà Mau sẽ có được một đội ngũ khoa học kỹ thuật có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu then chốt cho nguồn nhân lực. Đặc biệt đáp ứng yêu cầu cho giáo viên dạy bậc Trung học phổ thông của tỉnh Cà Mau."

• Về sinh viên:


Chúng tôi đã thăm dò điều tra trên 500 sinh viên thuộc diên đào tạo theo hợp đồng với các địa phương, tất cả các thư tra lời là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu, cùng với các yếu tố khác để xây dựng kế hoạch đào tạo của nhà trường.

Tổng kết phiêu thăm dò điều tra sinh viên


Bảng số :13


Stt

Lớp

Tỉnh

Số lượng

Nơi học

1

Toán 1

Cà Mau


Tại Cà Mau

2

Lý 2

Cà Mau

56

Nt

3

Hoa 2

Cà Mau

45

Nt

4

Toán 2

Ninh Thuận

48

Tại Ninh Thuận

5

Lý 2

Tây Ninh

44

Tại TP. HCM

6

Văn 2

Lomg An

48

Nt

7

Sinh 2

Long An

45

Nt

8

Văn 2

Bà Rịa Vũng Tàu

45

Nt

9

Toán 2

Bà Rịa Vũng Tàu

43

Nt

10

Địa 3

Bình Phước

44

Nt

11

Toán 4

Bình Thuận

42

Tại Bình Thuận

12

Lý 4

Bình Thuận

38

Nt

13

Văn 4

Bình Thuận

45

Nt


Tổng cộng:


598


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam - 7

Câu 1: Theo anh (chị) hiện nay địa phương của anh (chị) có cần thêm giáo viên THPT không?

Số sinh viên trả lời: Có: 533 Số sinh viên trả lời không: 65


Câu 2: Tại sao anh (chị) chọn học Đại học Sư phạm ? Số người trả lời: - Yêu nghề thầy giáo: 472

- Cần có việc làm: 120


- Thi trường khác không đậu: 38


Câu 3: Theo anh (chị), trước khi thi tuyển vào các lớp đào tạo theo địa chỉ nên chuẩn bị bồi dưỡng cho thí sinh theo hình thức nào là tốt nhất.

a) Nên tổ chức ôn tập kỹ cho thí sinh: 490


b) Để cho thí sinh tự ôn: 25


c) Không có ý kiến: 83


Câu 4: Theo anh (chị), nếu có đào tạo giáo viên cho địa phương theo nhu cầu thì nên tuyển sinh bằng cách nào cho có chất lượng và đảm bảo chỉ tiêu.

Số người trả lời:


- Lấy điểm kế cận của kỳ thi chính thức vào trường: 228


- Tổ chức cho đăng ký và thi cùng đợi với kỳ thi chính thức: 32


- Tổ chức riêng sau khi khi các đợi thi vào các trường ĐH: 338


Câu 5: Theo anh (chị), tổ chức đào tạo giáo viên cho địa phương theo nhu cầu nên đặt tại đâu thì tốt nhất ?

Số lượng sinh viên trả lời:


a) Tại địa phương: 150

b) Tại TP. Hồ Chí Minh: 448


Câu 6: Trong quá trình đào tạo vừa qua của trường, việc bố trí thời gian học (số tiết) trong ngày, tuần như vậy theo anh (chị) thì quá nhiều, vừa đủ hay còn ít.

Số lượng người trả lời:


a) Quá nhiều: 466 b) Vừa đủ: 108 c) Còn ít: 24


Câu 7: Những điều gì cần cải tiến qua chương trình đào tạo giáo viên theo địa chỉ mà anh (chị) đang theo học?

Số lượng người trả lời:


a) Ôn tập kỹ lưỡng trước khi thi tuyển sinh: cần: 510 không cần: 88

b) Đối với giảng viên: - Phương pháp giảng dạy: 284 ; cách tiếp xúc với SV: 85


c) Tài liệu: Có vừa sức không: Có: 526 Không: 72


Có đầy đủ không: Có: 06 Không: 592


d) Phương tiện học tập: Phòng ốc: Chưa tốt ; Trang thiết bị: Thiếu thốn


e) Nội dung học tập: về nội dung học tập sinh viên trả lời với một số ý sau:


Nội dung học tập quá nhiều, thời gian học quá ngắn, nhất là những lớp đặt tại địa phương, nên đều chỉnh lại cho phù hợp với số tiết trong ngày, trong mỗi học phần.

Nội dung nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, nhất là phần giải bài tập, học dồn, căng thẳng, sinh viên khó tiếp thu.

Cần bổ sung thêm một số nội dung tri thức mới liên quan đến môn học

f) Thi, kiểm tra: Phần lớn sinh viên trả lời theo các ý sau:


Nên phân phối số môn thi cho phù hợp với mỗi đợi thi hết học phần

Cần có thời gian ôn tập nhiều hơn và tổ chức thi cần nghiêm túc hơn (cán bộ coi thi quá dễ dãi, sinh viên còn quay cóp nhiều).

Nên tổ chức thi vấn đáp, tạo điều kiện cho sinh viên làm tiểu luận

Kiểm tra, thi lại không nên cùng đợt với lần thi đầu (sinh viên học tại địa phương)

Nên bố trí thi khoảng 3, 4 môn một lần để sinh viên có thời gian ôn bài

Đề thi cần bám sát chương trình hơn

Câu 8: Sau quá trình đào tạo của Trường , theo anh (chị) những môn học nào ngoài chương trình đào tạo cần bổ sung thêm vào chương trình để nhân lực sau khi đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu của điạ phương.

Đa số sinh viên trả lời : cần bổ sung các bộ môn: Nhạc, Họa, Ngoại ngữ, Tin học, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Xã hội học, kỹ năng giao tiếp

Câu 9: Để khuyến khích việc học tập tốt và sau khi tốt nghiệp về địa phương công tác, anh (chị) có những đề xuất gì với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, với địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023