Kinh Phí Đào Tạo Nâng Cao Chất Lượng Giáo Viên Dạy Nghề


2.1

Tốt

67

56,8

53

49,5

2.2

Bình thường

34

28,8

27

25,2

2.3

Chưa tốt

17

14,4

27

25,2

3

Mức độ nhiệt tình

118

100

107

100

3.1

Nhiệt tình

79

66,9

58

54,2

3.2

Bình thường

31

26,3

36

33,6

3.3

Chưa nhiệt tình

8

6,7

13

12,1

4

Kỹ năng thực hành

118

100

107

100

4.1

Tốt

56

47,5

49

45,8

4.2

Bình thường

33

27,9

35

32,7

4.3

Chưa tốt

29

24,6

23

21,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 10

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng tổng hợp từ số liệu điều tra ta thấy đội ngũ giáo viên dạy nghề thương mạidu lịch được người học đánh giá đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn, mức độ nhiệt tình, kiến thức giáo viên truyền đạt và sự tiếp nhận thông tin của người học. Có trên 51% số người học nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch được hỏi đều có chung nhận xét là kiến thức truyền đạt của giáo viên là dễ hiểu. Trình độ chuyên môn và mức độ nhiệt tình tương ứng là trên 56,8% và

trên 66% tổng số người học được hỏi đều có nhận xét như vậy.

Tuy nhiên số người học được hỏi về sự truyền đạt kiến thức của giáo viên khối ngành du lịch thì các chỉ số này thấp hơn. Nguyên nhân của sự chênh lệch và tỷ lệ chọn như vậy là do khối nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thường tổ chức rất sát thực tế, đúng nhu cầu người học, các giáo viên tham gia giảng dạy đều là những người có kinh nghiệm thực tiễn, còn đào tạo nghề về du lịch thì lý thuyết nhiều, dạy qua hình ảnh, mô hình, ít tính thực nghiệm nên sự gần gũi với người học chưa cao, sự tận tình chỉ bảo còn hạn chế. Việc nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề còn chậm trễ, chưa đảm bảo chất lượng, trên 20% số giáo viên có kỹ năng thực hành, khả năng tiếp cận với công nghệ mới chưa tốt.


Nguyên nhân là các cơ sở đào tạo nghề chưa có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ thường xuyên cho giáo viên dạy nghề. Hiện nay một số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được cơ cấu đội ngũ giáo viên hợp lý, đạt chuẩn và vượt chuẩn. Vì vậy muốn phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cần có những giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn, vượt chuẩn, gắn bó với nghề nghiệp.

Bảng 3.15. Kinh phí đào tạo nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề

(ĐVT: Triệu đồng)

TT

Nội dung chi

Năm học

2016-2017

2017-2018

2018-2019

1

Học tập bồi dưỡng GVDN

125

100

100

2

Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

nghiệp

195

250

225

3

Hỗ trợ GVDN đi thực tế tại các doanh

nghiệp

30

50

60

4

Giám sát, đánh giá chất lượng

20

20

20


Tổng cộng

370

420

405

(Báo cáo công tác Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề trường CĐ Thương mại và Du lịch)

Thông qua báo cáo công tác Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề trường CĐ Thương mại và Du lịch, nguồn kinh phí chi cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo của giáo viên dạy nghề còn thấp. Trung bình giáo viên dạy nghề được đầu tư khoảng: 3 triệu đồng/năm để thực hiện công tác nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, đây là một mức chi quá thấp để có thể nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên dạy nghề.

Nguyên nhân của tình trạng trên do hiện nay, ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương là nguồn tài chính chủ yếu để chi cho phát triển đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh, nguồn ngân sách để đào tạo cho giáo viên dạy nghề chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong kinh phí phát triển đào tạo nghề. Đây là một khó khăn trong quá trình phát triển đào tạo nghề vì ngân sách nhà nước cấp để hỗ trợ cho giáo


viên nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp rất hạn chế và ở mức thấp so với khu vực và Quốc tế.

* Đổi mới phương pháp, nội dung giảng dạy của giáo viên dạy nghề

- Đổi mới nội dung dung chương trình

Chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Chương trình đào tạo phải luôn được đổi mới để theo kịp sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đảm bảo đào tạo nguồn lực có chất lượng.

Bảng 3.16. Đổi mới công tác giảng dạy giai đoạn 2016-2019



TT


Nội dung

Năm học

2016-2017

2017-2018

2018-2019

1

Số lượng chương trình đào tạo nghề

25

26

29

2

Số giáo trình nội bộ mới biên soạn

49

52

56

3

Số bộ bài tập thực hành

38

40

40

4

Đề tài nghiên cứu khoa học

11

10

15

5

Sáng kiến kinh nghiệm

8

6

13

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tổng kết năm học của các CSDN thương mại và du lịch)

Số CTĐTN


Số giáo trình nội bộ biên soạn

Số bộ bài tập thực hành Số lượng đề tài KH

Sáng kiến kinh nghiệm


60


50


40


30


20


10


0

2016-2017 2017-2018 2018-2019

Biểu đồ 3.2. Đổi mới công tác giảng dạy giai đoạn 2016-2019


Qua biểu đồ đổi mới công tác giảng dạy giai đoạn 2016 - 2019 cho thấy: Tổng số chương trình đào tạo nghề của ba cấp trình độ đào tạo (Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề) năm 2019 tăng 4 chương trình so với năm 2016 tỷ lệ tăng 13,8%. Tổng số giáo trình nội bộ biên soạn năm 2019 tăng 7 giáo trình so với năm 2016 tỷ lệ tăng 12,5%. Tổng số bộ bài tập thực hành năm 2019 tăng 2 bộ bộ so với năm 2016 tỷ lệ tăng 5%. Như vậy công tác đổi mới chương trình đào tạo được các trường dạy nghề thực hiện hàng năm tuy nhiên số lượng chương trình đào tạo nghề thương mại và du lịch, giáo trình biên soạn mới, bộ bài tập thực hành, số lượng đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm trong dạy nghề tăng rất ít, chiếm tỷ nhỏ.

Nội dung chương trình và phương thức đào tạo nghề thương mại và du lịch được chú trọng quan tâm đổi mới, tuy nhiên tốc độ còn chậm, chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong tỉnh. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp. Các DN chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này. Những hạn chế trong công tác đổi mới nội dung giảng dạy cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng đào tạo nghề.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy

Trong thực trạng đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay thì chất lượng dạy học và học là mối quan tâm hàng đầu và càng lúc càng đặt ra những yêu cầu gay gắt đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng, đặc biệt là chất lượng đào tạo hệ nghề cho đối tượng là học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Do đó việc tập trung tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng khác nhau là môt yếu tố quan trọng và quyết định. Một phương pháp giảng dạy tích cực tất nhiên sẽ mong muốn mang lại cho người học phương pháp học tập hiệu quả hơn, từ đó sẽ gặt hái chất lượng tốt hơn.

Hiện nay số lượng giáo viên dạy nghề áp dụng phổ biến phương pháp giảng dạy truyền thống (giáo viên giảng, học sinh lắng nghe). Theo khảo sát của tác giả có


đến 65% số giáo viên được hỏi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy tại trường dạy nghề thương mại và du lịch. Phương pháp này giáo viên trình bày đầy đủ, chi tiết toàn bộ nội dung môn học trên lớp từ tiết đầu đến tiết cuối cùng của chương trình. Giáo viên có thể dùng phấn trắng, bảng đen hoặc có thế dùng bài giảng powerpoint hoặc các phần mền trình chiếu khác để hỗ trợ việc thuyết trình.

Ưu điểm của phương pháp này: Giảng viên luôn chủ động được việc truyền thụ kiến thức, nhấn mạnh được trọng tâm bài giảng, chủ động việc phân phối thời gian, điều khiển lớp học.

Nhược điểm: với phương pháp cách giảng này khiến cho không khí lớp học thường nặng nề, đẩy người học vào thế thụ động, làm thui chột ý thức chủ động, tích cực và sáng tạo của người học, tạo nên tâm lý lười đọc sách, giáo trình. Vì vậy người học không còn cảm thấy hứng thú khi đi học, chỉ chờ đến cuối môn học của bạn bè để photocopy. Đây là cách tiếp cận truyền thống và nó tỏ không mấy thích hợp với nhu cầu thị trường lao động cũng như người lao động hiện nay.

Với thực trạng đào tạo hiện nay của trường Cao đẳng thương mại và du lịch và một số cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên thì người học chủ yếu là học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở vừa học văn hóa vừa học nghề nên đổi mới phương pháp dạy học là điều cấp thiết. Để người học có thể nhanh chóng hòa nhập thực tế sản xuất, có năng lực đáp ứng với tiêu chuẩn của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian đào tạo… đa phần các hệ thống giảng dạy trên Thế giới hiện nay đều chuyển sang tiếp cận theo năng lực thực hiện hay còn gọi là phương pháp dạy học tích hợp. Đó là phương pháp dạy học tích cực có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, qua đó người học hình thành một năng lực nào đó (kỹ năng hành nghề) nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/môđun. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảng dạy trong môđun phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”.

Bản chất của tổ chức dạy tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng một không gian, thời gian. Điều này có nghĩa khi dạy một kỹ năng nào đó, phần kiến thức chuyên môn liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và được thực hành ngay hay chúng ta hay nhắc tới đó là: “cầm tay chỉ


việc” Cả hai hoạt động này được thực hiện tại cùng một địa điểm như vậy về cơ sở vật chất, phòng dạy tích hợp sẽ có những đặc điểm khác so với phòng chuyên dạy lý thuyết hoặc chuyên dạy thực hành theo cách dạy truyền thống. Như vậy để thực hiện phương pháp dạy học tích hợp này, chúng ta cần đảm bảo các điều kiện tốt về kiến thức, kỹ năng của giáo viên và cơ sở vật chất.

* Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trong hoạt động đào tạo

+ Các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp đã thực hiện trong những năm vừa qua của các trường dạy nghề thương mại và du lịch

- Tháng 8/2015, trường CĐ Thương mại và du lịch, trường CĐ Kinh tế Tài chính đã thành lập Trung tâm tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm. Một trong những chức năng quan trọng của Trung tâm đó là liên kết đào tạo với DN bố trí, sắp xếp nơi thực hành, thực tập cho học sinh sinh viên; tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để thực hiện được chức năng trên, Trung tâm cần phải tổ chức, liên lạc, gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp.

- Tháng 12/2016, các CSDN thương mại và du lịch đã phối hợp tổ chức một hội thảo với chủ đề “Hợp tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Hội thảo nhận được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, đã thu hút sự tham gia của khoảng 20 DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc tổ chức hội thảo trên là cần thiết và đáp ứng được sự trông đợi từ phía các DN. Kết quả của hội nghị là việc Nhà trường đã ký kết Hợp đồng hợp tác với một số DN du lịch, khách sạn lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Năm 2016, trường CĐ Thương mại và du lịch, trường CĐ Kinh tế Tài chính đã tham gia và là thành viên của Hiệp hội du lịch tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Hiệp hội giúp cho Nhà trường quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh, nắm bắt sâu sắc hơn thực tế hoạt động của các DN, có cơ hội hợp tác và gắn bó chặt chẽ hơn với các thành viên trong Hiệp hội.

Bảng 3.17. Hợp tác, liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp



Năm


Lĩnh vực liên kết đào tạo


DN liên lết đào tạo


2016

- Kinh doanh xăng dầu và khí đốt

- Kinh doanh xuất nhập khẩu

- Kế toán DN

- Quản trị nhà hàng, khách sạn

- Quản trị DN vừa và nhỏ

- Du lịch lữ hành

- Công ty xăng dầu Bắc Thái

- Công ty CP xuất nhập khẩu Thái Nguyên

- Công Ty CP Đầu tư và Đào tạo Hoàng Long

- TNHH Hoàng Mấm


2017

- Quản lý kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống

- Kinh doanh thương mại dịch vụ

- Du lịch lữ hành

- Quản lý kinh doanh du lịch

- Công ty du lịch và khác sạn Dạ Hương

- Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Khách Sạn Đông Á

- TNHH Hoàng Mấm

- Công ty CPTM Thái Hưng


2018

- Hướng dẫn du lịch

- Du lịch lữ hành

- Kỹ thuật chế biến món ăn

- Kỹ thuật pha chế đồ uống

- Nghiệp vụ Lễ tân - Buồng

- Nghiệp vụ Bàn - Bar khách sạn

- Nghiệp vụ nhà hàng - Khách sạn

- Quản lý kinh doanh du lịch

- Quản trị kinh doanh nhà hàng - khách sạn

- Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên

- Công ty du lịch và khác sạn Dạ Hương

- TNHH Hoàng Mấm

- Công ty TNHH Thái Hải

- Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Khách Sạn Đông Á

- Công ty Vận tải- Du lịch Khánh Thịnh

- Công ty CPTM Thái Hưng

- Khách sạn Thái Nguyên, Hải Âu, Victory, Kim Thái…

(Nguồn: Tổng hợp từ các Trung tâm tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm của các trường dạy nghề thương mại và du lịch)

- Từ năm 2016 cho đến nay, các cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch đều đã phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên để tổ chức bồi dưỡng một số lớp ngắn hạn về nghiệp vụ buồng, bàn, lễ tân, nghiệp vụ du lịch cho người lao động đang làm việc tại các DN trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn.

- Hàng năm, các trường dạy nghề đều có tổ chức cho học sinh, sinh viên đi thực tập tốt nghiệp, đến thăm quan trải nghiệm tại một số DN vào học kỳ cuối khóa. Mục đích của việc thực tập tại DN là giúp học sinh, sinh viên củng cố và bổ


sung kiến thức lý luận, nghiệp vụ, nắm vững quy trình nghiệp vụ, vận dụng được kiến thức đã học để phân tích giải quyết các vấn đề của thực tiễn, các hoạt động tác nghiệp ở các cơ sở thực tập, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động; rèn luyện kỹ năng, so sánh giữa lý luận và thực tiễn. Nội dung này do giảng viên các khoa chuyên môn phụ trách. Kết thúc phần thực tập tốt nghiệp, học sinh sinh viên phải viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp.

+ Đánh giá các hoạt động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp:

Trong những năm vừa qua, giữa Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch và một số trường đào tạo nghề thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với các DN cũng đã có một số quan hệ hợp tác và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa Nhà trường với DN còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Việc hợp tác giữa nhà trường với DN có thể được thực hiện dưới 6 hình thức. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, các trường dạy nghề mới chỉ thực hiện việc hợp tác với DN dưới 2 hình thức đó là: Tổ chức thực tập và Tổ chức đào tạo bồi dưỡng. Các hình thức hợp tác khác thực tế hiện chưa được triển khai. Nhà trường chưa có sự trao đổi, gặp gỡ thường xuyên DN để nắm bắt nhu cầu và định hướng đào tạo, nghe ý kiến về chất lượng làm việc của sinh viên đang thực tập hoặc làm việc tại DN. Nhà trường đào tạo theo chương trình đã có sẵn của mình, chưa chú trọng đến nhu cầu thị trường, nhu cầu từng ngành nghề mà DN cần trong thực tiễn, hiện tại và tương lại. Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu tính đồng bộ, vẫn dạy những món ăn, chương trình cách đây nhiều năm, giảng viên thiếu kỹ năng nghề, chỉ lý thuyết, thiếu thực tế. Việc DN tham gia xây dựng, góp ý, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động hầu như không có. Chưa huy động được sự tham gia của các DN vào hoạt động đào tạo trong Nhà trường (giảng dạy, sử dụng cơ sở vật chất)...

- Bản thân các hình thức hợp tác hiện nay giữa CSDN với DN vẫn còn hời hợt, chưa thật sự sâu sắc. Kết quả của việc phối hợp tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho người lao động tại các DN còn thấp và hình thức. Mục đích chủ yếu của học viên khi tham gia các lớp bồi dưỡng này thường chỉ là để chuẩn hóa về yêu cầu văn bằng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2022